Diễn Đàn

Bài dịch từ một bài thơ Pháp ngữ.
                                                                
 Tuổi vào thu

Tôi cứ nghĩ tuổi già đầy nỗi sợ,
Sợ mùa sang, sợ năm tháng qua mau,
Sợ gió mưa, sợ tâm hồn băng hoại,
Sợ tóc phai màu, sợ cả nếp nhăn.

Nhưng nhận ra tuổi già không giới hạn,
Không muộn phiền còn đem lại nguồn vui.
Tôi chậm bước trên đoạn đường còn lại,
Hưởng ngày vui ngắn ngủi chẳng còn bao.

Tôi vẫn tưởng tuổi già trời ảm đạm,
Xuân thiếu hoa và vắng cả tiếng cười,
Hoa không nở và cây không nẩy lộc,
Sách không lời cầm bút chẳng ra thơ!

Chợt nhận ra tuổi già lòng lắng lại,
Sống hôm nay chẳng nghĩ đến ngày mai.
Thôi không đếm tuổi đời thêm chồng chất,
Mặc ngày qua, cầm bút họa thành thơ.

Tôi cứ ngỡ tuổi già hồn băng giá,
Quên đắm mình ngắm vũ trụ đầy sao,
Tim chai đá chẳng dấy lên ngọn lửa,
Cả bầu trời u tối phủ đời tôi!

Bỗng nhìn thấy những đóa hồng đẹp nhất,
Nở vào thu bằng đôi mắt reo vui,
Hít thật sâu ôi mùi hương tỏa nhẹ,
Ướp cho đầy hương vị Tuổi vào Thu.


"JE CROYAIS QUE VIEILLIR..." 
của Marcelle Paponneau

Je croyais que vieillir me rendait bien maus sade,
Craignant chaque saison, les années, le tapage,
Le grand vent et la pluie, l'esprit qui se dégrade,
Les cheveux clairsemés, les rides du visage.

Et puis je m'apercois* que vieillir n'a pas d'âge,
Qu' il ne faut point gémir, au contraire chanter.
Et même, à petits pas, les jours ont l'avantage
D'être beaux et trop courts quant il sont limités.

Je croyais que vieillir c'était le ciel tous gris,
Le printemps sans les fleurs, les lèvres sans sourire,
Les fleurs sans chansons, les arbres rabougir,
Un livre sans histoire, un crayon sans écrire.

Et puis je m'aperçois que vieilir rendre bien sage,
Que je vis chaque instant sans penser à demain,
Que je ne compte plus les anneés de mon âge,
Peu importe le temps, le crayon à la main.

Je croyais que vieillir transformerait mon âme,
Que je ne saurais plus contempler les étoiles
Que mon coeur endurci n'aurait plus cette flamme,
Qui transforme ma vie lorsque le ciel se voile.

Et puis je m'aperçois que les plus belles roses
Fleurissent à l'automne et sous mes yeux ravis,
Je respire très fort ce doux parfum que j'ose
Garder pour embaumer l'automne de ma vie.

Lai Duc Thong

************************
TÌNH TOÁN HỌC :Toàn Phong Nguyen xuan Vinh & d...


Mười Hai Bến Nước
Tôi không phải là một thi nhân, để có nhiều thì giờ nhàn rỗi ngâm trăng vịnh gió vì cuộc đời của tôi là một chuỗi ngày phải tranh đấu liên miên. Mặt khác công nghiệp của tôi là ở trong quân đội và trong ngành giáo dục và khảo cứu về toán học nên lại càng ít có dịp làm bạn với thơ văn. Nhưng từ nhỏ tôi vẫn mơ làm thi sĩ, nghĩa là vẫn ôm mộng làm thơ. Đọc ở trong sách tôi được thấy là muốn thành một toán gia siêu việt cần phải có một bộ óc giầu tưởng tượng, phải có chút ít thơ mộng, vượt qua những tầm thường gò bó của thế tục. Nhà toán học Đức quốc lừng danh Karl Weierstrass (1815-1897) của thế kỷ 19 đã viết rằng:

“It is true that a mathematician who is not also something of a poet will never be a perfect mathematician”.

Câu này có thể tạm dịch là:

“Thật đúng vậy, là một toán gia nếu không cùng một lúc là một thi sĩ thì không thể nào là một toán gia vẹn toàn được”.

Vì tin ở lời nói của Weierstrass, là một toán gia tôi rất hâm mộ, nên đôi khi trăn trở về một bài toán mà tôi chưa tìm ra được lời giải toàn vẹn, tôi cũng đã từng đổi bút, làm thơ. Cho đến nay thì những bài thơ tôi đã làm chưa phải là thơ tình vì còn nặng mầu sắc toán học. Dưới đây là một bài tiêu biểu: 

Tình Hư Ảo 

Anh tìm em trên vòng tròn lượng giác,

Nét diễm kiều trong tọa độ không gian.

Đôi trái tim theo nhịp độ tuần hoàn,

Còn tất cả chỉ theo chiều hư ảo.

Bao mơ ước, phải chi là nghịch đảo,

Bóng thời gian, quy chiếu xuống giản đồ.

Nghiệm số tìm, giờ chỉ có hư vô,

Đường hội tụ, hay phân kỳ giải tích.

Anh chờ đợi một lời em giải thích,

Qua môi trường có vòng chuẩn chính phương.

Hệ số đo cường độ của tình thương,

Định lý đảo, tìm ra vì giao hoán.

Nếu mai đây tương quan thành gián đoạn,

Tính không ra phương chính của cấp thang.

Anh ra đi theo hàm số ẩn tàng,

Em trọn vẹn thành phương trình vô nghiệm. 

Toàn Phong

Đầu năm Quý Mùi tôi viết một bài tâm tư đăng báo Xuân và ghép theo bài thơ trong đó. Sau khi số báo phát hành, tôi nhận được lác đác vài bức thư của độc giả gửi về khen ngợi ở chỗ tôi đã chuyển được ý toán thành lời thơ. Nhưng có một bức thư ở một nơi xa lạ gửi về làm tôi chú ý. Trong phong bì nhỏ có kèm theo một bức hình một phong cảnh núi đồi và dưới có bốn câu thơ: 

Núi Đồi

Nơi đây có núi cùng đồi,

Có con suối nhỏ, da trời mầu xanh.

Phương trình, em gửi tới anh,

Tìm xem đường kẻ song hành nơi nao?

Ở dưới có một dòng chữ nhỏ viết thật đều: “Nơi đây anh ra đời-- Trang Hồng Quỳ”. Tôi nghĩ là tên tác giả chỉ là bút hiệu, và bài thơ không nặng lắm về toán nên không có nghĩa là tác giả đã cảm hứng khi đọc bài thơ của tôi mà viết ra. Vì tôi thích phong cảnh núi đồi nên đã giữ tấm hình và ghim trên tấm bảng ở bên bàn học.

Sang tháng sau, tôi nhận được thêm một bức thư cũng cùng một tuồng chữ, nhưng theo dấu bưu điện thì gửi tới từ một phương trời khác. Lần này có tấm hình một con sông lớn, có loáng thoáng mấy chiếc tầu bể neo bên bờ. Ở dưới có đề bốn câu thơ: 

Sóng Nước

Đời tổng hợp bởi muôn làn sóng cuộn,

Mà tình anh là quỹ tích của không gian.

Kiếp nhân sinh là hàm số tuần hoàn,

Nên quanh quẩn trên vòng tròn lượng giác.

Dòng chữ nhỏ kèm theo lần này đề là: "Nơi đây anh lớn lên-- Trang Thúy Minh". Lần này tôi nhận ngay ra được con sông, một con sông quá quen thuộc, thuở nhỏ tôi thường ra chơi với một đứa bạn học nhà ở gần đó. Đứa bạn tôi tên là Nguyễn nên mới theo dõi bước Văn Tế, sau này tôi cũng không nghe được tin tức gì đặc biệt, nhưng hắn có người anh ruột thật nổi tiếng là nhạc sĩ Văn Cao. Còn con sông đó là sông Cửa Cấm ở Hải Phòng, là thành phố mà tôi đã theo học ở trường tiểu học Bonnal, sau đổi thành trường Ngô Quyền. Và như vậy thì bức hình chụp cảnh núi đồi là ở địa phương Yên Bái, nơi tôi sinh ra đời, nhưng khi được đầy năm thì gia đình lại dọn về Hải Phòng. Hình ảnh của người gửi thư giờ cũng dần dần hiện ra trước mắt tôi. Người đó chắc phải là một người học trò cũ, đã đọc những truyện tôi viết tả cuộc đời mình nên mới biết rõ nơi tôi sinh ra và nơi tôi theo học trường tiểu học. Qua tên hay bút hiệu thì tôi không thể nào đoán được tác giả là một nam sinh hay là nữ sinh vì chỉ là tên giả, nhưng phải là một người đối với tôi có chút quan hoài đường tôi đi và sưu tầm những bức hình, phong cảnh của những nơi tôi đã cư ngụ.

Về toán học muốn vẽ một đường thẳng, ta phải cần hai điểm. Muốn biểu diễn cho một hàm số tăng hay giảm bất thường theo một đường cong ta phải cần ít nhất ba điểm. Tác giả bí mật đã cho tôi hai thông tin, nên giờ tôi chỉ cần nhận được bức thư thứ ba là đoán rõ được nhiều chuyện. Nếu có thêm dữ kiện, tôi có thể đoán biết được rằng người viết thư thân thiết để giới thiệu những ngọn núi hay đầu sông mà tôi đã đi qua, những bến nước mà tôi đã dừng chân, người ấy có liên hệ gì với tôi. Cả một tháng Ba đã đi qua, mà tôi vẫn mong đợi, chờ hoài dằng dặc mà không nhận được chiếc phong bì bé nhỏ xinh xinh. Lá thư thứ ba phải đợi đến cuối mùa xuân mới tới, và quả như tôi đã đoán trước, tấm hình gửi theo là hình hồ Gươm với tháp Rùa ở Hà Nội, nơi tôi theo học ở bậc trung học và năm đầu ở đại học. Những bức thư gửi tới mà tôi nhận được đã theo diễn biến thời gian, và tác giả những bức thư đã đọc ở đâu đó tiểu sử cuộc đời tôi. Tôi nhớ đến hai câu thơ của cụ Đồ Chiểu, viết trong cuốn "Lục Vân Tiên":

"Lênh đênh một chiếc thuyền tình,

Mười hai bến nước đưa mình vào đâu."

