Thơ
Nguyễn Lương Tuấn
Một ngày bỗng gặp được người
Đôi mắt hiền dịu nụ cười bao dung
Đây rồi người của ngày xưa
"55 năm trước là thầy của em"
3 năm liên tục êm đềm
Học môn tiếng Pháp không quên chữ nào
Bạn nào còn nhớ hay chăng?
Ấy Thầy Ngọc Phấn dạy hay quá chừng
Những năm thập kỷ 60
Nguyễn Du ngày ấy ngôi trường yêu thương
Hôm nay kỷ niệm về người
Hồn tôi ấm áp bóng hình bủa vây
Bài texte thầy dạy vui thay
“Thu Vân không đẹp nhưng ta thích nhìn “(1)
Thằng Lân thì tính hay quên
“Sáng nào đi học cũng kêu lên nào:
Đâu rồi cái mũ của tôi”
Mẹ liền lên tiếng trả lời thật vui
“Nó nằm nơi chỗ mọi khi” (2)
Thầy ơi kỷ niệm khắc ghi nhớ hoài
Cuộc cờ đất nước binh đao
Quê hương văn hiến mãi xoay thụt lùi
Thầy trò cách biệt muôn nơi
Sau năm 94 thầy vô Sài Gòn
Mở trường trung học phổ thông
Là trường Nguyễn Khuyến nức thời tiếng tăm
Học sinh cha mẹ ân cần
Tìm thầy cho được yên tâm cỏi lòng
Nghe tin lòng những bồi hồi
Tuổi thầy già cả vẫn soi đuốc ngời
Nhớ thầy mình gõ Google
Không ngờ nhìn được ảnh thầy như xưa
Những lời ca tụng về người
Của trường Nguyễn Khuyến ở đây rất nhiều
Nhà trường đôi tốt lão niên
Nhân danh khối óc
Là thầy họ Lê (3)
Còn thầy!
Thầy Phấn - Nguyễn Du
Ấy là biểu tượng trái tim của trường
Thầy ơi hữu hạn đời người
Chia tay vĩnh biệt lẽ thường nhân sinh
Vào năm lẽ tám thầy đi
Đến nay mười sáu …
… Đã 8 năm rồi!
Đôi mắt hiền dịu nụ cười bao dung
Đây rồi người của ngày xưa
"55 năm trước là thầy của em"
3 năm liên tục êm đềm
Học môn tiếng Pháp không quên chữ nào
Bạn nào còn nhớ hay chăng?
Ấy Thầy Ngọc Phấn dạy hay quá chừng
Những năm thập kỷ 60
Nguyễn Du ngày ấy ngôi trường yêu thương
Hôm nay kỷ niệm về người
Hồn tôi ấm áp bóng hình bủa vây
Bài texte thầy dạy vui thay
“Thu Vân không đẹp nhưng ta thích nhìn “(1)
Thằng Lân thì tính hay quên
“Sáng nào đi học cũng kêu lên nào:
Đâu rồi cái mũ của tôi”
Mẹ liền lên tiếng trả lời thật vui
“Nó nằm nơi chỗ mọi khi” (2)
Thầy ơi kỷ niệm khắc ghi nhớ hoài
Cuộc cờ đất nước binh đao
Quê hương văn hiến mãi xoay thụt lùi
Thầy trò cách biệt muôn nơi
Sau năm 94 thầy vô Sài Gòn
Mở trường trung học phổ thông
Là trường Nguyễn Khuyến nức thời tiếng tăm
Học sinh cha mẹ ân cần
Tìm thầy cho được yên tâm cỏi lòng
Nghe tin lòng những bồi hồi
Tuổi thầy già cả vẫn soi đuốc ngời
Nhớ thầy mình gõ Google
Không ngờ nhìn được ảnh thầy như xưa
Những lời ca tụng về người
Của trường Nguyễn Khuyến ở đây rất nhiều
Nhà trường đôi tốt lão niên
Nhân danh khối óc
Là thầy họ Lê (3)
Còn thầy!
