Nguyễn Lương Tuấn
Có
một bài viết trên trang nhà, chủ đề "Cơm chay". Bài viết sau đây của
tôi đã quá lâu, chỉ là "mấy suy nghĩ về việc ăn chay", mong rằng sẽ giúp
bạn đọc có thêm một vài suy nghĩ nào chăng?
A
Nói đến
Phật giáo người ta nghĩ ngay đến việc ăn chay.
Thế nhưng
cơm chay là cơm gì?, “Chay” trong chữ “cơm chay” là gì?
Chữ
“chay” nói trại là "trai", chữ
trai dịch từ Phạm âm, đọc là ô ba va ta sa (upavasatha), nghĩa là thanh tịnh. Ở
đây ta hiểu theo nghĩa là thanh đạm, có lẽ là hợp lý. Cơm chay là cơm thanh
đạm.
Không
phải tất cả phật tử đều ăn chay. Phật tử tâm nguyện và có thể cố gắng tăng dần
ngày ăn chay khi đã thích nghi và có ý chí.
- Ăn chay
2 ngày (mồng một và rằm) gọi là nhị trai.
- Ăn chay
4 ngày (3, 01 và 14, 15 Âm lịch) gọi là tứ trai.
- Ăn chay
8 ngày gọi là bát trai, 10 ngày gọi là thập trai.
- Ăn chay
thường xuyên gọi là trường trai.
Ta có thể
nghĩ đến việc ăn chay thịnh hành cùng lúc với sự phát triển của Đạo Phật. Phật
giáo thịnh hành từ thời Lý, Trần. Chúng ta lưu ý có giai đoạn Phật giáo được
nâng lên hàng Quốc giáo. Các vị vua Lý , Trần trước khi lên ngôi thường theo
học khóa tu Phật, Quy y và vào tu một thời gian tại các chùa. Và khi về già,
nhà vua lại từ chức, nhường ngôi lại cho con để lên chức Thái Thượng hoàng và
lại vào chùa tu tiếp.
Vấn đề là
ăn chay có phải là một thái độ hay thuần một việc là dinh dưỡng để chữa bệnh?
Tùy vào
chủ trương. Chủ trương nào cũng hợp lý:
1. Ăn chay là một thái độ tự nguyện, một
hành động tu đạo để dâng hiến:
Ăn chay để nói lên tấm lòng của minh
trước một vấn đề nào đó, một đối tượng nào đó.
Ăn chay
trong tu Phật là thực hiện giới cấm đầu tiên trong ngủ cấm giới. Đó là Không
được sát sinh.
Việc ăn
chay đã bắt nguồn từ lâu ở bên Trung Hoa. Chúng ta không quên cụm từ “ăn chay
nằm đất”.
Đọc truyện Phong Thần, đời vua Kiệt, Trụ, Văn
vương, đã có nhắc đến việc ăn chay. Vua Văn Vương khi cầu hiền, đã phải tắm gội
sạch sẽ, ăn chay nằm đất 3 ngày mới gặp được người hiền là Khương Tử Nha.
Ăn chay
còn là vấn đề ép xác. Ép xác để nói lên tâm thành ý, chỉ có ý chí, tâm
nguyện là trên hết, còn thân xác, nhục
thân chỉ là cõi tạm, ràng buộc linh hồn.
Những người tu hành ăn chay, còn áp dụng một
biện pháp khác là vào thất, có nghĩa là trong một tuần lễ, không ăn gì hết, chỉ
uống nước, mục đích là tinh lọc, lọc tất cả cặn bã, lọc máu huyết từ lâu đã
tích lũy biết bao nhiêu nguồn đạm từ máu huyết của các thức ăn như cá, thịt.
Để làm
gì?
Để xác
được trong sạch cùng với tâm thanh tịnh và công dụng tiếp theo là để chữa bệnh.
2. Ăn
chay để chữa bệnh:
Một số
người chủ trương ăn chay là để chữa bệnh. Khi ăn mặn, do nguồn đạm quá cao
trong các thức ăn như cá thịt, các thức ăn hải sản, …đã làm gia tăng một số
bệnh như bệnh huyết áp cao, bệnh tim mạch, bệnh thấp khớp, bệnh béo phì, bệnh
ung thư…và nhất bệnh gút.
Do đó ăn
chay là phương cách hay nhất để làm giảm tỉ lệ bệnh và đồng thời để trị liệu
các chứng bệnh kể trên.
B
Ăn chay
bao gồm những thức ăn gì?
1. Ăn
chay theo nguyên nghĩa của nó:
Có nghĩa là ăn một cách đạm bạc nhất, đơn giản
nhất, chữ chay có nghĩa là thuần nhất.
Khi vua
Văn Vương đi tìm gặp Khương tử Nha đôi ba lần vẫn không gặp được, nhà vua phải
về tắm gội sạch sẽ, ăn chay nằm đất 3 ngày thì hành động của nhà vua mang ý nghĩa tâm thành, tự nguyện bằng cách
ép xác.
