Thứ Năm, 28 tháng 7, 2016

Thời sự y học số 402 – BS Nguyễn Văn Thịnh

1/ HÈ VÀ ÁNH NẮNG MẶT TRỜI, NHỮNG NGƯỜI BẠN KHÔNG CHỈ MUỐN ĐIỀU LÀNH CHO ANH.
Những lời khuyên của các chuyên gia để trải qua một mùa hè thanh thản.
DERMATOLOGIE. Nghĩ đến việc bảo vệ chống lại những tia tử ngoại ở nơi nghỉ hè ? Gần 9 trên 10 bố mẹ của những trẻ dưới 12 tuổi có phản xạ này. Nhưng mặc dầu những người Pháp đúng là nhận thức rằng tiếp xúc không bảo vệ với ánh mặt trời là nguy hiểm, nhưng chỉ 10% nghĩ đến điều đó suốt trong năm, cho con mình và cho chính mình (sondage Ipsos). Và chính đó là vấn đề :
Trong đời sống hàng ngày, còn nhiều điều cần phải làm, nhất là đối với những học sinh trong thời gian đi học (giờ ra chơi, thể thao ngoài trời), đối với những người làm việc ở ngoài trời hay ngay cả khi lái xe hay lúc làm việc ở văn phòng sau một lỗ cửa kính (baie vitrée), bởi vì một tấm kính để các tia tử ngoại đi qua.
” Sự bảo vệ chống lại tòa tử ngoại, ta phải nghĩ đến điều đó ở khắp nơi, suốt năm, GS Marie-Thérèse Leccia (trưởng khoa bệnh ngoài da thuộc CHU de Grenoble) đã xác nhận như vậy. Bởi vì, mặc dầu những nguy cơ gia tăng từ tháng tư đến tháng mười, nhưng những tia tử ngoại cũng có thể đốt cháy vào mùa đông, nhất là ở miền núi hay trong trường hợp du lịch nước ngoài.” Sự việc các tia tử ngoại hơi ít mạnh hơn so với miền bắc của nước Pháp không phải là lý do để biện minh cho việc ít phòng vệ hơn, ” bởi vì chính ở miền Bắc mà ta tìm thấy nhiều phototype clair nhất (cheveux clairs, yeux clairs, peau laiteuse), những người có nguy cơ cao nhất. Thế mà những đám mây,nếu có, vẫn không bảo vệ hoàn toàn chống lại các tia tử ngoại. Những chiếc dù cũng vậy vì lẽ sự phản xạ của đất “, GS Laurent Misery, trưởng khoa bệnh ngoài da thuộc CHU de Brest và người tổ chức Hội nghị lần thứ sáu về bệnh ngoài da miền biển (12/7 ở Brest) đã nói như vậy.
Khi những điều chỉ dẫn bảo vệ này không được tuân theo đúng, thì nhất là vào mùa hè, đối với một da clair cũng không nên quá mười phút để đốt sém da. ” Thế mà, nếu như da đỏ và đau, thì đó là đã quá muộn, GS Misery đã chứng thực như vậy. Phải đắp kem bồi phục (crème réparatrice) để làm dịu. Một vết bỏng ánh nắng mặt trời (brulure solaire) với những nốt rộp da (cloque) có kích thước trên 1/2 lòng bàn tay, cần phải có một ý kiến y khoa. Tốt nhất là rửa sạch và khử trùng với một thuốc sát khuẩn trong suốt không có cồn và không tìm cách lấy đi “mái” của bóng nước (chỉ chích nó với một kim vô trùng nếu sự căng gây đau quá). Sau cùng, những ngày tiếp theo, cấm chỉ mọi sự tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, nếu không lại còn bị bỏng nặng thêm.”
Đôi khi, đó không phải là một sự phơi nắng lạm dụng giải thích bỏng nhưng sự sử dụng một mỹ phẩm chứa bergamote, chanh hay cồn, sự đắp tinh dầu (huile essentielle) hay sự sử dụng một thuốc gây nhạy cảm với ánh sáng (médicaments photosensibilisants) (các kháng sinh, các thuốc kháng viêm…). Dưới tác dụng phối hợp của những tia tử ngoại và của sản phẩm, một cơn trúng nắng (coup de soleil) dữ dội xảy ra, cần phải được điều trị như thế. Khi tiếp xúc với vài thực vật (cỏ, boutons d’or, géranium, persil, fenouil,…), phóng thích một chất được hoạt hóa bởi những tia tử ngoại, có thể xảy ra một dermite des prés. ” Trong 24-48 giờ sau một giấc ngủ trưa trên những bãi cỏ này, những mụn nước (vésicule) đỏ và một sự đau đớn xuất hiện : sự chữa lành có thể được đẩy nhanh bởi một crème dermocorticoide “, GS Misery nói tiếp. Sau cùng, đối với những người trưởng thành bị một sự không dung nạp của da đối với ánh nắng mặt trời (lucite estivale), họ chỉ cần ra ngoài trời cũng đủ để cho những bouton nhỏ xíu gây ngứa (papules prurigineuses) xuất hiện trên da của họ.
” Những dermocorticoide có thể tăng nhanh sự chữa lành nhưng để phòng ngừa những tái phát, thường gặp, không nên phơi nắng nữa và để phòng ngừa hãy xin thầy thuốc chuyên khoa bệnh ngoài da những séance de PUVAthérapie hay những antipaludéen de synthèse “, GS Leccia đã ghi nhận như vậy.
