Thứ Năm, 31 tháng 12, 2015

CHÚC MỪNG NĂM MỚI

CHÚC MỪNG NĂM MỚI 
CHÚC MỪNG NĂM MỚI SỐNG AN VUI 
CHÚC KHỎE TƯƠI XANH HƯỞNG NGỌT BÙI 
CHÚC ĐẸP LỨA ĐÔI TÌNH GẮN KẾT
CHÚC BỀN THẾ HỆ NGHĨA THÔNG SUI 
CHÚC HÒA BÌNH MÃI CHO TẤT CẢ
CHÚC HẠNH PHÚC LUÔN VỚI MỌI NGƯỜI
CHÚC KHÁT VỌNG VIÊN THÀNH NGUYỆN ƯỚC
CHÚC DÂN GIÀU MẠNH TIẾN KHÔNG LÙI


NHA TRANG,01.01.2016

Võ Sỹ Quý

ĐÊM GIAO THỪA NHỚ TIẾNG PHÁO

(Bài viết này đã 3 năm)
 Nguyễn Lương Tuấn
Thoắt cái, mùa Xuân đã trở về.
Bây giờ là 22 giờ 50 phút tại Việt Nam, tôi đang chờ đón giao thừa. Thời tiết ấm áp, tất cả mọi nhà đang chuẩn bị đón năm mới.
Tôi tẩn mẩn nghĩ thầm mình đã đón bao nhiêu lần giao thừa?
Mỗi người chúng ta ai đã chẳng từng có những mùa xuân vui, buồn.
Cho dù chẳng mong đợi, mùa Xuân vẫn đến, mùa Xuân vẫn đi và nhân loại vẫn đón mùa xuân bằng nhiều phương cách, phong tục, tập quán khác nhau.
Một mùa xuân đi qua đời người, đánh dấu bằng một tuổi. Có bao nhiêu tuổi là có bấy nhiêu mùa xuân.
Đã có bao nhiêu mùa xuân đi qua đời tôi?

Thứ Tư, 30 tháng 12, 2015

Cấp cứu dạ dày ruột số 40 – BS Nguyễn Văn Thịnh

ĐỪNG BỊ ĐÁNH LỪA BỞI BỆNH CẢNH LÂM SÀNG KHÔNG ĐIỂN HÌNH CỦA RUỘT THỪA VIÊM CẤP TÍNH
(DO NOT BE FOOLED BY ATYPICAL PRESENTATIONS OF ACUTE APENDICITIS)
JEFFREY T. GERTON, MD
Department of Emergency Medicine
Upper Chesapeake Medical Center
Bel Air, Maryland
Với 250.000 trường hợp mỗi năm ở Hoa Kỳ, viêm ruột thừa là một trong những cấp cứu ngoại khoa thường được thấy nhất ở khoa cấp cứu. Như tất cả chúng ta đều được dạy ở trường y, trong trường hợp cổ điển, ruột thừa viêm được biểu hiện bởi đau bụng quanh rốn chuyển về điểm McBurney và được liên kết với sốt, ăn mất ngon, và một số lượng bạch cầu tăng cao. Ước gì mọi chuyện đều dễ dàng như có vẻ như thế ở trường y ! Cũng như với hầu hết tình trạng khác, bệnh cảnh ” không điển hình” thường gặp hơn và việc thiếu những triệu chứng “cổ điển” không đủ tin cậy để loại bỏ thực thể bệnh lý này. Chắc chắn, thật là được tiếp thêm sinh lực khi ta khám những bệnh nhân có những triệu chứng như thể họ đọc sách giáo khoa trước khi đến phòng cấp cứu, nhưng những gì phân biệt thầy thuốc cấp cứu có kinh nghiệm với sinh viên y khoa là khả năng nhận biết và tránh những sai lầm thông thường được gặp khi xử trí viêm ruột thừa.

CÁC RẠP CINÉ TẠI HUẾ

Nguyễn Lương Tuấn
          Hôm trước về Huế, ngồi uống cà phê với 2 người bạn ở đường Chi Lăng. Trước mặt chúng tôi là rạp ciné Khải Hoàn, rạp chiếu bóng một thời nay tồi tàn, xập xệ chẳng ai buồn sửa sang, ngó ngàng đến. Nó là chứng tích của một thời, biểu tượng  một nét văn hóa bị phá sản.
Nhìn rạp Hoàn Mỹ, những ai đã từng một thời đi ciné với bạn, với tình nhân, sẽ hoài niệm - một chút ngậm ngùi, một chút nhớ tiếc. Bà Huyện Thanh Quan đã từng sống tâm trạng ấy: "Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo. Nền cũ lâu đài bóng tịch dương".
Nhớ về các rạp chiếu bóng tại Huế là nhớ về một phần đời sống tuổi trẻ của tôi của chúng ta và cũng là của các bạn trẻ sinh viên, học sinh cùng thế hệ thời đó. Bởi vì đời sống tinh thần ngày ấy, phim ảnh chiếu tại các rạp chiếm một vị trí quan trong trong sinh hoạt của giới trẻ.
Thành phố Huế ngày ấy có 5 rạp chiếu bóng, sau một rạp bị xóa sổ chỉ còn 4. Ấy là:

Thứ Ba, 29 tháng 12, 2015

Chi lạ rứa ...

" Chi lạ rứa ..." Tại O đẹp quá ...O ơi ..! Cám ơn Chị Ái đã chia sẻ ... Mời Quý Vị tới mà ...nghễ ...:-) Mh  
 
alt




Chi lạ rứa, chiều ni tui muốn khóc,
Ngó chi tui đồ cỏ mọn, hoa hèn.
Nhìn chi tui hình đom đóm đêm đen,
Cho tui tủi bên ni bờ cô tịch.

BÁNH MÌ

Nguyễn Lương Tuấn
Nơi tôi ở, lúc nầy lạnh, mưa lất phất, gần hết năm rồi!
Thời tiết làm tôi nhớ Huế. Huế lúc này chắc là lạnh lắm, trời mưa dầm, mặt đất, sân nhà ướt sủng. Tự nhiên tôi thèm cầm ổ bánh mì nóng nơi bàn tay lạnh và đưa vô miệng cắn. Thật thú vị!
Lớn lên và trưởng thành cho đến khi ra đời, ổ bánh mì Huế trở thành một món ăn thân quen với những cảm giác khó quên, Từ cảm giác nóng hổi khi cầm ổ bánh mì trong lòng bàn tay cho đến màu sắc hấp dẫn của da bánh, độ dòn của vỏ bánh mì hay cảm giác mềm dẻo ngọt của ruột bánh, … tất cả như một tổng hợp rất ấn tượng. và cho mãi đến bây giờ ổ bánh mì nóng của Huế tôi vẫn thấy có một cái gì rất đặc biệt..
Ban đêm trời Huế lạnh như cắt, bạn thử tưởng tượng đang ngồi học bài đến 11, 12 giờ khuya mà nghe tiếng rao:
- Mì nóng khôn?
Thì lòng mình sẽ thấy cồn cào lên vì thèm muốn. Thích ổ bánh mì quá trời. Thế là chạy đến bố già năn nĩ:

Thứ Hai, 28 tháng 12, 2015

Cấp cứu dạ dày ruột số 39 – BS Nguyễn Văn Thịnh

RUỘT THỪA VIÊM
(APPENDICITIS)
TEST 2
Adam J.Rosh, MD
Assistant Professor
Department of Emergency Medicine
Wayne State University School of Medicine
Detroit, MI
Một người đàn ông 29 tuổi đến phòng cấp cứu kêu đau bụng ở hố chậu phải trong 24 giờ. Ông ta nói rằng đau bụng trước hết bắt đầu như một cảm giác âm ỉ quanh rốn và di chuyển từ từ về phía phải. Bệnh nhân ăn mất ngon, nôn và mửa hai lần. HA của ông là 130/75 mmHg, tần số tim là 95 đập mỗi phút, nhiệt độ là 100,9 độ F và tần số hô hấp là 16 hơi thở mỗi phút. Số lượng bạch cầu là 14.000/mL. Khi anh ấn chẩn hố chậu trái của bụng của bệnh nhân, anh phát biểu rằng đau ở hố chậu phải. Tên của dấu hiệu này là gì ?

Chủ Nhật, 27 tháng 12, 2015

Cuối năm Cali - Chúc năm mới 2016

Cuối năm bạn bè gặp nhau phê pháo tán dốc cho đời thêm vui.

Uống nước nhớ nguồn…


                     Đêm nhạc kỷ niệm 100 năm ngày sinh Nhạc sĩ Dương Thiệu Tước
                                          tại Stuttgart – Germany ngày 31-10-2015.
                                                                Trần Đan Hà                 


UNNN-Image1
Trong căn phòng khá rộng rãi nhưng rất ấm cúng của Katholisches
Gemeindezentrum Padua Stuttgart (Plieningen). Gần 200 đồng hương Stuttgart và vùng phụ cận đã đến tham dự một buổi sinh hoạt văn hóa đặc biệt nói trên. Với sự trợ giúp của Cộng đồng Việt Nam Stuttgart (Vietnam Community Stuttgart-VCS) và những thân hữu của hai anh Dương Hồng Ân và Dương Hồng Trạch tổ chức.

     Thư mời vào lúc 16 giờ nhưng ban tổ chức có nhã ý dành cơ hội cho đồng hương hàn huyên tâm sự trong buổi hạnh ngộ hiếm có nầy. Đến 18 giờ mới thực sự bắt đầu, qua lời giới thiệu của MC Sông Lô đã khiến cho thính phòng trở nên yên lặng.
     Sự chờ đợi đã đến khi nghe tiếng nhạc dập dìu vừa trổi lên và giọng ca của Tuyết Dung (đến từ Paris) lướt đi với nhạc phẩm Tiếng Xưa :
Hoàng hôn lá reo bên thềm, hoàng hôn tơi bời lá thu, sương mờ…


     Tâm cảnh ấy như trùng hợp với hiện tại đau buồn đang dâng ngập cõi lòng của khách ly hương đang nghìn trùng xa nhớ. Tâm cảnh ấy như đang dìu lòng viễn xứ về với cảnh xưa để giao thoa cùng mùa thu Stuttgart. Nơi đây cũng có lá vàng rơi bay cùng sương mờ trên từng ngọn cây và gió lạnh. Như hiện tại đang đưa thính giả bềnh bồng trở về, với âm thanh đang rơi theo chiều gió tâm thức lướt đi trên muôn dặm, để dong chơi với thiên đàng của quê hương yêu dấu. Nơi ràng buộc những ý thức về tâm linh mầu nhiệm. Nơi nẩy mầm cho hạnh phúc và hy vọng đang vươn lên nguồn thắm thiết của nỗi nhớ nhung về muôn trùng…
      Tiếp theo là tiếng hát của Thụy Uyển (đến từ Hannover) qua nhạc phẩm Bóng Chiều Xưa:
Một chiều ái ân, say hồn ta bao lần…
Đôi mắt em nhìn càng say đắm mơ màng, nào thấy đâu sầu vương…

Cấp cứu dạ dày ruột số 38 – BS Nguyễn Văn Thịnh

appendicite 
RUỘT THỪA VIÊM
(APPENDICITIS)
TEST
Adam J.Rosh, MD
Assistant Professor
Department of Emergency Medicine
Wayne State University School of Medicine
Detroit, MI
Một người đàn ông 28 tuổi đến phòng cấp cứu kêu đau mơ hồ, lan tỏa và thường trực ở vùng thượng vị. Bệnh nhân mô tả ăn mất ngon và cảm thấy buồn nôn ngay từ khi ăn món sushi đêm qua. HA của bệnh nhân là 125/75 mmHg, tần số tim là 96 đập mỗi phút, nhiệt độ là 100,5 độ F và tần số hô hấp là 16 hơi thở mỗi phút. Lúc khám, bụng mềm và nhạy cảm đau vừa phải khi sờ ở hố chậu phải. Những kết quả xét nghiệm cho thấy số lượng bạch cầu : 12.000/mcL. Phân tích nuoc tiểu : 1+ leukocyte esterase. Bệnh nhân tin rằng điều này do ngộ độc thức ăn sushi và yêu cầu cho thuốc chống toan (antacid). Giai đoạn kế tiếp thích hợp nhất trong xử trí là ?
a. Cho chụp X quang bụng để tìm kiếm những quai ruột giãn.
b. Cho 40 cc Maalox và theo dõi trong 1 giờ
c. Gởi bệnh nhân đi làm siêu âm bụng
d. Cho chụp cắt lớp vi tính bụng
e. Cho bệnh nhân về nhà với ciprofloxacin

Thứ Bảy, 26 tháng 12, 2015

Cảnh đẹp Paris


01 - Sông Seine


Paris có gì lạ không em ?
Mai anh về giữa bến sông Seine
Anh về giữa một giòng sông trắng
Là áo sương mù hay áo em
(Nguyên Sa)

Thứ Sáu, 25 tháng 12, 2015

Huế & tôi




Huế & tôi

63---64__học trò

cùng cặp vở mệt nhoài theo áo tím
mà áo màu đâu khép kín tim nhau
quẳng một thời mộng mị với chiêm bao
thôi xin gởi một lời chào em nhé !

CHỈ LÀ NIỀM NHỚ

Nguyễn Lương Tuân

(Thân tặng các bạn CHS trường Nguyễn Du để nhớ về một thời -  Quê hương, Thầy Cô, Lớp học, Bạn bè)
BÔNG TRANG

Cây bông trang gợi cho tôi kỉ niệm những ngày còn bé, tôi chơi đùa cùng chúng bạn trong sân nhà. Cái cảm giác nhẹ nhàng êm dịu khi tôi ngồi trước thềm, nhìn thấy cây bông trang khoe những đóa hoa màu đỏ, to, tròn như một vòng cung. Ôi đẹp đẽ biết bao, chân chất biết bao!
Cây bông trang thân cứng, không to lắm và tõa ra nhiều nhánh. Có cây, từ dưới đất đã vươn lên nhiều cành, người ta vẫn gọi là bụi bông trang. Lá bông trang dài bằng ngón tay, suôn và nhọn cuối lá, có giống lá to, có giống lá nhỏ. Giữa các kẻ lá trức ra nhiều chấm như hạt bụi màu xanh, nhưng ở đó là niềm hy vọng, là sự trông chờ của tôi. Một ngày từ các hạt chấm màu xanh trong các kẻ lá nhô lên những nụ hồng nhạt như những que tăm ngắn, gọn. Kể từ đó phát triển dần cho đến một hôm tôi bàng hoàng thấy bông trang, vươn lên thành một hoa như chiếc pháo bông mà mô hình của nó là những hoa nhỏ gồm cuống hoa đưa lên cao khoe những cánh hoa 4 cánh nhỏ xíu kết lại thành một bó hình vòng cung, rực rỡ nhưng không kiêu sa dưới ánh nắng mặt trời. 