Tôi mới dừng chân ở vài bến nước, và dạo đó con thuyền tình cảm của tôi vẫn còn lênh đênh trên gợn sóng chưa trôi dạt vào một bến bờ nào. Bốn câu thơ viết dưới tấm hình hồ Gươm, lần này nặng hơn về toán học, và cường độ thiết tha cũng đã tăng lên gấp bội:

Song Song

Ai nghiên cứu vẽ ra đường quỹ tích,

Của tình yêu, hàm số tuổi ngây thơ?

Lúc kề bù, thẳng tắp quãng đường mơ,

Còn song song trên kiếp người vô tận.

Dòng chữ phụ đề trước đây đượm mầu thanh lịch, nhưng lần này nét chữ có vẻ đậm hơn. Tôi đọc được "Nơi đây anh gặp nàng - Trang Phi Phượng." Tôi hơi thắc mắc về hai chữ "gặp nàng", và chợt nhớ ra rằng tôi đã viết cuốn truyện "Đời Phi Công" trong đó tôi đã nói là gặp một người bạn gái có tên là Phượng. Kể tuổi đời năm ấy mười tám, đôi mươi là lúc tôi đang theo học ở thành phố bên trong con sông Hồng. Cuốn truyện này được các bạn trẻ thời xưa rất ham chuộng mà hình như các học sinh cũ của tôi ai cũng mua một cuốn và mang tới lớp học để xin tôi chữ ký lưu niệm. Tôi nghĩ rằng một học sinh cũ hay một người bạn nào đó, từ thuở xa xưa, đã dùng lối gửi thư này để nhắc nhở và nhắn tôi hai điều. Thứ nhất là xưa kia tôi đã viết những bài về nghiệp bay, mở đầu cho một nền văn chương hướng về đề tài không gian và vũ trụ, và những người mà cuộc đời trải theo mây trời có thể khai thác như là một nguồn cảm xúc vô tận. Thứ hai là người gửi thư muốn khuyến khích tôi viết tiếp nối bài thơ "Tình Hư Ảo" để lập ra trường phái thơ tình toán học, coi như là một cuộc kết hợp kỳ diệu giữa thơ văn và khoa học, và phổ biến rộng rãi những bài thơ theo thể loại này để cho giới trẻ, dù cho ở ngành chuyên môn nào cũng có thể sáng tác thơ văn bắt nguồn từ môi trường hoạt động của mình. Và để tỏ tình đồng điệu, tác giả đã đóng góp thêm mấy bài thơ.

Mỗi bài thơ tôi nhận được tôi có thể họa lại hay viết tiếp nối. Nhưng tôi nghĩ việc này tôi có thể làm về sau, khi đã nhận được hết những bài thơ theo dõi những chặng đường tôi đã đi qua. Tôi đã tặng bản quyền cuốn “Đời Phi Công” cho Hội Khuyến Học ở thành phố St Louis và hiện nay Hội đang chuẩn bị cho in lại để gây quỹ phát giải thưởng cho các em học sinh xuất sắc. Trên cuốn sách này và trên nhiều bài viết khác đã được phổ biến rộng rãi, tôi đã nói sơ qua về cuộc đời của mình, khi đang là sinh viên ở Đại Học Hà Nội, tôi được động viên theo học để trở thành một sĩ quan trong ngành công binh, và sau đó tôi đã đi Pháp để học thành một sĩ quan phi công. Bến dừng chân của tôi, sau khi ra trường ở Thủ Đức, là một quận nhỏ ở Thái Bình khi tôi được quân đội giao cho công việc xây cất một cây cầu trên một mạch lộ giao thông quan trọng. Nếu tác giả ẩn danh của những bài thơ đã gửi đến mà định gợi cho tôi nhớ đến những tỉnh thành tôi đã đi qua trong binh nghiệp thì tôi đoan chắc rằng người đó sẽ kiếm giùm cho tôi những hình ảnh của quân trường Thủ Đức, của những thành phố Thái Bình, Paris, Marrakech ...., là những nơi tôi đã tuần tự đi qua theo dòng đời nổi trôi. Đúng như tôi dự đoán, trong ba tháng liền tôi nhận được mỗi tháng một bài thơ kèm theo hình ảnh những đô thị tôi đã cư ngụ là Thái Bình, Paris và Marrakech. Tấm hình ở Thái Bình chỉ là hình chụp phía đằng sau của một người lính chiến, nhìn ra một cánh đồng hoang vu, một buổi chiều tà. Tôi nghĩ đây chỉ là một tấm hình cóp trên một tờ báo quân đội, vì người chiến sĩ có đeo một khẩu súng ngắn xệ bên hông phải trông dáng điệu thật hùng dũng, còn tôi thì ít khi tôi đeo súng. Hồi ở Thái Bình thuộc Quân Khu Ba, hàng ngày ra công trường tôi chỉ sách theo một khẩu carbine mà thôi. Tên tác giả ký lần này cũng khác, duy tôi có thể đoan chắc là chỉ có một người, hay một nhóm bạn trẻ vui nghịch với nhau, rủ nhau làm thơ tình toán học để tặng tôi. Bài thơ nay dài hơn, và ở phía dưới có phụ đề là “Nơi đây anh vào đời - Huyền Thanh Nữ”. 

Tâm Điểm

Tình là vậy, từ chân không chợt đến,

Một vòng tròn quay hai nửa tim hồng.

Để mỗi ngày đôi chân bước song song

Mong đi tới tận cùng là giao điểm

Em yêu anh, nên anh là tâm điểm

Giữa vòng tròn hạnh phúc của đời em.

Dẫu thời gian, không gian hoài biến chuyển,

Quỹ tích này vẫn mãi chỉ chờ anh.

Tấm hình tháp Eiffel, là biểu tượng của Paris, kinh thành ánh sáng, tôi nhận được với bài thơ tiếp nối, làm tôi nhớ lại những ngày ngồi ở trong những quán cà phê bên bờ sông Seine, như tôi đã tả trong cuốn “Đời Phi Công”. Đó là những ngày đầu tiên tôi sống trên nước người, và tôi còn nhớ rằng khi được thư của cô bạn gái bé nhỏ ở quê nhà hỏi có thấy nhớ nhà hay không thì trong một phút bồng bột của tuổi trẻ, lòng còn ôm mộng viễn phương, tôi đã viết thư trả lời: “Trong lúc này anh không thấy nhớ vì lòng còn đang rộn ràng với những cảnh lạ đường xa. Anh chỉ mơ hồ thấy rằng quê hương đang ở xa lắm, gần trọn nửa vòng trái cầu, có nhớ, có thương chăng nữa thì cũng nhớ xa sầu vời vợi, thương mênh mông như đại dương rộng lớn, còn có nhớ thương riêng một chút nào thì chắc cũng chỉ gói trọn vào một mình em gái anh mà thôi.” Tấm hình tôi nhận được, tôi không in vào đây mà thay bằng hình bìa cuốn sách lần tái bản, trên đó cũng vẽ tháp Eiffel. Còn bài thơ thì tôi để nguyên là: 

Bâng Khuâng

Trời về khuya, bóng hình ai thương nhớ,

Muốn quên đi, vì giấc mộng không thành.

Vẽ cho cùng, không trọn trái tim anh,

Em đành đem chuyện chúng mình cất lại.

Trang giấy nhầu ghi chút tình thơ dại,

Ngơ ngác buồn cây bút nhạt tình anh.

Em đã mang lượng số tính cho nhanh,

Tìm công thức đo trái tim mọng đỏ.

Tuy bây giờ tên tác giả đã hơi đổi khác, nhưng nét bút nhẹ nhàng vẫn nguyên như cũ và lần này được ghi chú là: "Nơi đây anh ngỡ ngàng - Huyền Nhi Nữ". Lần nào nhận được thư tôi cũng thấy thắc mắc nhiều về những câu phụ chú.

Những bài thơ, thật ra chỉ là những bài thơ toán học, phảng phất chen vào vài câu tình cảm ý nhị, và không liên hệ một chút gì đến tấm hình kèm theo. Nhưng câu phụ chú mới nói lên trạng thái, hay tình cảm đương thời của tôi. Người gửi tấm hình tháp Eiffel hình như đã đọc rất kỹ cuốn sách mà biết được tâm trạng lúc bấy giờ của tôi, đã được ghi lại như sau:

"Ánh sáng kinh thành huyền ảo cũng như mờ dần yếu ớt qua những lớp sương đêm. Tình quê hương lại nhóm bồng bột trong lòng người lãng tử. Ánh điện Nê-ông xanh rợn hay ánh lửa hoe vàng màu hỏa hoàng của ngọn đèn dầu, nhạc điệu sam-ba dậm dật hay tiếng sáo diều vi vu, Phượng ơi nào anh có biết? Chỉ biết đêm hôm nay có một anh chàng cà phê, ngồi giữa ánh sáng kinh thành mà nhớ đến quê hương."

