CÁC “CHIÊU THỨC” CỦA FAKIR .

CÁC “CHIÊU THỨC”  CỦA  FAKIR .

  Đi trên lữa, nằm dài trên tấm thảm bằng đinh nhọn, ngủ trong tảng băng… Những điều đó có phải là ảo thuật không ?  Không phải đâu! Cơ thể con người có thể có những khả năng kỳ lạ mà khoa học chưa thể khám phá ra được.

CHÂN TRN ĐI TRÊN LA  

    Trong các show Kỹ lục Guiness chắc hẵn các bạn đã từng chứng kiến các màn trình diễn “chân trần đi trên lữa hồng” của các “fakir”, thật ghê người, phải không các bạn. Với đôi chân bằng xương bằng thịt, bằng cách nào mà họ lại có thể thực hiện được điều kỳ diệu này ?
   Qua nghiên cứu của các nhà khoa học, người ta đã có thể giải thích hiện tượng trên như sau.
   Bí ẩn của “chiêu” này nằm ở đâu ? Có phải là yếu tố tinh thần để vượt qua đám lữa không? Chắc chắn là không! Không phải là vấn đề tinh thần mà ở đây có một bí ẩn về vấn đề vật lý mà ta sẽ khám phá. Chính xác hơn, đó là tính chất về nhiệt độ của loại gỗ tạo ra than hồng này.
   Ta đã biết rằng khi than hồng truyền một lượng nhỏ sức nóng ở dưới lòng bàn chân thì nhiệt độ của than rất thấp mà da chân khá dày, lại không cùng chất liệu giống như than. Do đó nhiệt độ ở da tiếp xúc với than không nóng như than hồng. Trong trường hợp đó, khi sức nóng mà nhiệt độ lên đến 7000C đã giảm đi, nên khi truyền qua bàn chân thì bàn chân không bị nóng quá. Nếu chỉ tiếp xúc trong thời gian ngắn, nhiệt độ không quá 600, nếu vượt quá nhiệt độ này, ta sẽ bắt đầu ngửi thấy mùi khét. Tuy nhiên yếu tố tinh thần ở đây cũng đóng một vai trò rất quan trọng. Bởi vì, nếu bạn sợ tái người đi, chân bạn sẽ trở nên ẩm ướt thì lúc đó than hồng sẽ dính vào chân bạn … và ô hô! Chân bạn sẽ thành … than luôn!

                                            
      

MT THÂN HÌNH QUÁ DO

      Chắc hẵn bạn đã từng xem xiếc quốc tế và bạn đã chứng kiến một con người cao lớn nhưng lại có thể thu mình để có thể ngồi lọt thỏm vào trong một cái hộp vuông vức mà chiều dài mỗi cạnh chỉ 50cm. Chắc hẵn bạn đã tự hỏi bằng cách nào mà họ lại có thể thực hiện được điều đó?
    Bạn có thể thử khả năng của bạn với các động tác sau đây: bạn có thể xoạc chân hết cở mà không ráng sức được không và không thấy đau đớn? hay đang ở tư  thế đứng, bạn có thể ngã người ra sau lưng và chống 2 tay xuống đất được không?  Nếu bạn thực hiện điều đó một cách dễ dàng thì bạn cũng thuộc loại “người dẽo” rồi đó!
     Thật ra đây chỉ là vấn đề thuộc về dây chằng (ligament) và dây gân (tendon). Các loại dây này có chức năng duy trì vị trí của xương khớp và cố định các cơ vào đầu các khớp, nhưng đặc biệt ở một số người các day này lại rất dẽo dai. Chính vì vậy mà các khớp đã chịu đựng được các cữ động quá độ mà ở người bình thường không thể thực hiện được hoặc nếu ráng sức thì sẽ bị trật khớp. Nhưng gân cơ “siêu dãn” mới chỉ là một nửa, nửa còn lại là vấn đề khổ luyện hàng ngày. Ngoài ra còn phải tập hít thở theo khí công. Phải khổ luyện để tăng sức dẽo dai của cơ, bởi vì khi cơ bị kéo dãn quá mức, cơ sẽ phản ứng lại. Cơ phản ứng bằng cách co rút lại để trở lại vị trí ban đầu và để  khỏi bị tổn thương: đó là phản xạ lực - cơ. Để cơ được dẽo dai hơn, tăng thêm độ dài hơn nữa, nhất thiết phải thắng được phản xạ này.

               


     Trong hình trên, tay yogi Coudoux có thể ngồi liền 6 giờ trong cái hộp trong suốt có kích thước 40x41x50 cm.  