Thứ Năm, 24 tháng 12, 2015

Cấp cứu tiền bệnh viện số 8 – BS Nguyễn Văn Thịnh

Cấp cứu tiền bệnh viện số 8 – BS Nguyễn Văn Thịnh

SỬ DỤNG THẬN TRỌNG MORPHINE TRONG ĐIỀU TRỊ PHÙ PHỔI CẤP DO TIM
(USE MORPHINE WITH CAUTION IN THE TREATMENT OF ACUTE CARDIOGENIC PULMONARY EDEMA)
Neal Richmond, MD
Chief Executive Officier and Medical Director
Louisville Metro Emergency Medical Services
Louisville, Kentucky
Jesse Yarbrough
Operations officer
Louisville Metro Emergency Medical Services
Louisville, Kentucky
Bệnh cảnh lâm sàng của phù phổi cấp thường liên kết với những cơn bộc phát của suy tim sung huyết, và nó biểu hiện một trong những vấn đề xử trí thách thức nhất được gặp bởi những nhân viên y tế cấp cứu tiền viện.
I. SINH BỆNH LÝ
Phù phổi cấp (acute pulmonary edema) do một số nguyên nhân có thể được chia thành hai loại lớn : do tim (cardiogenic) và không phải do tim (non cardiogenic) (Bảng 1).

Bảng 1. Những yếu tố phát khởi hay làm gia trọng trong phù phổi cấp
Do tim (cardiogenic) Không do tim (non cardiogenic)
Thiếu máu /nhồi máu cơ tim Nhiễm trùng toàn thân/phổi
Loạn nhịp cấp tính Chấn thương
Không tuân thủ dùng thuốc Sepsis
Ăn uống không thận trọng Hít độc chất
Cơn cao huyết áp Hít dịch (aspiration)

Thứ Tư, 23 tháng 12, 2015

TIN VUI MÙA ĐÔNG - CHÂN DUNG NỖI BUỒN

Thơ Nguyễn Lương Tuấn

TIN VUI MÙA ĐÔNG

1
Này thì rất nhẹ êm như nhung
Như có ai về đứng sau lưng
Luồn tay ra trước xoa gò má
Tôi chợt rùng mình thấy lạnh hung

2
Không đâu,  thì ra mình đã lầm
Có xe “Tuần Lộc” chở mùa đông
Mang đôi hài trắng bay trong gió
Cùng áo vàng phai một thuở nào

CHÂN DUNG NỖI BUỒN
(Tặng Võ Văn Đôn)

Thứ Ba, 22 tháng 12, 2015

Cấp cứu tiền bệnh viện số 7 – BS Nguyễn Văn Thịnh


HÃY LO NGẠI BỆNH NHÂN GIÀ VỚI TIẾNG THỞ KHÒ KHÈ MỚI PHÁT
(FEAR THE ELDERLY PATIENT WITH NEW ONSET WHEEZING)
Marc Eckstein, MD
Medical Director
Los Angeles Fire Department
Professor of Emergency Medicine
Keck School of Medicine
University of Southern California
Người ta thường nói rằng ” không phải tất cả tiếng thở khò khè đều do hen phế quản”. Điều này là một ” clinical pearl ” quan trọng đối với prehospital provider khi gặp một bệnh nhân già với khó thở và khò khè (wheezing).
Anh được gởi để đáp ứng một bệnh nhân với khó thở. Khi đến anh nhận thấy một bà già 80 tuổi đang trong tình trạng respiratory distress mức độ trung bình. Bà đang ngồi trong tư thế kiềng ba chân (in the tripod position), chỉ có thể nói vài lời và sử dụng rõ rệt các cơ phụ gian sườn và trên đòn. Bà ta có một tiền sử cao huyết áp và bệnh phế quản-phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD). Những dấu hiệu sinh tồn của bà ta là HA 168/94, tần số tim 118 ; tần số hô hấp 28, SpO2 94% ở khí phòng. Lúc thính chẩn phổi của bệnh nhân anh nghe tiếng thở khò khè thì thở ra ở khắp tất cả phế trường.

Cấp cứu lão khoa số 27 – BS Nguyễn Văn Thịnh

SUY TIM (HEART FAILURE)
Banjamin J.Frada
Department of Emergency Medicine
The Cleveland Clinic Foundation
Cleveland, OH
W.Franklin Peacock
Assistant Professor
The Ohio State University
Emergency Department
The Cleveland Clinic Foundation
Cleveland, OH
(Tiếp theo Cấp cứu lão khoa số 25)
PHẦN II
IV. CHẨN ĐOÁN VÀ CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT
Không có một trắc nghiệm X quang, lâm sàng hay xét nghiệm nào xác định chẩn đoán suy tim. Do đó phận sự của thầy thuốc cấp cứu là sử dụng thông tin lấy từ những yếu tố nguy cơ của bệnh nhân, thăm khám lâm sàng, và những kết quả X quang hay xét nghiệm để xác lập chẩn đoán suy tim.
1. ĐIỆN TÂM ĐỒ
Trong bối cảnh cấp tính của suy tim mất bù (decompensated heart failure) khả dĩ, cần có một điện tâm đồ để giúp loại bỏ nhồi máu cơ tim cấp tính. Ở bệnh nhân không cấp tính, điện tâm đồ là một công cụ hữu ích để gợi ý sự hiện diện của bệnh tim thực thể, như phì đại thất trái (LVH), lớn tâm nhĩ, hay nhồi máu cơ tim trước đó. Những loạn nhịp tim và những bất thường dẫn truyền cũng có thể được nhận thấy, và điện tâm đồ có thể gợi ý những rối loạn khác không phải do tim, như khí thủng (emphysema) (lệch trục về phía phải, bloc nhánh phải, điện thế thấp) hay nghẽn tắc động mạch phổi (right-sided heart strain). Tuy nhiên, sự hiện diện hay sự vắng mặt của những bất thường điện tâm đồ không chứng tỏ lẫn không loại bỏ chẩn đoán suy tim. Ở những bệnh nhân với loạn năng thu tâm (systolic dysfunction), điện tâm đồ lúc nghỉ ngơi không nhạy cảm và không đặc hiệu để nhận diện bệnh động mạch vành nghiêm trọng.

