Nguyễn Lương TuấnTôi nhớ người đưa thư thuở trước, ngày xa xưa khi chưa có sự bùng phát của công nghệ thông tin, nói rõ là chưa có internet, chưa có điện thoại di động, chưa có điện thoại Iphone, Ipad, …
Chiều hôm nay, khi đi ngang qua ngã tư Đống Đa, Lê Lợi, Trần Quý Cáp Đà Nẵng, tự nhiên tôi nhớ bác đưa thư ngày ấy, bác ở góc đường này, vợ bác bán chuối. .Sở dĩ tôi nhớ bác đưa thư vì ngày ấy bác vẫn đi ngang qua nhà tôi ở, bác chuồi thư vào hàng rào, lá thư rơi trên thềm nhà. Hình ảnh bác đưa thư, chiếc xe đạp, hai bị rết hai bên yên sau xe vẫn là hình ảnh quen thuộc sâu đậm mãi trong ký ức tôi.
Các bạn có còn nhớ kỷ niệm nào về bác đưa thư?
Người đưa thư lưu dấu trong ký ức tôi những kỷ niệm không bao giờ quên. Người ấy đã mang đến cho tôi những buồn vui, hạnh phúc và dằn vặt. Tôi nhớ rất rõ và như sống lại những cảm giác ấy khi nghĩ về người đưa thư.
Tôi nhớ mình đã vui mừng nhảy cởn lên khi người đưa thư dừng chân trước cửa nhà tôi ở bến đò Chợ Dinh Huế và gọi:
- Có thư!.
Từ trong phòng học nhà trên, tôi nghe rõ mồn một và chạy một mạch ra sân, lòng hồi hộp cầm lá thư với bao buồn vui, lo lắng trộn lẫn.
Tôi đi vội vào nhà mà chẳng nói một lời cảm ơn người đưa thư.
Ôi! Sung sướng biết bao khi tôi nhận lá thư đầu tiên của người ấy. Nét chữ mũm mĩm, mềm mại. Câu văn ngắn gọn nhưng đọc lên thấy xé lòng mà hạnh phúc. Tôi nhớ mãi cảm giác đầu tiên đó. Tôi nhớ những dòng chữ đó, và mãi mãi không quên …
Rồi tôi viết thư, làm thơ. Tôi chọn những tờ giấy trắng. . Tôi nắn nót từng nét chữ. Tôi gửi thư. Tôi chờ đợi
Năm ta 22 tuổi,
làm bài thơ tình đầu
Kể chuyện 2 ốc sên,
đưa đám chiếc lá vàng
Rồi gửi về cho em,
Cứ thế tôi chờ đợi
Cứ thế tôi đợi chờ
Kể từ đó, tôi vẫn hàng ngày chờ ngóng người đưa thư đi ngang và hy vọng mình có thư.
Cứ thế, cứ thế, người đua thư vẫn đi qua nhà tôi.
Tôi chờ đợi, trong một tuần, trong một tháng, … và tôi nhận được thư của người ấy. Tôi cảm ơn người đưa thư. Người đã mang lại cho tôi những lá thư từ trên cao nguyên lạnh. Cảm ơn người đưa thư đã cho tôi hạnh phúc, một thứ hạnh phúc đau xót, dằn vặt. Nó như một chất ma túy làm tôi nghiện và không thể nào quên được, từ bỏ được.
Người đưa thư vẫn đi qua,
Tôi vẫn đứng trước cổng nhà
Để chờ đợi lá thư…
Chiều hôm nay, khi đi ngang qua ngã tư Đống Đa, Lê Lợi, Trần Quý Cáp Đà Nẵng, tự nhiên tôi nhớ bác đưa thư ngày ấy, bác ở góc đường này, vợ bác bán chuối. .Sở dĩ tôi nhớ bác đưa thư vì ngày ấy bác vẫn đi ngang qua nhà tôi ở, bác chuồi thư vào hàng rào, lá thư rơi trên thềm nhà. Hình ảnh bác đưa thư, chiếc xe đạp, hai bị rết hai bên yên sau xe vẫn là hình ảnh quen thuộc sâu đậm mãi trong ký ức tôi.
Các bạn có còn nhớ kỷ niệm nào về bác đưa thư?
