Tôi thích
nghe tiếng rao hàng văng vẳng trong đêm khuya hay từ sáng sớm. Tiếng rao đánh
thức nơi tôi sự khao khát như một thói quen, đâm ghiền.
Mùa đông,
trời lạnh cóng, giữa đêm khuya tiếng rao bánh mì lanh lảnh:
- Mì nóng
khôn?!
Không hiểu
vì tiếng rao làm tôi đói bụng hay vì đói bụng mà nghe tiếng rao vội mừng, nhưng
lúc đó - giây phút đó, tôi biết rằng mình khó cưỡng. Chạy vội đến bố già năn nỉ:
- Chú ơi
cho con đồng mua ổ bánh mì!
Thế là tôi
cầm tiền chạy vụt ra ngoài, đứng ở cửa trước sân, gọi lớn:
- Mì! bánh
mì!
Trời tối.
Mưa phùn.Thằng bé đi vội đến. nó mặc chiếc tơi đọt, bao bánh mì được che bởi vạt
áo tơi. Nó mở rộng thân tơi. Tôi thò tay vào lựa mì.
- Chao ơi
nóng!
Tôi rụt
tay về. thằng bé thò tay vô lựa bánh giúp. Tôi cầm ổ bánh mì nóng hổi. U chao! ổ
mì thơm lựng theo hơi nóng. Thích quá, tôi cắn vội đầu dót ổ mì, chon rụm. Da
bánh mì kêu rạo rạo trong miệng cùng với ruột bánh mềm nóng. Cảm giác vị
ngọt lan nhanh trong miệng. Ngon tuyệt.
Và … tôi
ngồi học dưới ánh sáng ngọn đèn nê ong nơi bàn bureau, vừa học bài vừa nhai
bánh mì. Bên ngoài trời mưa . Tôi nghe tiếng nước mưa giọt tí tách sau hè nhà,
tiếng nước lộp độp trên những tàu lá chuối bên nhà bác Cử. Thú vị thật!
Tiếng rao
bánh mì đi qua tuổi thơ tôi, dội vào hồn tôi, lưu giữ mãi trong ký ức tôi, như
mới hôm qua cùng với hình ảnh cực nhọc, lam lũ của từng khuôn mặt, từng giọng
rao giữa đêm khuya, buổi sáng tinh mơ, hay trưa hè ngái ngủ:
- Hột vịt
lôn!
- Chè đậu
xanh, đậu ván!
- Ai ăn đậu!,
…
Mỗi lần nhớ
về tôi lại chạnh lòng.
Đã đi qua
bao nhiêu mùa, đi qua bao nhiêu năm…Bây giờ, hôm nay, Đà Nẵng một sáng trời mưa
lành lạnh, tôi ngồi gõ từng chữ trên bàn phím nhớ về tiếng rao hàng lanh lảnh…
Và Đà Nẵng
hôm nay,
Tôi vẫn
nghe tiếng rao hàng nhưng kỹ thuật hơn, tiện lợi hơn, công nghiệp hơn. Tiếng
rao hàng đi cùng khắp, trong hang cùng ngõ hẻm, đâu đâu cũng nghe vang vọng:
- Bắp,
bánh chưng, chả khôn?
Tiếng rao
to. Tôi nhìn ra, một phụ nữ đi Honda, nhưng lại nghe giọng rao đàn ông. Tôi sững
sờ và rồi lại buồn cười.
- Thì ra
là tiếng rao được cài sẵn trong máy, cất lên từ một loa được khuếch đại bằng
amply!
Như vậy
người bán hàng không cất giọng mà vẫn có tiếng rao. Phương tiện chở là xe
Honda. Và hàng nhờ vậy, bán sẽ đi nhiều nơi.
Nhưng tốn
xăng, hao mòn xe. Chuyện nhỏ: đưa vào giá bán!
Trong những
hẽm nhỏ bạn thử nghĩ, mỗi ngày có bao nhiêu tiếng rao mua, bán, đủ loại đều
dùng phương tiện vận chuyển. Thô sơ nhất là xe đạp, hiện đại nhất là xe gắn
máy:
- Ai ăn đậu?
Tôi nhìn
ra ngoài một chị bán đậu hũ đang chở hàng trên một chiếc xe đạp.
- Sắt phế
liệu không?
Một người
đang kéo xe ba gác đi mua phế liệu
- TV, tủ lạnh,
đầu máy, loa, amply, điện thoại, mô tơ, quạt máy cũ, hư bán không nì?
Một chiếc
xe Honda đang rao mua hàng. Tiếng rao được cài sẵn qua loa.
Nói chung,
bây giờ tất cả các dịch vụ mua, bán hầu như người ta đều hiện đại hóa qua hai
hình thức là phương tiện vận chuyển và kỹ thuật âm thanh để đi tới tận từng
nhà, từng con người, phục vụ tận kẽ răng…
Có dạo, một
số người dùng xe Honda đi bán dạo cà phê, nước giải khát, có nhạc nền nghiêm chỉnh.
Xe vừa đi vừa phát các bản nhạc thời trang một thuở Sài Gòn như "lính mà
em", "Nửa đêm ngoài phố", "Căn nhà ngoại ô", ...! mất
công mấy ông Quản lý thị trường rượt đuổi. Mấy ông lẩm bẩm:
- Mấy thằng
này bố láo, kinh doanh bằng quán cà phê biết chạy. Ha! ngoan cố!
Nhưng dù
sao, đó cũng là góp phần cho sự sáng tạo, thay đổi mô hình kinh doanh.
Tất cả, tất
cả như một sự phối hợp cho nhịp điệu cuộc sống mỗi ngày mỗi thay đổi.
Nhưng
chúng ta! chúng ta có chịu nổi như vậy không?