Một mặt, các tia tử ngoại khiến chúng ta có khi chất vui vẻ, làm dễ sự tổng hợp vitamine D, cải thiện chàm (eczéma) và psoriasis. Nhưng, mặt khác, chúng làm suy giảm miễn dịch tại chỗ và toàn thân (do đó khả năng tái xuất hiện một bouton d’herpès) và tạo điều kiện cho sự xuất hiện của một poussée d’acné xảy ra muộn khi đi hè về. Chúng chủ yếu là nguyên nhân quan trọng của sự lão hóa da và của những ung thư da.” Những vết bỏng được gây nên trong thời thơ ấu có thể được liên kết những năm về sau với một mélanome, ung thư da đáng sợ nhất. Ở Bretagne, dân chúng có một nguy cơ mélanome nhân 1,4 lần bởi vì có nhiều prototype clair hơn và bởi vì dân Bretagne du lịch nhiều hơn trong những nước nhiệt đới “, GS Laurent Misery đã nhận xét như vậy.
Ngày xưa, tiên lượng của các mélanome với di căn (10% những trường hợp) là đáng sợ. ” Hôm nay, nó được cải thiện nhờ những liệu pháp nhắm đích và miễn dịch liệu pháp, nhưng mélanome vẫn là một ung thư nguy hiểm. Nó phải được phát hiện sớm và được lấy đi bằng phẫu thuật”, GS Misery đã kết luận như vậy. ” Tuy nhiên phải có phản xạ trình da cho thầy thuốc chuyên khoa da xem kể từ 40 tuổi và/hoặc trước những dấu hiệu nghi ngờ thay đổi kích thước, hình dáng, bề dày, một sự biến đổi màu sắc, một đường viền không đều hay sự xuất hiện của một xuất huyết.”
(LE FIGARO 27/6/2016)
2/ HÃY CHUẨN BỊ NGHỈ HÈ.
Những lời khuyên trước khi đi nghỉ hè của Dr Edith Hesse, Union nationale des mutualités
Hỏi : Làm thế nào để chuẩn bị tốt nhất ?
BS Edith Hesse : Ngay trước khi chuẩn bị hành lý. Nếu ta hoạch định một cuộc du lịch trong những nước ngoại lai (pays exotique), đang phát triển, trong những vùng hẻo lánh, phiêu lưu hay dài ngày, phải chăm lo để đi nghỉ hè trong tình trạng sức khoẻ tốt, bắt đầu bằng đi khám nha sĩ. Cũng nên lấy hẹn đi consultation de voyageurs đối với mọi thành viên của gia đình, kể các các trẻ em. Ở đó anh sẽ nhận những lời khuyên phòng ngừa thích ứng với cuộc du lịch của anh và với tình trạng sức khỏe của anh cũng như những toa thuốc và những thuốc chủng được khuyến nghị. Nơi du lịch, loại du lịch, thời gian, mùa sẽ xác định tính hữu ích hay không của vài vaccin.
Hỏi : Nhiều du khách bị những vấn đề đường ruột khi nghỉ hè.
BS Edith Hesse : Nơi anh đến, loại và động cơ của cuộc du lịch sẽ cho phép người thầy thuốc đánh giá nguy cơ mắc phải một bệnh lan truyền bằng đường phân-miệng. Người thầy thuốc sẽ cho anh những lời khuyên về vệ sinh thích đáng và sẽ kê đơn những loại thuốc để điều trị bệnh ỉa chảy của khách du lịch (diarrhée du voyageur) như một kháng sinh, lopéramide (dành cho những người trên 2 tuổi), entérol. Khi cần, ông ta sẽ cho anh những lời khuyên về những phương pháp lọc nước uống và cho anh những khuyến nghị về vào thuốc chủng phòng ngừa như viêm gan A, bệnh bại liệt trẻ em, bệnh thương hàn, bệnh dịch tả. Đối với những nơi đến ở xa, hãy lưu ý khám bệnh tốt nhất một tháng trước khi đi để cho các thuốc chủng được cho có thời gian để trở nên có hiệu quả và cho phép tiêm nhắc lại nếu cần. Hãy mang theo sổ tiêm chủng và danh sách những loại thuốc mà anh thường dùng. Hãy báo với thầy thuốc những bệnh mà anh đang bị hay đã bị và hãy báo nếu đang mang thai.
Hỏi : Dự phòng chống lại mal des transports như thế nào ?
BS Edith Hesse : Nếu cần, thầy thuốc gia đình sẽ kê đơn cho anh một điều trị chống lại jet-lag, mal des transports hay mal d’altitude (độ cao trên 500 m). Khi bay hay trong những hành trình bằng xe hơi đường dài, vài người (tiền sử huyết khối, tai biến mạch máu, béo phì, giãn tĩnh mạch, dùng thuốc ngừa thai, những phụ nữ có thai) đều có nguy cơ (phù những cẳng chân, huyết khối tĩnh mạch sâu, thậm chí nghẽn tắc động mạch phổi). Hãy thảo luận với thầy thuốc của anh. Nếu cần ông ta sẽ khuyến nghị những bas de contention hay sẽ kê đơn cho anh những thuốc chống đông máu. Dầu sao hãy chăm chút mang những quần áo mềm và thực hiện đều đặn những bài tập vận động các bàn chân và cẳng chân trong khi du lịch, bù dịch đầy đủ và tránh những nước uống có chất cồn. Sau cùng, đối với những hành trình dài, hãy tránh đau cổ bằng cách mang theo những coussin de support để đỡ gáy, kể cả cỡ dành cho những trẻ em.
Hỏi : Những biện pháp khác được chủ trương là gì ?
BS Edith Hesse : Nếu anh đến một vùng rực ánh mặt trời, hãy tránh những thuốc có tác dụng phụ là photosensibilité và chăm chút mang theo những produit solaire và lunettes de soleil có chất lượng, cũng như mũ. Thầy thuốc cũng có thể cho anh những khuyến nghị hữu ích, nhất là về quần áo, nếu anh đi đến những vùng nông thôn, có rừng hay đi chơi xa, kể cả ở châu Âu và ở Bỉ, là nơi những tique có thể truyền bệnh Lyme. Trong trường hợp này, hãy mang một pince à tiques mà ta tìm thấy ở hiệu thuốc. Có một vaccin chống lại encéphalite à tique. Nếu anh dùng đều đặn những loại thuốc (cho một bệnh mãn tính hay để ngừa thai), hãy khám thầy thuốc điều trị trước khi đi. Ông ta có hồ sơ bệnh án của anh, biết rõ những vấn đề sức khỏe của anh và có thể kê đơn những thuốc thông thường với số lượng đủ trong thời gian anh lưu trú. Tốt hơn là mang theo thuốc của mình trong trường hợp không có trong những nước mà anh đến hay có nhưng với một tên gọi khác. Sau cùng, trong vài nước, chất lượng thuốc không luôn luôn được đảm bảo : chúng có thể không hiệu quả thậm chí nguy hiểm.
