Sưu Tầm: Khiêu gợi trong Truyện Kiều

Sex trong Truyện Kiều
Trần Đình Sử
Đọc Truyện Kiều của Nguyễn Du, những ai tinh ý đều không bỏ qua hình ảnh khỏa thân của Kiều khi tắm dưới mắt Thúc Sinh : “Rõ ràng trong ngọc trắng ngà, Dày dày sẵn đúc một tòa thiên nhiên”. Đó là câu thơ tụng ca thân thể người đẹp duy nhất trong văn học trung đại Việt Nam, không có trong nguyên tác Thanh Tâm Tài Nhân. Chữ “tòa thiên nhiên” đã gợi lên một công trình, một kiến tạo, một kiến trúc mà chỉ có thiên nhiên mới làm được. Một sự thật hiển nhiên nghìn đời mà bây giờ mới đi vào văn học. Nhưng đó chỉ mới là phần lộ trên mặt nước của một tảng băng trôi.
Sex trong Truyện Kiều là một phần không tách rời của cô Kiều, người con gái bị buộc phải làm nghề thanh lâu trong nhiều năm. Tiểu thuyết Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân vốn thuộc vào một trong 115 tác phẩm có yếu tố tình dục của tiểu thuyết Trung Quốc. Khi tiếp nhận cốt truyện để sáng tạo lại, Nguyễn Du đã có ý thức tước bỏ nhiều chi tiết tục tỉu trong nguyên truyện, như “vành ngoài bảy chữ, vành trong tám nghề” khá trắng trợn trong nguyên tác, nhưng vì cuộc đời Kiều như vậy cho nên  tính chất, màu sắc sex vẫn bàng bạc trong khá nhiều trang tác phẩm. Ngay câu chuyện Vương Quan kể lại cuộc đời Đạm Tiên đã gợi ra nhiều chi tiết tình dục. “Xôn xao ngoài cửa kém gì yến anh”, “Thuyền tình vừa ghé đến nới”, rồi tiếng kêu của Kiều: “Nào người phượng chạ loan chung, Nào người tiếc lục tham hồng là ai.” Người đọc không thể không nghĩ đến chuyện tình dục. Bản thân chữ “trinh” đã buộc Kiều rất sớm có ý thức giới hạn tình dục. Khi Kim Trọng mới có ý định nghe tiếng đàn của Kiều thôi, nàng đã tuyên bố “Đừng điều nguyệt nọ hoa kia, ngoài ra ai lại tiếc gì với ai”. Khi Kim Trong “có chiều lả lơi”, nàng lại nhắc nhở băng nhiều chuyện giáo lí, như để quên đi cảm xúc đang dâng đầy. Người kể chuyện cũng ý thức rất rõ. Khi thất thân với Mã giám sinh, người kể chuyện đã thốt lên: “Tiếc thay một đóa trà my, Con ong đã mở đường đi lối về”. Còn Kiều thì nghĩ :”Biết thân đến bước lạc loài, Nhị đào thà bẻ cho người tình chung.” (Các ý này do Nguyễn Du thêm). Tình hình đó buộc người đọc vô tâm nhất cũng phải nghĩ đến tình dục và chuyện chăn gối. Nhất là trước khi Mã giám sinh vào với Kiều ở nhà trọ, hắn đã tính toán “Nước vỏ lựu, máu mào gà, mượn màu chiêu tập lại là còn nguyên”, (chi tiết vỏ lựu, máu mào gà nguyên tác không có) thì chuyện đã đi vào khâu kĩ thuật làm giả của nghề chăn gối. Và khi Mã đã vào, nhà thơ viết : “Tiệc xuân một giấc mơ màng”, hai chữ “tiệc xuân” đã cực tả khoái cảm tình dục của Mã một cách đầy đủ nhất. Một tên ma cô luống tuổi với cô gái trẻ 15 tuổi thì là bữa tiệc. Chữ “xuân” trong trường hợp này là chỉ tình dục, chuyện chăn gối, mây mưa. Để giảm bớt sắc thái tình dục, ông nghè Kiều Oánh Mậu sau này đã bỏ chữ “tiệc”, sửa lại thành “Đêm xuân một giấc mơ màng” mà các bản Kiều quốc ngữ sau này đều chép theo, khiến người đọc ngỡ là đêm