Cô còn nhớ em không?
Cô còn nhớ em không?
Nguyên Hạnh HTD
Học sinh thường cho rằng, các thầy cô chỉ nhớ tên học sinh
giỏi, học sinh đẹp hoặc hoạt động hiệu đoàn... Cho nên mỗi lần nếu tôi
gặp lại một em học sinh không có gì xuất sắc ngày xưa mà tôi còn nhớ
tên, thì đó là một niềm vui to lớn của em là được thầy cô còn nhớ mặt và
nhớ tên của mình.
Sau khi cuộc chiến lan tràn trên quê hương thầy trò phân tán, tôi đi
cùng nam cực bắc, đi xa nửa trái địa cầu, rải rác khắp nơi, tôi vẫn gặp
lại những em học sinh Đồng Khánh cũ. Và nhờ cố gắng nhớ mặt, nhớ tên các
em, nên hầu như ở đâu tôi cũng gieo được chút niềm vui cho những người
đang phập phồng chờ được gọi đích danh sau một câu mở đầu công thức: „Cô còn nhớ em không?“.
Những con người ấy, những học sinh Đồng Khánh tha phương - xa trường,
xa thầy bạn cũ đã xưa rất xưa, mà chính bản thân khi soi gương cũng
không còn bắt được hình bóng mình ngày ấy..., bất giác còn được gọi tên,
còn được nhớ, còn được nhắc nhở đến bao kỷ niệm của một thời. Ôi! Vui
biết bao nhiêu, ấm áp ngọt ngào biết bao nhiêu!
Kẻ gieo niềm vui, tất nhiên cũng được hưởng những niềm vui dội trở
lại không kém phần to lớn. Giữa khu phố Tàu Toronto (Canada), tôi gọi
đúng tên một em học sinh cũ. Em mừng rỡ ôm hôn tôi tha thiết rồi níu tay
tôi „Cô chờ em một tí “. Em vụt chạy vào một tiệm gần đó mua ra một
bông hồng đỏ, cài lên ngực áo tôi. Những cái hôn cảm động và đóa hồng
như thế, tôi mang về trong giấc ngủ, tôi mang theo suốt cả cuộc đời. Nó
là hương sắc đậm đà nổi bật trên cuộc sống đơn giản của một nhà giáo !
Có được chút khả năng nhỏ bé này, cái chìa khóa gieo vui của tôi là
do tôi đã dày công cố gắng học tên, nhớ mặt học sinh. Mỗi đầu năm học,
tôi ra công học kỹ bảng đồ lớp, sáu bảy lớp với hơn 300 học sinh, tôi
phải học thật sự. May mà tên con gái Huế đa số 4 chữ, âm thanh hài hòa
lắm lúc một dãy tên trở thành một đoạn văn biến ngẫu nghe êm tai mà cũng
dễ thuộc hơn. Mặt đẹp tên hay thường đi đôi với nhau, mặt mày chất phác
thường mang tên giản dị, còn thiểu số những em mang tên ngồ ngộ không
theo quy luật nào cả lại càng dễ nhớ. Một năm 300 tên, 300 mặt, nhớ cho
hết cũng đủ xây xẩm mặt mày rồi. Nhưng đò đi mà bến cũ còn ở lại, năm
sau lại 300 tên khác rồi 300 tên khác nữa... thật gay go vô cùng.
Gặp lại học sinh với những nụ cười rạng rỡ trên môi, với bông hồng
cài áo chỉ có trước năm 75 hoặc trên xứ người. Sau 30.4.75, trên các nẻo
đường bôn ba ở miền Nam, tôi vẫn hay được gặp lại các học sinh thân yêu
với lời chào quen thuộc „Cô còn nhớ em không?“ nhưng là ở những
cảnh ngộ khác nhau rất xa ngoài phạm vi phấn trắng bảng đen. Hầu như tất
cả cảnh ngộ đó đều gian khổ rất đau lòng, không có hộ khẩu, con cái của
những gia đình thuộc chế độ cũ... Đó là những mảnh đời rách nát! Những
cảnh đời của học sinh tôi như vậy, tôi đã gặp nhan nhản trong suốt thời
gian tôi còn bị kẹt lại ở quê nhà...
Một cảnh ngộ khác, tôi không bao giờ quên được khi tôi gặp Hạnh Mai
trên một chuyến xe lửa Sàigòn – Huế. Thầy trò đều tất tả ngược xuôi vì
miếng cơm manh áo, nước mắt nhiều hơn nụ cười với những tủi nhục của
cảnh đời khốn khó lầm than! Con tàu đông nhung nhúc, hôi hám đến ghê
tởm. Tôi ngồi chỉ được nửa bàn mông, đôi chân phải chuồi ra kê đỡ trên
bao nhiêu đồ đạc bừa bãi chen chúc với chân cẳng người khác. Chắc chắn
lại thấy có những con người khom khom lách tới, lẹ làng chui nhét chen
chúc dưới ghế ngồi, những gói, những bao hàng không lớn lắm nhưng nặng
nề. Một lúc sau lại thấy họ rật rật chạy tới lôi ra đem nhét vào những
khoang khác. Đó là mấy bà đi buôn, họ đi tàu „cọp“. Gọi là cọp nhưng họ
phải chi tiền cho ban kiểm tra, cho thuế vụ, cho thanh tra thanh trẻ.
Giá tiền nhiều gấp bao nhiêu lần giá vé! Đến những ga nào có đoàn kiểm
tra đột xuất, họ phải nhảy đỡ xuống rồi chạy bộ ra khỏi ga. Đoàn tàu
chuyển bánh ra khỏi vòng kiểm soát của ga, tốc độ còn chậm, họ lại bám
vào thánh tàu, nhảy lên rớt xuống, lại chạy theo, lại nhảy, người trên
đưa tay kéo kẻ dưới, toàn là phụ nữ. Lòng tôi se thắt khi nhìn những con
người như thế đeo lên rớt xuống mấy lần, lăn trên hai đường đá lởm
chởm, lại ngoi lên, lại níu, lại nhảy. Cuối cùng rồi họ cũng lên được
con tàu để sống chết với tài sản của họ. Tôi đang thẩn thờ suy nghĩ đến
giá trị sinh mạng của những kẻ chung quanh tôi bấy giờ vẫn bô bô là „vốn
quý của xã hội“, quên cả bực dọc vì chật chội, hôi hám như cảm giác lúc
mới lên tàu, thì bỗng một người ngồi thụp xuống bên chân tôi, muốn tìm
chỗ để rúc cái đầu xuống bên dưới ghế hầu tránh công an, thuế vụ nhưng
nghẹt cứng không còn chỗ, đành phải úp mặt trên đầu gối tôi, mặc cho
những lằn roi quất tới tấp trên chiếc nón lá xơ vành. Để cho nhẹ bớt đòn
roi, chị đi buôn ghì mặt xuống thấp hơn, thấp hơn nữa, sũng xuống giữa
hai bắp vế của tôi. Quá bất nhẫn trước hành động dã man của tên công an,
tôi phản ứng; tính bất khuất của một nhà giáo trổi dậy trong tôi, tôi
mở mắt lớn nhìn tên công an:
- Anh làm gì lạ vậy? và đưa tay gạt ngọn roi của nó.
Anh ta ngạc nhiên nhìn tôi:
- Thím lạ lắm hả?, cái bọn gian thương này phải đánh cho chúng nó
chừa, chúng nó chuyên bóp nghẹt quốc doanh, phá hoại chính sách ưu việt
của đảng và nhà nước ta...“.
Con vẹt áo vàng tuông đủ một tràng kinh nhật tụng rồi đổi giọng:
- Xin lỗi, thím công tác ở cơ quan nào?
Tôi đáp liều:
- Tôi đi dạy học (thật tình tôi đã bỏ dạy từ năm 1979 dù Ban Giám
Hiệu đã yêu cầu tôi ở lại nhiều lần, vì môn Toán cấp 3 thiếu giáo viên).
Nghe vậy, tên công an nói tiếp:
- Thím về nên giảng giải thêm cho học sinh rõ, báo cáo sâu sát tình
hình để nhà nước ta có biện pháp hữu hiệu tiêu diệt bọn chúng.