Quả thật người viết những bài thơ đã biết là lúc đó tôi có tâm sự ngỡ ngàng của người vừa tới một phương trời xa lạ. Nếu những ngày lang thang trong lòng thành phố Paris, giữa khu Latin, và thỉnh thoảng lại vào một quán cà phê uống một mình, lặng nhìn thiên hạ mà nhớ đến quê hương, là những ngày tôi thấy ngỡ ngàng, thì những tháng sau, được gửi sang Bắc phi thực tập phi hành, hàng ngày tập đáp phi cơ trên những phi đạo trải rộng trên những cánh đồng cát, thì những ngày ấy mới là những ngày tôi thực sự bước chân vào đời và đã phải cố gắng hết sức mới vượt qua chặng đường huấn luyện bay đầy thử thách này. Huyền Công Nữ đến với tôi trong một bức hình cảnh sa mạc với mấy cây gồi và đoàn lạc đà đi trông thật là cô quạnh. Đây có lẽ là hình ảnh của Marrakech mà nàng thơ đã chọn cho tôi. Tôi tạm gọi tác giả những bài thơ toán là nàng thơ vì những tên ký diễm kiều với nét chữ nhẹ nhàng. Tôi đã sống ở nơi này vào khoảng chừng tám tháng, trong suốt thời gian học bay căn bản. Những kỷ niệm đáng ghi nhớ là những buổi chiều chủ nhật đi giữa những căn phố nhỏ hẹp, để coi những thổ sản gồm có những tấm thảm dệt tay, hay những đồ đồng hay đồ da, những người bán hàng luôn luôn mời chào. Những buổi chiều ấy, tôi đã đi lạc vào thế giới của nghìn lẻ một đêm, nhưng những nàng kiều nữ tôi đã gặp chỉ lộ ra những đôi mắt đen huyền, sâu thẫm, còn khuôn mặt luôn luôn được che kín bởi những làn voan đen. Sau khóa học, lại trở về Pháp, với tôi những kỷ niệm không quên còn có những buổi bay đêm dưới ánh trăng ngà dãi trên những cồn cát vàng hiện ra sáng lóng lánh dưới cánh người bay. Giờ đây những kỷ niệm ấy lại đến với tôi khi tôi cầm trong tay tấm hình đoàn lạc đà đi trên những cồn cát vàng với lời ghi chú: "Nơi đây anh mơ màng - Huyền Công Nữ". Nàng cũng gửi theo một bài thơ với ngụ ý chia ly: 

Ly Biệt

Anh ngỡ ngàng, đọc phương trình em gửi,

Để nhận rằng đường anh bước song song.

Đôi ta đi, dù tới cõi vô cùng,

Nhịp sống đời chẳng bao giờ hội tụ.

Thôi đi nhé, không gian và vũ trụ,

Bóng thời gian tồn tại mãi không phai.

Bội số nhân, cộng lại dạ quan hoài,

Chỉ chờ anh, và chờ anh mãi mãi.

Sau thời gian học bay ở Bắc Phi tôi quay trở lại Trường Võ Bị Không Quân ở Salon de Provence để học tiếp phần lý thuyết. Cũng trong dịp này tôi ghi tên ở Đại Học Marseille để học thi bằng cử nhân toán học. Nhưng nàng thơ mà tôi quen biết qua thư từ thì lại thật lạ lùng ở chỗ khi tôi được huấn luyện về quân sự hay về phi hành thì lại gửi cho tôi những bài thơ tình toán học viết thao thao bất tuyệt, mà khi tôi tới đoạn đời thiên nhiều về toán thì lại đi ẩn luôn. Tôi đã nghĩ rằng tính trung bình mỗi tháng tôi nhận được một bài thơ, kèm theo một tấm hình theo thứ tự thời gian những nơi tôi đã đi qua thì sau tấm hình ở Marrakech nàng sẽ gửi cho tôi một tấm hình ở miền Provence, và lần này thì bài thơ tình toán học sẽ chỉ hoàn toàn về toán. Nhưng suy nghĩ của tôi chỉ đúng một nửa. Suốt hai tháng hè năm vừa qua tôi không nhận được một bức thư nào. Rồi bỗng nhiên vào cuối hè, một hôm bắt đầu vào thu trời đổ lạnh, tôi nhận được một bài thơ dài, lần này làm theo thể thất ngôn như dưới đây:

Biết Mấy Cân Bằng

Đời tổng hợp biết bao hàm số,

Mà giải nên trọn kiếp nhân sinh.

Vì tình yêu chính là độc nghiệm,

Ta mơ tìm phương pháp chứng minh.

Vào không gian tình là hình học,

Tính đạo hàm! Em sẽ soát con tim.

Ngừng nơi đó, không ra định lý,

Chờ phút giây, cho mộng đắm chìm. 

Nguồn hạnh phúc gồm bao ẩn số?

Hệ phương trình, đủ lý giải chăng?

Đẳng thức nào đem ra liên kết? 

Đợi chờ nhau, biết mấy cân bằng!

Nhìn tấm hình kèm theo tôi không khỏi bàng hoàng, nhớ lại những kỷ niệm xưa, vì là tấm hình cổng Phi Long, là cổng chính vào căn cứ Tân Sơn Nhất ở Sài Gòn, nơi tôi đã thường nhật ra vào hơn bốn năm trời khi tôi giữ chức vụ Tư Lệnh Không Quân Việt Nam, cách đây cũng đã gần nửa thế kỷ. Kèm theo tấm hình, lần này có lời phụ chú: "Nơi đây anh vẫy vùng - Trang Thiên Thanh".

Những tấm hình gửi tới đã không đi liên tục, vì không có những tấm hình miền Salon de Provence, nơi tôi thao dượt trong Trường Võ Bị, những ngày gắn lon alpha, và trao kiếm, những buổi đại lễ uy nghi, những toán sinh viên sĩ quan diễn hành, hàng hàng lớp lớp, trên trời phi cơ bay thành đội hình. Hình ảnh mười hai bến nước của tôi như vậy sẽ không đầy đủ, và cuộc đời của tôi đã bị cắt một khoảng trống, khoảng thời gian những năm cuối cùng sống trên đất Pháp, khi tôi vùi đầu vào học, cố thu thập những lý thuyết quân sự, tổ chức hành chánh, kỹ thuật và hành quân trong Không Quân, và đồng thời cũng nhân dịp còn ở nước người học thêm về toán học, những môn chưa được giảng dậy ở quê nhà. Chính vì nhờ có những ngày không sôi nổi, lắng đọng như vậy mà tôi đã thâu thập thêm được nhiều kiến thức, để sau này có dịp đưa tài năng phục vụ quê hương một cách đắc lực hơn.

Một năm dài đã dần qua kể từ ngay tôi phóng bút viết bài thơ Toán với đề là "Tình Hư Ảo". Những bài thơ đáp lại, gửi đến từ bốn phương trời, nay không còn thấy đến nữa. Phải chăng tôi đã viết ra một phương trình mà không có nghiệm số, hiểu theo nghĩa bóng, và nghĩa đen là viết lên một bài thơ mà không được mấy người đáp ứng. Tôi đã phải buồn rầu mà nghĩ rằng có thể tất cả chỉ là hư ảo, bài thơ tôi viết ra và những bài tôi nhận được, rồi đây sẽ quyện lấy nhau như một cơn gió lốc, chợt đến rồi lại đi nhanh, rồi sẽ tan ra làm mây, làm khói, đi khắp bốn phương. Rồi đây, bỗng có ai nhặt được, đăng thành bài bản, người đọc cũng không thể đoán ra ai là tác giả, và có thể cũng không hiểu được hết ý nghĩa của những bài thơ, giữa vần điệu lại có chen thêm những phương trình toán học. Nhưng vào đầu thu, một tin mới lạ đã đến và giải thích được nhiều điều tôi chưa am tường, những nỗi thắc mắc vẫn còn vấn vương. Trong một buổi hội ngộ các cựu chiến sĩ ở Nam Cali, tôi được một phóng viên của đài truyền hình Michigan TV phỏng vấn. Lúc về anh gửi cho tôi một cuốn băng thâu hình, kèm theo một bức thư trong đó anh đã nói là thường đọc tin túc về tôi qua một diễn đàn điện tử của các bạn trẻ. Anh cho tôi tọa độ, và khi bật máy lên thì tôi đã rất ngạc nhiên khi thấy trên diễn đàn Đặc Trưng, có mục "Toàn Phong Nguyễn Xuân Vinh", trên đó tôi được một số những bạn trẻ ở khắp năm châu trao đổi ý kiến và cho nhau tin tức về tôi, là người mà có lẽ phần lớn các bạn chưa hề gặp. Có những tin đưa ra trung thực, nếu lấy từ những bài do tôi viết, hay những bài do các thân hữu viết về tôi. Có những tin hoàn toàn sai lạc, và người cho tin cũng đã nói là do một người khác kể lại. Nhưng nội dung thì trong diễn đàn này, người khởi xướng chỉ nêu lên một nhân vật, thường thì là một khoa học gia, và những người muốn tìm hiểu thêm đã dùng diễn đàn đó dễ trao đổi tin tức để biết thêm về cuộc đời của người này. Những trao đổi này thường kéo dài chừng vài tháng, hay một năm là cùng. Vậy thì bài thơ "Tình Hư Ảo" tôi viết ra cũng chỉ như là một điểm tụ hợp để một số bạn trẻ gửi bài đến đóng góp và cùng chung một ý niệm là sáng tác những bài thơ tương tự gửi cho nhau coi. Mỗi lần gửi bài cho nhau họ lại gửi một bản tới tôi là người khởi xướng. Những bài thơ gửi giờ đây cũng thưa thớt, báo hiệu cái diễn đàn "thơ tình toán học" tôi khởi xướng cũng đã đến hồi chung cuộc. Đúng như lời tôi tiên đoán, vào ngày đầu năm, tôi nhận được bài thơ cuối cùng và nàng thơ toán của tôi với những tên khác nhau, nhưng nghe thật diễm kiều như Trang Hồng Quỳ, Trang Thiên Thanh, ... Huyền Nhi Nữ, Huyền Công Nữ, ... cách đây một năm bỗng chốc hiện ra, nay lại biến đi trong cõi nhạt nhòa. Bài thơ cuối cùng, được gửi kèm theo hình một bức tranh, hình như là của Tú Duyên vẽ một thư sinh ngồi như lắng nghe tiếng đàn, tiếng trúc ti từ nơi đâu ngân lại. Hình vẽ có kèm theo lời phụ chú: "Nơi đây anh tâm tình--Huyền Thiên Nữ". Còn bài thơ tôi in lại nguyên văn như dưới đây:

Người Tình Không Gian 

Anh với em đồng quy trên mặt phẳng,

Từ một chiều xa lạ của không gian, 

Từ một buổi trao tần số ngỡ ngàng,

Vùng tiếp tuyến trên bờ môi, nhất định. 