(PARIS MATCH 23/6-29/6/2016)
3/ DU LỊCH VỚI TRẺ EM.
Những lời khuyên trước khi đi nghỉ hè của Dr Edith Hesse, Union nationale des mutualités
Hỏi : Túi thuốc (Trousse de pharmacie) cho trẻ em phải gồm những gì ?
BS Edith Hesse : Một nhiệt kế để đo nhiệt độ khi sốt, một thuốc giảm đau và một thuốc hạ nhiệt dưới dạng và liều lượng thích ứng với tuổi và trọng lượng ; sparadraps, bandages, pansements và gạc vô trùng, những dao nhỏ ; những pommade hay một thuốc sát trùng đối với những vết thương (không mercurochrome, không cồn) cũng như một pommade chống ngứa. Tùy theo nơi đến, ta cũng sẽ mang theo sel de réhydratation orale và một chất đuổi côn trùng. Và rồi thì, dĩ nhiên không được quên những produits solaires, baume cho môi và những produits après solaires thích ứng với lứa tuổi. Sau cùng, ngoài túi thuốc, cần nghĩ đến những kính đeo nắng có chất lượng (bảo vệ đồng thời chống lại những tia tử ngoại A và B), cũng như một couvre-chef đủ rộng để bảo vệ không những gáy và tai mà còn cả đầu và mặt, thậm chí một mái dù che dành cho những poussettes. Cũng hữu ích trang bị một pare-soleil đối với những hành trình bằng xe hơi trong thời gian dài. Sau cùng hãy nghĩ đến pince à échardes và những thuốc chống dị ứng.
Hỏi : Những bệnh lý thuờng gặp nhất là gì ?
BS Edith Hesse : Trẻ em rất dễ bị trúng nắng (coup de soleil), coup de chaleur và mất nước đối với những trẻ nhỏ nhất. Vậy phải bảo vệ gia đình một cách hiệu quả chống lại ánh nắng mặt trời với những quần áo nhẹ nhưng che phủ, đồng thời tránh tiếp xúc vào những giờ nóng nhất và bằng cách đắp ngay 20 phút trước và một cách thường xuyên (mỗi 2 giờ) một crème solaire có một thừa số bảo vệ cao, nhưng không quên che phủ tai, gáy và lưng của các bàn chân và bàn tay. Crème solaire vì là những sản phẩm dễ hỏng, nên hãy vứt đi những crème đã để hơn một năm. Chú ý : tắm nắng mặt trời làm gia tăng nguy cơ bỏng. Trong trường hợp xuất hiện những nốt rộp da (cloche), hãy che phủ chúng bằng một pansement nhẹ nhưng đừng đâm thủng chúng, bởi vì điều đó sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và sẽ làm chậm tiến trình chữa lành. Nếu mặc dầu những biện pháp thận trọng này, những nốt rộp da bị thủng, hay khử nhiễm chúng. Trong trường hợp coup de soleil (trúng nắng) quan trọng, (chiếm hơn 15% diện tích của da) hay rất đau đớn, hay với sự hiện diện của sốt, hãy khám một thầy thuốc. Những triệu chứng của coup de soleil có thể là khát dữ dội, vã mồ hôi rất nhiều, đau đầu, chóng mặt, lú lẫn, nôn. Coup de chaleur là một cấp cứu nội khoa ! Hãy đưa người bị những triệu chứng như vậy vào ngay trong bóng mát, nếu có thể, trong một phòng có điều hòa không khí, và mang đến không chậm trễ một trung tâm y tế.
Hỏi : Những cấp cứu khác ?
BS Edith Hesse : Cũng rất thường gặp là những vết chích côn trùng và những vết thương bị nhiễm trùng : mọi vết thương, ngay cả tầm thường, phải nhanh chóng làm sạch và khử trùng. Hãy sử dụng những crème chống ngứa để tránh những vết thương do gãi. Những nhiễm trùng dạ dày-ruột cũng thường gặp. Trong những nước khí hậu nóng hãy uống nhiều nước, nhưng chú ý chất lượng của các đồ uống và nước mà anh uống. Trong những nước có nguy cơ bị bệnh ỉa chảy của các du khách (diarrhée des voyageurs), hãy tránh ăn kem và tốt hơn là sử dụng chai nước đóng kín, kể cả để đánh răng. Nếu không có nước đóng chai, hãy thanh khiết nước bằng cách khử trùng nó (thí dụ bằng những viên thuốc hóa học dành cho mục đích này, mà ta tìm thấy ở các hiệu thuốc), hãy đun sôi hay lọc nó. Chính anh hãy lột và rửa (với nước được tinh khiết) những trái cây và rau xanh mà anh tiêu thụ. Hãy từ chối những thức ăn mà sự bảo quản đúng quy định (nhất là chaine de froid) không được đảm bảo và hãy tránh những kem đông lạnh mà các trẻ em rất ưa thích, trong những nước mà ở đó sự cúp điện thường xảy ra.
Hỏi : Cùng những lời khuyên về vệ sinh ?