Như vậy
việc ăn chay ở đây, bao gồm các thức ăn rất đạm bạc như dưa cà, muối mắm chứ
chưa tiến lên một bước nhận định mang ý nghĩa trong giáo lý Phật giáo.
1. Ăn
chay theo chủ trương Phật giáo
Đó là thực hiện giới luật
đầu tiên trong ngủ cấm giới: Không được sát sinh.
Có 2 quan điểm :
- Phật giáo nguyên
thủy:
Không quan tâm đến vấn đề chay hay mặn, mà điều
quan trọng là ý hướng tính, hay việc người ăn mặn có liên đới trách nhiệm.
Ví dụ: - Cho người đi câu
cá, làm thịt để ăn (hành vi có dính líu)
- Người ta bố thí
thức ăn có cá thịt (hành vi không có trách nhiệm).
Trong kinh điển Nguyên
thủy, Đề Bà Đạt Đa thỉnh cầu Đức Phật ban hành giới luật, không cho hàng Tỳ kheo ăn thị cá. Đức Phật đã
không đồng ý. Ngài dạy rằng:
“Sự ăn thịt cá có thể coi
như trong sạch trong 3 trường hợp (Tam tịnh nhục):
- Người ăn không thấy.
- Người ăn không nghe.
- Người ăn không có lòng hoài nghi con vật bị giết
riêng biệt cho mình”.
- Phật giáo Đại thừa:
Đặc biệt
quan tâm đến vấn đề ăn chay, chủ trương chống ăn mặn.
Chúng ta
lưu ý Asoka, vị Hoàng đế Ấn Độ (274 – 232 TTL) Đã ghi lại giới luật của Phật
trên bia đá. Ngài nhấn mạnh đến lòng từ bi, thương yêu muôn loài chúng sinh.
Nhà vua ra lệnh mở bệnh viện, không những chữa bệnh cho người mà còn chữa bệnh
cho loài vật. Nhà vua nói:”Không nên lấy sự sống nuôi sự sống. Cho đến rơm rạ,
nếu côn trùng còn trong ấy, cũng không nên đốt”.
C
Chúng ta
thấy, Phật giáo Nguyên thủy đặt vấn đề giới luật trên căn bản ý hướng tính, có
nghĩa là tâm dính líu thì đương nhiên phạm giới luật đầu tiên: “Không được sát
sinh”.
Phật giáo
Đại thừa đặt vấn đề ăn chay trên căn bản lòng từ bi, nghĩa là thương yêu tất cả
muôn loài. Có nghĩa là không được sát sinh, không được ăn những động vật (có sự
sống).
Ngày nay,
tại các nước Âu Mỹ, không những có bệnh viện, bác sĩ cho chó, mèo, cọp, beo, sư tử, …mà còn có các cửa hàng
bán các thức ăn cho động vật. Tại các gia đình, người ta nuôi chó mèo thay thế
con cái.
Nói tắt
lại ăn chay là ăn những thức ăn không ảnh hưởng dến sự sống của động vật. Chỉ
ăn những thức ăn thuộc về nhóm thực vật như rau cải, trái cây, các loài thực
vật thuộc họ đậu, …
Như vậy
việc ăn chay trở thành một cách sống rất hợp thời, như đã nói ngoài ý nghĩa tôn
giáo, ăn chay còn là một phương cách để đề phòng các chứng bệnh nan y nhất là
các chứng bệnh thời đại như bệnh gút, bệnh ung thư, …
Trong
sách “Quan điểm về ăn chay của Đạo Phật” của tác giả Tâm Diệu được Thư viện Hoa
sen xuất bản, phần giới thiệu, Hòa thượng Thích Minh Châu viết:
“…Mỗi một
phật tử cần tư duy và hành động đúng theo con đường Giới, Định, Tuệ mà Đức Phật
đã chỉ dạy để đem lại an lạc, hạnh phúc cho mình và mọi ngươi. Trong đó việc ăn
chay của người Phật tử cũng không ngoài ý nghĩa này, là tránh làm tổn thương
sinh mạng chúng sinh và phòng ngừa được một số bệnh nan y mà ngành y học ngày
nay đã xác nhận và có kinh nghiệm trong việc điều trị”.
Chúng ta
lưu ý 5 giới luật mà người Phật tử khi quy y phải thực hành:
1. Không
sát sinh.
2. Không
trộm cướp.
3. Không
tà dâm.
4. Không
nói dối.
5. Không
uống rượu.
Không sát
sinh là giới luật đầu tiên căn bản của Đạo Phật để giúp con người tránh làm mọi
điều ác.
Do đó ăn
chay chính là hướng đến tâm trong sạch, tâm sạch, nghĩa là không làm điều ác.
D
Một số điều
thú vị về việc ăn chay
a) Ăn
chay là làm công đức để được lên cõi niết bàn, được Phật độ trì, …
Điều
này không đúng. Ăn chay chỉ là một phương cách để hướng thiện. Và người ăn mặn
chưa hẳn đã là không tốt. Như Phật giáo nguyên thủy vẫn chủ trương không cần
biết ăn chay hay ăn mặn. Điều quan trọng là tâm có dính líu không?