mùa xuân, nhưng lúc này trong truyện trời đã sang hè. Còn khi Tú Bà dạy nghề cho Kiều, với những lời kích động: “Chơi cho liễu chán hoa chê, cho lăn lóc đã cho mê mẩn đời, Khi khóe hạnh, khi nét ngài, Khi ngâm ngợi nguyệt, khi cười cợt hoa” thì ai cũng thấy dục tình sôi lên trong câu nói của mụ. Rồi khi khai trương hàng mới:  “Biết bao bướm lả ong lơi, cuộc vui đầy tháng, trận cười suốt đêm”, tuy là ẩn dụ, nhưng cảnh làng chơi nhộn nhịp tràn ra mặt chữ. Cần phải nói ngay rằng Truyền Kiều hoàn toàn không phải là truyện “hối dâm” (dạy việc dâm) như các nhà nho cổ hũ bài bác. Truyện Kiều cũng khác  với Kim Vân Kiều truyện. Trong truyện Tàu Kiều trơ trẽn khẩn khoản đòi Tú Bà dạy cho các ngón tiếp khách “Mẹ ơi, mẹ mau dạy cho con đi!”, khi dạy xong thì liền hứa “Vâng con sẽ làm theo lời mẹ.”còn Kiều Nguyễn Du thì xấu hổ “vì vỡ lòng học lấy những nghề nghiệp hay”, và khi tiếp khách “Mặc người gió Sở mưa Tần, những mình nào biết có xuân là gì.” (Các ý này cũng không có trong nguyên tác). Ý thức đạo đức của tác giả và của nhận vật thể hiện song song với các cảnh miêu tả như trên, đó là điều rất khác biệt, có điều nếu thiếu các chi tiết tình dục đó thì tác phẩm sẽ thiếu đi tính chân thực và sinh động khi miêu tả con người và cuộc sống nơi lầu xanh.
Cuộc tình Thúy Kiều và Thúc sinh thực chất là tình chăn gối. Tuy “trước là “trăng gió, sau ra đá vàng”, nhưng vẫn không ngoài chăn gối. Trong nguyên truyện cũng có nói Kiều tắm, nhưng chỉ Nguyễn Du mới có sáng kiến miêu tả bức khỏa thân của Kiều. Khi đã tước bỏ các chuyện thưa kiện mụ Tú để Thúc Sinh được lấy Kiều vốn chiếm nhiều dung lượng, thì cá cuộc làm tình gữa Kiều và Thúc tự nhiên dày lên, nhưng Nguyễn Du hầu như đã lược bỏ cho truyện được thanh thoát.
Đoạn Kim Kiều tái hợp là một đoạn giằng co giữa đức hạnh và tình dục, nhưng màu sắc tính dục vẫn cứ ngầm ẩn đậm đà. Khi gặp lại gia đình Kiều hết sức mừng rỡ, song ngại về với gia đình. Ngay tại thảo đường, nàng đã từ chối trở về. Lần thứ hai khi Vân đề nghị tái hôn, Kiều lại từ chối. Khi buộc phải làm lễ thành hôn với Kim Trọng, đêm động phòng hoa chúc Kiều lại từ chối lần thứ ba, để đổi tình cầm sắt ra tình cầm cờ. Chàng Kim là người tình cũ với những ham mê buổi đầu thuở thanh niên, còn Kiều là người đã quá sức từng trải, đã tự biết mình “Ong qua bướm lại đã thừa xấu xa, Bấy chầy gió táp mưa sa, Mấy trăng cũng khuyết, mấy hoa cũng tàn, Còn chi là cái hống nhan.” Kiều tự thấy ghê tởm cái thân thể của mình: “Đã buồn cả rột mà dơ cả đời”,  “Có làm chi nữa cái mình bỏ đi”, “Người yêu ta xấu với người, Yêu nhau mà lại bằng mười phụ nhau.” Kiều tự thấy rất là hổ thẹn, không chút xứng đáng với chàng. Hổ thẹn là cái nét rất đẹp của Thuý Kiều. Cái việc từ chối chăn gối có vẻ như bất cận nhân tình, nhưng lại là một biểu hiện đức hanh cao đẹp của Kiều. Nhưng nói như vậy không có nghĩa là Kiều đã hết nhu cầu tình ái. Chúng ta hãy đọc lại đoạn tả tiếng đàn tái hợp mà nàng đã đánh cho Kim Trọng nghe.