Người đưa thư lưu dấu trong ký ức tôi những kỷ niệm không bao giờ quên. Người ấy đã mang đến cho tôi những buồn vui, hạnh phúc và dằn vặt. Tôi nhớ rất rõ và như sống lại những cảm giác ấy khi nghĩ về người đưa thư.
Tôi nhớ mình đã vui mừng nhảy cởn lên khi người đưa thư dừng chân trước cửa nhà tôi ở bến đò Chợ Dinh Huế và gọi:
- Có thư!.
Từ trong phòng học nhà trên, tôi nghe rõ mồn một và chạy một mạch ra sân, lòng hồi hộp cầm lá thư với bao buồn vui, lo lắng trộn lẫn.
Tôi đi vội vào nhà mà chẳng nói một lời cảm ơn người đưa thư.
Ôi! Sung sướng biết bao khi tôi nhận lá thư đầu tiên của người ấy. Nét chữ mũm mĩm, mềm mại. Câu văn ngắn gọn nhưng đọc lên thấy xé lòng mà hạnh phúc. Tôi nhớ mãi cảm giác đầu tiên đó. Tôi nhớ những dòng chữ đó, và mãi mãi không quên …
Rồi tôi viết thư, làm thơ. Tôi chọn những tờ giấy trắng. . Tôi nắn nót từng nét chữ. Tôi gửi thư. Tôi chờ đợi
Năm ta 22 tuổi,
làm bài thơ tình đầu
Kể chuyện 2 ốc sên,
đưa đám chiếc lá vàng
Rồi gửi về cho em,
Cứ thế tôi chờ đợi
Cứ thế tôi đợi chờ
Kể từ đó, tôi vẫn hàng ngày chờ ngóng người đưa thư đi ngang và hy vọng mình có thư.
Cứ thế, cứ thế, người đua thư vẫn đi qua nhà tôi.
Tôi chờ đợi, trong một tuần, trong một tháng, … và tôi nhận được thư của người ấy. Tôi cảm ơn người đưa thư. Người đã mang lại cho tôi những lá thư từ trên cao nguyên lạnh. Cảm ơn người đưa thư đã cho tôi hạnh phúc, một thứ hạnh phúc đau xót, dằn vặt. Nó như một chất ma túy làm tôi nghiện và không thể nào quên được, từ bỏ được.
Người đưa thư vẫn đi qua,
Tôi vẫn đứng trước cổng nhà
Để chờ đợi lá thư…
Thế rồi tôi đợi thư
Thế rồi tôi đợi người
Ra đời, tôi từ giã ngôi nhà thân yêu, từ giã Huế - thành phố tôi chào đời. Tôi vào dạy học tại thành phố biển - Đà Nẵng. Tôi lại trông thư, chờ thư với niềm hạnh phúc không thay đổi, một nỗi đau dịu êm mà mỗi lá thư là một chất xúc tác, làm tim tôi tê lại.
Cứ thế tôi sống trong tâm trạng ấy một khoảng thời gian dài …
Năm ta 22 tuổi,
làm bài thơ đợi chờ
Có bao giờ em biết
Những khoảng trống chập chờn, …
Đã từ lâu rồi, tôi quên mất người đưa thư, tôi không còn trông đợi người đưa thư.
Nhưng mỗi lần hồi cố về dĩ vãng, tôi vẫn không quên được người đưa thư đã cho tôi những vui buồn hạnh phúc của một thời vụng dại, một thời để yêu, một thời để chết. Tôi nhớ người đưa thư tại Huế, với ngôi nhà ở Chợ Dinh, những sáng chờ đợi. Tôi nhớ người đưa thư tại ngôi nhà ở đường Cường Để (Đống Đa) Đà Nẵng mà người đưa thư vẫn dừng chân trước cổng nhà tôi để quăng lá thư vô thềm …
Ôi thôi, đã bốn mươi mấy năm rồi bạn ơi!
Giờ đây, tôi nhớ người đưa thư với một nỗi ngậm ngùi Tôi chẳng bao giờ còn đợi và thấy người đưa thư nữa. Có chăng chỉ là những nhân viên bưu điện đưa đến những bưu phẩm , quà tặng có nội dung về kinh tế hay công việc. Còn những lá thư với những nét chữ viết tay gói gắm những lời yêu thương nồng cháy, hoàn toàn tôi không bao giờ thấy nữa.