Đã trót yêu, từ tâm theo bán kính. 

Mối tình đầu không hệ luận tương lai. 

Biết anh đi trên quỹ tích đường dài, 

Hồ mắt lệ, em vương chiều tọa độ.

Giải đạo hàm em mong tìm nghiệm số. 

Kỷ niệm buồn, cực đại giữa tim ai? 

Đem nhớ thương, không còn biết ngày mai,

Đã yêu rồi, tình đôi ta bất biến. 

Anh từng nói yêu trong tình thánh thiện,

Rút căn rồi hội luận có bằng không. 

Khi biết mai sau em phải theo chồng, 

Buồn thẳng góc theo những đường tiệm cận. 

Chiều nhớ thương chất chồng theo vô tận,

Anh đi rồi định lý sẽ sai đi. 

Giải đoán nào lại không ướt bờ mi,

Thôi, chỉ đợi kiếp sau thành nhất thể. 

Anh hiểu chưa, cõi lòng em như thế,

Em muôn đời không đổi trục, anh ơi. 

Nhớ thương anh, tuy chẳng nói nên lời,

Em mơ ước theo cung đường tối lợi. 

Tìm giao điểm cho lòng ai mở hội, 

Xác định rồi vẽ đồ thị triển khai, 

Rồi chứng minh tỷ lệ suốt đêm dài, 

Lên đáp số đóng khung đời hình học.

Bài toán tình luôn làm người mê hoặc,

Bởi muôn đời nó vô định, người ơi!!

Chép xong bài thơ tình toán học để kết thúc một câu chuyện tâm tình viết một ngày xuân, tôi đọc lại hai câu thơ cuối và thấy rằng quả là tôi đã mê say toán học trong suốt cuộc đời. Thuở xưa khi còn thích đọc những sách về văn học, tôi đã biết câu "Thư trung hữu nữ nhan như ngọc", nghĩa là trong sách có người con gái sắc diện ngọc ngà. Bây giờ thì tôi hiểu được rằng không phải sách văn chương mới làm mình mê hoặc như được nhìn thấy người đẹp qua những kinh văn, nhưng sách toán và khoa học cũng có thể làm cho ta có những phút mộng mơ.



Toàn Phong NGUYỄN XUÂN VINH



*********************************

CHÚT TÌNH RIÊNG GỬI HUẾ
(của Chị Bùi thi Ngọc-Lan ở Úc,

giáo sư Trường Đồng Khánh,
đã đăng trong Đặc San Kỷ Niệm QH-ĐK).

  
Ngày mai , bạn trở lại quê nhà,
Độc hành, có nhớ những ngày qua,
Bạn bè dăm đứa tung tăng bước,
Rạo rực trong lòng, bướm với hoa.
Tháng chạp Huế mình chắc lạnh lắm?
Tràng Tiền, mờ hẳn phủ trong mưa,
Aùo ấm ai khoe, màu phượng vỹ?
Nhớ quá Huế ơi, nói sao vừa.
Đâu những chiều qua xóm Ngự Viên,
Lao xao mặt nước, bóng con thuyền,
Văng vẳng tiếng ngân: chuông Diệu Đế,
Trong Huế và ta đượm gió thiền.
Đi dọc sông đào nước uốn quanh,
Không qua bao thác, vượt bao ghềnh,
Lững lờ nước vẫn trôi bình thản,
Có biết lòng ta: dậy sóng tình?
Đường về quê ngoại bao nhung nhớ,
Cao vút hàng cao dọc lối mòn,
Có nhớ người ơi: hương hoa bưởi?
Tiếng sáo diều ngân, thật ví von.
Nhớ phượng đỏ trời ngày tháng hạ,
Nhớ mai vàng rực những ngày xuân,
Nhớ sen hồng cả lăng miếu cổ,
Nhớ quá Huế ơi, rặng sầu đông.
Ngày về quê cũ xa lăng lắc,
Có thể bây giờ, Huế đổi thay.
Trong ta, em vẫn trăng mười sáu,
Em vẫn thẹn thùng, má đỏ hây.

***************************************
Thảo Nhi

Ừ nhỉ?...bao năm ta phiêu bạt.
Quên lời thề hẹn cuối chân mây
Áo ai chiều ấy màu tím nhạt
Ôm ấp tình ta em co' hay?
Tan trường em vội bước về mau
Nhà xa đò vắng nước sông sâu
Ta theo ngày nắng,mưa không quản,
Ngại đường khấp khểnh góp em đau...
Thuyền mảnh đưa em về bến mơ.
Tơi lá mưa xuyên ướt lá mờ
Ta ướt lưng ta che nẻo gió
ấm em ấm cả chút tình thơ.
Tóc dài em nỡ bín làm chi
Tay ta làm lược chải cho vì!
Có nhớ khi xưa chàng Vô Kỵ
Vẽ giũm ai đó đẹp làn mi?
Em cười, nón lại nhẹ chao nghiêng.
Che ngang dấu ánh mắt mơ huyền
Ta biết hồn ta chìm trong nón.
Làm răng nhắn nhũ chuyện lương duyên...?
..Cầu ấy bao nhiêu nhịp hởi em?
Nhớ buổi mai trưa dáng áo mềm
Ai đón đưa em vầy mối mới
Âm thầm ta lặng ngó đau thêm...
Quá nữa đời người lạc xứ xa
Cứ ngỡ chuyện xưa trí đã nhòa
Ai có ngờ đâu tim thổn thức
nhìn nhau day dứt nhớ ngày qua!!!

Thôi nhé ...cho lòng nhẹ vấn vương
Nhân duyên đành lỡ cách đôi đường
Ví thử duyên mình như nguyện ước

Chắc gì áo tím vẫn ươm hương !???

*********************************

NGÀY CHỊ VỀ THĂM HUẾ
Tặng chị Trần Thị Liêng vợ của Lê Gia Thân
TRẦN XUÂN SỸ
Ba mươi năm chị mới về thăm Huế
Nơi quê nghèo mà ấm mối tình chung
Muà nắng nóng , chợt mưa về sao lạnh
Biết mần răng nói được : Lạ nhà chồng
Ba mươi năm nay chị về thăm Huế
Sông Hương chừ chẳng vội chảy ra khơi
Núi Ngự vẫn ngập ngừng , thông đứng đợi
Ôm vào lòng một chút Huế ngừơi ơi
Lâu lắm rồi , hôm ni về với Huế
Ghét mà thương, chi lạ rứa quê chồng
Vui chẳng vui , mà buồn lại chẳng buồn
Mà da diết quá trong lòng đến thế
Khi đi rồi , có điều chi với Huế
Nữa mang theo , nữa để lại quê chồng
Nếu ai hỏi có còn nhớ Huế không ?
Chị sẻ lắc đầu , mà nghe thổn thức
Huế 1999
Cũng xin tặng vợ tôi,Hà Huyền Chi, chưa bao giờ biết Huế, đã về thăm quê chồng vào năm 1994 Hà Tham
Chị Huyền Chi ơi nhớ tặng cho ông xã chị đi nhé. Chỉ có ông Hà Tham mới nói như rứa thôi đó nghe !!!!
*************************************************

Mong Anh

Trời mưa gió xám đen buồn lạnh lẽo
Khiến cho lòng em ước muốn có anh
Nép bên tay nồng ấm chút ân tình
Nhìn quanh lại vẫn chỉ hình với bóng
Đàn lên cung,phím ngà sao trống vắng
Cố nhũ lòng em vẫn có anh bên
Bảo em rằng em cứ cố vui lên
Xa cách chỉ làm tình thêm thắm thiết

M.TAM
(Nguyệt San Văn Phong tháng sáu, năm 2000)

*****************************************

Một cảm tác của Lê Minh Tâm từ Virginia khi hay tin Công Tôn Nữ Kim Chi đoạt giải Hoa Hậu 2001

Tà aó vương vương quyện gót hài
O làm răng giữ giáng thanh mai?
Nhớ ngày xưa cũ còn đi học

Nho nhỏ lưng ong chiếc áo dài
Uyễn chuyển O đi tay vòng nón

Kẹp sách O che dấu tóc mai
Ý tình non nước O phiêu bạt
Một dãi giang sơn đẹp ái hoài

Cong cong dáng bước đôi tà áo
Họa vẽ sơn ha` điệu trúc mai
In trong lòng khách lưu xa xứ
Một bóng hình O nhớ mãi hoài.