BS Edith Hesse : Vâng. Hãy thường xuyên rửa tay bằng nước và xà phòng, cũng như các bàn tay của các con anh, và một cách hệ thống trước các bữa ăn, sau khi đi cầu hay sau khi sử dụng những phương tiện vận chuyển công cộng. Nếu anh đi đến những nơi ở đó nước và xà phòng không luôn luôn có sẵn ở khắp nơi, có thể dùng một gel désinfectant. Các trẻ em càng dễ bị nguy cơ ỉa chảy vì chúng thường đưa tay lên miệng. Trong trường hợp ỉa chảy hãy cho chúng uống nước, bởi vì chúng mất nước nhanh hơn một người lớn. Còn các nhũ nhi, lúc đi du lịch, bú sửa mẹ sẽ là phương tiện phòng ngừa chống ỉa chảy tốt nhất. Trong những nước đang phát triển, ta cũng sẽ tránh những nhiễm ký sinh trùng bằng cách chỉ tiêu thụ những thức ăn được nấu chín.
(PARIS MATCH 30/6-6/7/2016)
4/ PHƠI NẮNG : NHỮNG NGUY CƠ KHÔNG ĐƯỢC ĐÁNH GIÁ ĐÚNG
BS Anny Cohen-Letessier, thầy thuốc chuyên bệnh ngoài da, Société française de dermatologie, cảnh cáo chống lại những biến chứng thường không được nghi ngờ.
Hỏi : Công chúng được thông tin tốt về những tác dụng có hại của một sự phơi nắng kéo dài. Nhưng những nguy cơ ít được biết hơn là gì ?
BS Anny Cohen-Letessier : Phần lớn người ta không hay biết rằng sử dụng vài thuốc điều trị có thể gây nên những phản ứng với ánh nắng mặt trời, rằng những bệnh ngoài da (lupus, rosacée…) không tương hợp với bức xạ mặt trời cũng như những vết sẹo mới đây. Hôm nay ta biết rằng ánh sáng ban ngày trong phổ mặt trời góp phần vào những tác dụng có hại trên da. Ta cũng rất thường quên những tình huống tiếp xúc thụ động như ngồi sau một pare-brise của xe hơi hay một lỗ kính (baie vitrée) : vài tia như những tia tử ngoại A đi xuyên qua kính. Cạm bẫy khác : một pique-nique dưới ánh nắng trên cỏ với da ẩm ướt…Và phải tránh trúng nắng ở trẻ em, bởi vì da sẽ ghi tất cả những gì mà nó chịu trong nhiều năm và tuổi trưởng thành sẽ phải trả giá !
Hỏi : Những điều trị nào có nguy cơ gây những biến chứng trên da ?
BS Anny Cohen-Letessier : Vài kháng sinh, những thuốc kháng viêm, những thuốc chống động kinh và những thuốc kháng nấm : dưới ánh nắng, chúng trở nên những photosensibilisants. Sau một tương tác với những tia tử ngoại, da phản ứng mạnh đồng thời gây đỏ da, bỏng và những vết.
Hỏi : Phải bảo vệ những vết sẹo nào chống lại ánh sáng mặt trời ?
BS Anny Cohen-Letessier : Những vết sẹo của các vết thương, của các phẫu thuật và những sẹo bỏng có thời gian dưới 2 năm, bởi vì những tia tử ngoại làm rối loạn sự tăng sinh của những tế bào da. Nói chung một vết sẹo chỉ vĩnh viễn sau thời kỳ này. Một sự tiếp xúc sớm với ánh nắng mặt trời có thể để lại một vết nâu, sẽ làm gia tăng vẻ không thẩm mỹ của một di chứng sẹo.
Hỏi : Tại sao phải dè chừng ánh nắng mặt trời khi phơi mình trên cỏ với da ẩm ướt ?
BS Anny Cohen-Letessier : Bởi vì sự tiếp xúc của cỏ (hay của vài plantes phototoxiques) trên da bị ướt có thể gây nên, khi phản ứng với vài thành phần thực vật như psoralène, một dermite des prés đau đớn, được biểu hiện bởi một ban đỏ mạnh, những nốt rộp da (cloque), cho một dạng bỏng.
Hỏi : Tính hiệu quả thật sự của những sản phẩm được cho là à écran total ?
BS Anny Cohen-Letessier : Hôm nay những tên gọi đã thay đổi. Ta không còn nói écran total nữa mà là écran de faible, moyenne, haute et très haute protection, với những indice đi từ 15 đến 50 (nếu dưới 30 nó không hiệu quả).
Industrie dermocosmétique đã thực hiện những tiến bộ lớn bằng cách hiệu chính những loại thuốc thích ứng với mọi loại da với những thành phần làm giảm oxydation và viêm của mô da. Những liều lượng được trải lên có thể không đủ để bảo vệ toàn thể. Nói chung, tốt hơn là chọn một indice cao. Một hệ số 50 thay vì 25 không ngăn cản bronzer. Phải nghĩ bôi kem 15 phút trước khi phơi nắng và nhất là không quên bôi lại mỗi hai giờ, bởi vì có thể có một sự thoái hóa của các lọc. Tính hiệu quả cũng giảm nếu tube vẫn dới ánh nắng.
Hỏi : Những ánh nắng mặt trời cũng có những tác dụng phụ.
BS Anny Cohen-Letessier : Có nhiều tác dụng phụ :
1. Bức xạ của ánh sáng có thể thấy được (lumière visible) có một tác dụng có lợi lên khí chất và làm giãn những căng thẳng. Vào năm 1984, một thầy thuốc tâm thần, BS Norman Rosenthal, đã chứng mình điều đó bằng một công trình nghiên cứu liên quan bệnh trầm cảm. Nhưng sự hiệu chính của điều trị bằng luminothérapie đã chỉ được hợp thức hóa vào năm 2005 !
2. Những tia cực tím cho phép cơ quan tổng hợp vitamine D. 10 phút ánh sáng ngoài trời mỗi ngày là đủ.
3. Bức xạ của ánh sáng thấy được đồng bộ hóa với đồng hồ sinh học (thức tỉnh, giấc ngủ, nhiệt độ).
4. Sự sưởi nắng với sự kiểm soát y khoa cho phép cải thiện vài bệnh ngoài da.
Hỏi : Những thuốc nào đang được nghiên cứu để bảo vệ da hơn nữa ?