NUT KIM VÀO HNG
     Bạn đã từng chứng kiến một anh chàng mặc áo đuôi tôm, tay cầm thanh kiếm dài, từ từ ngã người ra phía sau, há mồm thật rộng và… nuốt một cây kiếm dài 70cm vào họng! Thật rùng rợn phải không ban ?
     Đây không phải là trò ảo thuật! Bí quyết của “chiêu thức” sẽ được giải thích sau đây. Trước khi biểu diễn, diễn viên đã có bước chuẩn bị kỹ càng. Mép kiếm được bôi một lớp mỡ cho bớt sắc cạnh. Nuốt một viên thuốc lớn mà không bị nôn ra đã là việc khó, huống hồ là nuốt một lưỡi kiếm vào tận dạ dày… Vì vậy phải thận trọng từng ly từng tí, việc khó khăn nhất là phải làm chủ được phản xạ nuốt. Ngay cả khi đã làm chủ được phản xạ này rồi, cũng cần đòi hỏi đến kinh nghiệm. Chỉ cần một cái ho hay một hắt hơi không đúng lúc, tức thì thảm họa sẽ đổ ập xuống ngay: thủng thực quản hoặc dạ dày… Điều đó giải thích vì sao, khi “kiếm sĩ” đã đưa được lưỡi kiếm vào đến dạ dày thì tức tốc rút ra ngay.

                                                 


KHÔNG ĐAU ĐN GÌ !
       Mới trông thấy thật khủng khiếp: kim đâm xuyên qua mắt, má miệng… ắt là đau kinh khủng lắm. Nhưng thực ra không phải vậy. Vì sao vây?
      Cảm giác đau đớn chẳng qua chỉ một vấn đề về cảm thu thần kinh. Thực vậy, khi bạn bị đánh thì bạn thấy đau bởi vì da bạn chứa rất nhiều thụ cảm thần kinh về đau,  gọi là “nocicepteur”. Các thụ cảm đau này là các mút tận cùng của dây thần kinh, truyền tín hiệu đau lên não và não sẽ truyền tín hiệu lại đến vùng bị tấn công. Tín hiệu này được diễn tả bằng sự đau đớn. Tuy nhiên, các thụ cảm thần kinh này không phải phân bổ các nơi đều giống y nhau mà có nơi tập trung rất nhiều, ngược lại có nơi lại rất ít. Nếu vùng nào tập trung nhiều thụ cảm thần kinh thì sẽ rất nhạy cảm, thí dụ như ở tủy răng (điều này giải thích vì sao chúng ta rất ớn lạnh cái máy khoan của nha sĩ). Ngược lại, có những nơi rất ít thụ cảm thần kinh nhất là các lúm đồng tiền ở má. Vì vậy khi kim đâm qua những nơi này thì ta chẳng thấy đau đớn gì lắm. Đó là bí quyết của các tay “yogi” này !!!

                           


NGƯỜI THÍCH LNH
      Khi tắm dưới vòi sen với nước lạnh dưới 300C bạn đã thấy lạnh run, nên bạn đừng bắt chước Antoine Bagady trần truồng ở trong nước đá suốt một giờ đồng hồ!
      Cơ thể chúng ta chịu lạnh rất kém. Một người khỏe mạnh có thể tử vong nếu ngâm mình trong nước ở 180C trong 4 giờ liên tục. Bình thường thân nhiệt của chúng ta là 370C, nếu thân nhiệt hạ xuống 350C thì nhịp tim sẽ đập chậm lại và cơ bắp sẽ cứng lại. Nếu xuống 300C, sẽ mất tri giác, ý thức. Và 250C thì sẽ tử vong. Tuy nhiên, trước khi đến giai đoạn đó, cơ thể sẽ tự bảo vệ bằng 2 cách. Cách thứ nhất, cơ thể sẽ hạn chế sự mất nhiệt lượng bằng cách co mạch máu ngoại vi để dồn máu lui về “cố thủ” bên trong. Như vậy, sẽ giữ ấm cho các cơ quan nội tạng (não, tim…). Cách thứ hai là tạo cơn run để sưởi ấm cơ thể. Run là hiện tượng co thắt phản xạ một số cơ bắp. Khi co thắt, cơ sẽ tạo ra năng lượng gấp 4 lần lúc nghỉ. Một làn hơi ấm đặc biệt xảy ra nhưng coi chừng vì nếu sự run lập đi lập lại sẽ làm cho nguồn năng lượng dự trữ khô cạn. Nguồn năng lượng dự trữ này có giới hạn, rất dễ bị cạn kiệt. Đây chính là điểm khác biệt giữa chúng ta và những người như Antoine Bagady. Cơ thể của họ giữ được năng lượng rất lâu trước khi xảy ra hiện tượng run lạnh, nên họ giữ được lâu hơn nguồn năng lượng sau cùng.

                                 


NM TRÊN TM NM BNG ĐINH NHN
     Chúng ta ưa nằm trên những tấm nệm bằng mousse, còn các fakir lại thích nằm trên những tấm nệm bằng đinh nhọn. Họ không sợ bị biến thành … con nhím hay sao?
    Bí quyết của các fakir này là ở số lượng đinh. Thật vậy, chắc chắn chẳng bao giờ bạn thấy các fakir này ngồi trên 1 hoặc 2 cái đinh cả. Bởi vì để tránh thương tổn, các fakir phải phân bố đều đặn trọng lượng cơ thể trên một tập hợp các đinh nhọn. Như vậy, áp lực trên trên mỗi cây định sẽ rất yếu. Và nguy cơ bị biến thành “nhím” cũng giảm bớt di!

                           
              

                                                                      BS NGUYỄN VĂN THÔNG
                                                                  (Phỏng theo Science&Vie Junior)