Minh Tâm

******************************************

Viếng thành phố Huế sau ngày khói lữa


Nắng nhạc chiều thu qụa rộn ràng

Sầu vương lau lách lạnh thành hoang

Thơ tàn cổ viện duyên ngao ngán

Đá nát hồng cung tiếng ngỡ ngàng

Gầy guộc gío sương tùng thế miếu

Bẽ bàng trăng nước trúc Hương giang

Trơng vời Thiên Mụ mây man mác

Lơ lững chuơng hơm rụng tiếng vàng

Quách Tấn

(Trích Tiếng Sơng Hương 1997)

**************************************

O X Huế     
         O x Huế răng mà đp ra?
        Mt xanh hin như c tích xa xưa
        Môi hng thm ti hai hàng phưng n
        Gót sen mn ru mng ưc đón đưa?
        O xứ Huế chi mà hiền rứa?
        Tóc buông dài bên chắn song thưa
        Ta khách lạ tình si da diết
        Ngắm nhìn o sáng tối chiều trưa
        O xứ Huế chi mà lạnh rứa?
        Hãy nhìn xuống dù môi cười một nữa
        Cho tim ta hồng lẹn ánh lửa
        Quên mình đang ầm tả dưới cơn mưa
        O Xứ Huế đi mô mà nhanh rứa?
        áùo o bay như long chầu , phượng múa
        Ta theo sau rối bời râu tóc
        Tim  o  chứ đã có một ngôi vua
        O xứ Huế răng buông lời ác rứa?
        Người chi mô noi như sanh như sứa
        Cái anh ni dị hợm chưa tề
        Ngươiø như ri mà biểu tui ưa
        O xứ Huế mắt nhìn mô rứa?
        Qùy bên o ta nguyện thề, tuỵên hứa
        ôi o yêu dấu lòng ta công chúa
        Cầm tay o nghe mưa móc ân thừa
        xứ Huế răng mà tình rứa?
        Tim  o nớ chừ ta nương tựa
        Môi thơm mgon nhãn lồng tiến chúa
        Bước chân về mắt vẫn còn đưa
        xứ uế ra7ng mà dị rứa?
        Thôi chiến chinh ta quay vó ngựa
        Treo kiếm cung, thư phòng mở cửa
        Ngồi bên o xem hoa nở bốn mùa
        ôi quê hương răng mà tội rứa
        Thành quách, đền đài , mộ bia... lệ ứa
        Ngựa bỏ bẹn sông, lòng đau vô tận
        Thôi đành lỗi thề ngày sau đôi lứa
        ôi xứ Huế người chi mà sầu rứa?
        Hai mươi năm nhìn vầng trăng úa
        Quê hương xừ rách nát đau thương
        Răng chung quanh vẫn mãi mãi vui đùa
        Ngồi nghe bài : răng , mô, tê , chi rứa
        Dấy trong lòng một vết thương xưa
        xứ Huế còn ngồi bê song cửa
        Vọng cố hương mà nước mắt như mưa

          Nguyễn Thanh Hoàng (Trích văn bút Louisiana hè 1996)

*****************************************

Đồng Khánh Ngày Xưa

Răng mà cứ theo tui hoài rứa

Cái ông ni mới dị chưa tề

Sơm trưa chiều ba bửa đi về

Đưa với đón làm chi không biết

Oâi dôi mắt chi mà tha thiết

Đừng có nhìn làm loạn bước tui đi

Lá thư  tình ông gởi làm chi

Cha Mạ biết rầy la tui chết.

Oâng tán tỉnh làm chi không biết

Tui như ma như quỷ dưới âm ty

Nói chi lới hoa mỹ làm chi

Tui còn nhỏ chuyện tình răng biết được

Tội tui lắm, cách cho vài bước

Đừng đi gần hai bước song đôi

Xa xa cho, kẻo bạn tui cười

Mai vô lớp cả trường dị nghị

Theo chi rứa răng mà không biết dị

Thôi được rồi đưa lá thư đây

Mai tan trường đứng đợi ở gốc cây

Tui sẽ tới trả lời cho biết.

Lưu Trần Nguyễn

 ***********************************

Có răng rồi mới rứa

Người ở mô răng mà kỳ lạ rứa

Giờ ra chơi cứ ngó miết người ta

Và reo lên khi thoáng thấy đi qua

Tụi bạn tưởng " có răng rồi mới rứa"

Thôi từ đây không qua bên nớ nữa

Cho anh chàng cứ đứng ở hành lang

Ngâm nga câu "hoa cúc áo vàng"

Và tương tư, chàng tập làm thi sĩ

Người ở mô mà vô duyên rứa hỉ

Trao phong bì rồi hấp tấp bỏ đi

Ờ thong thong nhớ nhớ làm chi

Về Ba Mạ biết ri la chết

Mắc cớ chi theo người ta cho mệt

Người răng mà ưa lẽo đẽo làm đuôi

Lỡ một lần như rứa cũng vui vui

Nhưng ngày mai, thôi đừng theo nữa hí.

T.K
Cựu học sinh Đồng Khánh tái ngộ thầy và họp mặt 2001 

**********************************

                               Thừa Thiên lục huyện:
            Làng xưa chợ Cũ
                          Thuyền về Đông Ba, thuyền qua Đập Đá
                          Thuyền về Vỹ Dạ đến ngã Ba Sình..........
 Chỉ với bốn địa danh trong câu ca dao trên, các bạn đã có 4 cái  chợ rồi. Tha Thiên lc
Huỵện ngày xưa nhiu ch lm. Khi ! To nh gn như làng nào cũng có ch. Đa thế đng rung, dân cư san sát gn nhau, ba bn làng cùng chung mt ch, có làng (xã) mt cái đu thôn, mt cái cui thôn,
Ch làng nào mang tên làng y như ch Hương Cn, ch Kim Long, chơ Phú c, ch Nam Ph, ch Thanh Lam...Cùng vi ch búa, các bn vì vy s tìm gp li quê quán hay trú quán , làng xưa xóm cũ.
Ngòai tên đp trong s sách đa b, ch (làng) còn có tc danh do dân chúng đt ra: Sình (Li Ân), Sy (ch An Gia) - t Sy, Sy v sau thành Sa, Sa, Ch Sa - Ch K L (Niêm Phò); Ch Cu (Phú Lương), ch Li ( Sư L Đông)...
Trong s nhng làng xưa ch cũ tìm gp sau đây, có nhng làng nhng ch có t lâu đi, xa xưa hơn t khi thành Châu-Hóa mi thành lp. Ô Châu Cn Lc viết t đi Mc Phúc Nguyên, ghi li không ít làng xã ch búa như Bao Vinh, Hà Khê, Thế Li, Tiu Sơn, Mu Tài, Li Aân, Diêm Trưng, Thanh Lam, Ưu Đim, Nguyt Biu, Long H, Văn Thê, V D, An Ninh, Trúc Lâm, Kế Môn, Dương N, Lương Văn, Phú Bài, C Bi, Thanh K, Bao La, Bác Vng, Hin Sĩ...An Cu, Hương Cn... Ni chng y không cũ đũ là đ tài gi hng đi sâu hơn vào các đa danh lch s, văn hóa và con ngưi.
Các bn s cùng tác ga đi *tham quan * các ch búa ngày xưa, t hai huyn Phong, huyn Quãng  ngoài đến tn ranh gii Phú Lc, vi Lăng Cô, Hói Mít cui cùng trên đưng xe la Huế - Đà Nng.
Tài liu ch búa góp nht t Đi Nam Nht Thng Chí. Tha Thiên Ph- B Quc Gia Giáo Dc Sàigon 1960.
Cùng vi tài liu Quc S Quán. Đi Nam Nht Thng Chí: Quyn I Kinh Sư- Tha Thiên do vin S Hc Hàni phát hành mi đây (Huế nhà Xut bn Thun Hóa 1992), nơi mc Ch Ph (trang 181 184), ch thy ghi mt s rt ít: Ch Gia Hi (Đông Ba), An Vân, Kim Long, Nma Ph, An Cu, An Nông, Phú L, Đi Lc và...hết. Rt ngc nhiên các ch Diêm Sinh, C Thành, Kim Đâu, Đan Du thuc tnh Quãng Tr, t nhiên lc đưng vô kinh s Tha Thiên !
                                      1. Huyện Phong Điền:
                                                Chợ :  Ưu Đầm
                                                           Thanh Hương
                                                            Phò Ninh
                                                            Thượng An
                                                            Mỹ Xuyên ( chợ Hói )
                                                            Thế Chí ( chợ Biện )
                                                            Phò Trạch
                                                            Phú Nông
                                                            Vĩnh An ( chợ Mới Oâng Cơ )
                                                            Mỹ Cang ( Mỹ Cương )
                                            2. Huyện Quãng Điền:
                                                Chợ:    An Gia ( chợ Sậy)
                                                            Thạch Bình
                                                            Phú Lẽ
                                                            Uất Mậu
                                                            Tráng Lực
                                                            Kim Đoi
                                                            Phú Lương ( chợ Cầu )
                                                            Hạ Lang
                                                            Phú Lễ ( chợ Bái Đáp hay Báo Đáp )
                                                            An Xuân
                                                            An Thành
                                                            Mỹ Xá
                                                            Lãnh Thủy ( chợ Vĩnh Tu )
                                                            Niêm Phò  ( chợ Kẻ Lừ )
                                                            Phong Lai ( chơ Nữu )
                                                            Lai Hà
                                                            Sơn Tùng ( chợ Nang )
                                                            Thành Công
                                                            Nam Phù
                                            3. Huyện Hương Trà :
                                                Chợ :  Đông Gia ( Đông Ba )
                                                            La Chữ
                                                            An Vân ( An Hòa )
                                                            Thanh Lương ( chợ Cát )
                                                            Kim Long
                                                            Bao Vinh
                                                            Hương Cần
                                                            An Ninh ( chợ Thông )
                                                            Minh Hương ( chợ Đò )
                                                            Xước Dũ ( chợ Bến Nậy )
                                                            Định Môn
                                                            Thanh Hà
                                                            Long Hồ
                                                            Thái Dương
                                                            Cô Bi
                                                            Phú Oác
                                                4. Huyện Phú Vang:
                                               Chợ:    Nam Phổ
                                                            An Truyền ( chợ Chuồn )
                                                            Dương Nổ ( chợ Nỏ hay đọc Nọ )
                                                            Mậu Tài
                                                            Lại Aân ( chợ Đình )
                                                            An Lưu ( chợ Sam )
                                                            Dưỡng Mong
                                                            Qui Lai
                                                            Thanh Lam
                                                            Ngọc Anh
                                                            Lương Viện
                                                            Trung An ( chợ Hà Trung )
                                                            Diêm Trường
                                          5. Huyện Hương Thủy:
                                                Ch:    An Cu
                                                            Lương Văn ( ch Mi )
                                                            Dương Xuân H ( ch Bến )
                                                            Thanh Thy
                                                            Nguyt Biu ( chơ H Quỵền )
                                                            Dã Lê ( ch Hôm Gót )
                                                            Phú Bài
                                                            Bng Lãng ( ch Tun )
                                                            Thn Phù
                                                            Th Lc
                                                            Nhĩ Thủûy
                                                            Long Xá
                                                            La Sơn
                                            6. Huyện Phú Lộc:
                                                Chợ:    Sư Lỗ Đông ( chợ Lội )
                                                            Mỹ Lợi
                                                            An Nông
                                                            Cao Đôi ( chợ Cao Hai )
                                                            Trung Kiên ( chợ nước Mặn )
                                                            Thùy An ( chợ Nước Ngọt )
                                                            Vĩnh Hòa ( chợ Mối Am )
                                                            Nghi Giang
                                                            An Cư.
                         ( Trích Tiếng Sông Hương  Dallas ) 


