Nguyễn Lương Tuấn
Tôi
thích những bài thơ cũ. Nó gợi nhắc cho tôi một thời đời sống với những trằn trọc
tra vấn của cái tôi đầy xáo động, bấp bênh. Như con nước vỡ bờ, như đợt sóng
gào thét, những người lớn tuổi hơn tôi, bằng tôi, đồng hành vào đời. Sống, hiện
hữu đối diện với bối cảnh đất nước chiến tranh. Sự sống và chết như một lằn
ranh vô hình dễ bị phá vỡ. Mỗi bài thơ là một sinh mệnh. Tôi nghe, tôi đọc như
nói với chính mình.
Đó
là ngôn ngữ thơ – Tuổi trẻ tội nghiệp, cô đơn – Một thời để yêu, một thời để chết.
Chiến
tranh đi qua. Thế hệ chúng tôi mất tất cả. Tôi còn lại gì?
Tình
yêu? Sự nghiệp? Những người thân yêu?
Tôi
mất tất cả,
Kể
cả những bài thơ.
Những
bài thơ cũ với tôi mãi mãi là một hoài niệm, một phần đời mà tôi đã bị đánh mất.
Đó là những bài thơ trước 1975, những bài thơ tình hồn nhiên, tội nghiệp, ngụp
lặn trong chiến tranh.
Các
thi sĩ một thời tôi say mê: Thanh Tâm Tuyền, Duy Thanh, Thanh Nam, Thạch
Chương, Vương Tân, Dương Kiền, Cao Thoại Châu, Hoài Tuyết Trang, Nguyễn Tôn
Nhan, Nguyễn Miên Thảo, Tần Hoài Dạ Vũ, Cao Thị Vạn Giã, Bùi Giáng, Chu Vương
Miện, Mường Mán, …Rất nhiều, rất nhiều.
Đó
cũng là giai đoạn mà các tạp chí văn nghệ như trăm hoa đua nở làm phong phú hóa
sinh hoạt văn học nghệ thuật miền Nam.: Tạp chí Sáng tạo, thế kỷ hai mươi, Hiện
đại, Nghệ Thuật, Mai, Văn, Văn học, …
Tìm
lại được một bài thơ, đọc được một bài thơ cũ, tôi sung sướng vô cùng.
Nếu
trong âm nhạc, ngôn ngữ được chuyển vận theo giai điệu. Nó là một loại ngôn ngữ
kép của nhạc điệu. Bài hát khi đã được chuyển vận và hát cho người nghe. Nó
không còn cô đơn. Nó được đi vào lòng khán giả và được ái mộ. Ngôn ngữ thơ, bản
chất cô đơn, mặc dù nó có âm thanh của
nó nhưng đó là hơi thở của tận cùng sâu thẳm trái tim. Nó nói chuyện với từng
cá thể. Thơ tìm sự hiệp thông trong nỗi cô đơn tận cùng.
Tạp
chí Sáng tạo bằng những cuộc Hội thảo, đối thoại giữa những nhà thơ, nhà văn đã
khẳng định như một tuyên ngôn: Ngôn ngữ thơ là một vận động, phá bỏ quy ước rào
cản. Nó hoàn toàn tự do. Nhóm Sáng Tạo quay lưng với thơ mới. Người làm thơ là
người chơi với con chữ. Sắp xếp, cấu trúc ngôn ngữ để khám phá những chân trời
mới. Người làm thơ là người không đi theo lối mòn cũ. Y khám phá những con đường
mới.
Tôi
nhớ ngày đó trong một tản văn của Bùi Giáng ở tạp chí Mai, có hai câu thơ trích
dẫn đầu truyện của Cao Thị Vạn Giã: “Mù sương phi cảng não nề. Thôi anh ở lại
buồn về em mang”. Lời thơ làm tôi thảng thốt như mình chuốc lấy một nỗi buồn.
Ngôn ngữ thơ không mới, nhưng hình ảnh quá ư sống động, bàng bạc một nỗi lạnh lẻo:
hình ảnh sân bay đầy sương mù được gán cho một tỉnh từ “não nề” làm nổi bật tâm
trạng của người ra đi. Từ “thôi” như một dấu ngắt diễn tả sự quay quắt trước cảnh
biệt ly. Từ “buồn về” thể hiện cụ thể tâm trạng của tác giả: “Buồn về em mang”.
Chỉ
có hai câu thơ, vậy mà tôi nhớ mãi, không sao quên được, đã trên 40 năm rồi còn
gì. Cái độc đáo ở đây là Cao Thị Vạn Giã thể hiện bằng thơ lục bát, và các từ
không có gì mới, nhưng sự sắp xếp các từ, vị trí, cơ cấu của từ đã làm bài thơ
trở nên độc đáo, mới.
Một
điều rất thú vị, hôm kia tình cờ lang thang trên mạng, tôi đã tìm đọc được toàn
bài thơ này:
Tiễn
chân anh tận phi trường
Lỗi
đi. Lỗi ở.
Mười
phương lỗi về.
Mù
sương phi cảng não nề
Thôi
anh ở lại buồn về em mang
Tiễn
anh một chén rượu tàn
Một
bàn tay nắm
Một
hàng lệ mau
Cuộc
cờ thế sự binh đao
Phút
giây tái ngộ ngàn sau biết còn!
Môi
em trong cảnh hao mòn
Một
anh đất khách nhớ tròn tháng năm
Trời
Tây rẽ bước âm thầm
Ngàn
năm mỏi cánh chim bằng tha hương.