Hắn bỏ đi sau khi hừ một tiếng vào cái nón; còn tôi thì nín cười vì
đã bịp được hắn. Tên kia đi khuất, chị đi buôn mới trồi mặt lên nhìn tôi
qua nửa vành nón rách:
-„Cám ơn bác“ và bẽ bàng giọng Huế: „Kệ, rứa đó chớ không răng mô
bác. Hắn giả đò quất trót trót cho to rứa, chứ không can chi mô. Cái nón
của tụi tui là dùng vô mục đích nớ đó. Làm bộ qua mặt người khác rứa,
chớ „đấm mõm“ thì yên hết.
Trời ơi! Vậy là „yên„ đó ư? Con người ta còn chịu khổ đau đến mức nào
nữa? Thảo nào mà bọn chúng không lạm dụng sức nhẫn nhục chịu đựng để
làm khó dễ dân chúng. Nhưng tôi chưa kịp buồn lâu về cách hành xử giữa
người với người, cũng chưa kịp suy tư theo thói quen nghề nghiệp về mấy
từ „nhân cách, nhân nghĩa, nhân vị...“ thì tôi bỗng giật thót mình. Chị
đi buôn khi ngớt lời, hất chiếc nón ra sau, nhìn kỹ lên một lần nữa. Bốn
mặt nhìn nhau, tôi như bị điện chạm bởi ánh mắt quen thuộc của một ngày
xa xưa hiện về giữa gương mặt tuy chai cằn sạm nắng che lấp một phần
bởi tóc tai lòa xòa không chải chuốt nhưng cái lúm đồng tiền có một bên
vẫn nhắc nhở cho tiềm thức tôi một thoáng vẻ rất quen thuộc.
Phần chị đi buôn, tự nhiên nụ cười vụt tắt, chị luống cuống quơ đôi
dép nhựa đã rách mép, tuông đi như tháo chạy với lời „Cám ơn bác“ ném
lại sau lưng.
Tôi vội chụp tay kéo giật lại „Hạnh Mai“!
Hạnh Mai quay lại, đổ ào xuống chân tôi, úp mặt vào đầu gối tôi bùng lên nức nở.
Mọi người trong khoang tàu nhìn chúng tôi ái ngại nhưng chỉ hỏi bằng
mắt, còn tôi nước mắt cũng đã rưng rưng! Tôi im lặng đặt tay lên vai em
để cho em khóc. Hồi lâu thật lâu, khi những nỗi tủi nhục đã vơi dần theo
nước mắt, Hạnh Mai mới ngước nhìn tôi đầy mặc cảm:
- Em không ngờ cô còn nhớ ra em! Lâu quá rồi! Em già và tàn tạ quá!
Cô thì không đổi mấy nhưng vì lúc đầu ngồi thấp và đội nón, nên em chưa
thấy. Sau biết là cô, em định chạy trốn luôn“.
- Sao lại trốn ? Tôi hỏi.
- Em tủi thân, không dám chào! Vả lại không nghĩ là cô còn nhận ra em
được nữa! Em đưa hai bàn tay đen đủi gân guốc bụm lên hai má rồi thở
dài “Em tàn tạ quá!.
- Đâu có nhiều, bằng chứng là cô vẫn nhận ra em!
Tôi cố ép người lại, mời Hạnh Mai ngồi ghé vào nhưng cũng không thể
nào nhín thêm một chút. Hạnh Mai ngồi trên một bao hàng bên chân tôi
suốt đoạn đường còn lại. Em không phải chui luồn theo tốp đi buôn nữa và
công an thuế vụ cũng lờ em luôn.
Thầy trò tôi thủ thỉ hỏi thăm nhau, được biết chồng em đi cải tạo, có
4 con. Em đi hàng chuyến, vào ra hết 4, 5 ngày, về qua nhà để lại được
ít bo-bo, mì sợi cho con sống qua ngày, chờ chuyến khác. Hàng em buôn,
cái gọi là „bóp“ nghẹt „quốc doanh“ là những món hàng nặng tùy mùa như
đậu phụng vào, đậu xanh ra, bột mì vào, bo-bo ra v.v... có khi buôn cả
than củi nữa, số lượng chỉ „lớn“ đủ nhét dưới ghế nọ, gầm kia trên
khoang tàu.
Để quên lảng bớt nỗi ê chề đắng cay của thực tại, tôi đưa Hạnh Mai
trở về quá khứ. Một vài kỷ niệm dễ thương dưới mái trường Đồng Khánh đã
được thầy trò cùng nhắc đến, tạo được đôi chút ấm áp, vài ba nụ cười dù
không trọn vẹn nhưng cũng đủ làm cho đường xa hóa gần.
Tàu đến ga Lăng Cô, đoàn đi buôn quăng những bao hàng rồi nhảy ào
xuống trước khi vào vùng kiểm soát của nhà ga. Hạnh Mai cũng thế, tôi
xót xa nhìn theo cô học trò nhỏ bé của tôi đang nhảy tàu, lăn mấy vòng
rồi đứng dậy lao mình, chụp theo mấy bao hàng, xốc nách một bao và xách
hai tay hai bao, chạy ngã lên ngã xuống qua những hàng kẽm gai đổ nát để
vòng thoát ra phía sau mấy dãy nhà dân.
Năm sau, báo chí loan tin xe lửa Huế – Sàigòn bị lật nhào ở Trảng
Bom, chết sáu bảy trăm người, đa số là con buôn. Tôi kinh hoàng đau xót,
Hạnh Mai có trong đó không em? Không em thì cũng trăm ngàn Hạnh Mai
khác, cũng vậy thôi!
Buổi tối, tôi ăn cơm độn với mì sợi được chế biến từ bột bo-bo, tôi cảm thấy sợi mì khô như gai và mặn như nước mắt!
*
Tôi đã may mắn rời quê hương để bao nỗi u hoài ở lại. Tưởng rằng nơi
đất khách khó gặp được người thân, ai ngờ tôi vẫn còn nghe những câu
chào „Cô còn nhớ em không?“ nhưng có cái khác là giữa bầu không khí tươi
vui rực sáng. Các em học sinh của tôi không thể ngờ được rằng ở một đốm
không gian nào đó, trong ký ức nhỏ bé của tôi, các em vẫn hằng có mặt.
Những quà cáp, những nụ hôn, những đóa hồng là những phần thưởng dễ
thương của tôi hiện tại và là hành trang quý giá của tôi sau này.
Trong ngậm ngùi của thực tế giáo chức giữa xã hội đổi thay, tôi vẫn lưu giữ những gì tôi đã chọn và mãi mãi trân quý...
(München, Mùa 30 tháng 4)
Học sinh thường cho rằng, các thầy cô chỉ nhớ tên học sinh
giỏi, học sinh đẹp hoặc hoạt động hiệu đoàn... Cho nên mỗi lần nếu tôi
gặp lại một em học sinh không có gì xuất sắc ngày xưa mà tôi còn nhớ
tên, thì đó là một niềm vui to lớn của em là được thầy cô còn nhớ mặt và
nhớ tên của mình.
Sau khi cuộc chiến lan tràn trên quê hương thầy trò phân tán, tôi đi
cùng nam cực bắc, đi xa nửa trái địa cầu, rải rác khắp nơi, tôi vẫn gặp
lại những em học sinh Đồng Khánh cũ. Và nhờ cố gắng nhớ mặt, nhớ tên các
em, nên hầu như ở đâu tôi cũng gieo được chút niềm vui cho những người
đang phập phồng chờ được gọi đích danh sau một câu mở đầu công thức: „Cô còn nhớ em không?“.
Những con người ấy, những học sinh Đồng Khánh tha phương - xa trường,
xa thầy bạn cũ đã xưa rất xưa, mà chính bản thân khi soi gương cũng
không còn bắt được hình bóng mình ngày ấy..., bất giác còn được gọi tên,
còn được nhớ, còn được nhắc nhở đến bao kỷ niệm của một thời. Ôi! Vui
biết bao nhiêu, ấm áp ngọt ngào biết bao nhiêu!