Thầy Phấn - Nguyễn Du
Ấy là biểu tượng trái tim của trường
Thầy ơi hữu hạn đời người
Chia tay vĩnh biệt lẽ thường nhân sinh
Vào năm lẽ tám thầy đi
Đến nay mười sáu …
… Đã 8 năm rồi!
Cầu mong thầy ở bên kia
Tâm linh Phật quốc độ trì Việt Nam
(Tuấn Nguyễn)
Tâm linh Phật quốc độ trì Việt Nam
(Tuấn Nguyễn)
(1) Trích câu thầy Phấn dạy: “Thu Vân n ‘ est pas jolie cependant on ‘ aime à la voir …”
(2) Trích câu thầy Phấn dạy: “Tous les matins, Presque on ‘ entend la voix de Lân: “où est mon béret? – Il est en sa place. La mère lui dit….”
(2) Trích câu thầy Phấn dạy: “Tous les matins, Presque on ‘ entend la voix de Lân: “où est mon béret? – Il est en sa place. La mère lui dit….”
(3) Lê
Trí Viễn. Xem bài viết: http://tuthucnguyenkhuyen.edu. vn/tin-tuc/song-lao-o-truong- nguyen-khuyen-nvitt12k562.htm
“Song lão” ở Trường Nguyễn Khuyến
Ở cái tuổi “cổ lai
hy”, nhiều người sẽ nghĩ đến việc vui thú điền viên, sum vầy bên con
cháu. Thế nhưng, với GS.NGND Lê Trí Viễn và nhà giáo Nguyễn Ngọc Phấn
khi còn sống, đó chính là thời điểm cho một sự khởi đầu mới với cuộc
hành trình mang tên Nguyễn Khuyến.
Mỗi khi nhắc đến Trường THCS-THPT Nguyễn Khuyến thì người ta nghĩ ngay
đến một ngôi trường với bề dày truyền thống dạy tốt - học tốt; một ngôi
trường trong nhiều năm liền có tỉ lệ đậu tốt nghiệp THPT 100% và đậu ĐH
đạt 90%... Thế nhưng, ít ai biết rằng để có được thành quả ngày hôm nay,
hai nhà giáo sáng lập trường là GS.NGND Lê Trí Viễn và nhà giáo Nguyễn
Ngọc Phấn đã vượt qua không ít khó khăn, thử thách để có thể đưa một
ngôi trường với 170 học sinh, phải ở nhờ trong vài phòng học bỏ trống
của một trường công trở thành mái nhà chung của 6.000 học sinh với 5 cơ
sở có quy mô như 5 trường.
GS.NGND Lê Trí Viễn - người thầy của những người thầy
Cố GS.NGND Lê Trí Viễn
|
GS.NGND Lê Trí Viễn sinh ngày 10-3-1919 tại Điện Hồng, huyện Điện Bàn,
tỉnh Quảng Nam. Dạy tiểu học từ 1939 tại Điện Bàn, dạy trung học tại
chiến khu Liên khu IV và V, dạy ĐH tại ĐH Sư phạm Hà Nội từ 1958 - Chủ
nhiệm Khoa Ngữ văn của trường (1963-1978), sau đó chuyển vào giảng dạy
tại ĐH Sư phạm TP.HCM. Thầy được Nhà nước phong chức danh giáo sư năm
1980 và danh hiệu Nhà giáo Nhân dân năm 1990. Năm 1992, thầy tham gia
sáng lập Trường tư thục Nguyễn Khuyến và gắn bó với trường cho đến những
năm tháng cuối đời.
Thầy từng tâm sự: “Ngày xưa, đọc sách Pháp, tôi biết có những ngôi
trường tư thục ở Pháp, tuy nhỏ nhưng có bề dày lịch sử hàng trăm năm.
Thí dụ: Ecole de Louis le Grand (tên gọi thông thường Ecole de Saint
Louis). Những ngôi trường đó như điểm son trong lịch sử nền giáo dục
Cộng hòa Pháp. Tôi từng mong muốn, THCS-THPT Nguyễn Khuyến sẽ là một
ngôi trường như vậy”.