Ta
lưu ý Cao Thị Vạn Giã không quan tâm cấu trúc bài thơ theo thể thơ lục bát. Sự
ngắt ở câu 8 bằng phân đoạn 2 câu 4, sang hàng đã làm cho giai điệu lục bát trở
nên mới, xây dựng hình ảnh, ý tưởng sống động.
Thơ
tình của các bạn trẻ trước 1975 có đặc điểm là cách xử dụng các con chữ, sự tạo
hình ảnh độc đáo đến lạ thường. Bài thơ lạ, hình ảnh mới mà lại không cải
lương, không sáo mòn và không “sến”.
Như
bài
Nỗi
tuyệt vọng huy hoàng
(
Hoài Tuyết Trang)
1.
Thôi
còn chi mà buổi chiều lên đồi ngồi hát
xin
cho em niềm tuyệt vọng huy hoàng
bây
giờ đôi cánh đêm đã mọc
và
biển đã mênh mông
tôi
nghe tiếng nói từ những vì sao khuya thật lạnh
2.
đêm
nói với em những tử thi của ngày
có
bao giờ có bao giờ hồi sinh
ôi
giấc ngủ mặt trời!
tôi
buồn khóc
3.
ngày
mai khi linh hồn mình vật vờ bằng biển cả trên một hoang đảo
cho
mỗi lần đàn chim xoè cánh hồng
trên
những đọt cây cao mùa xuân chết lá
hỡi
thanh xuân sao mãi buồn thảm
có
phải không đêm đã quá mênh mông?
và
ngày không là sa mạc nóng bỏng
để
dấu chân chim khơi buồn trên cát
có
phải không mặt trời đã quá cao và chói sáng?
vẫn
không làm thức giấc những tử thi nằm chết
thôi
trở về mà van nài làm kiếp hướng dương
buổi
sáng mặt trời ở phương đông
những
cánh hoa không nở
4.
mùa
thu có hoa trắng trổ chân thành
5.
còn
gì không mà buổi chiều lên đồi ngồi khóc
xin
cho em niềm tuyệt vọng đó huy hoàng.
Một
điểm cốt yếu nữa trong thơ tự do là THƠ LÀ Ý THỨC. Nhà thơ không đi tìm thiên
nhiên để “ru với gió, vơ vẩn cùng mây” như khách si tình với cây đàn muôn điệu.
Ở đây, nhà thơ bỏ cả thiên nhiên, bỏ cả ái tình lãng mạn để trở về với thực tại
trước mặt.
Thanh
Tâm Tuyền quả quyết: Trong thơ hôm nay, hoặc là thiên nhiên, không được nhắc đến,
nhường chỗ cho những vỉa hè, cột đèn, gạch ngói, khối sắt, khối thép, da thịt
tay chân, mặt mũi, hoặc là hiện ra thản nhiên lạnh lùng khó chịu, nếu không muốn
nhập vào ý thức.
Nói
như vậy không có nghĩa là thơ tự do không còn nói đến ái tình với một thái độ
đi tìm tình ái để ca tụng, tôn sùng nó như nguồn gốc của hạnh phúc hay đau khổ,
trái lại thơ tự do coi ái tình cũng chỉ là một trong những con đường khám phá ý
thức, thức tỉnh trước cuộc đời.
Thanh
Tâm Tuyền nói: ”Tình ái cũng bị dùng làm phương tiện khám phá đời sống, khai quật
ý thức”.
Điều
cốt yếu trong thơ tự do là cấu trúc ngôn ngữ. Ngôn ngữ đơn giản nhưng nhờ cấu
trúc, hình ảnh, mới, lạ.
Chính
hình ảnh đập vào ý thức. Người đọc như phản tỉnh. Y buộc phải suy nghĩ, đặt vấn
đề. Trong thơ tự do, tình yêu, thiên nhiên chỉ là công cụ để nhà thơ khám phá đời
sống như Thanh Tâm Tuyền đã quả quyết.
Thập
niên 60 phong trào thơ tự do nở rộ, nhóm Sáng Tạo với những người đi tiên phong
mà đại biểu tiêu biểu nhất, thủ lãnh phong trào là nhà thơ Thanh Tâm Tuyền, nổi
bật nhất là tập thơ “Liên đêm mặt trời tìm thấy”. Có thể kể một số thi sĩ tài
hoa, nổi tiếng thời bấy giờ như Duy Thanh, Thạch Chương, Mai Thảo, Quách Thoại,
Vương Tân, Dương Kiền, Tạ Tỵ, …
Nhà
thơ Chinh Yên chỉ với vài hình ảnh đã làm rõ được thân phận con người, biểu tỏ
một thái độ sống:
Thái
độ
Cuộc
đời như điếu thuốc
Không
hút cũng cháy vèo
Cuộc
đời như điếu thuốc
Không
hút cũng không sao.
Thân
phận
Một
người ngồi một mình
Một
mình cũng buồn quá
Hắn
đánh cờ một mình
Một
mình cũng buồn quá
Hắn
bỏ đi một mình
Nhớ
về những bài thơ cũ là nhớ về một thời kỳ, nhớ về thuở hoàng kim của đất
nước, trong đó biết bao nhiêu hình ảnh thân quen mà tôi đã sống cùng, sống với,
tôi đã được giáo dục …
Xin
cho tôi được nói lời tri ân một thời kỳ, một giai đoạn lịch sử.