Kẻ gieo niềm vui, tất nhiên cũng được hưởng những niềm vui dội trở
lại không kém phần to lớn. Giữa khu phố Tàu Toronto (Canada), tôi gọi
đúng tên một em học sinh cũ. Em mừng rỡ ôm hôn tôi tha thiết rồi níu tay
tôi „Cô chờ em một tí “. Em vụt chạy vào một tiệm gần đó mua ra một
bông hồng đỏ, cài lên ngực áo tôi. Những cái hôn cảm động và đóa hồng
như thế, tôi mang về trong giấc ngủ, tôi mang theo suốt cả cuộc đời. Nó
là hương sắc đậm đà nổi bật trên cuộc sống đơn giản của một nhà giáo !
Có được chút khả năng nhỏ bé này, cái chìa khóa gieo vui của tôi là
do tôi đã dày công cố gắng học tên, nhớ mặt học sinh. Mỗi đầu năm học,
tôi ra công học kỹ bảng đồ lớp, sáu bảy lớp với hơn 300 học sinh, tôi
phải học thật sự. May mà tên con gái Huế đa số 4 chữ, âm thanh hài hòa
lắm lúc một dãy tên trở thành một đoạn văn biến ngẫu nghe êm tai mà cũng
dễ thuộc hơn. Mặt đẹp tên hay thường đi đôi với nhau, mặt mày chất phác
thường mang tên giản dị, còn thiểu số những em mang tên ngồ ngộ không
theo quy luật nào cả lại càng dễ nhớ. Một năm 300 tên, 300 mặt, nhớ cho
hết cũng đủ xây xẩm mặt mày rồi. Nhưng đò đi mà bến cũ còn ở lại, năm
sau lại 300 tên khác rồi 300 tên khác nữa... thật gay go vô cùng.
Gặp lại học sinh với những nụ cười rạng rỡ trên môi, với bông hồng
cài áo chỉ có trước năm 75 hoặc trên xứ người. Sau 30.4.75, trên các nẻo
đường bôn ba ở miền Nam, tôi vẫn hay được gặp lại các học sinh thân yêu
với lời chào quen thuộc „Cô còn nhớ em không?“ nhưng là ở những
cảnh ngộ khác nhau rất xa ngoài phạm vi phấn trắng bảng đen. Hầu như tất
cả cảnh ngộ đó đều gian khổ rất đau lòng, không có hộ khẩu, con cái của
những gia đình thuộc chế độ cũ... Đó là những mảnh đời rách nát! Những
cảnh đời của học sinh tôi như vậy, tôi đã gặp nhan nhản trong suốt thời
gian tôi còn bị kẹt lại ở quê nhà...
Một cảnh ngộ khác, tôi không bao giờ quên được khi tôi gặp Hạnh Mai
trên một chuyến xe lửa Sàigòn – Huế. Thầy trò đều tất tả ngược xuôi vì
miếng cơm manh áo, nước mắt nhiều hơn nụ cười với những tủi nhục của
cảnh đời khốn khó lầm than! Con tàu đông nhung nhúc, hôi hám đến ghê
tởm. Tôi ngồi chỉ được nửa bàn mông, đôi chân phải chuồi ra kê đỡ trên
bao nhiêu đồ đạc bừa bãi chen chúc với chân cẳng người khác. Chắc chắn
lại thấy có những con người khom khom lách tới, lẹ làng chui nhét chen
chúc dưới ghế ngồi, những gói, những bao hàng không lớn lắm nhưng nặng
nề. Một lúc sau lại thấy họ rật rật chạy tới lôi ra đem nhét vào những
khoang khác. Đó là mấy bà đi buôn, họ đi tàu „cọp“. Gọi là cọp nhưng họ
phải chi tiền cho ban kiểm tra, cho thuế vụ, cho thanh tra thanh trẻ.
Giá tiền nhiều gấp bao nhiêu lần giá vé! Đến những ga nào có đoàn kiểm
tra đột xuất, họ phải nhảy đỡ xuống rồi chạy bộ ra khỏi ga. Đoàn tàu
chuyển bánh ra khỏi vòng kiểm soát của ga, tốc độ còn chậm, họ lại bám
vào thánh tàu, nhảy lên rớt xuống, lại chạy theo, lại nhảy, người trên
đưa tay kéo kẻ dưới, toàn là phụ nữ. Lòng tôi se thắt khi nhìn những con
người như thế đeo lên rớt xuống mấy lần, lăn trên hai đường đá lởm
chởm, lại ngoi lên, lại níu, lại nhảy. Cuối cùng rồi họ cũng lên được
con tàu để sống chết với tài sản của họ. Tôi đang thẩn thờ suy nghĩ đến
giá trị sinh mạng của những kẻ chung quanh tôi bấy giờ vẫn bô bô là „vốn
quý của xã hội“, quên cả bực dọc vì chật chội, hôi hám như cảm giác lúc
mới lên tàu, thì bỗng một người ngồi thụp xuống bên chân tôi, muốn tìm
chỗ để rúc cái đầu xuống bên dưới ghế hầu tránh công an, thuế vụ nhưng
nghẹt cứng không còn chỗ, đành phải úp mặt trên đầu gối tôi, mặc cho
những lằn roi quất tới tấp trên chiếc nón lá xơ vành. Để cho nhẹ bớt đòn
roi, chị đi buôn ghì mặt xuống thấp hơn, thấp hơn nữa, sũng xuống giữa
hai bắp vế của tôi. Quá bất nhẫn trước hành động dã man của tên công an,
tôi phản ứng; tính bất khuất của một nhà giáo trổi dậy trong tôi, tôi
mở mắt lớn nhìn tên công an:
- Anh làm gì lạ vậy? và đưa tay gạt ngọn roi của nó.
Anh ta ngạc nhiên nhìn tôi:
- Thím lạ lắm hả?, cái bọn gian thương này phải đánh cho chúng nó
chừa, chúng nó chuyên bóp nghẹt quốc doanh, phá hoại chính sách ưu việt
của đảng và nhà nước ta...“.
Con vẹt áo vàng tuông đủ một tràng kinh nhật tụng rồi đổi giọng:
- Xin lỗi, thím công tác ở cơ quan nào?
Tôi đáp liều:
- Tôi đi dạy học (thật tình tôi đã bỏ dạy từ năm 1979 dù Ban Giám
Hiệu đã yêu cầu tôi ở lại nhiều lần, vì môn Toán cấp 3 thiếu giáo viên).
Nghe vậy, tên công an nói tiếp:
- Thím về nên giảng giải thêm cho học sinh rõ, báo cáo sâu sát tình
hình để nhà nước ta có biện pháp hữu hiệu tiêu diệt bọn chúng.
Hắn bỏ đi sau khi hừ một tiếng vào cái nón; còn tôi thì nín cười vì
đã bịp được hắn. Tên kia đi khuất, chị đi buôn mới trồi mặt lên nhìn tôi
qua nửa vành nón rách:
-„Cám ơn bác“ và bẽ bàng giọng Huế: „Kệ, rứa đó chớ không răng mô
bác. Hắn giả đò quất trót trót cho to rứa, chứ không can chi mô. Cái nón
của tụi tui là dùng vô mục đích nớ đó. Làm bộ qua mặt người khác rứa,
chớ „đấm mõm“ thì yên hết.
Trời ơi! Vậy là „yên„ đó ư? Con người ta còn chịu khổ đau đến mức nào
nữa? Thảo nào mà bọn chúng không lạm dụng sức nhẫn nhục chịu đựng để
làm khó dễ dân chúng. Nhưng tôi chưa kịp buồn lâu về cách hành xử giữa
người với người, cũng chưa kịp suy tư theo thói quen nghề nghiệp về mấy
từ „nhân cách, nhân nghĩa, nhân vị...“ thì tôi bỗng giật thót mình. Chị
đi buôn khi ngớt lời, hất chiếc nón ra sau, nhìn kỹ lên một lần nữa. Bốn
mặt nhìn nhau, tôi như bị điện chạm bởi ánh mắt quen thuộc của một ngày
xa xưa hiện về giữa gương mặt tuy chai cằn sạm nắng che lấp một phần
bởi tóc tai lòa xòa không chải chuốt nhưng cái lúm đồng tiền có một bên
vẫn nhắc nhở cho tiềm thức tôi một thoáng vẻ rất quen thuộc.
Phần chị đi buôn, tự nhiên nụ cười vụt tắt, chị luống cuống quơ đôi
dép nhựa đã rách mép, tuông đi như tháo chạy với lời „Cám ơn bác“ ném
lại sau lưng.