*****************************************

           GIỌNG HUẾ - GẦN CẢM, XA THƯƠNG 
                                                           * 
Lê Duy Đoàn.*
I. Những chuyện bên lề:1. Cô gái Huế hỏi: Bài " Giọng Quảng - Gần thương xa nhớ" của anh, em đã đọc nhiều lần ,nhưng lần nầy đọc lại vẫn bị cuốn hút vào câu chuyện ! Giọng Quảng thì gần thương xa nhớ, còn giọng Huế thì ra răng anh hè? Anh lậm tình cô gái Quảng rứa chơ có lậm tình với O gái Huế mô không? Có phải như người ta thường nói "Huế đi để mà nhớ , chứ không phải ở để mà ..." !
Chàng trai Huế trả lời: “Giọng Huế thì gần cảm, xa thương” em à. Ở gần nghe giọng Huế thầy thấm, có thấm mới cảm thương …nàng. Trai gái Huế thì " xa càng nhớ, ở càng thương" giống như anh với em ri nì!
Cô gái Huế nói: “ Anh nói rứa cho vừa lòng em thôi, chứ giọng Bắc sắc sảo, trau chuốt, chuẩn mực giọng nói như rót mật vào tai, giọng Nam ngọt như mía lùi như tai được rót mật răng anh không nói cảm nói thương mà cảm và thương chi “giọng Huế trọ trẹ của miềng” hở anh?
Chàng trai hơi lúng túng một chút trước câu hỏi ngược bất ngờ của cô gái, rồi cũng tìm được câu trả lời: “ Người dân ở xứ nào cũng yêu mến giọng quê của mình. Dù là người Bắc, người Nam hay người miền Trung cứ nghe giọng nói quê mình là thấy động lòng. Người Quảng động lòng giọng Quảng, người Huế động lòng giọng Huế.. Giọng quê qua miệng nói, qua tai nghe rồi đi qua tim. Giọng quê theo máu đi đến toàn thân,len lỏi qua từng tế bào rồi đi đến trú ngụ trong tâm hồn của mỗi con người.
Giọng quê miền nào cũng được người dân miền đó xem là vốn quý. Vốn quý đó được truyền thừa, bảo lưu và có tính chất bảo thủ. Như thế, giọng nói riêng của từng vùng miền không bị đồng hóa, mai một, hòa lẫn, hòa tan vào một giọng nói miền khác.
Mình là người Huế nên giọng Huế được nghe, được nói, được thấm trong máu thịt từ thuở nằm nôi. Trong gia đình và ngoài xã hội, người Huế được tưới tẩm tâm hồn bằng giọng Huế. Lớn lên đi học, giao tiếp cũng nghe cũng nói giọng Huế. Yêu cô gái Huế cũng nghe thỏ thẻ giọng Huế, cũng tỏ tình bằng giọng Huế… Như rứa, người Huế cảm giọng Huế là chuyện bình thường như mối liên hệ giữa sự sống và hơi thở. Thiếu hơi thở thì sự sống ngất ngư, thiếu chất giọng quê mình thì như người thiếu đói, què quặt. Đôi khi người ta ơ thờ với chuyện thở và sự sống đến khi tắt nghẻn hơi thở,mạch nguồn sự sống cũng đảo điên, khi đó người ta mới giật mình. Ví như người Huế xa quê chợt nghe lại giọng Huế đâu đó, cảm thấy thương giọng nói của quê mình, lòng bổng dưng ấm áp như được nối lại với mạch nguồn xứ Huế, rồi chợt bồi hồi xúc cảm thân thương.”
Em đọc mấy câu thơ trong bài “Mơ tình xứ Huế” của nhà thơ Trần Dzạ Lữ thì thấy liền:
Cứ mỗi lần nghe giọng của em
Anh lại nhớ vô cùng giọng mạ
Cố đô mình trong trái tim mô lạ
Răng thẩn thờ như thuở mới quen ?
Câu đầu “nghe giọng của em” là gần cảm. Câu hai “nhớ vô cùng giọng mạ” là xa thương đó em à.

Cô gái nghe chàng trai nói về “giọng Huế của miềng” có “ gần cảm, xa thương” ra chiều cảm khái… trái tim non chợt rung lên nhè nhẹ, hơi loạn nhịp!
Mẫu đồi thoại ở trên là của một cô gái và một chàng trai Huế chay, cả hai cũng xấp xỉ…bảy mươi tuổi rồi!!