BS Anny Cohen-Letessier : Một công trình nghiên cứu của Úc được thực hiện ở những bệnh nhân đã bị ít nhất hai carcinome (những ung thư da không phải là mélanome). Các nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng khi liên kết với crème solaire, sự sử dụng bằng đường miệng một liều 500 mg vitamine B3 mỗi ngày, ta làm giảm 23% những nguy cơ tái phát của những ung thư da này. Sự phối hợp này trong tương lai sẽ được kê đơn ở những người có nguy cơ.
(PARIS MATCH 30/7-5/8/2015)
5/ NGƯỜI NÀO GÃI NGƯỜI ĐÓ BỊ CHÍCH !
“Thoát khỏi trúng nắng, đó là một vấn đề savoir-faire. Thoát các con sứa (méduse), đó đã là mạo hiểm hơn !”Trong trường hợp tiếp xúc với con sứa, phản xạ xấu nhất là nettoyer da bằng nước ngọt bởi vì điều đó làm bùng nổ những tế bào chứa đầy nọc độc của chúng. Phải rửa bằng nước biển hay che phủ da với cát vì cát sẽ hấp thụ những tế bào không được mong muốn và loại bỏ chúng (nhưng nhất là đừng cọ sát).Và đối với những người ít may mắn nhất đã đặt chân vào một con cá vây gai (une vive) (điều này không có khả năng xảy ra khi mang sandalette bang plastique), phải nhanh chóng nhúng chân trong một bể nước nóng hay đưa chân lại gần một nguồn nhiệt vì nọc độc của nó không bền với nhiệt”, GS Laurent Misery (thầy thuốc chuyên bệnh ngoài da, CHU Brest) đã khuyên như vậy.Với những con muỗi và những côn trùng chích khác, điều đó phức tạp bởi vì chúng quá nhiều. ” Tuy vậy, mặc dầu moustique tigre phát triển ở miền nam nước Pháp, những virus đáng sợ nhất (dengue, chikungunya, Zika,…) hiện nay phát triển ở đó rất ít. Những trường hợp hiếm ở địa phương được báo cáo liên quan đến những du khách trở về từ một nước có nguy cơ nếu một moustique tigre chích họ trước khi chích một người thứ ba bằng cách truyền cho người này virus “, GS Jean-Paul Stahl, thầy thuốc chuyên khoa bệnh truyền nhiễm (CHU de Grenoble) đã ghi nhận như vậy.
ĐỪNG QUÊN CÁC CON TIQUE
Những nguy cơ hiện hữu đối với những du khách đi Brésil và Polynésie (đối với Zica), La Réunion, dao Maurice, Madagascar và Seychelles (chikungunya) và sau cùng, phần lớn những vùng nhiệt đới (Nam Mỹ, châu Phi, Đông nam Á, Caraibes..) đối với bệnh dengue. ” Những virus này có thể nguy hiểm ở những người bị suy giảm miễn dịch : vậy những du khách này khuyên không nên đến đó, còn về Zika thì phụ nữ có thai không nên du lịch đến những vùng này. Virus này vì có thể tồn tại khoảng 3 tháng sau nhiễm và được truyền bằng đường sinh dục, nên những du khách đi đến những địa điểm này cần phải tiếp tục dùng biện pháp ngừa thai 3 tháng sau khi trở về (hay 3 tháng sau khi compagnon trở về nếu người này đã đi du lịch)”, GS Stahl.
Những quần áo dài, mùng màn để ngủ và những thuốc đuổi muỗi cũng không thể thiếu.
Đối với những người thích dạo chơi ở miền quê, chính vài con tique có nguy cơ là những côn trùng phá đám, GS Stahl đã nói như vậy : ” Để một con tique truyền vi khuẩn gây bệnh Lyme, nó phải cắn trước đó một động vật hoang dã bị nhiễm trùng. Tuy nhiên có những phương tiện phòng ngừa được áp dụng một cách đơn giản: mang những quần áo phủ, nhờ đến những thuốc xua đuổi tique và kiểm tra da khi đi dạo chơi về với lấy đi tức thời mỗi con tique nhờ một cái móc đặc biệt (được bán ở hiệu thuốc) mà không cần phải gây tê trước đó…..
(LE FIGARO 27/6/2016)
6/ VIRUS ZIKA CHỊU TRÁCH NHIỆM NHỮNG TỔN HẠI THẦN KINH.
Các nhà nghiên cứu Pháp lần đầu tiên chứng minh rằng sự nhiễm virus zika có thể gây nên hội chứng Guillain-Barré.
EPIDEMIOLOGIE. Một thế kỷ sau khi mô tả hội chứng Guillain Barré bởi 3 thầy thuốc người Pháp, hội chứng này dường như đã tìm thấy thêm một nguyên nhân với virus Zika. Mối liên hệ đã được nghi ngờ, giữa căn bệnh thần kinh tự miễn dịch hiếm hoi này và nhiễm trùng virus từ lâu được xem là hiền tính : một sự gia tăng số những trường hợp Guillain-Barré đã được chứng thực năm 2013-2014 ở Polynésie française, lúc xảy ra trận dịch Zika với quy mô lớn, với 42 hội chứng Guillain-Barré trong 16 tuần so với 3 đến 10 mỗi năm trong trường hợp bình thường. ” Số những trường hợp được nhân lên 17 lần trong trận dịch Zika”, GS Arnaud Fontanet, trưởng unité d’épidémiologie des maladies émergentes ở Viện Pasteur Paris đã xác nhận như vậy.Nhưng đó chỉ mới là một sự tương quan. Còn cần phải chứng minh rằng nhiễm trùng virus đúng là nguyên nhân của một nguy cơ gia tăng phát triển một hội chứng Guillain Barré. Những nhà nghiên cứu Pháp, được quy tụ dưới sự lãnh đạo của Arnaud Fontanet lần đầu tiên đã thành công chứng tỏ điều đó và công bố những kết quả của họ trong tạp chí The Lancet. Các nhà lâm sàng, các nhà dịch tễ học, các nhà virus học và những nhà miễn dịch học đã thăm dò những dữ kiện được thu thập ở toàn thể 42 người được chẩn đoán bị hội chứng Guillain-Barré ở Polynésie française trong trận dich Zika. Họ đã so sánh những dữ kiện này với những dữ kiện của hai nhóm chứng : một nhóm gồm 98 bệnh nhân trưởng thành được nhập viện nhưng không sốt, nhóm kia gồm 70 bệnh nhân được trắc nghiệm dương tính đối với virus nhưng đã không phát triển những triệu chứng thần kinh. ” 88% những bệnh nhân bị Guillain-Barré đã có, trong 6 ngày trước khi bắt đầu những triệu chứng thần kinh, những triệu chứng điển hình của Zika, Arnaud Fontanet đã ghi nhận như vậy. Ngoài ra, những trắc nghiệm máu cho thấy một cách chắc chắn rằng 100% những bệnh nhân này đã bị nhiễm virus và rằng sự nhiễm này vừa mới xảy ra gần đây.”