Và có lẽ bởi vì tâm nguyện đầy tính nhân văn ấy mà ngọn lửa nhiệt tình,
tâm huyết với nghề vẫn mãi cháy bỏng trong thầy, bất chấp thời gian và
tuổi tác. 20 năm gắn bó với Trường tư thục Nguyễn Khuyến cũng chính là
20 năm thầy như một con ong thợ cần mẫn chăm lo cho từng miếng ăn, giấc
ngủ và việc học hành của các em học sinh. Để rồi từ đó, bao nhiêu triết
lý sâu xa về công tác giáo dục được thầy đúc kết và trở thành kim chỉ
nam xuyên suốt quá trình dạy, học tại trường. “Nên người, học giỏi, tốt
nghiệp 100%, đường vào ĐH, CĐ thẳng tắp”, “Vào Trường Nguyễn Khuyến là
phải tiến bộ”… đó không chỉ là những khẩu hiệu mà còn là thước đo đánh
giá việc dạy - học của thầy và trò Trường Nguyễn Khuyến.
Một học sinh của trường tâm sự: “Trước khi vào Trường Nguyễn Khuyến có
thể bạn đã học giỏi, nhưng nên người thì chưa chắc. Trước đây, cuộc sống
đối với tôi là học giỏi, vào một trường ĐH tốt để ra đời kiếm được việc
làm ổn định. Như vậy, tôi đã trở thành một người thành đạt rồi. Nhưng
tôi đã sai lầm, từ khi vào trường tôi nhận ra được rằng cuộc sống không
chỉ có vậy mà còn chứa đựng nhiều giá trị khác, đó là tình cảm của cha
mẹ, thầy cô, bạn bè, đó là nhân cách, là ý nghĩa sống... (trích:Bài phát biểu dưới cờ vào sáng thứ hai của em Nguyễn Vĩnh Diệu Vy - học sinh lớp 11A1, năm học 2002-2003).
TS. Lê Phi Thúy, Phó hiệu trưởng nhà trường, chia sẻ: “Đã từ lâu lắm
rồi, Trường Nguyễn Khuyến không cho học sinh giơ tay phát biểu. Điều này
nghe có vẻ lạ lẫm nhưng thực sự lại là một trong những cách dạy mà thầy
Lê Trí Viễn đã truyền đạt và yêu cầu giáo viên của trường thực hiện.
Bởi với thầy, trong dạy học, giáo viên phải quan tâm đến từng học sinh,
dạy và học phải thu hút cả lớp chứ không trừ một học sinh nào. Dạy học
không chỉ cung cấp kiến thức mà còn dạy phương pháp tư duy khi tiếp nhận
kiến thức; dạy suy nghĩ, là dạy cách tự học trong nhà trường và sau
này… Nếu như trong giờ học giáo viên chỉ ưu tiên phát biểu ý kiến cho
những học sinh xin phát biểu thì những học sinh nhút nhát, lười suy nghĩ
sẽ không bao giờ tiến bộ. Ngược lại, việc giáo viên có thể chỉ định bất
cứ học sinh nào trả lời câu hỏi sẽ khiến tất cả học sinh phải suy nghĩ,
phải đặt mình trong trạng thái sẵn sàng để nêu lên ý kiến của mình.
Phương châm Dạy cả lớp, dạy, dạy nghĩ - Cả lớp học, nghĩ mới học xuất phát từ lẽ đó”.
Cả cuộc đời của GS.NGND Lê Trí Viễn gắn liền với ý thức tự học, học tập
suốt dời. Tự học để biết đọc, biết viết chữ Hán, tự học để nói và viết
thành thạo tiếng Anh… Và cũng nhờ ý chí tự học nên năm 1945, thầy Lê Trí
Viễn thi đậu thủ khoa 2 ngành học. Có chí tự học và thành công nhờ tự
học nên trong suốt cuộc đời làm nghề giáo, GS.NGND Lê Trí Viễn luôn
khuyến khích học trò đọc sách. Để chọn được những cuốn sách hay, phù hợp
với học trò của mình, thầy lặn lội đến từng hiệu sách để lựa chọn sách
cho thư viện của trường.