Tôi vội chụp tay kéo giật lại „Hạnh Mai“!
Hạnh Mai quay lại, đổ ào xuống chân tôi, úp mặt vào đầu gối tôi bùng lên nức nở.
Mọi người trong khoang tàu nhìn chúng tôi ái ngại nhưng chỉ hỏi bằng
mắt, còn tôi nước mắt cũng đã rưng rưng! Tôi im lặng đặt tay lên vai em
để cho em khóc. Hồi lâu thật lâu, khi những nỗi tủi nhục đã vơi dần theo
nước mắt, Hạnh Mai mới ngước nhìn tôi đầy mặc cảm:
- Em không ngờ cô còn nhớ ra em! Lâu quá rồi! Em già và tàn tạ quá!
Cô thì không đổi mấy nhưng vì lúc đầu ngồi thấp và đội nón, nên em chưa
thấy. Sau biết là cô, em định chạy trốn luôn“.
- Sao lại trốn ? Tôi hỏi.
- Em tủi thân, không dám chào! Vả lại không nghĩ là cô còn nhận ra em
được nữa! Em đưa hai bàn tay đen đủi gân guốc bụm lên hai má rồi thở
dài “Em tàn tạ quá!.
- Đâu có nhiều, bằng chứng là cô vẫn nhận ra em!
Tôi cố ép người lại, mời Hạnh Mai ngồi ghé vào nhưng cũng không thể
nào nhín thêm một chút. Hạnh Mai ngồi trên một bao hàng bên chân tôi
suốt đoạn đường còn lại. Em không phải chui luồn theo tốp đi buôn nữa và
công an thuế vụ cũng lờ em luôn.
Thầy trò tôi thủ thỉ hỏi thăm nhau, được biết chồng em đi cải tạo, có
4 con. Em đi hàng chuyến, vào ra hết 4, 5 ngày, về qua nhà để lại được
ít bo-bo, mì sợi cho con sống qua ngày, chờ chuyến khác. Hàng em buôn,
cái gọi là „bóp“ nghẹt „quốc doanh“ là những món hàng nặng tùy mùa như
đậu phụng vào, đậu xanh ra, bột mì vào, bo-bo ra v.v... có khi buôn cả
than củi nữa, số lượng chỉ „lớn“ đủ nhét dưới ghế nọ, gầm kia trên
khoang tàu.
Để quên lảng bớt nỗi ê chề đắng cay của thực tại, tôi đưa Hạnh Mai
trở về quá khứ. Một vài kỷ niệm dễ thương dưới mái trường Đồng Khánh đã
được thầy trò cùng nhắc đến, tạo được đôi chút ấm áp, vài ba nụ cười dù
không trọn vẹn nhưng cũng đủ làm cho đường xa hóa gần.
Tàu đến ga Lăng Cô, đoàn đi buôn quăng những bao hàng rồi nhảy ào
xuống trước khi vào vùng kiểm soát của nhà ga. Hạnh Mai cũng thế, tôi
xót xa nhìn theo cô học trò nhỏ bé của tôi đang nhảy tàu, lăn mấy vòng
rồi đứng dậy lao mình, chụp theo mấy bao hàng, xốc nách một bao và xách
hai tay hai bao, chạy ngã lên ngã xuống qua những hàng kẽm gai đổ nát để
vòng thoát ra phía sau mấy dãy nhà dân.
Năm sau, báo chí loan tin xe lửa Huế – Sàigòn bị lật nhào ở Trảng
Bom, chết sáu bảy trăm người, đa số là con buôn. Tôi kinh hoàng đau xót,
Hạnh Mai có trong đó không em? Không em thì cũng trăm ngàn Hạnh Mai
khác, cũng vậy thôi!
Buổi tối, tôi ăn cơm độn với mì sợi được chế biến từ bột bo-bo, tôi cảm thấy sợi mì khô như gai và mặn như nước mắt!
*
Tôi đã may mắn rời quê hương để bao nỗi u hoài ở lại. Tưởng rằng nơi
đất khách khó gặp được người thân, ai ngờ tôi vẫn còn nghe những câu
chào „Cô còn nhớ em không?“ nhưng có cái khác là giữa bầu không khí tươi
vui rực sáng. Các em học sinh của tôi không thể ngờ được rằng ở một đốm
không gian nào đó, trong ký ức nhỏ bé của tôi, các em vẫn hằng có mặt.
Những quà cáp, những nụ hôn, những đóa hồng là những phần thưởng dễ
thương của tôi hiện tại và là hành trang quý giá của tôi sau này.
Trong ngậm ngùi của thực tế giáo chức giữa xã hội đổi thay, tôi vẫn lưu giữ những gì tôi đã chọn và mãi mãi trân quý...
(München, Mùa 30 tháng 4)
Miếng khoai khô
Sau 30-4-75, tất cả giáo chức chúng tôi đều phải đi học tập
chính trị trong suốt 3 tháng hè mà họ gọi nôm na là "bồi dưỡng nghiệp
vụ".
Một buổi chiều sau mấy ngày "bồi dưỡng", tôi đạp xe lang thang
qua vùng Trương minh Giảng, tình cờ gặp Báu - một người học trò năm xưa,
rất xưa, đang ngơ ngẩn đứng trước cửa nhà. Dừng xe đạp, tôi chào:
- Báu hả? Phải em là Trương thị Báu không? Có nhớ ra cô không?
Báu giương mắt nhìn tôi, nhìn đi nhìn lại rồi nghiêng đầu lại
nhìn...Em không nhớ nổi... Tôi đã thoáng thấy được một tâm thần bất
thường qua thần sắc cũng như qua đôi mắt trống rỗng vô hồn!
Tôi nhắc lại:
- Nhớ cô D. không? Cô D. dạy toán em hồi Đệ Tứ. Nhớ ra không? Em
học cùng lớp với bọn con Hiếu, con Tịnh An ở Cầu Đất đó, nhớ ra chưa?
Em thụt lùi vài bước, lại nhìn sâu vào mắt tôi, vẫn đôi mắt lạc thần, ngập ngừng lập lại từng hai tiếng một:
- Cô D....Dạy Toán....Đệ Tứ... Vẫn chưa nhớ, tôi nối thêm:
- Đồng Khánh! Nhớ chưa?
Mắt em bỗng sáng hơn:
- Đồng Khánh...Đồng Khánh...Trường Đồng Khánh Huế ! Phải không cô?
Em bước mấy bước lại gần tôi hơn, nghiêng đầu xuống, nhìn vào
bên trong chiếc nón lá tôi đang đội để nhìn gần sát mặt tôi. Mắt em bây
giờ đã có thần hơn một chút, em lại lẩm bẩm:
- Cô D. Dạy Toán. Trường Đồng Khánh. Thiệt mà! Trường Đồng Khánh của tôi mà! Phải rồi, tui có học trường Đồng Khánh mà!
Bỗng em tiến sát tới tôi hơn, quều quào đưa hai tay ôm chầm lấy
vai tôi; mắt long lanh mà khô sủng như đôi mắt của những kẻ vẫn hằng
khóc không nước mắt, miệng cứ lặp lại mấy lần những tiếng không tròn ý:
- Em có học Đồng Khánh. Phải không Cô? Em cũng là một nữ sinh
Đồng Khánh. Phải không cô? Cô nói cô có dạy em đó! Phải không cô?
Vừa hỏi em vừa day đôi vai tôi, giọng van lơn cầu khẩn, liên
tiếp hỏi mà không cần câu trả lời. Báu vuốt dọc hai cánh tay tôi từ vai
xuống, rồi nắm lấy hai bàn tay tôi đưa qua lắc lại như hai đứa bé đang
chơi trò dung dăng dung dẻ, lại tiếp tục: "Phải không cô" mà không cần
nhìn thấy cái đầu tôi liên tiếp gật và miệng thì "ừ phải, ừ phải" biểu
đồng tình.