Các nhà nghiên cứu cũng chứng minh rằng, trái với một giả thuyết được thường xuyên đưa ra, surrisque phát triển một hội chứng Guillain-Barré tuồng như không liên quan với bệnh dengue trước đây hay xảy ra đồng thời với nhiễm virus Zika. Thật vậy, tỷ suất những bệnh nhân có những kháng thể chống lại bệnh dengue, bằng cớ rằng họ đã được tiếp xúc với bệnh sốt cũng do virus này, gần như giống nhau ở tất cả những bệnh nhân bị Zika, dầu họ đã phát triển một hội chứng Guillain-Barré hay không (95% so với 89%).
TỶ LỆ GÂY ẤN TƯỢNG.
Dạng lâm sàng của hội chứng Guillain-Barré gây bởi Zika được định rõ trong công trình nghiên cứu (đặc biệt với một sự trầm trọng và phục hồi nhanh hơn) những cơ chế gây bệnh đã không thể được làm sáng tỏ. ” Tuy vậy chúng tôi đã thăm dò tất cả các đích khả dĩ “, GS Fontanet đã kể lại như vậy, nhất là một protéine của virus giống với một thành phần của dây thần kinh ; protéine này bị tấn công do sai lầm bởi hệ miễn dịch của bệnh nhân. Sau cùng các nhà nghiên cứu đã định lượng nguy cơ với một tỷ lệ 24 gây hội chứng Guillain-Barré đối với 100.000 nhiễm virus Zika (kể cả dạng không triệu chứng), so với bình thường 1 đến 2 trường hợp đối với 100.000 dân mỗi năm. Những con số gây ấn tượng nếu ta quy chúng về dân chúng đang sống ở những vùng bị liên hệ bởi trận dịch Zika hiện nay. Tổ chức y tế thế giới nói dự kiến vào cuối tháng giêng, ” 3 đến 4 triệu trường hợp ” trên lục địa châu Mỹ.
Nguy cơ của hội chứng Guillain-Barré được tính ở Polynésie française tuy nhiên không thể áp dụng một cách trực tiếp vào tình hình châu Mỹ, Arnaud Fontanet đã định rõ như vậy. ” Có thể có những khác nhau, nhất là về di truyền và môi trường. Nhưng những nước liên hệ phải chuẩn bị, như điều đó đã được làm ở Martinique và Guadeloupe, nhận vào khoa hồi sức một số lượng quan trọng những người bị hội chứng Guillain-Barré. Ở Polynésie, những bệnh nhân đã lưu lại ở khoa hồi sức trung bình 35 ngày. Vậy những khả năng của bệnh viện sẽ nhanh chóng bị vượt quá.”
(LE FIGARO 1/3/2016)
7/ ALZHEIMER : NHỮNG TRIỆU CHỨNG QUÊN BÁO ĐỘNG.
Hiện nay có 900.000 người bị bệnh Alzheimer ở Pháp. Mặc dầu bệnh vẫn hiếm trước 65 tuổi (2% những trường hợp), tần số của nó gia tăng một cách nhanh chóng khi vượt qua lứa tuổi này, khi đó xảy ra ở 5% population générale và 15% ở những người 80 tuổi. Những trou de mémoire tăng lên sau lục tuần. Những nhà thần kinh học của Alzheimer’s Society ở Anh mới đây đã trả lời một cuộc phỏng vấn. Quên là điều bình thường, bởi vì được tích trữ trong thời gian ngắn hạn, thí dụ đó là quên họ và tên, nơi ta đã đậu xe, nơi ta đã cất kính đeo, gương mặt cua một người ta đã gặp vào một soirée. Cũng theo những chuyên gia này, điều phải báo động vì bất thường, là bị lạc ở những nơi quen thuộc, không còn nhận biết khuôn mặt của một người thân, lặp đi lặp lại cùng những câu hỏi, quên chức năng của vài đồ vật.
(PARIS MATCH 19-25/11/2016)
8/ THAI NGHÉN : NGUY CƠ CỦA MỘT TƯ THẾ NGỒI KÉO DÀI
Một công trình nghiên cứu của đại học Warwick (Coventry, Anh), được tiến hành ở 1263 phụ nữ có thai đã cho phép chứng thực rằng hoạt động vật lý và sự chống lại tình trạng bất động kéo dài làm giảm ở họ sự lên cân, nguy cơ bị bệnh đái đường và những yếu tố làm dễ sự xuất hiện của những rối loạn chuyển hoa ở trẻ sơ sinh.
(PARIS MATCH 19-25/11/2016)
9/ DỊ ỨNG THỨC ĂN : MỘT MIỄN DỊCH LIỆU PHÁP QUA DA.