Thứ Bảy, 19 tháng 12, 2015

NHỚ THẦY VÕ MAI

Nguyễn Lương Tuấn

(Thân tặng các bạn cùng học dưới mái trường trung học Nguyễn Du Huế thân yêu)

Cùng một con đường Cao Bá Quát
Rồi ra Võ Tánh đạp thẳng băng
Nhà thầy lấp ló trong vườn rộng
Vẫn chở thằng Cu ngồi yên sau

Thứ Sáu, 18 tháng 12, 2015

GIỌT DƯƠNG CẦM - THÁNG CHẠP VỀ RỒI

GIỌT DƯƠNG CẦM
Nguyễn Lương Tuấn

Mùa đông
Ngày đậm rét
Trời mưa dầm, chợt nhớ Noel
Ký ức ngút ngàn, xanh thẳm
Con đường mù khơi, một màn trắng đục
Nóc Giáo đường, chuông nhà thờ đổ hồi
Thúc giục, rộn ràng
Nhớ lắm!
Bạn bè … năm  Dự bị
Viện Hán học, những sáng giảng đường
Con đường bờ sông An Cựu, Dốc nhà thờ Phú Cam
Trời đổ mưa
Căn phòng, ánh sáng ấm, ngọn đèn vàng
Khúc nhạc Giáng Sinh, bài Ave Maria
Những vòng tay ôm vội
Tia lửa bừng cháy sáng,
Không ấm nổi mùa đông
Lạnh khiếp!
Huế

Thơ Vũ Thiên Thu: HOÀI CẢM - KỶ NIỆM


HOÀI CẢM
Thơ Vũ Thiên Thu

Nghe mưa lòng bỗng buồn phiền
Thương con chim nhỏ bay miền Trời xa
Giọt mưa rơi đọng hiên nhà
Ngỡ là tiếng bước em qua thuở nào
Lòng anh rất đỗi xôn xao
Đón em dáng nhỏ dìu vào lòng thương
Lá cây vũ điệu Nghê Thường
Lòng anh cũng động cung thương âm hòa
Ngẩn ngơ lòng, mắt thiết tha
Nhìn em ướt giọt mưa sa mái đầu
Chiều mưa ngồi tựa bên nhau
Mắt em chứa biết mấy câu ân tình
Nói đi cho đẹp lòng anh
Sao em giữ kín hởi mình của anh
Ngày qua rồi vẫn ngày xanh
Đêm qua rồi vẫn đêm anh em là
Đẹp thay những buổi hẹn hò
Nôn nao ngoài cửa ai chờ ai sang
Mùa xưa đá dựng tuổi vàng
Mùa nay bặt mấy cung đàn ái ân.
KỶ NIỆM
Thơ Vũ Thiên Thư

Thứ Tư, 16 tháng 12, 2015

Thời sự y học số 387 – BS Nguyễn Văn Thịnh

1/ GƯƠNG MẶT MỚI CỦA GHÉP TỦY XƯƠNG
Tủy xương (moelle osseuse) : xưởng chế tạo những tế bào gốc
1. Tủy xương hiện diện trong tất cả các xương của cơ thể
2. Chính tủy xương sản xuất nhưng tế bào gốc sinh huyết (cellules souches hématopoiétiques)
3. Những tế bào gốc sinh huyết là nguồn gốc của sự sản xuất những tế bào máu.
4. Hiến tủy xương (don de la moelle osseuse) cho phép chữa lành một bệnh nhân bị một bệnh máu nặng (leucémie…)
Những cách lấy tế bào gốc (modes de prélèvement)
Tùy theo bệnh của người nhận và ý kiến của người hiến
– Bằng cách lấy máu (rồi chọn những tế bào gốc)
– Bằng cách lấy trong xương của khung chậu dưới gây mê tổng quát.


65% những trường hợp ghép sử dụng những tế bào gốc ngoại biên (cellules souches périphériques), 25% tủy xương và 10% máu cuống rốn
Thường có tính chất sinh tử, phẫu thuật này đã được mở rộng cho các bệnh nhân lớn tuổi hơn và có sức khỏe kém hơn, nhưng vẫn là một điều trị nặng nề.
HEMATOLOGIE. Trong vòng 10 năm, số những trường hợp ghép tủy xương (greffe de moelle osseuse) đã tăng hơn gấp đôi ở Pháp. Từ nay, mỗi năm gần 2000 người với những bệnh máu nặng được ghép tủy xương, khoảng 24.000 trên thế giới. Điều trị nặng nề này nhằm thay thế hoàn toàn hệ huyết học-miễn dịch (système hémato-immunitaire) của bệnh nhân bằng cách truyền cho bệnh nhân này những tế bào gốc sinh huyết (cellules souches hématopoiétique) của một người hiến lành mạnh. Hiện diện chủ yếu trong tủy xương, những tế bào này là những tiền thân (précurseurs) của tất cả những tế bào của lignée sanguine, những hồng cầu, tiểu cầu và bạch cầu, trong số có những tế bào lympho, những gardien của bản ngã (soi) chống lại không phải bản ngã (non-soi), những siêu vi trùng, những vi khuẩn hay những mô lạ.

KỂ CHUYỆN TÔ BÚN

Nguyễn Lương Tuấn
       Việt Nam có những món ăn được gọi là đặc sản mà có lẽ xa xứ khó người Việt nào quên được. Miền Bắc có phở, miền Trung có bún bò (thật ra nó là đặc sản của Huế), miền Nam có hủ tiếu. 
        Mỗi món ăn có những vị ngon của nó. Nhà văn Vũ Bằng viết về tô phở Hà Nội, người đọc như cảm thấy mình đang ăn phở: vị béo, vị cay, vị nóng, vị ngọt. Rồi đến khứu giác, hương thơm ngào ngạt của nước phở, của hành, ngò, tiêu; đến thính giác: tiếng húp nghe xùm xụp giữa tiết trời Hà Nội lạnh giá bởi tô phở quá nóng...Nói chung khi nghe nhà văn nói về tô phở Hà Nội, ta rệu nước bọt, phải hít hà, ...

Thứ Ba, 15 tháng 12, 2015

HỒI ĐÁP BẠN - LỖI XƯA

HỒI ĐÁP BẠN LÊ HUẾ 

MÌNH VÀO QUỐC HỌC TỪ 65
BÈ BẠN PHÂN LY MẤY CHỤC NĂM
GẶP PHẠM VĂN TRAI CHỪNG MẤYDẠO
BIẾT KHOA DIỆU ÁNH PHỎNG ĐÔI LẦN
NGUYỄN VĂN THỊNH TRƯỚC TỪNG HAY GẶP
TRUNG NGUYỄN VĂN SAU LẠI BIỆT TĂM
LÊ HUẾ CŨNG NHƯ LÊ HỮU HUẾ
NHA TRANG MONG CÓ DỊP VỀ THĂM
NHA TRANG,15.12.2015
VÕ SĨ QUÝ

Sưu Tầm: Mạn đàm về “BÚN”