Qua một lúc xúc động quá bất ngờ, em dần dần bình tĩnh đôi
chút; cũng biết mời cô vào nhà, cũng biết mời ngồi, mời uống nước như
những động tác căn bản của một người con gái Huế đàng hoàng không mất
trí. Em cũng biết mời cô "thời" nước bằng một ly nước lạnh không có dĩa,
vào nhà trong bưng ra bằng cả hai tay một cách lóng cóng. ( Ở Huế, đối
với người lớn tuổi, không dùng chữ ăn và uống để mời).
Ly nước được đặt lên một cái bàn gỗ cũ kỹ bên cạnh một dĩa khoai lang luộc gồm một củ đã cắt làm hai miếng.
- Mời Cô "thời"!
Một cháu bé gái chồm lên bàn, với lấy miếng khoai. Báu đưa tay gạt con:
- Con không được hổn. Rồi lại mời Cô.
Cháu bé trạc độ 6 tuổi, có vẻ bịnh, lại chụp đòi và khóc. Báu lại gạt, lại quay qua mời tôi:
- Cô "thời" với em một miếng đi Cô. Cô "thời" cho em vui. Mấy
thuở mà! Cô đừng sợ em thiếu. Nhà em lao động, được mua đủ phần độn, em
không đói mà. Cô "thời" một chút đi Cô, một miếng cũng được.
Báu mời dẻo dai tha thiết, lời lẽ trôi chảy bình thường khiến
tôi quá ngạc nhiên. Hình như cái phần gọi là lịch sự, sự che đậy, cách
giữ bề ngoài tối thiểu của một phụ nữ Huế thì vẫn nguyên vẹn, không hề
bị phai mờ trong một trí tuệ hầu như đã mất hết chức năng. Nhưng tôi làm
sao mà“ thời“ cho nổi những miếng khoai lang của "thời đại nhu yếu
phẩm" vào cuối năm 78 mà tôi là người thấm thía trong cuộc.
Khẩu phần lương thực hằng tháng của người lao động trí óc được 9
kg, lao động chân tay được 12 kg trong đó có 3 kg gạo, còn lại là bo
bo, bột mì, mì sợi, khoai lang nửa sùng nửa úng. Nhà nào cũng "khoái ăn
sang"; tới sở, tới trường Tào Tháo rượt chạy té khói!
Trong khi đó bé gái cứ cố thò tay bốc khoai không được với mẹ,
khóc ầm lên. Tôi lấy nửa củ đưa cho cháu trước vẻ mặt không vui của Báu.
Chợt Báu chùng giọng xuống, quay lại chuyện cũ với vẻ mặt van lơn:
- Cô, có phải em học trường Đồng Khánh không Cô? Giọng em càng tha thiết hơn.
- Có mà, Cô có nói đó. Cô có dạy em môn Toán đó. Nói đi Cô! Cô
nói cho họ nghe đi Cô. Nói cho họ nghe em cũng có Cô, có Thầy, có
trường, em cũng có bạn...
Báu hướng đôi mắt đỏ hoe nhìn về phía những người mà em gọi là
"họ". Họ đây là một nhóm thanh niên đang làm sáo bằng cây hóp, trong đó
có các con trai của Báu và chồng em - Nguyên là giáo sư một trường tư
thục ở Huế; có lẽ là tổ trưởng của tổ hợp mành trúc.
Lúc này giọng Báu bình tĩnh dần. Ánh mắt em chứa những tia nhìn
van lơn như mong níu được cái phao cho một bằng chứng nào đó.
- Cô nói đi Cô. Em có học với Cô mà, em có bạn mà!
- Ừ, em có bạn chứ. Mấy con bạn xóm cột cờ, Cầu Đất, Tây Lộc, con
Quý Hương, con Nhạn, con Hứa, Tịnh An, Thúy Hồng, Như Ngân v..v..Em còn
nhớ không?
- Dạ nhớ!
Báu ngập ngừng nói cho lấy có, cố gắng mở đôi mắt không hồn
nhìn khờ dại vào mắt tôi như cầu cứu ký ức mà tôi nghĩ đã bị tẩy xóa hầu
như trọn vẹn của một kẻ tâm thần. Và Báu nhỏ giọng xuống:
- Dạ em nhớ rồi. Em có bạn.
Rồi bỗng la to:
- Em là học sinh trường Đồng Khánh! Cô là Cô giáo Đồng Khánh!
Báu đưa mắt về nhóm thanh niên đang nhìn, lặp lại: " em là một nữ sinh
Đồng Khánh. Cô là giáo sư Đồng Khánh, Cô đến thăm em!”
Niềm hãnh diện lớn lao vỡ oà trong tâm khảm, Báu khóc nấc lên,
gục nghiêng mặt vào lưng tôi, nức nở từng tiếng đứt quãng, cũng không
ngoài mấy từ "nữ sinh Đồng Khánh". Tôi nghẹn ngào cảm động, nước mắt
rưng rưng, hết sức lúng túng mở miệng không ra nổi vài lời dù chỉ để
phân chứng cho một kẻ mất hết trí nhớ nhưng vẫn còn nguyên vẹn niềm tự
hào đã là một nữ sinh Đồng Khánh. Niềm tự hào đã được ấp ủ trong niềm
sâu kín của tâm hồn từ lâu không được khơi dậy, không hề được chứng minh
trong suốt cuộc sống hoàn toàn cách ly với khung trời tươi mát màu hoa
Phượng sân trường ngày nào! Huống hồ một kẻ mất trí đầy mặc cảm, sống
trong giai đoạn tối tăm của đất nước mà thức ăn vật chất đã quá gay go,
nói chi đến những khiá cạnh tinh thần như những vuốt ve của lòng tự
trọng.
Ngồi thêm một lúc cũng chỉ để nghe Báu lặp đi lặp lại không
chán mấy câu trên, tôi buồn bã ra về sau khi moi trong giỏ xách tặng Báu
một số tiền của tháng lương vừa mới lãnh cùng với phần nhu yếu phẩm vừa
mua được từ buổi học chính trị nghiệp vụ. Một gói bột ngọt nhỏ, một cái
ruột xe đạp nhờ bốc thăm trúng nhưng lại là ruột xe Mini, trong khi xe
tôi là loại 650.
Báu cầm mấy tờ giấy bạc lật qua lật lại, mở to đôi mắt ngơ ngẩn:
- Răng Cô cho em ri?
Ý hẵn em muốn tìm hiểu cái "lý do" của một tình thương, điều mà
em ít nhận được trong cuộc sống của một kẻ đã mất phần trí nhớ.
Cháu bé lại vói tay lên bàn, mon men lại gần dĩa khoai. Tôi cầm
nửa củ khoai còn lại đưa cho cháu thì Báu giựt lại. Em cố nhét miếng
khoai vào cái giỏ nylon tôi đang xách lên chào về.
Giỏ nylon được dùng thay cho cái cặp xách đi dạy hằng ngày, để
đựng cả nhu yếu phẩm phân phối từ trường học và tiện để móc vào ghi đông
xe đạp. Tôi luồng tay vào giỏ lấy miếng khoai lang trả lại. Báu cũng
biết tiễn tôi ra đường, lưu luyến vịn một tay lên ghi đông xe. Khi tôi
buông tay treo giỏ để cầm ghi đông, Báu lẹ làng banh miệng giỏ thả lọt
miếng khoai vào. Đến nước này thì tôi không thể từ chối được nữa, chỉ
thay bằng một lời cám ơn. Một nụ cười sung sướng như nụ cười trẻ thơ khi
chiến thắng nở xoè trên gương mặt mà trước đây còn tăm tối dại khờ!
Vừa đạp xe chầm chậm, tôi vừa quay lại nhìn. Báu đang vẫy theo
rất bình thường, đang cười vui vẻ cũng rất bình thường nhưng ai biết đâu
trong cái vẻ bình thường đó lại ẩn chứa một cái gì không được bình
thường!
Quên đường xa với chiếc xe đạp cũ kỹ, cọc cạch; tôi miên man
vui, xen lẫn chút bâng khuâng khi nghĩ đến một điều đơn giản có chăng
mình đang đem lại cho người học trò cũ của mình vào những khoảnh khắc ít
ỏi trong đời sống tinh thần dành cho một kẻ đã mất quá khứ!
