Nguyễn Lương Tuấn
Tôi nhớ không nhầm thì triết gia Aristote nói rằng có được một người bạn tốt còn khó hơn có được một người vợ hiền. Khỏi cần phải giải thích cắt nghĩa, ở đây tôi chỉ muốn lưu ý: Người bạn có một vị trí quan trọng trong đời sống chúng ta.
Bạn – một mãnh đời của chúng ta, người cùng ta vui buồn có nhau, cho ta những kỷ niệm khó phai mờ.
Huế - Tuổi thơ của tôi, quãng đời đi học từ bé đến lớn, những năm tháng cắp sách đến trường. Làm sao quên được? một trong những ngôi trường mà tôi vẫn nhớ, đó là trường Nguyễn Du Huế. Tại đó 4 năm ròng từ đệ thất đến đệ tứ (1959-1963) chúng ta đã có biết bao kỷ niệm buồn vui với thầy cô, bạn quý.
Đã 56 năm kể từ năm 1959, khi chúng ta chỉ là những cô cậu tuổi vừa 11, 12, thế mà ngày hôm nay chúng ta đã gần 70.
Nhớ làm sao những năm tháng tại trường Nguyễn Du Huế. Các bạn cùng tôi chia sẻ lòng mình qua bài viết “Nhớ trường trunng học Nguyễn Du Huế”.
Một ngày cuối tháng 6 (25) âm lịch, tôi tìm về Huế tham dự cúng giỗ mẹ tôi. Điều hạnh phúc nhất là tôi đã gọi điện mời một số bạn ngày xưa cùng học dưới mái trường Nguyễn Du. Qua bạn Nguyễn Văn Thông, chúng tôi đã chụp chung với nhau những tấm hình lỷ niệm. Tiết trời cuối hè vẫn còn rất nóng.và chúng tôi dã chọn sân nhà những chậu cây, tàng lá màu xanh, … cùng những nụ cười tươi.
Và một sáng nào tại đường Bạch Đằng, đầu cầu Gia Hội, dưới gốc cây Bồ Đề, … ấy chết! không phải chúng ta đắc đạo mà là chúng ta ngồi nhâm nhi cốc cà phê, để nhìn lại đời mình “đã xanh rêu” ? …
Xin giới thiệu các bạn cô bé láng giềng ngày xưa: Nguyễn Thị Hảo, người mà trong bài “Nhớ trường trung học Nguyễn Du Huế”, tôi đã viết: “Làm sao quên được những lúc cùng Hảo ngồi làm thuyết trình những tác phẩm của Tự Lực văn đoàn. Thời gian lúc ấy sao trôi nhanh đến thế. Thoảng trong không gian, hương tóc của cô bạn hàng xóm quyện theo ánh sáng ấm của ngọn đèn vàng.
Đó là khoảng thời gian đẹp nhất của suy nghĩ viễn vông, của những bài thơ tình tiền chiến mà hàng ngày, hàng giờ bỏ công ngồi chép trên những tờ giấy pelure xanh vàng, đỏ trắng, giữ cẩn thận trong hộc bàn, lâu lâu lấy ra đọc để cảm nhận và rung động theo từng bài thơ.
“Khi tôi ngồi xuống ở bên em.
Giở tập thư xưa đọc trước rèm.
Vẫn ngọn đèn mờ, trang giấy lạnh.
Tiếng mùa thu động, tiếng mưa đêm.”
Bốn câu thơ của Đinh Hùng đưa tôi lạc vào một không gian yên tĩnh, êm đềm.
Rất nhẹ nhàng, rất dễ thương. Hãy ước mơ, hãy để lòng mình chìm đắm những phút giây như thế.
Và bạn Võ Văn Đôn: “Làm sao quên được những lần vào nhà Võ Văn Đôn, chờ cùng đi học, vừa đi vừa nói chuyện đủ thứ trên đời để rồi khi vào lớp, mấy thằng quỷ sứ la to: “Ê bây ơi, Đôn lò kìa” và rồi từng tràng cười dòn dã thoải mãi vang lên. “
Và hai bạn Nguyễn Văn Thông, Châu Bá Hy thường vẫn dành bảng danh dự cuối tháng mỗi khi thầy HT Nguyễn Như Minh vào phát. Ngày nay hai bạn đã là BS, đều đã về hưu. Thông không màng mở phòng mạch. Ăn rồi chỉ ngao du, bạn bè. Châu Bá Hy, ngày đêm cặm cụi, đọc phim, chẩn bệnh …
Không ai có thể nghĩ rằng người nào cũng đã gần 70 tuổi vậy mà trông vẫn trẻ trung yêu đời
Hãy thương yêu nhau, hãy trân quý những ngày còn thơ chúng ta cùng dưới mái trường!
Từ trên xuống, từ trái qua:
Ảnh 1: BS Châu Bá Hy, cô giáo Nguyễn Thị Hảo, BS Nguyễn Văn Thông, Nguyễn Lương Tuấn, Võ Văn Đôn.
Ảnh 2: Đôn, Hy, Thông, Tuấn.
Ảnh 3: Dưới gốc Bồ Đề, đầu cầu Gia Hội: Miên, Tuấn, Đôn, Thông
ảnh 4: Miên, Tuấn, Đôn, Thông
Ảnh 1: BS Châu Bá Hy, cô giáo Nguyễn Thị Hảo, BS Nguyễn Văn Thông, Nguyễn Lương Tuấn, Võ Văn Đôn.
Ảnh 2: Đôn, Hy, Thông, Tuấn.
Ảnh 3: Dưới gốc Bồ Đề, đầu cầu Gia Hội: Miên, Tuấn, Đôn, Thông
ảnh 4: Miên, Tuấn, Đôn, Thông