GS Christophe Dupont, thầy thuốc chuyên khoa nhi đồng, trưởng khoa thăm dò tiêu hóa và dị ứng thức ăn thuộc bệnh viện Necker, giải thích cách tác dụng của một điều trị cải tiến để trung hòa những phản ứng của hệ miễn dịch
Hỏi : Một cơn dị ứng thức ăn (crise d’allergie alimentaire) diễn ra như thế nào ?
GS Christophe Dupont : Bằng một phản ứng bất thường của phòng vệ miễn dịch. Hệ này chế tạo những kháng thể sau khi ăn vào một thức ăn thường vô hại nhưng được xem như một kẻ lạ. Phản ứng này có thể được biểu hiện ở ống tiêu hóa, da hay một cách tổng quát hơn, do làm thương tổn những chức năng hô hấp và tim.
Hỏi : Ông hãy mô tả cho chúng tôi những triệu chứng…
GS Christophe Dupont : Ở ống tiêu hóa, những dị ứng này gây mửa, ỉa chảy và đôi khi một cơn hen phế quản. Ở các nhũ nhi, sự lên cân không đủ. Ở da, các triệu chứng là khá đặc trưng : mày đay, chàm nặng…Khi phản ứng dị ứng xảy ra toàn thân, nó có thể gây một choáng phản vệ với ngừng hô hấp và tim, nếu không được điều trị, khi đó đe dọa tiên lượng sinh tồn. Tần số của những dị ứng thức ăn cao hơn ở trẻ em : Ở Pháp, 5-7% những trẻ dưới 5 tuổi bị những cơn dị ứng thức ăn. Nhưng với thời gian, sự dị ứng của chúng, tùy theo thức ăn gây dị ứng, có khuynh hướng giảm.
Hỏi : Những thức ăn nào thường gây dị ứng nhất ?
GS Christophe Dupont : Sữa bò (80% những trường hợp), trứng, arachide. Trong thời thơ ấu ta có thể bắt đầu dị ứng với một hay với nhiều thức ăn (polyallergie). Những phản ứng với sữa bò giảm vào khoảng 2-3 tuổi, với trứng 5-6 tuổi. Những dị ứng với arachide vẫn tồn tại suốt đời.
Hỏi : Ở trẻ em và người lớn, những hậu quả của những vấn đề thức ăn này là gì ?
GS Christophe Dupont : Ở trẻ em, nếu dị ứng với sữa không được xét đến, nó sẽ ảnh hưởng lên sự tăng trưởng và dẫn đến một nguy cơ mất khoáng xương (déminéralisation osseuse). Người trưởng thành sợ rằng người ta phục vụ một thức ăn chứa dị ứng nguyên mà không biết. Như thế, những lượng cực nhỏ arachide có thể dẫn đến những phản ứng nghiêm trọng.
Hỏi : Hiện nay ta có thể ngăn cản sự xuất hiện của các cơn này và làm ngừng chúng như thế nào ?
GS Christophe Dupont : Biện pháp duy nhất là loại bỏ thức ăn. Trong cấp cứu, những loại thuốc trong trousse mà ta mang theo người, cho phép làm ngừng cơn như adrénaline en stylo auto-injectable.
Hỏi : Cách tác dụng của điều trị mới của ông ?
GS Christophe Dupont : Mục đích là giải cảm ứng (désensibiliser) bệnh nhân, nghĩa là ngăn cản những phản ứng nghiêm trọng trong trường hợp tình cờ ăn phải thức ăn mà bệnh nhân dị ứng và, nếu có thể, đạt được sự chữa lành hoàn toàn. Đó là một miễn dịch liệu pháp : ta đặt một lượng rất nhỏ dị ứng nguyên liên hệ tiếp xúc thường trực với hệ miễn dịch, điều này gây nên sự xuất hiện của những kháng thể bảo vệ. Khi ăn thức ăn, chúng sẽ ngăn cản sự xuất hiện của cơn dị ứng thức ăn.
Hỏi : Điều trị mới này được thực hiện như thế nào ?
GS Christophe Dupont : Bằng một patch được đặt trên lưng đứa bé hay ở mặt trong của cánh tay ở người lớn. Nó phải được thay mỗi 24 giờ trong khoảng 3 năm.
Hỏi : Tại sao lâu như vậy ?
GS Christophe Dupont : Quá trình xảy ra chậm. Miễn dịch liệu pháp trên da (immunotéhrapie par voie épicutanée) nhằm đặt lập lại thức ăn dị ứng nguyên (aliment allergène) lên da. Những tế bào đặc hiệu bắt nó để kích hoạt hệ phòng vệ miễn dịch mô mà không có sự đi qua máu.
Hỏi : Những công trình nghiên cứu nào đã chứng minh tính hiệu quả của quan niệm này ?
GS Christophe Dupont : Công trình đầu tiên của Pháp, được thực hiện trên những trẻ dị ứng với sữa bò. 18 trẻ đã được điều trị trong 3 tháng. Sự dung nạp và tính hiệu quả đã tỏ ra rất tốt. Protocole đã được công bố trong một tạp chí khoa học rất uy tín “Journal of Allergy and Clinical Immunology”. Những kết luận rất đáng phấn khởi này cho phép tiếp tục chương trình này trên quy mô thế giới ở nhiều trăm bệnh nhân. Sau đó chúng tôi đã tiến hành 3 công trình nghiên cứu trên khoảng 400 bệnh nhân dị ứng với arachide. Sau 2 năm nhìn lại trong công trình nghiên cứu chính (221 bệnh nhân), 80% các trẻ em có một đáp ứng dương tính với điều trị và vài trẻ em hoàn toàn được chữa lành.
Hỏi : Khi nào ông tiến hành một công trình nghiên cứu về dị ứng với trứng ?
GS Christophe Dupont : Chẳng bao lâu nữa. Những công trình thí nghiệm sơ bộ sẽ được tiến hành.
(PARIS MATCH 19-25/11/2016)
10/ HEN DỊ ỨNG : ĐIỀU TRỊ MỚI BẰNG MIỄN DỊCH LIỆU PHÁP.