Khúc đâu đầm ấm dương hòa,    
Ấy là hồ điệp hay là Trang Sinh?
Khúc đâu êm ái xuân tình,
Ấy hồn Thục đế hay mình đỗ quyên,
Trong sao châu nhỏ duềnh quyên,
Ấm sao hạt ngọc Lam Điền mới đông.
Nguyên tiếng đàn này trong nguyên tác tả rất bình thường nhạt nhẽo: “Bèn khua động dây đàn lạnh, theo lòng nảy khúc. Ban đầu dồn dập hối hả, dần dần êm ái hiền hòa,  bỗng đẹp như én liệng, trong tựa trăng sáng. Càng nghe tai càng lọt, càng ngẫm lòng càng say, hồn phách bay bổng, tâm hồn phiêu diêu.” (Ngyễn Khắc Hanh và Nguyễn Đức Vân dịch). Nguyễn Du đã bỏ hẳn tiếng đàn này để tả cách khác. Nguyên sáu câu thơ ấy lấy nguyên ý của bốn câu trong bài Cẩm Sắt của Lý Thương Ẩn đời Đường. Theo phân tích của nhà nghiên cứu Pháp F. Sheng, bài thơ hồi tưởng mối tình đã đứt từ hồi thanh xuân. Nhưng cái lạ của sáu câu này là thấm đẫm cảm xúc tình dục. Đây là khúc “đầm ấm dương hòa” và “êm ái xuân tình” Trang Chu mộng bướm mà không biết là mình hóa bướm hay bướm háo thành Trang Chu. Thân bướm than Chu hòa hợp không tách ra được.

Thuc sĐế hòa thành chim Đỗ Quyên, không biết là than chim Quyên hay than Thục Đế, hai than cũng xoắn xuýt không rời, cho nên êm ấm xuân tình chứ không đau buồn như điển cố Thục Đế kêu khóc vì mất nước. Châu nhỏ duềnh quyên là giọt ngọc nhỏ xuỗng duềnh nước có bóng trăng soi, một hình ảnh gợi tình nam nữ. Còn nắng ấm (dương) làm cho hat ngọc Lam Điền đông cứng lại, cũng là một cảnh hòa hợp, sinh thành. Một người một bướm, một người một chim, một giọt ngọc một vụng nước, một ánh dương soi một sự sinh thành, bón hành ảnh đều khêu gợi mối dục tình nam nữ một cách kín đáo, hàm ẩn. Nó dự báo mối tình Kim Kiều rồi sẽ còn có hậu. Khúc đàn tái hợp của Kiều đã nói lên lòng nàng, vẫn một tấm lòng yêu đời thiết tha, trong sáng.
Dù quan điểm đạo đức trong sáng, nhưng Nguyễn Du không hề vì đức hạnh giáo huấn khắt khe mà bỏ quên yếu tố tình dục, nó là một đặc điểm của thân phận, thân thể  nhân vật, đồng thời cũng là một chất men say của cuộc đời. Chính Nguyễn Du đã gạt bỏ các chi tiết tình dục dung tục để thêm vào những chi tiết tình dục