Nhà giáo Nguyễn Ngọc Phấn - gắn trọn đời với giáo dục
Cố nhà giáo Nguyễn Ngọc Phấn
|
Đối với những giáo viên ở Trường Nguyễn Khuyến, điều tốt đẹp nhất và
cũng là điều may mắn nhất trong những tháng ngày gần gũi với thầy Nguyễn
Ngọc Phấn chính là bài học về một tấm gương suốt đời say mê đến kì lạ
với hoạt động giáo dục. Giáo dục là niềm say mê suốt đời của thầy, là
một hoạt động không ngừng nghỉ, không điểm dừng và bất kể tuổi tác. Vì
vậy mà thầy tham gia sáng lập Trường Nguyễn Khuyến khi đã gần 70 tuổi.
Nhắc đến thầy Phấn, TS. Lê Trọng Tín, Hiệu trưởng Trường THCS-THPT
Nguyễn Khuyến, không giấu được xúc động: “Thầy yêu nghề dạy học nên rất
quý trọng giáo viên và học sinh. Những giáo viên sau khi gặp thầy đều
chung một ấn tượng: Thầy là người đem lại sự tin tưởng cho người đối
thoại ngay từ cái nhìn ban đầu cùng những lời ân cần thăm hỏi. Thầy đặc
biệt quan tâm đến việc trực tiếp gặp gỡ mọi người từ giáo viên, cha mẹ
học sinh cũng như học sinh. Bất cứ ở đâu, sân trường, hành lang, ghế đá
thầy cũng có thể trao đổi với mọi người; bất cứ lúc nào, điện thoại của
thầy cũng sẵn sàng 24/24 cho ai muốn có ý kiến. Thầy muốn nghe sự thật,
sẵn sàng đối thoại và tranh luận, lắng nghe lí lẽ của từng giáo viên và
tỏ ra tâm đắc với những ý kiến mà thầy cho rằng đúng và độc đáo, đặc
biệt là những ý tưởng mới về phương pháp giảng dạy”.
Thầy luôn là người trực tiếp tuyển chọn giáo viên, “đãi cát tìm vàng”
để tuyển được những giáo viên, quản nhiệm có năng lực; bố trí họ đúng
nơi, đúng việc và tạo điều kiện để họ phát huy tối đa năng lực của mình…
Một giáo viên của trường tâm sự: “Cách đối nhân xử thế của thầy ai cũng
phục, trong đó có thân tình, có hiểu biết cảm thông. Thầy luôn hỏi giáo
viên mới về tình hình lớp học sau những tiết dạy đầu tiên. Câu hỏi của
thầy đối với giáo viên mới nhận việc thường là lớp học có trật tự không,
bởi lớp không trật tự thì giáo viên giỏi cách mấy cũng không thể phát
huy tài năng”.
Trường THCS-THPT Nguyễn Khuyến
|
Thân tình, cởi mở nhưng thầy Nguyễn Ngọc Phấn vẫn yêu cầu giáo viên
phải kiên quyết trong giảng dạy, sự thiếu kiên quyết, sự dễ dãi vô
nguyên tắc sẽ bị lạm dụng, học sinh sẽ không đáp ứng được những yêu cầu
gắt gao của học hành, thi cử. Thầy là người trực tiếp giải thích với phụ
huynh và học sinh rằng học tập là cuộc cạnh tranh quyết liệt, thi cử là
cuộc sàng lọc nghiệt ngã, đòi hỏi cố gắng vượt bậc.
Có thể nói, nếu như GS.NGND Lê Trí Viễn là “bộ não” cho “cơ thể Nguyễn
Khuyến” thì thầy Nguyễn Ngọc Phấn chính là “con tim” bơm máu đến từng
ngóc ngách của cơ thể; đưa Nguyễn Khuyến từ những ngày đầu sơ khai trở
thành một trong những trường tư thục vào loại lớn nhất cả nước. Ngày
nay, bộ não đã ngưng hoạt động, con tim đã ngừng đập nhưng những gì mà
“song lão” để lại vẫn như một nguồn năng lượng vô tận, là động lực dìu
dắt và dẫn lối cho hàng trăm, hàng ngàn giáo viên, học sinh của trường
Nguyễn Khuyến trên cuộc hành trình khám phá và chinh phục tri thức.
Bài, ảnh: T.Anh
Nguồn : giaoduc.edu.vn