Cùng lúc, tôi mang theo tâm trạng ra về với nỗi băn khoăn, thắc
mắc nguyên nhân nào đã biến em thành con người mất trí. Phải chăng qua
biến cố tháng 4-75 em đã chứng kiến cảnh đau lòng tử biệt lớn lao nào đó
của thân nhân, hoặc kinh hoàng trong khi chạy giặc trước cảnh máu đổ,
thịt rơi, hoặc... Tất cả chỉ là nghi vấn mà tôi không dám hỏi sợ khơi
dậy trong em một ký ức đau buồn. Nó như một bài toán đầy ẩn khúc mà tôi,
là một người dạy toán lại không thể nào lý giải ra cái đáp số ấy!
Nửa củ khoai vẫn nằm im trong giỏ xách, tôi mang đi dạy hằng
ngày, chen chúc cùng sách vở và những nhu yếu phẩm tạp loại cho đến khi
khô héo!
Hình ảnh"nửa củ khoai" đối với tôi là những ngọt ngào đắng chát
thỉnh thoảng cứ dập dềnh trong ký ức, ray rức nhức nhối mỗi khi phải đổ
bỏ thức ăn dư thừa ở xứ người.
Dù hương vị ngọt ngào phải tìm ra trong đắng chát nhưng cái đắng
chát của một thời gian khổ là cái sẽ hết, hình như đang hết và phải
hết, trong khi cái ngọt ngào thì vẫn còn đâu đó.
Đó là những kỷ niệm ấm áp, những phần thưởng nhỏ bé dễ thương;
cái còn lại của cuộc đời nhà giáo mà tôi vẫn muốn nâng niu gìn giữ để
làm hành trang cho cuộc đời về chiều của mình, trên lối đi và lối về.
Mùa 30- 4- 2013
Nguyên Hạnh HTD
Sau 30-4-75, tất cả giáo chức chúng tôi đều phải đi học tập
chính trị trong suốt 3 tháng hè mà họ gọi nôm na là "bồi dưỡng nghiệp
vụ".
Một buổi chiều sau mấy ngày "bồi dưỡng", tôi đạp xe lang thang
qua vùng Trương minh Giảng, tình cờ gặp Báu - một người học trò năm xưa,
rất xưa, đang ngơ ngẩn đứng trước cửa nhà. Dừng xe đạp, tôi chào:
- Báu hả? Phải em là Trương thị Báu không? Có nhớ ra cô không?
Báu giương mắt nhìn tôi, nhìn đi nhìn lại rồi nghiêng đầu lại
nhìn...Em không nhớ nổi... Tôi đã thoáng thấy được một tâm thần bất
thường qua thần sắc cũng như qua đôi mắt trống rỗng vô hồn!
Tôi nhắc lại:
- Nhớ cô D. không? Cô D. dạy toán em hồi Đệ Tứ. Nhớ ra không? Em
học cùng lớp với bọn con Hiếu, con Tịnh An ở Cầu Đất đó, nhớ ra chưa?
Em thụt lùi vài bước, lại nhìn sâu vào mắt tôi, vẫn đôi mắt lạc thần, ngập ngừng lập lại từng hai tiếng một:
- Cô D....Dạy Toán....Đệ Tứ... Vẫn chưa nhớ, tôi nối thêm:
- Đồng Khánh! Nhớ chưa?
Mắt em bỗng sáng hơn:
- Đồng Khánh...Đồng Khánh...Trường Đồng Khánh Huế ! Phải không cô?
Em bước mấy bước lại gần tôi hơn, nghiêng đầu xuống, nhìn vào
bên trong chiếc nón lá tôi đang đội để nhìn gần sát mặt tôi. Mắt em bây
giờ đã có thần hơn một chút, em lại lẩm bẩm:
- Cô D. Dạy Toán. Trường Đồng Khánh. Thiệt mà! Trường Đồng Khánh của tôi mà! Phải rồi, tui có học trường Đồng Khánh mà!
Bỗng em tiến sát tới tôi hơn, quều quào đưa hai tay ôm chầm lấy
vai tôi; mắt long lanh mà khô sủng như đôi mắt của những kẻ vẫn hằng
khóc không nước mắt, miệng cứ lặp lại mấy lần những tiếng không tròn ý:
- Em có học Đồng Khánh. Phải không Cô? Em cũng là một nữ sinh
Đồng Khánh. Phải không cô? Cô nói cô có dạy em đó! Phải không cô?
Vừa hỏi em vừa day đôi vai tôi, giọng van lơn cầu khẩn, liên
tiếp hỏi mà không cần câu trả lời. Báu vuốt dọc hai cánh tay tôi từ vai
xuống, rồi nắm lấy hai bàn tay tôi đưa qua lắc lại như hai đứa bé đang
chơi trò dung dăng dung dẻ, lại tiếp tục: "Phải không cô" mà không cần
nhìn thấy cái đầu tôi liên tiếp gật và miệng thì "ừ phải, ừ phải" biểu
đồng tình.
Qua một lúc xúc động quá bất ngờ, em dần dần bình tĩnh đôi
chút; cũng biết mời cô vào nhà, cũng biết mời ngồi, mời uống nước như
những động tác căn bản của một người con gái Huế đàng hoàng không mất
trí. Em cũng biết mời cô "thời" nước bằng một ly nước lạnh không có dĩa,
vào nhà trong bưng ra bằng cả hai tay một cách lóng cóng. ( Ở Huế, đối
với người lớn tuổi, không dùng chữ ăn và uống để mời).
Ly nước được đặt lên một cái bàn gỗ cũ kỹ bên cạnh một dĩa khoai lang luộc gồm một củ đã cắt làm hai miếng.
- Mời Cô "thời"!
Một cháu bé gái chồm lên bàn, với lấy miếng khoai. Báu đưa tay gạt con:
- Con không được hổn. Rồi lại mời Cô.
Cháu bé trạc độ 6 tuổi, có vẻ bịnh, lại chụp đòi và khóc. Báu lại gạt, lại quay qua mời tôi:
- Cô "thời" với em một miếng đi Cô. Cô "thời" cho em vui. Mấy
thuở mà! Cô đừng sợ em thiếu. Nhà em lao động, được mua đủ phần độn, em
không đói mà. Cô "thời" một chút đi Cô, một miếng cũng được.
Báu mời dẻo dai tha thiết, lời lẽ trôi chảy bình thường khiến
tôi quá ngạc nhiên. Hình như cái phần gọi là lịch sự, sự che đậy, cách
giữ bề ngoài tối thiểu của một phụ nữ Huế thì vẫn nguyên vẹn, không hề
bị phai mờ trong một trí tuệ hầu như đã mất hết chức năng. Nhưng tôi làm
sao mà“ thời“ cho nổi những miếng khoai lang của "thời đại nhu yếu
phẩm" vào cuối năm 78 mà tôi là người thấm thía trong cuộc.
Khẩu phần lương thực hằng tháng của người lao động trí óc được 9
kg, lao động chân tay được 12 kg trong đó có 3 kg gạo, còn lại là bo
bo, bột mì, mì sợi, khoai lang nửa sùng nửa úng. Nhà nào cũng "khoái ăn
sang"; tới sở, tới trường Tào Tháo rượt chạy té khói!
Trong khi đó bé gái cứ cố thò tay bốc khoai không được với mẹ,
khóc ầm lên. Tôi lấy nửa củ đưa cho cháu trước vẻ mặt không vui của Báu.
Chợt Báu chùng giọng xuống, quay lại chuyện cũ với vẻ mặt van lơn:
- Cô, có phải em học trường Đồng Khánh không Cô? Giọng em càng tha thiết hơn.
- Có mà, Cô có nói đó. Cô có dạy em môn Toán đó. Nói đi Cô! Cô
nói cho họ nghe đi Cô. Nói cho họ nghe em cũng có Cô, có Thầy, có
trường, em cũng có bạn...
Báu hướng đôi mắt đỏ hoe nhìn về phía những người mà em gọi là
"họ". Họ đây là một nhóm thanh niên đang làm sáo bằng cây hóp, trong đó
có các con trai của Báu và chồng em - Nguyên là giáo sư một trường tư
thục ở Huế; có lẽ là tổ trưởng của tổ hợp mành trúc.
Lúc này giọng Báu bình tĩnh dần. Ánh mắt em chứa những tia nhìn
van lơn như mong níu được cái phao cho một bằng chứng nào đó.