GS Frédéric de Blay, trưởng khoa bệnh lý ngực của những bệnh viện đại học Strasbourg, giải thích những cơ chế tác dụng của phương pháp điều trị hiệu quả này đối với những dị ứng acarien ở người lớn.
Hỏi : Có những dạng hen phế quản khác nhau. Tần số của những hen phế quản được gây nên bởi một dị ứng ?
GS Frédéric de Blay : Ở Pháp, ta thống kê hiện nay 4 triệu người bị ảnh hưởng bởi căn bệnh đường hô hấp này, trong đó 50%, ở người trưởng thành, có nguồn gốc dị ứng.
Hỏi : Ông hãy nhắc lại cho chúng tôi những dị ứng nguyên thường chịu trách nhiệm nhất ?
GS Frédéric de Blay : 1. Những acarien chiếm 50% những dị ứng nguyên làm phát khởi những khó hô hấp và những cơn hen phế quản (90 triệu người ở châu Âu !). 2. Mèo (30% những trường hợp). 3. Những phấn hoa (15%). 4. Những nấm mốc và chó (10%).
Hỏi : Bằng những cơ chế nào, những dị ứng nguyên này làm phát khởi một cơn hen phế quản.
GS Frédéric de Blay : Những dị ứng nguyên gây nên một phản ứng viêm ở các phế quản, làm thu hẹp chúng lại, tạo nên một co thắt (spasme). Do đó bị trở ngại hô hấp, những tiếng thở rít và, trong những trường hợp nặng, những cơn ngột thở cần phải hồi sức cấp cứu. Đối với toàn bộ những trường hợp hen phế quản (dị ứng hay không dị ứng), khoảng 1000 trường hợp tử vong được quan sát mỗi năm ở Pháp.
Hỏi : Có những người bị tố bẩm hay không ?
GS Frédéric de Blay : Có những yếu tố di truyền, những gia đình với những người bị hen phế quản, ở họ, ngay khi sinh ra đời, những phế quản được hoạch định để phát triển một bệnh dị ứng. Nhưng phải có những yếu tố môi trường để một cơn hen phế quản phát khởi (dị ứng nguyên, virus…)
Hỏi : Đối với những hen phế quản có nguồn gốc dị ứng, những điều trị chuẩn là gì ?
GS Frédéric de Blay : Những triệu chứng được điều trị bằng cách cho corticoides bằng đường hít. Mục đích là kiểm soát sự xuất hiện của khó thở. Không nên chờ những dấu hiệu đầu tiên để sử dụng chúng. Nếu thuốc này không đủ, một thuốc giãn phế quản có tác dụng kéo dài được thêm vào. Hen phế quản càng nặng, những liều lượng thuốc càng được gia tăng.
Hỏi : Ta có được những kết quả nào với những thuốc này ?
GS Frédéric de Blay : Chúng cải thiện nhanh những triệu chứng, nhưng không điều trị nguyên nhân. Ngoài ra, với những liều mạnh và sử dụng kéo dài, chúng có thể gây nên những tác dụng phụ. Những corticoides hít có nguy cơ gây một fragilisation de la peau, một sự mất khoáng xương (chứng loãng xương).
Hỏi : Điều trị mới được công bố trong tạp chí uy tín “Jama” là gì ?
GS Frédéric de Blay : Lần này, đó là điều trị nguyên nhân, chứ không phải chỉ những triệu chứng, bằng một phương pháp giải cảm ứng (méthode de désensibilisation). Đó là một miễn dịch liệu pháp bằng đường dưới lưỡi, cho đến nay chỉ được chỉ định đối với những dị ứng acarien ở người lớn. Điều trị này đơn giản : chỉ cần một viên mỗi ngày, tan dưới lưỡi. Mục đích là có được một sự dung nạp của hệ miễn dịch với dị ứng nguyên.
Hỏi : Công trình nghiên cứu nào đã chứng minh tính hiệu quả của miễn dịch liệu pháp này ?
GS Frédéric de Blay : Một công trình nghiên cứu lớn của châu Âu (13 nước) đã được thực hiện trong 1 năm rưởi ở 834 người trưởng thành bị hen phế quản dị ứng với acarien. Họ sử dụng corticoides hít. Họ đã được chia thành 3 nhóm. Nhóm thứ nhất nhận điều trị miễn dịch liệu pháp với liều mạnh, nhóm thứ hai với liều trung bình và nhóm thứ ba một placebo. Trong 7 đến 12 tháng đầu của thử nghiệm, các nhóm đã tiếp tục công trình nghiên cứu ngoài những corticoides lệ thường. Rồi liều đã được giảm một nửa trong 3 tháng và ngừng hoàn toàn cho đến cuối thử nghiệm (nhiều tháng).
Hỏi : Những kết quả của liệu pháp miễn dịch này có thuyết phục không ?
GS Frédéric de Blay : Trong những trường hợp hen phế quân từ trung bình đến nặng, ta đã có thể quan sát một sự giảm 1/3 các cơn với ít những tác dụng phụ ở những bệnh nhân được điều trị với những liều trung bình. Với những liều cao hơn, sự cải thiện đã tỏ ra hơi quan trọng hơn. Điều trị này cần một thời gian từ 3 đến 5 năm.
Hỏi : Phải chăng những thí nghiệm khác sẽ được tiến hành với phương pháp giải cảm ứng này ?
GS Frédéric de Blay : Vâng, luôn luôn với miễn dịch liệu pháp này, hai công trình nghiên cứu lớn của châu Âu đã được tiến hành : một với những bệnh nhân bị viêm mũi dị ứng với phấn hoa của bouleau, công trình kia với những dị ứng nguyên của acarien. Chúng cũng sẽ kéo dài từ một năm đến một năm rưỡi.
(PARIS MATCH 2/6-8/6/2016)
BS NGUYỄN VĂN THỊNH
(25/7/2016)