2. Năm 1970, trong thời gian đi quân trường Thủ Đức, tôi ở trong nhóm 6 người họa sĩ của tiểu đoàn. Khi tôi dẫn một người bạn trong nhóm đó là họa sĩ Nguyễn Trí Hải, người Sài gòn tốt nghiệp trường Mỹ thuật Gia Định đến thăm một cô bạn gái Huế sống ở khu Trương Minh Giảng, quận 3, cô gái rất vui, nói chuyện tíu tít. Anh chàng ngại ngùng không biết nói chuyện chi đành ngồi nghe hai chúng tôi nói chuyện bằng giọng Huế. Khi ra về, chàng ta nói: “ Ông nói thì tui còn nghe được, chứ cô ấy nói tui chỉ nghe như tiếng chim hót ríu ra ríu rít chứ chẳng biết cô ấy nói chi!”. “ Nhưng ông có thích không?” “ Thích quá đi chứ! Gái Huế nói năng dễ thương thật”. Không nghe được chi cả mà vẫn kết luận gái Huế nói năng nhẹ nhàng, dễ thương, nghe như rứa thiệt là mát lòng mát dạ.
Trí Hải sau này cưới được một cô vợ người Huế, cũng là họa sĩ tốt nghiệp trường Cao đẳng mỹ thuật Huế. Cô gái Huế này- một O Tôn Nữ, là cô giáo dạy môn hội họa, bạn thân cùng dạy một trường với em gái anh ấy. Gia đình Hải rất quý cô dâu này vì ngoài những phẩm chất tốt đẹp của một người đẹp xứ Huế thuộc con nhà gia giáo, nề nếp, với cốt cách sang trọng quý phái, tánh nhu mì, biết ăn biết ở, nội trợ đảm đang còn góp cho không khí gia đình họ một giọng Huế thanh tao dịu dàng nữa. Còn Hải thì hàng ngày được gần gũi giọng nói êm tai nghe như tiếng chim hót ríu ra ríu rít và đã biết cô ấy nói chi …khỏi đoán mò!
3. Năm 1973, hai vợ chồng chúng tôi lên Đà Lạt lần đầu. Một buổi sáng, chúng tôi vào chợ Đà Lạt. Chợ vắng người. Chúng tôi đến một quầy bán trái cây, hỏi thăm một người bà con trong họ Lê. Bà xã tôi vừa nói đúng một câu: “ Bác ơi, bác cho con hỏi thăm, bác có biết Mụ Bưởi cũng bán trái cây ở chợ ni, ngồi chỗ mô không?”. Không trả lời trực tiếp vào câu hỏi, bác ấy hỏi ngay, không một chút ngần ngừ: “ Cháu là dân Kế Môn phải không?” .
Thật là lạ, bà xã tôi theo mẹ “lên Dinh” từ hồi nhỏ xíu, lúc mới ba , bốn tuổi, giọng nói nghe ra giọng Dinh rõ ràng, vậy mà một người xa lạ chưa hề quen biết vẫn nhận ra giọng nói quê gốc Kế Môn của bà xã tôi dù giọng quê đó chỉ còn sót lại chút xíu. Tài thật.
4. Nhà văn Võ Hương An viết bài “ Tiếng Huế-một ngoại ngữ” có đoạn: Trong bài viết Áo Rộng Khăn Vành, Tiếng Sông Hương 1990, Túy Hồng có một nhận xét rất đúng: "Giọng Huế không phải là giọng nói trước đám đông, mà có thể chỉ là một giọng nói trong phòng khách”. Nói trước đám đông thì dở nhưng rỉ rả trong phòng khách thì rất dễ lọt tai.
5. Giới thiệu CD nhạc Trịnh Công Sơn “Một cõi đi về” Nguyễn Hạnh Hoài Vy viết vào tháng12/2001( trích bài viết) đề cập đến một người “thuyết văn” bằng giọng Huế ở Paris. …Đó là giọng nói của anh Cao Huy Thuần… Thuyết văn, là dùng lời nói văn chương để làm sáng tỏ tính chất của mỗi bài nhạc. Mà lời nhạc Trịnh Công Sơn, như mọi người đã đồng ý, là những lời thơ –là nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ, cho nên sự làm tỏ sáng lời nhạc là công việc cần thiết. Qua đó, người nghe mới hiểu hết cái ý sâu sắc của cách dùng lời.
Người thuyết văn có giọng nói của miền sông Hương, núi Ngự. Nói tới giọng Huế, người ta hay nói là giọng "trọ trẹ". Có thể mượn ý của nhạc sĩ Phạm Duy để mô tả đó là một "âm vực cạn hẹp", do "tiếng trầm và bỗng không quá cách biệt" trong quảng âm Ngũ Cung . Đó là thứ giọng nói "bình thản!".
Trong sự "bình thản" ấy, giọng Huế có thể xoay chiều: dõng dạc như tướng quân giữa chốn sa trường hay tiếng thầm thì bên tai người yêu dấu.
Giọng "thuyết văn" của anh Cao Huy Thuần lơ lửng giữa hai cực nói trên. Cho nên, người nghe đã gặp phải cái cứng cỏi thứ gỗ quý của rừng nhiệt đới, xen với cái mượt mà sâu lắng của giòng sông Hương….
6. Thời gian vừa qua, việc Biên tập viên Anh Phương dẫn chương trình thời sự bằng giọng Huế trên VTV(Đài truyền hình VN) đã tạo nên nhiều ý kiến trái chiều của khán giả.
Anh Phương , sinh năm 1987, đã tốt nghiệp Đại học kinh tế Huế và nhận bằng thạc sỹ Kinh tế năm 2012. Cô vừa được chuyển ra công tác ở Đài truyền hình trung ương tại Hà nội một thời gian.
Ngoài vẻ đẹp dịu dàng, nữ tính, Anh Phương còn là một người đa tài. Cô biết chơi nhiều nhạc cụ như: piano, organ… Đặc biệt, cô có thể chơi được nhiều môn thể thao như bơi lội, tennis, bóng bàn, khiêu vũ, taekwondo.
Ngay sau khi chương trình thời sự được phát sóng, nhiều ý kiến tranh luận được đưa ra. Bên cạnh một số ít những ý kiến cho rằng, chương trình thời sự của đài quốc gia cần phải sử dụng giọng chuẩn Hà Nội thì đa phần những ý kiến khác đều tỏ ra thích thú với sự xuất hiện của một BTV nữ nói giọng Huế….
Theo Thuỳ Phương (Gia đình & Xã hội)
7. Nhận xét chung: <Trích bài viết Các đặc-điểm ngữ-âm của tiếng Huế của tác giả Vương-Hữu-Lễ- Thông tin Khoa học và Công nghệ, số 1, năm 1992>
Tóm lại, các đặc điểm nổi bật của tiếng Huế là:
- Những khoảng cách phân biệt các thanh điệu là nhỏ bé, cao độ thì không bổng quá cũng chẳng trầm quá, khiến cho giọng nói nghe đều đều đơn điệu.
- Sự chuyển hoá âm lại có xu hướng thu hẹp độ mở, làm giảm đi âm lượng khiến cho độ vang sút kém…
- Các phụ âm cuối lợi(?) được thay bằng các âm mạc(?) khiến cho giọng nói không bị dằn mạnh
Tất cả những đặc điểm đó tạo ra một hiệu quả âm học chung là “nhỏ nhẹ”, một từ khá chân xác thường được người ở các vùng khác dùng để miêu tả tiếng Huế theo sự cảm nhận bình thường của họ.
Phải chăng đặc trưng “nhỏ nhẹ” đó một phần nào là do hoàn cảnh xã hội đặc biệt của Huế. Phú Xuân xưa đã từng là thủ phủ của các chúa Nguyễn trong khoảng 200 năm, và Huế là kinh đô của một triều đại phong kiến lớn nhất trong lịch sử nước ta từ đầu thế kỷ XIX. Ở đây, con vua cháu chúa rất nhiều, quan lại lớn nhỏ cũng không ít, chắc chắn cách sinh hoạt của tầng lớp quý tộc thượng lưu đó – trong đó có cách ăn nói của họ – đã gây một ảnh hưởng đáng kể..
…Hơn nữa, từ đầu thế kỷ XIX, tiếng Huế chịu tác động rất mạnh của phương ngữ Nam. Vua Gia Long, người sáng lập ra nhà Nguyễn, đã sống ở miền Nam suốt cả cuộc đời lưu lạc của mình; vả lại, “từ đời Minh Mạng trở xuống, các bà vợ vua phần lớn là người Nam, vì các công thần hầu hết là người Nam cho nên đã dâng con lên cho vua” và chính vua “Minh Mạng sinh trưởng ở miền Nam, cho rằng giọng nam nhẹ nhàng dễ nghe, cho nên vua bắt ai nấy phải nói giọng lơ lớ nửa Nam nửa Huế” vì thế “trong Đại Nội không được nói hoàn toàn theo giọng Huế mà phải nói giọng Phường Đúc [*], nghĩa là giọng Huế pha giọng Nam”.
(*)Chú thích về giọng phường Đúc: “Phường Đúc là khu quần cư tập trung các người thợ đúc đồng tài giỏi do triều đình tuyển từ Bắc vào hoặc trong Nam ra. Họ là tác giả của chuông chùa Linh Mụ, Cửu vị Thần Công và Cửu Đỉnh ở Huế. Những sản phẩm của họ dãi nắng, dầm mưa, trải bao tuế nguyệt đến nay vẫn chẳng chút nứt rạn hay có tì vết gì. Họ mang theo gia đình ra làm ăn sinh sống lâu ngày ở Huế nên hòa đồng ngôn ngữ với dân địa phương. Dân Phường Đúc không nói rặt một giọng nào mà pha trộn nửa nọ, nửa kia. Các cung phi trong Nội phải bắt chước giọng Phường Đúc, nghĩa là vừa nói nửa Trung, nửa Nam, ai không tuân thì bị tội. Tại sao lại có hiện tượng này? Kể cũng khó hiểu. Và lệnh này có từ đời nào? Có người đưa ra giả thuyết: có lẽ chuyện này xuất phát từ thời bà Từ Dũ vốn là một phụ nữ Nam Bộ, con gái của Đại thần Phạm Đăng Hưng, người Gia Định, bà được phong Nghi Thiên Chương Hoàng hậu, lấy vua Thiệu Trị, đứng đầu bộ phận “hậu cần” của Hoàng đế, có nhiều quyền uy đối với các cung phi khắp ba cung, sáu viện. Có lẽ và muốn những người dưới tay mình phải dùng giọng nói pha âm sắc Nam Bộ để trao đổi cho dễ hiểu chăng, bởi vì người Tân Hòa-Gia Định nghe giọng Huế “đặt sệt” có thể không hiểu mô tê chi cả.”
II. Các đặc điểm của giọng Huế:
1. Phân vùng địa lý các chất giọng Huế:
Theo các trích dẫn bài viết nhiều tác giả và các mẫu chuyện cá nhân ở phần trên, chúng ta ghi nhận các nhận xét về giọng Huế trái chiều như sau:
- Nhỏ nhẹ, nhẹ nhàng hay dõng dạc, hùng biện.
- Trọ trẹ hay dễ nghe.
- Mượt mà sâu lắng hay nặng nề, thô ráp.
- Giọng phòng khách hay giọng trước đám đông.
- Giọng dịu dàng hay cứng cỏi.
- Giọng dỡ hay giọng hay.
- Giọng nặng hay giọng nhẹ.
Qua từng cặp đối lập ở trên người ta thường chỉ nói đến một vế trong cặp đối lập đó. Chê thì nói giọng Huế trọ trẹ, dỡ, nặng, giọng phòng khách. Khen thì nói giọng Huế nhỏ nhẹ, nhẹ nhàng, dễ nghe, hùng biện.
Trong những cặp đối lập đó, thực tế giọng Huế đều có đủ mọi tính chất. Điều đó hầu như đúng với mọi phương ngữ nếu chúng ta so sánh giọng từng vùng miền trong địa phương đó. Giọng người ở nơi thị tứ thường nhẹ hơn giọng người ở nơi vùng ven. Giọng người ven thành phố nhẹ hơn giọng người ở vùng trung du, núi non hay ven biển, ven đầm phá.
Ờ Huế có giọng Dinh( đất kinh đô, nơi thị tứ), giọng miền biển, giọng miền ven núi hay miền núi và giọng trung gian.
a. Giọng Dinh hay giọng phố là chất giọng của người Huế - sinh ra và lớn lên ở ngay trong thành phố Huế . Giọng Dinh nói chung là nhỏ nhẹ, nhẹ nhàng, thanh tao.
Giọng Dinh có những tính chất đó do các "vĩ thanh" - âm đuôi,ở chữ cuối cùng trong câu nói - chỉ có độ kéo dài chừng mực. Nó không co lại và cứng dần như giọng người dân về hướng Bắc Thừa Thiên, tiếp giáp Quảng Trị...
Mặt khác, giọng Dinh cũng không có lắm vĩ thanh dài, mềm mại như giọng người dân phía Nam Thừa Thiên.
Nhiều bài viết cho rằng giọng Huế “nhỏ nhẹ”. Có lẽ người viết đang nói đến giọng Dinh của Huế. Họ gắn chất giọng của người Huế với nguồn nước sông và mạch nước giếng, có lẽ họ quan sát hai bên bờ sông Hương, sông An Cựu, sông Bồ, sông Truồi..có nhiều người đàn ông lịch lãm, nhiều con gái đẹp, nhu mì, nói năng nhẹ nhàng, chậm rãi, chừng mực rồi vội vã kết luận như thế? Thật ra, các phủ đệ của các vương tôn, quan lại và các gia đình gia thế, người danh giá, người giàu có của Huế phần nhiều nằm dọc hai bờ sông. Những vùng nổi tiếng bên bờ sông có nhiều phù đệ và biệt thự vườn cảnh là Kim Long, Nguyệt Biều, Xuân Hòa, Phú Mộng, An Cựu, Vỹ Dạ. Những khu vườn này hoặc là được ban, được cấp hay người ta bỏ số tiền lớn ra mua sắm.
Nếp sống, nếp nghĩ, lối ăn nói, cách ứng xữ hàng ngày của họ được người dân xung quanh ngưỡng
mộ. Cung cách khoan thai, đường bệ, sang trọng; phong thái ung dung,hòa nhã; ứng xử, giao tiếp bặt thiệp và lời ăn tiếng nói nhỏ nhẹ, nhẹ nhàng, từ tốn là vốn quý của văn hóa Huế, con người Huế mà những nếp nhà gia phong, giáo dục con cái học tập và giữ gìn. Những điều tốt đẹp đó có khả năng cảm hóa và lan tỏa như “ hữu xạ tự nhiên hương” trong xã hội, dần dần thành những mực thước trong đời sống của người Huế.
Tôn giáo nói chung và Đạo Phật nói riêng cũng có vai trò tích cực trong việc hình thành nhân cách và hun đúc những phẩm chất tốt đẹp của con người Huế trong đó có giọng nói nhỏ nhẹ, hiền hòa.