Mạn đàm về “BÚN”          
Bún không phải chỉ đơn thuần là một món ăn truyền thống của Huế, nhưng đối với người Huế, bún còn là một phần lối sống “Kiểu Huế”. Kiểu Huế là nghèo mà vẫn sang, vui rộn rã mà vẫn man mác buồn, ngoài mặt phẳng lặng mà trong lòng dậy sóng, không soi bóng mình trong gương mà soi bóng mình trong đôi mắt của người thương, bè bạn, xóm giềng. Người ngọai quốc như ông Foulon cũng nhận xét về sự mâu thuẫn của Huế: “Tóc tang cười nụ, vui mừng thở than!”(Lê Văn Lân dịch)

Chủ Nhật, 13 tháng 12, 2015

"Một đời qua tiếng nhạc" của Sylvie Vartan

Tuấn Thảo
Phát Thứ bảy, ngày 12 tháng mười hai năm 2015


Tuyển tập "Một đời qua tiếng nhạc" của Sylvie Vartan - DRPodcastTải nạp chương trình này
print

inShare
Một đời qua tiếng nhạc (Une Vie en Musique) là tựa đề tuyển tập chọn lọc của Sylvie Vartan. 16 ca khúc ăn khách một thời, giờ đây lại được khoác áo mới. Một cuộc hành trình xuôi dòng ký ức, nhưng không mủi lòng da diết hay não nuột ray rức, mà lại tựa như ngọn đuốc thắp sáng kỷ niệm tuổi thơ rung động háo hức, tha thiết rạo rực.

MỘT PHỐ CỦA TRỜI

Nguyễn Lương Tuấn
(Nếu giấc mơ đến với bạn, hãy ghi lại!)
Bếp lửa những chiều mùa đông thường đỏ rực cho tôi cảm giác ấm lòng khi gia đình chúng tôi ngồi quây quần bên nhau.
Bây giờ không còn ai…
Tôi nhìn qua khu vườn nhà đại úy Biên. Quạnh hiu, buồn bã. Sau biến cố 1963, Tổng thống Ngô Đình Diệm bị lật đỗ, đại úy Biên đã bán nhà ra đi. Ông mua nhà ở Phủ Cam để sống cùng với họ Đạo.
Tôi nhớ sinh hoạt trong ngôi nhà của đại úy Biên mỗi mùa Nô En như một kỉ niệm khó quên. Khu xóm Chợ Dinh toàn là dân ngoại đạo, đa số đều theo đạo thờ cúng ông bà và thờ Phật. Chỉ riêng mình nhà đại úy Biên là Thiên Chúa giáo.

Thứ Bảy, 12 tháng 12, 2015

Cấp cứu tiền bệnh viện số 6 – BS Nguyễn Văn Thịnh

 
PHÙ PHỔI CẤP DO TIM
(DETRESSE RESPIRATOIRE : OEDEME PULMONAIRE AIGU CARDIOGENIQUE)
David Clerc
Emmanuelle Guyot
Service des Urgences
Centre hospitalier universitaire vaudois
Lausanne (Suisse)
CONCEPTS PRINCIPAUX
– Đứng trước một bệnh nhân khó thở, chỉ với phán đoán lâm sàng cho phép một chẩn đoán đúng đắn suy tim với một độ đặc hiệu hơn 80%.
– Trong trường hợp suy tim cấp tính, khám lâm sàng phải đánh giá ưu tiên mức độ nghiêm trọng của những dấu hiệu sung huyết và tình trạng tưới máu ngoại biên.
– Trong gần 50% những trường hợp phù phổi cấp, chức năng thu tâm của thất trái được bảo tồn
– Điều trị giãn mạch và CPAP (continous positive airway pressure) là cơ sở của điều trị một phù phổi bình- hay cao huyết áp.

Thứ Sáu, 11 tháng 12, 2015

MỘT CHÚT MÙA ĐÔNG

Nguyễn Lương Tuấn

1
Một chút lạnh, một chút mưa,
một chút khoảng trời xam xám đục
Không gian thu nhỏ,
Tôi rùng mình, khoác vội chiếc áo len
Đó là mùa đông
Mùa đông sáng hôm nay
Đến rất chậm, nhưng có còn hơn không
Biết làm sao được,
Phải không em?
Sự biến đổi thất thường của khí hậu
(Như tính khí của em
Làm sao anh đoán được để đề phòng).

Thứ Năm, 10 tháng 12, 2015

Chồng Huế !!

GẶP BẠN NGUYỄN DU

Nguyễn Lương Tuấn


Mai mốt ra Huế cùng nhậu thôi
Chọn góc vườn nhỏ hay bờ sông
Bạn bè năm đứa còn thưa thớt
Gọi thêm vài đứa đông cho vui

Thứ Ba, 8 tháng 12, 2015

Cấp cứu tiền bệnh viện số 5 – BS Nguyễn Văn Thịnh

furosemide-lasixTRÁNH SỬ DỤNG QUÁ HĂNG SAY FUROSEMIDE
(AVOID OVERZEALOUS USE OF FUROSEMIDE)
Jullette M. Saussy, MD
Assistant Clinical Professor
Section of Emergency Medicine
Louisiana State University School of Medicine
New Orleans, Louisiana
Khi một bệnh nhân nói, ” Tôi không thể thở được”, điều đó thật sự muốn nói gì ? Một trong những tình thế khó xử nhất của EMS và một ripe cho những sai lầm là đánh giá và chẩn đoán nguyên nhân của khó thở. Những bệnh nhân bệnh phế quản-phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) có một bệnh sử dài về khó thở và thường đang dùng nhiều loại thuốc để giúp họ thở tốt hơn. Những bệnh nhân này có thể có triệu chứng ho nhiều và sinh đờm mủ. Những bệnh nhân bị viêm phổi thường có sốt (hay hạ thân nhiệt ở người già hay người bị suy giảm miễn dịch), thở nhịp nhanh (tần số hô hấp 20), một mức độ giảm oxy mô (hypoxia) nào đó (pulse ox 94%), cũng như ho sinh đờm. Acute respiratory distress do suy tim sung huyết gồm thở nhịp nhanh, căng tĩnh mạch cổ (JVD : jugular venous distension), phù các chi, và hồi lưu gan-tĩnh mạch cổ (hepatojugular reflux) (nếu suy tim phải được gây nên bởi suy tim trái và bệnh nhân có sung huyết gan) cũng như những “ran nổ” (crackles) hay rale có thể nghe được. Những bệnh nhân này, trừ phi ở giai đoạn cuối, thường có huyết áp cao, tim nhịp nhanh, và thường giảm oxy mô (hypoxic).
Đối với paramedic, thật vô cùng khó để phân biệt nguyên nhân của khó thở và giảm oxy mô (hypoxia) trong thời gian ngắn đánh giá và điều trị bệnh nhân. Ngoài ra, xác lập bệnh nhân cần hồi sức dịch (volume resuscitation) hay lợi tiểu là càng phức tạp hơn.

