Thứ Tư, 11 tháng 5, 2016

Cấp cứu chỉnh hình số 21 – BS Nguyễn Văn Thịnh

GÃY XƯƠNG BẢ VAI
(FRACTURE DE L’OMOPLATE)
Dominique SARAGAGLIA
Professeur des universités-Praticien hospitalier
d’orthopédie-traumatologie
Chef du service de chirurgie orthopédique et
de traumatologie du sport, urgences
CHU de Grenoble, hôpital sud
Đó là những gãy xương tương đối hiếm bởi vì xương bả vai được bao bọc bởi các cơ bảo vệ nó.
I. CƠ THỂ BỆNH LÝ
Ta phân biệt nhưng gãy ngoại khớp, những gãy trong khớp (bao gồm những gãy của voute acromio-coracoidienne) và những gãy khác, gồm những gãy mỏm xương (fractures d’apophyse), những gãy bong xương (avulsions osseuses) và những va chạm mạnh của xương bả vai (grandes impactions de la scapula).
1. NHỮNG GÃY NGOẠI KHỚP
Đó là thường gặp nhất (50%)
a. Gãy thân xương bả vai
b. Gãy gai (épine) của xương bả vai
c. Gãy góc dưới (pointe) của xương bả vai
2. GÃY TRONG KHỚP
gồm có :
a. Gãy ổ chảo (glène) (10%)b. Gãy cổ giải phẫu (col anatomique) vàcổ phẫu thuật (col chirurgical) (25%)c. Những gãy của voute acromio-coracoidienne (mỏm cùng vai : 8%, mỏm quạ 7%)3. NHỮNG GÃY KHÁC CỦA XƯƠNG BÃ VAI
Ta phân biệt :
a. Những gãy lớn phức tạp với sự va chạm của mõm vai (syndrome omo-cléido-thoracique)b. Những gãy bong của vài chỗ bám gân
c. Những gãy của mỏm quạ (fracture du processus coracoide)
+ Gãy mỏ cửa mỏm quạ (bec de la coracoide) thường được liên kết với một trật trước-trong của khớp vai+ Gãy chân của mỏm quạ (pied de la coracoide) trái lại thường được liên kết với một disjonction acromio-claviculaire
II. THÁI ĐỘ XỬ TRÍ
1. Thăm khám lâm sàng
– Sẽ hướng về chẩn đoán gãy xương bả vai (scapula) : đau, mất năng lực cơ năng, épaule pseudo-athlétique, ecchymose, dermabrasions
– Phải tìm kiếm những thương tổn liên kết : mạch máu, thần kinh (tùng cánh tay), ngực…
2. Chụp X quang
– Nói chung cho phép chẩn đoán : incidence de face, profil de Lamy mỗi khi có thể được, khung sườn, X quang phổi
– Trong trường hợp gãy khớp có vẻ bị di lệch một chụp cắt lớp vi tính với tái tạo, một hay ba chiều sẽ cho phép hướng định quyết định điều trị.
3. Điều trị
a. Những gãy ngoài khớp (Fracture extra-articulaire)
– thường điều trị chức năng
– écharpe, kiểm soát đau, phục hồi chức năng ngay
– nói chung bilan fonctionnel thỏa mãn sau 2 tháng
b. Những gãy khớp (Fractures articulaires)
– khi chúng di lệch, cần điều trị ngoại khoa
– khi chúng không di lệch, điều trị chức năng
– những gãy làm mất sự vững chắc của vòm cung-quạ (voute acromio-coracoidienne) (gãy hoàn toàn mỏm cùng-vai +/- trật khớp cùng-đòn) đáng được chú ý nhiều bởi vì mọi consolidation vicieuse có thể anh hưởng lên chức năng của vai (ý kiến chỉnh hình +++)
– đối với những gãy mỏm quạ (fracture du processus coracoide)
– gãy mỏ mỏm quạ (fracture du bec) chỉ cần một theo dõi đơn thuần (điều trị trật khớp)
– gãy chân của mỏm quạ (fracture du pied) được điều trị bằng cách làm vững trật cùng-đòn (disjonction acromio- claviculaire).
Reference : Traumatologie à l’usage de l’urgentiste
BS NGUYỄN VĂN THỊNH
(14/4/2016)