- Cô nói đi Cô. Em có học với Cô mà, em có bạn mà!
- Ừ, em có bạn chứ. Mấy con bạn xóm cột cờ, Cầu Đất, Tây Lộc, con
Quý Hương, con Nhạn, con Hứa, Tịnh An, Thúy Hồng, Như Ngân v..v..Em còn
nhớ không?
- Dạ nhớ!
Báu ngập ngừng nói cho lấy có, cố gắng mở đôi mắt không hồn
nhìn khờ dại vào mắt tôi như cầu cứu ký ức mà tôi nghĩ đã bị tẩy xóa hầu
như trọn vẹn của một kẻ tâm thần. Và Báu nhỏ giọng xuống:
- Dạ em nhớ rồi. Em có bạn.
Rồi bỗng la to:
- Em là học sinh trường Đồng Khánh! Cô là Cô giáo Đồng Khánh!
Báu đưa mắt về nhóm thanh niên đang nhìn, lặp lại: " em là một nữ sinh
Đồng Khánh. Cô là giáo sư Đồng Khánh, Cô đến thăm em!”
Niềm hãnh diện lớn lao vỡ oà trong tâm khảm, Báu khóc nấc lên,
gục nghiêng mặt vào lưng tôi, nức nở từng tiếng đứt quãng, cũng không
ngoài mấy từ "nữ sinh Đồng Khánh". Tôi nghẹn ngào cảm động, nước mắt
rưng rưng, hết sức lúng túng mở miệng không ra nổi vài lời dù chỉ để
phân chứng cho một kẻ mất hết trí nhớ nhưng vẫn còn nguyên vẹn niềm tự
hào đã là một nữ sinh Đồng Khánh. Niềm tự hào đã được ấp ủ trong niềm
sâu kín của tâm hồn từ lâu không được khơi dậy, không hề được chứng minh
trong suốt cuộc sống hoàn toàn cách ly với khung trời tươi mát màu hoa
Phượng sân trường ngày nào! Huống hồ một kẻ mất trí đầy mặc cảm, sống
trong giai đoạn tối tăm của đất nước mà thức ăn vật chất đã quá gay go,
nói chi đến những khiá cạnh tinh thần như những vuốt ve của lòng tự
trọng.
Ngồi thêm một lúc cũng chỉ để nghe Báu lặp đi lặp lại không
chán mấy câu trên, tôi buồn bã ra về sau khi moi trong giỏ xách tặng Báu
một số tiền của tháng lương vừa mới lãnh cùng với phần nhu yếu phẩm vừa
mua được từ buổi học chính trị nghiệp vụ. Một gói bột ngọt nhỏ, một cái
ruột xe đạp nhờ bốc thăm trúng nhưng lại là ruột xe Mini, trong khi xe
tôi là loại 650.
Báu cầm mấy tờ giấy bạc lật qua lật lại, mở to đôi mắt ngơ ngẩn:
- Răng Cô cho em ri?
Ý hẵn em muốn tìm hiểu cái "lý do" của một tình thương, điều mà
em ít nhận được trong cuộc sống của một kẻ đã mất phần trí nhớ.
Cháu bé lại vói tay lên bàn, mon men lại gần dĩa khoai. Tôi cầm
nửa củ khoai còn lại đưa cho cháu thì Báu giựt lại. Em cố nhét miếng
khoai vào cái giỏ nylon tôi đang xách lên chào về.
Giỏ nylon được dùng thay cho cái cặp xách đi dạy hằng ngày, để
đựng cả nhu yếu phẩm phân phối từ trường học và tiện để móc vào ghi đông
xe đạp. Tôi luồng tay vào giỏ lấy miếng khoai lang trả lại. Báu cũng
biết tiễn tôi ra đường, lưu luyến vịn một tay lên ghi đông xe. Khi tôi
buông tay treo giỏ để cầm ghi đông, Báu lẹ làng banh miệng giỏ thả lọt
miếng khoai vào. Đến nước này thì tôi không thể từ chối được nữa, chỉ
thay bằng một lời cám ơn. Một nụ cười sung sướng như nụ cười trẻ thơ khi
chiến thắng nở xoè trên gương mặt mà trước đây còn tăm tối dại khờ!
Vừa đạp xe chầm chậm, tôi vừa quay lại nhìn. Báu đang vẫy theo
rất bình thường, đang cười vui vẻ cũng rất bình thường nhưng ai biết đâu
trong cái vẻ bình thường đó lại ẩn chứa một cái gì không được bình
thường!
Quên đường xa với chiếc xe đạp cũ kỹ, cọc cạch; tôi miên man
vui, xen lẫn chút bâng khuâng khi nghĩ đến một điều đơn giản có chăng
mình đang đem lại cho người học trò cũ của mình vào những khoảnh khắc ít
ỏi trong đời sống tinh thần dành cho một kẻ đã mất quá khứ!
Cùng lúc, tôi mang theo tâm trạng ra về với nỗi băn khoăn, thắc
mắc nguyên nhân nào đã biến em thành con người mất trí. Phải chăng qua
biến cố tháng 4-75 em đã chứng kiến cảnh đau lòng tử biệt lớn lao nào đó
của thân nhân, hoặc kinh hoàng trong khi chạy giặc trước cảnh máu đổ,
thịt rơi, hoặc... Tất cả chỉ là nghi vấn mà tôi không dám hỏi sợ khơi
dậy trong em một ký ức đau buồn. Nó như một bài toán đầy ẩn khúc mà tôi,
là một người dạy toán lại không thể nào lý giải ra cái đáp số ấy!
Nửa củ khoai vẫn nằm im trong giỏ xách, tôi mang đi dạy hằng
ngày, chen chúc cùng sách vở và những nhu yếu phẩm tạp loại cho đến khi
khô héo!
Hình ảnh"nửa củ khoai" đối với tôi là những ngọt ngào đắng chát
thỉnh thoảng cứ dập dềnh trong ký ức, ray rức nhức nhối mỗi khi phải đổ
bỏ thức ăn dư thừa ở xứ người.
Dù hương vị ngọt ngào phải tìm ra trong đắng chát nhưng cái đắng
chát của một thời gian khổ là cái sẽ hết, hình như đang hết và phải
hết, trong khi cái ngọt ngào thì vẫn còn đâu đó.
Đó là những kỷ niệm ấm áp, những phần thưởng nhỏ bé dễ thương;
cái còn lại của cuộc đời nhà giáo mà tôi vẫn muốn nâng niu gìn giữ để
làm hành trang cho cuộc đời về chiều của mình, trên lối đi và lối về.
Mùa 30- 4- 2013
Nguyên Hạnh HTD
Tự tình
Đêm đã khuya, sao tôi còn thao thức mãi! Cứ mỗi lần nhận được thư của những người bạn còn ở lại bên trời quê hương lận-đận là tôi nao cả lòng! Tất cả những thông tin về Huế làm cho tôi xúc động bâng khuâng!
Tôi chỉ còn nửa mảnh đời ở đây, còn nửa mảnh đời vẫn gởi lại cho Huế. Buổi chiều với mảnh trời tím cũng gợi nhớ, buổi sáng với nắng cũng xôn xao, cũng không khuây khỏa nỗi rờn rợn Huế trong tim!
Huế lầm than trong lũ lụt mưa nguồn. Tôi nhớ những cơn bão lụt phũ phàng phủ lên đầu dân Huế. Nước và nước, từng dòng nước đục ngầu ngập tràn tàn phá khắp nơi, đường rầy xe lửa bị xói lở, trôi luôn bờ sắt, nhà cửa loang lổ, tường vôi còn in rõ dấu nước thấm vào, nhiều căn nhà phên tre mái tôn bị sập nằm đó, không biết người trôi giạt đi đâu?
Từ Cồn Hến, Nguyệt Biều, Kim Long, Bao Vinh, Phú Vang, Hương Điền, Hương Trà cho đến vùng thành phố Tây Linh, Tây Lộc, Diệu Đế, Đông Ba, Gia Hội, Chi Lăng... nước đều thăm viếng mọi nơi không bỏ sót. Vỹ Dạ nên thơ lút chợ, lút nhà, ngập trường học, đình làng. Hàn Mặc Tử -thi sĩ yêu Vỹ Dạ- nếu còn sống chắc chắn sẽ dành cho Vỹ Dạ một bài thơ buồn "Tắt Nắng". Thật thế, nắng đã tắt từ lâu, chỉ có mưa và mưa xối xả, nước sông Hương đục ngầu cuồn cuộn chảy, còn đâu cảnh Huế thơ, Huế mộng ngày nào!