NHƯ CHUYỆN CỔ TÍCH

Nguyễn Lương Tuấn
Nhà tôi sát cạnh nhà một gia đình Thiên Chúa giáo, cách một hàng rào già tàu xanh biếc. Tôi vẫn còn nhớ ngôi nhà của đại úy Biên, số 287, đường Chi Lăng, còn nhà tôi là 289.
Gia đình đại úy Biên chỉ có một người con trai độc nhất, anh Châu, cùng tuổi với ông anh thứ ba của gia đình tôi. Anh Châu học trường trung học Nguyễn Du, trước tôi 4. 5 lớp. Anh thứ ba của tôi học chung lớp với anh Châu nhưng là lớp đêm. Nhà đại úy Biên có một cái quán, sát hàng rào phân cách, thuộc nhà dưới của ông. Quán này dùng cho bà vợ bán đồ gia vị, hàng tạp hóa, thuốc lá, bánh kẹo, rượu, …
Đại úy Biên, người cao, to. Ông là lính Bảo An, ông đi làm ngày hai buổi, hình như thuộc đơn vị văn phòng, hậu phương. Ông có khiếu vẽ rất đẹp. Dạo đó, tôi vẫn thường thích thú say mê đứng hàng giờ xem ông vẽ những bức chân dung Tổng thống Ngô Đình Diệm.
Đại úy Biên đi làm bằng chiếc xe gắn máy Zundap, thời điểm 1958 - 1959, mà có xe gắn máy đi là hách quá rồi. Nhà tôi, dạo ấy tuy là nhà ngói, 3 căn hai chái, sân vườn khá rộng nhưng tôi nhớ chỉ có mình cha tôi là có được một chiếc xe đạp dàn gọi là  xe demie – courbe.
Xóm Chợ Dinh, chung quanh chỗ tôi ở đủ thành phần, công chức, quan lại về già, khất sĩ, tu sĩ Phật giáo, buôn bán, ... Nói chung là thuộc nhiều giai cấp, nhưng những người hàng xóm láng giềng quanh tôi đều hiền hòa, sống chân thật, giúp đỡ nhau.

Chủ Nhật, 6 tháng 12, 2015

Sưu tầm:một con đường cao tốc tại California đột nhiên biến dạng chỉ trong vài giờ


Thật kỳ lạ: một  con đường cao tốc tại California đột nhiên biến dạng chỉ trong vài giờ


Một con đường cao tốc tại California đã rơi vào tình trạng cong vênh và biến dạng nặng nề chỉ sau vài giờ mà không hề có bất cứ hoạt động địa chất nào diễn ra, đã gây khó hiểu cho các nhà khoa học.

Mỹ, con đường, biến dạng,
Chỉ một phút trước bạn đang lái xe trên con đường trơn nhẵn, một phút sau nhìn lại thì toàn bộ khung cảnh đã trở nên hoang tàn. Đó không phải kịch bản phim mà là một sự việc có thật xảy ra trên một con đường cao tốc tại California, 

Cấp cứu tiền bệnh viện số 4 – BS Nguyễn Văn Thịnh

PHÙ PHỔI CẤP (OEDEME AIGU DU POUMON)
S. Sepulveda
X. Sauvageon
J.P Jedrec
J.C Salamagne
Service d’anesthésie-réanimation chirurgicale
SMUR Hôtel-Dieu Paris
Phù phổi cấp là một suy hô hấp cấp tính do sự tràn ngập phế nang, sự tràn ngập này là do sự gia tăng của áp lực thủy tĩnh ở mao mạch. Mọi phù phổi cấp phải được theo dõi trong môi trường bệnh viện.

I/ CHẨN ĐOÁN.
Vấn chẩn bệnh nhân và/hoặc những người chung quanh
– Các tiền sử, các điều trị được theo đuổi.
– Khởi đầu và cách tiến triển của triệu chứng.
Những dấu hiệu hô hấp
– Cơn khó thở đột ngột, thường vào ban đêm.
– Thở nhanh (polypnea), khó thở nằm, cảm giác tức ngực (oppression thoracique)
– Lo âu, và mồ hôi, xanh tía, kích động
– Ho với tiếng lách tách thanh quản (grésillement laryngé) và,
– Khạc đờm màu hồng cam (rose saumoné)
– Tối đa, détresse respiratoire aigue.
– Lúc thính chẩn : ran nổ xâm chiếm hai phế trường en marée montante , những tiếng rít được thêm vào

Thứ Bảy, 5 tháng 12, 2015

Thời sự y học số 386 – BS Nguyễn Văn Thịnh

SỎI THẬN : THƯỜNG THIẾU TUÂN THEO CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG.

1/
200.000 người Pháp là nạn nhân của những sỏi đường tiểu mỗi năm
TỪ SỰ TẠO SỎI ĐẾN LẤY SỎI
1. Những viên sỏi được tạo thành trong các xoang của thận do sự kết tụ của các muối khoáng hay những chất hữu cơ được tiết ra qua nước tiểu.
2. Nếu những viên sỏi có đường kính dưới 5 mm, chúng được thải ra theo đường tự nhiên mà không gây triệu chứng
3. Nếu viên sỏi bị kẹt, nó gây nên một cơn đau quặn thận rất đau đớn. Thận có thể lâm nguy. Cần phải bài xuất nó
4. Sự bài xuất của viên sỏi

Thứ Năm, 3 tháng 12, 2015

NHỮNG BÀI THƠ CŨ

Nguyễn Lương Tuấn

Tôi thích những bài thơ cũ. Nó gợi nhắc cho tôi một thời đời sống với những trằn trọc tra vấn của cái tôi đầy xáo động, bấp bênh. Như con nước vỡ bờ, như đợt sóng gào thét, những người lớn tuổi hơn tôi, bằng tôi, đồng hành vào đời. Sống, hiện hữu đối diện với bối cảnh đất nước chiến tranh. Sự sống và chết như một lằn ranh vô hình dễ bị phá vỡ. Mỗi bài thơ là một sinh mệnh. Tôi nghe, tôi đọc như nói với chính mình.
Đó là ngôn ngữ thơ – Tuổi trẻ tội nghiệp, cô đơn – Một thời để yêu, một thời để chết.
Chiến tranh đi qua. Thế hệ chúng tôi mất tất cả. Tôi còn lại gì?
Tình yêu? Sự nghiệp? Những người thân yêu?
Tôi mất tất cả,
Kể cả những bài thơ.

Thứ Hai, 30 tháng 11, 2015

NHƯ CÁNH VẠC BAY

(Nguyễn Lương Tuấn)
Loài chim ấy, 2 chân dài, bàn chân duỗi thẳng, chiếc cổ cao, đôi mắt đen láy hướng về phía trước đang tìm một nơi bình yên để đến. Loài chim ấy mang tên chim vạc – Như cánh vạc bay.
Tôi vẫn hình dung như thế, mỗi lần nghe bài “Như cánh vạc bay” của Trịnh
Như cánh vạc bay phải chăng là hình tượng trong giấc mơ của chàng?, nàng đến trên một đường bay và nàng đi chắc hẳn trên một đường bay xa tít.
Thiên nhiên, nắng, mưa, suối nguồn, đời trần gian đón nàng, nàng đẹp quá, nắng không hồng bằng đôi môi của nàng, mưa không buồn bằng đôi mắt nàng và tóc của nàng rớt xuống đời, tạo giông bảo, tạo đau khổ cho những người ý thức được một cách rõ ràng, sinh mệnh của đời người: Ý thức thì vô hạn mà thân xác thì hữu hạn.
"Nắng có hồng bằng đôi môi em
Mưa có buồn bằng đôi mắt em
Tóc em từng sợi nhỏ,
Rớt xuống đời làm sóng lênh đênh.
Suối đón từng bàn chân em qua
Lá hát từ bàn tay thơm tho
Lá khô vì đợi chờ.