Nhớ lắm thay những giờ phút, khoảnh khắc trông đợi thư. Ngày ấy làm gì có điện thoại di động như bây giờ để rồi chỉ cần một vài thao tác trên một vật nhỏ xíu trong túi là có thể nghe được giọng nói yêu thương của nhau.
Bây giờ cũng không sống được cảm giác chờ đợi từng ngày từng tháng lá thư được người đưa thư mang đến để rồi ôm ấp, nâng niu, cất giữ như những báu vật.
Ngày nay chỉ cần gõ vội trên bàn phím, làm vài thao tác qua Yahoo mail, rồi inter thế là những lời yêu thương nhắn gửi sẽ đến ngay người ấy, hoặc giả qua facebook, chỉ cần gõ tin nhắn ở cửa sổ Chat là bạn có thể liên lạc nhau, …
Ôi! chẳng bao giờ chúng ta có được những cánh thư tình có dấu bưu điện.
Chẳng bao giờ những người yêu nhau còn trông chờ người đưa thư nữa, …
Xin cảm ơn người đưa thư. Cảm ơn một thời chúng ta có được những lá thư tình ướt đẫm hạnh phúc và dằn vặt, …
Thế rồi tôi đợi người
Ra đời, tôi từ giã ngôi nhà thân yêu, từ giã Huế - thành phố tôi chào đời. Tôi vào dạy học tại thành phố biển - Đà Nẵng. Tôi lại trông thư, chờ thư với niềm hạnh phúc không thay đổi, một nỗi đau dịu êm mà mỗi lá thư là một chất xúc tác, làm tim tôi tê lại.
Cứ thế tôi sống trong tâm trạng ấy một khoảng thời gian dài …
Năm ta 22 tuổi,
làm bài thơ đợi chờ
Có bao giờ em biết
Những khoảng trống chập chờn, …
Đã từ lâu rồi, tôi quên mất người đưa thư, tôi không còn trông đợi người đưa thư.
Nhưng mỗi lần hồi cố về dĩ vãng, tôi vẫn không quên được người đưa thư đã cho tôi những vui buồn hạnh phúc của một thời vụng dại, một thời để yêu, một thời để chết. Tôi nhớ người đưa thư tại Huế, với ngôi nhà ở Chợ Dinh, những sáng chờ đợi. Tôi nhớ người đưa thư tại ngôi nhà ở đường Cường Để (Đống Đa) Đà Nẵng mà người đưa thư vẫn dừng chân trước cổng nhà tôi để quăng lá thư vô thềm …
Ôi thôi, đã bốn mươi mấy năm rồi bạn ơi!
Giờ đây, tôi nhớ người đưa thư với một nỗi ngậm ngùi Tôi chẳng bao giờ còn đợi và thấy người đưa thư nữa. Có chăng chỉ là những nhân viên bưu điện đưa đến những bưu phẩm , quà tặng có nội dung về kinh tế hay công việc. Còn những lá thư với những nét chữ viết tay gói gắm những lời yêu thương nồng cháy, hoàn toàn tôi không bao giờ thấy nữa.
Nhớ lắm thay những giờ phút, khoảnh khắc trông đợi thư. Ngày ấy làm gì có điện thoại di động như bây giờ để rồi chỉ cần một vài thao tác trên một vật nhỏ xíu trong túi là có thể nghe được giọng nói yêu thương của nhau.
Bây giờ cũng không sống được cảm giác chờ đợi từng ngày từng tháng lá thư được người đưa thư mang đến để rồi ôm ấp, nâng niu, cất giữ như những báu vật.
Ngày nay chỉ cần gõ vội trên bàn phím, làm vài thao tác qua Yahoo mail, rồi inter thế là những lời yêu thương nhắn gửi sẽ đến ngay người ấy, hoặc giả qua facebook, chỉ cần gõ tin nhắn ở cửa sổ Chat là bạn có thể liên lạc nhau, …
Ôi! chẳng bao giờ chúng ta có được những cánh thư tình có dấu bưu điện.
Chẳng bao giờ những người yêu nhau còn trông chờ người đưa thư nữa, …
Xin cảm ơn người đưa thư. Cảm ơn một thời chúng ta có được những lá thư tình ướt đẫm hạnh phúc và dằn vặt, …