Biết bao đau thương mà dân Huế phải trải qua và chịu đựng nhưng Huế vẫn còn muôn vàn quyến rũ. Huế đã cho tôi những kỷ niệm đẹp, tình người đẹp và nhẹ nhàng nhưng cũng mong manh như tơ trời! Tôi thích nhất là vào mùa mưa lạnh, kéo nhau đi ăn bánh khoái ở chân cầu Đông Ba. Mới bước vào quán đã ngửi thấy mùi thơm của bánh, tiếng mỡ trong chảo nóng vang lên tiếng xèo thật lớn, bà chủ quán đổ bột vào nhẹ nhàng, xếp từng miếng thịt rồi từng con tôm; tôm nằm co quắp trên tấm thảm màu vàng bằng bột càng làm nổi bật màu đỏ hồng của nó. Rải rác chung quanh là màu nâu sậm của nấm, màu trắng của giá. Khi chiếc bánh đã đến độ chín vàng giòn, bà múc một muỗng trứng gà đã đánh nhuyễn rưới vào chung quanh chảo, thế là chiếc bánh đã hoàn thành. Bà xếp gập chiếc bánh lại làm hai, bỏ ra dĩa, chiếc bánh bốc hơi khói cộng thêm mùi thơm và màu vàng đậm của bánh.
Tôi nghĩ không ai có thể từ chối ăn chiếc bánh như thế! Tương để chấm với bánh cũng cầu kỳ không kém; tương phải là tương Huế tự làm, đậu phụng tươi luộc chín xay nhuyễn, gan heo xào với tỏi bằm nhỏ, ớt bột xào với mỡ. Tất cả các thứ đó đem trộn chung lại với nhau làm thành một thứ nước chấm tuyệt hảo. Kèm theo bánh là dĩa rau diếp non, lá mỏng như lụa màu xanh nõn chuối, các loại rau thơm với trái ớt xanh, vài miếng trái vả, vài lát khế chua và vài miếng tỏi sống. Vị béo ngậy của bánh quyện vào tương, vị chua của khế, vị cay của ớt, vị nồng của tỏi cùng vị hơi chát của trái vả. Tôi thiết tưởng không thể có món ăn nào ngon hơn và thắm thiết hơn thế nữa!
Huế còn biết bao nhiêu điều để thương, để nhớ, để ngậm ngùi! Tiếng chuông Thiên Mụ vang vọng lúc chiều buông càng tăng thêm vẻ tĩnh mịch trầm tư. Nhìn dòng Hương Giang lờ lững, nhìn núi Ngự chênh vênh và mấy nhịp cầu Trường Tiền nối hai bờ thương nhớ, sao mà đáng yêu đến thế! Mùa sen nở, Tịnh Tâm nồng ấm, những con đường Nội Thành hiền hòa phủ đầy bóng mát.
Trong ký ức bỗng rộn ràng xôn xao nỗi nhớ, nhớ những chuyến đò Thừa Phủ ngày xưa, những buổi tan trường ríu rít bên nhau. Một, hai, ba... chạy nhanh xuống bến, có khi xách guốc mà chạy, quần xắn ống lên cao mà lội, mà trèo... Có những lúc vừa đặt chân lên, lòng khấp khởi mừng thầm vì kịp chuyến thì cũng có lúc đò đã quá đầy, chủ đò lại neo giam tại bến. Cả bọn nhìn nhau phân vân, nửa muốn xuống, nửa lại muốn ngồi lì đợi chuyến sau. Hoặc những sáng sớm tinh mơ, cả bọn lao xao cười nói đợi đò qua bên kia sông trên đường đến trường. Dòng sông bềnh bồng sương khói, hai hàng áo trắng tóc thề làm đầy cả chuyến đò ngang. Bao nhiêu đứa cùng xuôi một đò, cùng sang một bến với tiếng cười nói rộn ràng cả một khúc sông thời thiếu nữ. Thế mà từ giã mái trường Đồng Khánh thân yêu bước xuống dòng đời, mỗi đứa lại tách về một bến. Dầu đục hay trong cũng phải đi cho trọn quãng đường đời, vẫn cố đứng vững trên đôi chân của mình dù phải qua bao ngang trái đắng cay!
Cái vui thú nhất trong đời học sinh là được nghỉ học, nghỉ hai giờ đầu chẳng hạn, đạp xe vòng vòng dọc theo bờ sông Hương, những buổi sáng có sương mù bao phủ, dòng sông mờ mờ ảo ảo, đẹp não nùng! Những kỷ niệm rất vui, rất hồn nhiên vô tư nhưng khi nhớ lại cảm thấy man mác buồn! Làm sao có được nữa -dù chỉ một lần- gặp lại trong tâm hồn ta tình cảm lãng đãng một thời chép truyền tay nhau những bài thơ tình ướt át của Xuân Diệu, của Huy Cận... Chưa có một sợi khói nào vương trong mắt nhưng tôi và các bạn đã thuộc lòng những câu thơ tình tứ đó.
Tôi không quên những buổi chiều hè, đứng trên đồi Từ Hiếu, im lặng lắng nghe ước muốn được làm cây thông đang reo trong lòng mình! Rồi đi ngược sông Hương, băng qua Thiên Mụ qua luôn Văn Thành, Võ Thành, qua luôn Chợ Đồn, đi một đoạn nữa đến một vùng mây nước mênh mông của các nhánh sông nhỏ đổ vào sông Hương gọi là Long Hồ, xa xa là núi Tuần. Những lần đứng ngắm cảnh hoàng hôn như thế, tôi cứ bảo là hoàng hôn của Bà Huyện Thanh Quan vì nơi đây hội đủ tất cả những cảnh trong từng câu thơ của Bà. Đúng là cảnh "Trời chiều bảng lảng bóng hoàng hôn", ngắm hoài không chán, đứng mãi không muốn về! Đến bây giờ tôi vẫn còn nợ chính bản thân tôi một bức tranh tả cảnh hoàng hôn của Bà Huyện Thanh Quan. Tôi không bao giờ pha màu được cảnh bảng lảng bóng hoàng hôn đó cả và đó cũng là điều tôi luôn luôn tìm kiếm đến tận bây giờ! Các màu mà theo trí tưởng tượng của tôi có lẽ là sự hợp lại, tan vào của tím nhạt, hồng nhạt, vàng nhạt, lam nhạt, màu của sương của khói, thêm một chút gió của núi, hơi của nước và một chút thì thầm phát xuất từ con tim!
Ngoài ra, khu vườn quê mẹ vẫn là một vòng tay êm ái cho ta muốn quay về. Huế của tôi thiếu sự trù phú ưu đãi của thiên nhiên nhưng sao vẫn thừa sức quyến rũ để mãi mãi là lối về êm ái ngọt ngào trên bước đường xa quê. Tôi luôn ao ước được trở lại Huế, trở lại trường Đồng Khánh dấu yêu, mặc áo trắng ngày xưa đứng dưới hàng phượng vỹ trước cổng trường để mà nghe muôn ngàn âm hưởng của ngày xưa vọng lại.
Vẫn mong muốn trở về những ngày cuối cuộc đời. "rũ bụi phong trần" ẩn dật trong mảnh vườn quê hương để được sống với bao kỷ niệm; để được hít thở mùi hương hoa bưởi, hoa ngâu, hoa ngọc lan; để được nhìn thấy khu vườn ngập nắng của mùa hạ, chim chóc kêu ríu rít trên cây nhãn lồng chín rộ được bọc bằng mo cau, màu hoa khế tim tím trong vườn; nằm dưới gốc cây mã trảo thơm lừng thấy cả bầu trời Huế với cơn mơ đi vào thế giới tuổi thơ ngày nào !!!
... Để chiều nay ta lạc loài trên xứ lạ,
Nghẹn ngào dâng thương nhớ quá Đồng Khánh ơi!
Nguyên Hạnh - HTD.
München - Đức Quốc