Mặt
khác, quan niệm này có khi là bình phong che đậy cho những người khẩu Phật tâm
xà. Họ dùng ăn chay để chứng tỏ họ là người tu hành để làm những việc xấu, tội
lỗi.
Phật
giáo là tôn giáo chủ trương phá chấp. Giới luật chỉ là phương tiện để giúp
người đạt được bến bờ niết bàn. Khi đã ngộ, giới luật không còn cần thiết, như
người chèo đò, khi thuyền đã cập bến, có thể phá bỏ chiếc thuyền.
Trong
Thiền công án, có câu chuyện, hai vị sư trên đường đến chùa, hai sư phải băng
qua một lạch nước, khi ấy có một cô gái cũng đang loay hoay không biết làm sao
để vượt qua. Một trong hai vị sư bảo cô gái ôm lấy vị sư để cổng qua. Cô gái
vâng lời. Khi qua đến bờ bên kia rồi, vị sư kia than phiền, cằn nhằn là vị sư
nầy đã phạm giới luật. Vị sư cổng cô gái cười mà rằng:
- Chính
anh mới là người phạm giới luật. Khi tôi cổng cô gái, tôi chỉ giúp người, tâm
tôi không vướng bận. Còn anh, tuy anh không cổng cô gái nhưng tâm anh vướng bận
hình ảnh nhục dục. Như vậy là anh phạm giới rồi!
b) Như
đã nói người Phật tử ăn chay là thực hiện giới luật không được sát sinh. Do đó
các thức ăn chay bao gồm rau trái, đậu nành , đậu xanh, …và những nhà đầu bếp
khi thực hiện thức ăn chay, họ trỗ hết
tài năng, sự khéo léo để làm cho thức ăn vừa ngon miệng, vừa mang tính thẩm mỹ.
Tuy
nhiên, một số thức ăn chay các nội trợ đã thực hiện về hình dạng rất bắt mắt,
giống y như thức ăn mặn thì thật không nên. Như món bột đậu xanh quết, được làm
theo dạng các miếng thịt cốt lết, có mấy miếng dừa cắt theo hình xương xuyên
qua, khi chiên với dầu, vàng lên trông giống thịt cốt lết ru ti làm gợi dục cho
các thực khách, cũng như mì căn bóp với dầu, mì chính, rau râm, tiêu, muối nhìn
vào y như thịt gà bóp rau râm…
Vấn đề
đặt ra, các nhà đầu bếp, cũng như các thực khách, tâm có tịnh không? Khi làm ra
thức ăn chay cũng như thực khách…
c) Ngủ
cấm giới có thể xem như là một sợi giây xuyên suốt. Khi đã phạm một trong các
giới luật, có thể phạm giới luật khác, như người ăn trộm gà (phạm giới luật
không được trộm cắp), rồi đem làm thịt (phạm GL không được sát sinh). Người mất
gà hỏi thăm tìm gà, anh ta chối (phạm GL không được nói dối). Khi gà đã làm
xong, anh ta uống rượu (phạm GL không được uống rượu). Rượu vào, hơi men chếnh
choáng, anh ta nghĩ đến chuyện tình dục (phạm GL không được tà dâm).
E
Ăn
chay, giải pháp tối ưu cho vấn đề dinh dưỡng và thực hiện giới luật
Như đã
nói, ngày nay, thế giới đã và đang có khuynh hướng dùng giải pháp ăn chay để
phòng và chữa một số bệnh nan y như bệnh huyết áp cao, bệnh tim mạch, bệnh gút,
bệnh ung thư, …
Các thức
ăn rau, trái, các họ đậu trở thành thức ăn được dùng thường xuyên cho các bửa
ăn, người ăn chay yên tâm tìm được nguồn dinh dưỡng khỏi lo bệnh tật và thực
hiện viên mãn giới luật Phật dạy.
Tuy
nhiên, thế giới đang chứng kiến sự xuống cấp của môi trường. Sự phát triển của
khoa học kĩ thuật đã dẫn theo vấn đề ô nhiễm của môi trường, của thức ăn.
Các nhà
canh nông đã áp dụng công nghệ sinh học trong vấn đề trồng trọt, cụ thể dùng
chất kích thích để rau, trái phát triển nhanh, gọi là rau, trái siêu tốc, vấn
đề này trở thành đề tài thời sự nóng bỏng đã được báo, đài, thông tin đa chiều
đề cập báo động rất nhiều, nhưng mặc kệ, vấn đề lợi nhuận là trên hết.
Chúng ta
đang ở trong môi trường bị nhiễm độc do lương tâm con người bị chai lì, bị vấy
bẩn. Người ta đã lợi dụng các loại hóa chất trong vấn đề trồng trọt, bảo quản
thức ăn để đẩy lợi nhuận lên cao. Mặc kệ cho tỉ lệ bệnh ung thư càng ngày càng
cao. Ở Việt Nam ta, hầu như khi nghe một ai đó qua đời, hỏi bệnh gì thì đều
được trả lời là ung thư!