Thứ Sáu, 20 tháng 11, 2015

Thởi Sự Y Khoa 11.2015 BS Nguyễn Văn Thịnh

Cấp cứu tim mạch số 73 – BS Nguyễn Văn Thịnh

SUY TIM CẤP TÍNH
(ACUTE HEART FAILURE)
Saul G. Myerson
Robin P.Choudhury
Clinical Lecturer in Cardiovascular Medicine
University of Oxford
Oxford, UK
Andrew R.J.Mitchell
Specialist Registrar in Cardiology
John Radcliffe Hospital
Oxford, UK
I. NHẬP ĐỀ
Suy tim cấp tính (acute heart failure) có thể hoặc là cấp tính hay cấp tính trên mạn tính (acute-on-chronic) (thường hơn). Trong tất cả các trường hợp, phải cố gắng nhận diện nguyên nhân, và đặc biệt, tại sao bây giờ nó xuất hiện. Suy tim không phải là một tình trạng thuần nhất và mặc dầu có thể áp dụng vài quy tắc chung, nhưng điều trị thành công tùy thuộc vào sự đánh giá chính xác căn nguyên và profile huyết động ở mỗi bệnh nhân.

II. NHỮNG ĐẶC ĐIỀM LÂM SÀNG

Thứ Năm, 19 tháng 11, 2015

Nhìn lại nền giáo dục miền Nam Việt Nam 1956-1975


Châu Trọng Ngô
đăng ngày 15/11/2015
Từ năm 1945, nền giáo dục Việt Nam khởi động với chương trình Hoàng Xuân Hãn mà tác phẩm Danh từ khoa học (Toán, Lý, Hóa, Cơ) đã đem lại hiệu quả tức thời cho quyết định Việt ngữ thay thế Pháp ngữ làm chuyển ngữ trong các trường học, chủ yếu ở các cấp Trung Tiểu học, mặc dù một số trường Tây còn sót lại như trường Trung học Chasseloup Laubat ở Sài Gòn, Lycée Yersin ở Đà Lạt, Lycée Francais ở Huế và Lycée Pascal ở Đà Nẵng. Đại học Hà Nội và Sài Gòn vẫn còn tổ chức dạy học và thi cử theo chương trình Pháp, hình như lai rai đến sau 1954 mới ngưng.

Thứ Tư, 18 tháng 11, 2015

Huế ơi : Nguyên Hạnh

 
Nov.17.2015. xin đặc biệt gửi bài viết này
đến những người con xứ Huế xa quê hương:
đọc để nhớ, đọc để thương nơi chốn mình
được sinh ra, lớn lên và bước chân vào đời.
.........Tôi yêu Huế mưa chiều vương nắng ,
                Đường em về vội vã xe qua ,
                Cầu lộng gió tóc mây buông thả ,
                Nón che nghiêng dáng nhỏ vai gầy .........
                                                                                                                                                


  Huế ơi!

Nguyên Hạnh


Vẫn biết rằng ai sinh ra cũng có một quê hương để yêu dấu, để gắn bó, để tưởng nhớ khi chia xa. Tuy nhiên tôi luôn luôn có cảm nghĩ là người Huế sống và bộc lộ tình quê hương mãnh liệt hơn bất cứ người dân vùng nào khác chăng?
        Người Huế gắn liền với cầu Tràng Tiền sáu vài mười hai nhịp, với sông An Cựu nắng đục mưa trong, với núi Ngự Bình trước tròn sau méo, với đồi Thọ Xương, chùa Linh Mụ, cau Nam Phổ, mía Mỹ Lợi, quít Hương Cần. Huế mang trong nó một sức mạnh của một tình yêu thần bí huyền diệu. Sông Hương êm đềm chảy giữa lòng thành phố Huế như dòng máu luân lưu qua trái tim.

Thứ Tư, 11 tháng 11, 2015

Ôi! Vui mừng khôn xiết!

Thân gửi anh Nguyễn Lương Tuấn,

Mỗi lần lên mạng thấy tin hội ngộ Quốc Học-Đồng Khánh, tôi lai ao ước có tin về Nguyễn Du, Huế, và hôm nay được gặp trang này. Ôi! Vui mừng khôn xiết!

Đọc bài “Nhớ trường trung hoc Nguyễn Du Huế” của anh mà tôi bồi hồi xúc động, bao nhiêu kỹ niệm xưa kéo về trong trí nhớ sắp lụn tàn nơi quê người xứ lạ.

Thứ Ba, 20 tháng 10, 2015

Thời sự Y Khoa 10.2015 BS Nguyễn Văn Thinh

Cấp cứu nội thần kinh số 38 – BS Nguyễn Văn Thịnh

CHÓNG MẶT KỊCH PHÁT HIỀN TÍNH
(BENIGN POSITIONALVERTIGO)
TEST
Adam J.Rosh, MD
Assistant Professor
Department of Emergency Medicine
Wayne State University School of Medicine
Detroit, MI
Một người đàn ông 56 tuổi đến phòng cấp cứu kêu chóng mặt và nôn suốt ca ngày. Ông tin rằng những triệu chứng này bắt đầu sau khi ăn món salade tôm còn sót lại vào buổi sáng. Lúc vấn chẩn thêm, bệnh nhân báo cáo rằng trong những cơn chóng mặt căn phòng xoay tròn quanh ông ta và các cơn chóng mặt được phát khởi khi ông xoay đầu về phía phải. Ông ta nói không bị mất thính lực, không bị ù tai hay những triệu chứng liên kết khác. HA của bệnh nhân 137/83 Kg, nhịp tim 67 đập mỗi phút, nhiệt độ 98,5 độ F và tần số hô hấp 14 hơi thở mỗi phút. Bệnh nhân làm tái xuất hiện những triệu chứng khi xoay đầu về phía phải. Chẩn đoán khả dĩ nhất trong những chẩn đoán sau đây ?
a. Chóng mặt tư thế hiền tính (BPV)

Thứ Hai, 12 tháng 10, 2015

CHUYỆN NGÀY ĐÓ

Hồi ký Nguyễn Lương Tuấn
       1
Nhớ dạo đó, sau khi chờ dài cổ ở Ty Tiểu học, đường Yên Báy để xem mình có trúng tuyển, nghĩa là được đi dạy lại hay không? kết quả: tôi dính, nghĩa là được đi dạy lại với quyết định là giáo viên lưu dung (lưu ý dung ở đây là dung tha), cấp 2, dạy tiếng Pháp. Tôi được lãnh lương mỗi tháng 50 đồng, cọng thêm tem phiếu tiêu chuẩn hàng tháng tôi được mua với giá rẽ như đường thuốc lá, dầu hỏa, vải, ... Cuộc sống cay nghiệt. Tôi chỉ còn biết tìm vui ở mấy đứa bạn cùng số phận.
Có những chiều, thèm cà phê quá. Tôi cùng đứa bạn đi uống chui.
Tại sao lại gọi là uống chui?
Vì lúc đó người ta cấm tiệt cà phê, bảo rằng đây là loại hàng do nhà nước quản lý.