b. Giọng người Huế ở ven biển, ven đầm phá thường có những vĩ thanh trĩu xuống khác thường. Nhất là những từ có thanh bổng, mang "dấu sắc"... Những từ nầy khi nói ra, người ven biển thường có thanh âm thiên về "dấu nặng" hơn là "dấu sắc". Ví dụ, khi nói mắm ruốc thì họ phát âm thành mặm ruộc .
Giọng Huế ở đây thường trầm thấp hơn cách phát âm của chất giọng Dinh. Đại đa số người dân các miền biển Thừa Thiên, nhất là Trung Thừa Thiên đều có chất giọng đặc biệt - vĩ thanh trầm - như thế.
c. Chất giọng người dân ven núi hay miền núi nói chung có điểm nghịch với chất giọng của người dân ở miền biển. Thay vì các phần vĩ thanh - âm cuối, chữ cuối câu - đột ngột hạ xuống thấp so với tự nhiên, thì bây giờ chất giọng của họ lại đột ngột được nâng cao, rất bổng. Ngoài ra, vĩ thanh "bổng" ấy rất thường được "nhấn" y như một "trọng âm" cuối vần và ngay cả cuối câu. Với chất giọng nầy, câu nói của người ven núi hay miền núi gần như một tiếng hô thán, gây ấn tượng thân tình hơn, sôi nổi hơn.
d. Giọng trung gian giữa giọng Dinh và hai chất giọng của người ven biển và người ven núi: Những làng xóm ở quanh thành phồ Huế, người dân nói giọng nặng hơn dân thành phố nói giọng Dinh một chút. Càng xa thành phố, giọng Huế của người dân quê càng nặng dần.
Ở Thừa thiên, có làng Mỹ Lợi nằm phía bên kia sông Vinh Mỹ (thuộc xã Vinh Mỹ, huyện Phú Lộc), trên một vùng chắn bãi ngang của biển Vinh Mỹ.Người dân ở đây nói giọng Quảng Nam, nên không xếp được vào giọng nào trong bốn giọng Huế nói trên
( dựa ý bài “Chất giọng Huế có mấy sắc thái” của Trần Hạ Tháp)
2. Những thành tố của giọng Dinh: Giọng Dinh hình thành dựa trên các yếu tố sau: giọng nhỏ nhẹ, khoan hòa, từ tốn ( chậm rãi nhưng không rề rà ), câu chữ rõ ràng, mạch lạc, khúc chiết, khẩu âm đi theo đúng cao độ của các dấu bình thanh, sắc, huyền, nặng và hỏi ngã( thường không phân biệt rõ trong giọng Huế). Giọng Dinh thường hướng tới lời nói và câu chữ theo chuẩn mực tiếng Việt trong giọng Nam, giọng Bắc hiện hành.
Giọng Dinh thường gắn liền với xuất thân, nơi ăn chốn ở và tầng lớp trong xã hội của mỗi người.
Những gia đình quyền quý, gia thế, những gia đình giàu có, giới trí thức thường gọt dũa giọng nói của mình để có giọng Dinh. Giọng Dinh cũng có ãnh hưởng rõ rệt trên những người quê nhung7 học tập và làm việc trong thành phố Huế. Nghĩa là họ làm cho giọng nhẹ hơn bằng cách làm mềm chữ (lối nói phụ âm cuối chữ T thành C, N thành NG, ví dụ: hát thành hác, cắt thành cắc: hoan lạc thành hoang lạc…) và gạt đi những phương ngữ Huế quê rặt, để câu nói nhẹ nhàng hơn, thanh cảnh hơn.
3. Những thành tố của giọng biển, giọng núi:. Môi trường âm thanh và điều kiện sống có ảnh hưởng không nhỏ tới giọng nói. Người vùng biển suốt ngày vật lộn với sóng to, gió lớn không thể có giọng nói nhỏ nhẹ,nhẹ nhàng của các cô gái chốn lầu son. Người miền quê quanh năm tất bật làm ăn, tâm lực dồn vào cuộc mưu sinh trong nắng lửa và tiếng gào réo của những trận lụt lội triền miên, thì ngôn ngữ hằng ngày mục đích chính là truyền đạt thông tin nên thường ngắn gọn có khi dẫn tới cộc lốc. Hoàn cảnh ấy kéo dài hàng trăm, hàng ngàn năm thì mới hình thành một chất giọng trầm thô, mộc mạc khó lẫn với những vùng quê khác. ( nhà thơ Vương Trọng)
Quê mùa thường đi với cục mịch. Giọng biển, giọng núi có thể nói nôm na là “Giọng quê rặt”. Tính chất nặng, thô, khan, vang, đục là những thành tố của giọng quê rặt.
Hãy xem một đoạn diễu giọng nói sau đây: (người có giọng quê rặt Bình Trị Thiên hầu như dùng từ quê rặt giống nhau)
“Bựa ni tui mới ra đàng, chộ hai mụ sương triêng độộc độộc đập chắc, tụi chộ rứa can ra bơ mụ tê vác đòn triêng hoại dầm vô trôốc cúi, tính lọi cẳng eng nờ”
Dịch: Hôm nay tôi mới ra đường đã thấy hai bà gánh chum vại đánh nhau, thấy vậy nên hòa giải, không ngờ một bà cầm đòn gánh đánh vào đầu gối suýt nữa gãy chân anh ơi.
Câu trên được dẫn chứng cho vui nhưng trong thực tế, khi sử dụng ngôn ngữ giao tiếp, người dân các vùng quê xa thành phố còn dùng nhiều từ, nhiều phương thổ ngữ mà ngay chính những người Huế còn không hiểu được, huống hồ là người ngoài xứ.
Có người nói vui “Tiếng Huế- một ngoại ngữ” có lẽ họ nói về chất giọng quê rặt và trong câu nói sử dụng nhiều phương ngữ quê mùa, cục mịch nên người xứ khác nghe không hiểu được. Đi song hành,vẫn có một tiếng Huế-giọng Dinh trong trẻo, nhẹ nhàng, khoan hòa, dễ nghe.
III. Kết: Tôi lấy bốn câu Kiều của thi hào Nguyễn Du tả sắc thái thanh âm tiếng đàn của Thúy Kiều khi đàn cho Kim Trọng nghe trong buổi đầu tương ngộ làm lời kết.
………….
481. "Trong như tiếng hạc bay qua
Ðục như tiếng suối mới xa nửa vời
Tiếng khoan như gió thoảng ngoài
485 Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa"
………..
Giọng Huế tùy vùng mà có giọng trong, giọng đục và có giọng khoan, giọng nhặt.
Có giọng Huế Dinh nhỏ nhẹ, thanh tao, dễ nghe, có giọng Huế quê rặt nặng, thô, khan , vang, đục khó nghe.
Nhìn chung, giọng nói của người Huế không dõng dạc, hùng biện. Điều đó do âm vực hẹp nên giọng nói nghe đều đều, ngang ngang và ngữ điệu không diễn cảm, uyển chuyển theo ngữ trạng và ngữ cảnh như giọng Bắc , giọng Nam.
Đã có rất nhiều người mê tiếng nói Dạ Lan, sau này mê giọng đọc của Bích Huyền trên làn sóng điện dù chẳng thấy người, nhưng chưa nghe có một giọng đọc hay giọng nói nào nổi tiếng của người Huế khiến nhiều người say nghe.
Thực tế, như nhận xét của nhiều người, khi nói giọng Dinh,giọng người đàn ông Huế nhỏ nhẹ, nhẹ nhàng và giọng con gái Huế thì nhỏ nhẹ thanh tao. Chất giọng như thế cọng với sự trầm mặc của đàn ông Huế và sự dịu dàng e ấp của con gái Huế đã tạo một nét riêng của người Huế.
Dù trong, dù đục, dù khoan, dù nhặt, dù Dinh hay quê rặt, giọng Huế vẫn là giọng nói được nhiều người yêu mến. Có chê là giọng trọ trẹ, giọng nặng thì cũng là cách nói thương, nói mến. Có khen giọng nhỏ nhẹ thanh tao thì cũng là lời khen thật tình.
Không kể giọng Huế, phần nhiều người ta thương mến Huế là thương mến cả cảnh quan hữu tình với một bề dày văn hóa đậm chất nhân văn và con người Huế với nhiều tố chất đậm nét nhân bản.

Giọng Huế- Gần cảm, xa thương.

Lê Duy Đoàn,
Sài Gòn, 11/11/2014