Thứ Hai, 5 tháng 10, 2015

Đoạn kết một chuyện tình

Chuyện có thật - Nguyễn Lương Tuấn viết lại
Tịnh Nhi ra đời, lớn lên tại TP HCM với một thời thơ ấu tuyệt đẹp. Cha mẹ nàng là người Hà Nội, sau năm 1975, chuyển nhà vào lập nghiệp tại miền Nam, Sài Gòn. Do năng động, thích làm việc, lợi dụng tình trạng tranh tối tranh sáng sự chuyển đổi của hai thể chế, bố Tịnh Nhi làm giàu lên rất nhanh. Ông mua một ngôi nhà mặt tiền ở ngay phố Phan Đình Phùng. Là con gái độc nhất hai ông bà cưng chìêu và cho con tiếp nhận một nền giáo dục tiên tiến. Nàng đam mê sách vở, nghệ thuật, âm nhạc mà phần lớn đều là sự kế thừa của trào lưu Âu Mỹ. Tịnh Nhi học giỏi thi đổ trường Đại học Y Dược TP. Tốt nghiệp, Tịnh Nhi được cử ra thực tập tại Hà Nội với đề tài Đông y kết hợp với Tây y.

Thứ Bảy, 26 tháng 9, 2015

Thời sụ Y Khoa 09.2015 BS Nguyễn Văn Thịnh

Cấp cứu dị ứng số 2 – BS Nguyễn Văn Thịnh

CHOÁNG PHẢN VỆ
(ANAPHYLACTIC SHOCK)
TEST
Adam J.Rosh, MD
Assistant Professor
Department of Emergency Medicine
Wayne State University School of Medicine
Detroit, MI
Một người đàn bà 30 tuổi, không được biết tiền căn y khoa, đang dùng sushi với chồng. Đang ăn nửa chừng, bà ta bắt đầu gãi cánh tay và chồng bà ghi nhận rằng mặt bà đỏ bừng. Triệu chứng ngứa tăng mạnh và bà ta bắt đầu cảm thấy đau ngực, khó thở, và chóng mặt. Lúc đến phòng cấp cứu, bà không thể nói nên lời. Nhiệt độ là 100 độ F, HA 85/50 mmHg, Nhịp tim 125 đập mỗi phút, và tần số hô hấp là 26 hơi thở mỗi phút, và độ bảo hòa oxy là 91% với khí trong phòng. Chẩn đoán nào sau đây là có khả năng nhất ?
a. Choáng giảm thể tích (hypovolemic shock)
b. Choáng do nguyên nhân thần kinh (neurogenic shock)
c. Choáng tim (cardiogenic shock)
d. Choáng phản vệ (anaphylactic shock)
e. Choáng nhiễm khuẩn (septic shock)

Thứ Sáu, 25 tháng 9, 2015

TIẾNG HÁT THÁI THANH

 Nguyễn Lương Tuấn
Tôi vừa nghe lại cuốn băng Cassette gồm 18 bài do ca sĩ Thái Thanh hát. Thú thật với bạn, nghe bà hát tôi như bị chìm đắm trong kỷ niệm. Thật đúng như lời dẫn của bà trong một đĩa hát khác, mỗi bài hát là một kỷ niệm. Làm sao quên được một thời sinh hoạt văn học nghệ thuật mà bản chất là tự do, khai phóng, nhân bản!
Một bản tin tôi đọc trên mạng, ca sĩ Thái Thanh hiện nay đã bị bệnh mất trí nhớ nặng. Bà không còn nhận ra được người quen, bạn bè.
Buồn lắm!
Tuy nhiên, biết đâu đó cũng là một hạnh phúc cho bà!
Tôi hình dung ca sĩ Thái Thanh bây giờ như một đứa trẻ hồn nhiên sống vu vơ, phiêu bồng … như lời một bài hát của Trịnh: "Tôi như trẻ nhỏ ngồi bên hiên nhà ..."
Phải vậy không, thưa bà, những người thân của bà?
Và tiếng hát của bà, tiếng hát đó vẫn ngự trị, vẫn mãi mãi trong lòng những người đã từng và mãi mãi yêu mến bà, ngưỡng mộ bà.

Thứ Bảy, 19 tháng 9, 2015

NGƯỜI ĐƯA THƯ

 Nguyễn Lương TuấnTôi nhớ người đưa thư thuở trước, ngày xa xưa khi chưa có sự bùng phát của công nghệ thông tin, nói rõ là chưa có internet, chưa có điện thoại di động, chưa có điện thoại Iphone, Ipad, …
Chiều hôm nay, khi đi ngang qua ngã tư Đống Đa, Lê Lợi, Trần Quý Cáp Đà Nẵng, tự nhiên tôi nhớ bác đưa thư ngày ấy, bác ở góc đường này, vợ bác bán chuối. .Sở dĩ tôi nhớ bác đưa thư vì ngày ấy bác vẫn đi ngang qua nhà tôi ở, bác chuồi thư vào hàng rào, lá thư rơi trên thềm nhà. Hình ảnh bác đưa thư, chiếc xe đạp, hai bị rết hai bên yên sau xe vẫn là hình ảnh quen thuộc sâu đậm mãi trong ký ức tôi.
Các bạn có còn nhớ kỷ niệm nào về bác đưa thư?
Người đưa thư lưu dấu trong ký ức tôi những kỷ niệm không bao giờ quên. Người ấy đã mang đến cho tôi những buồn vui, hạnh phúc và dằn vặt. Tôi nhớ rất rõ và như sống lại những cảm giác ấy khi nghĩ về người đưa thư. 

Thứ Năm, 17 tháng 9, 2015

Sưu tầm: Một câu kinh tóm lược Phật Pháp

Bác sĩ Nguyễn Văn Bảo

Câu “Phật Pháp không phải là Phật Pháp cho nên gọi là Phật Pháp” xuất hiện trong nhiều cuốn Kinh Phật. Nó được nhắc lại nhiều lần trong kinh Kim Cang. Hãy phân tích để thấu hiểu ý nghĩa bao quát của câu kinh này.
Câu kinh có ba phần rõ rệt: Phật Pháp, không phải là Phật Pháp, cho nên gọi là Phật Pháp.
1/ Phần 1: Phật Pháp

 Trước tiên hãy phân biệt Phật Pháp và Kinh Phật

 Phật Pháp ̣(Buddha’s teaching) là lời dạy từ chính cửa miệng của Như Lai trong suốt 50 năm giảng đạo. Ở thời điểm đó, Ấn Độ chưa có chữ viết. Những lời giảng của Ngài được chuyền khẩu từ thế hệ này qua thế hệ khác. (A Nan, người có trí nhớ siêu phàm và là đệ tử trẻ nhất trong 12 đại đệ tử là người có công nhiều nhất trong việc chuyền khẩu lời của Như Lai). Hậu qủa của việc chuyền khẩu là: cùng một ý tưởng của Như Lai mà các hệ phái lại diễn đạt khác nhau trong kinh sách của họ.