Thứ Ba, 31 tháng 5, 2016

Thời sự y học số 398 – BS Nguyễn Văn Thịnh

1/ NHỮNG BẤT THƯỜNG NHIỄM SẮC THỂ : TẠI SAO PHẢI PHÁT HIỆN MỘT CÁCH KHÁC.
Nhiều trắc nghiệm máu mới cho phép ngay tuần thứ năm của thai nghén, phát hiện 99% những trường hợp trisomie.GENETIQUE. ” Trisomie : những trắc nghiệm mới kêu gọi xét lại những cách thức điều tra phát hiện hiện nay.” Lời loan báo này, được đưa ra hôm 18/11/2015 bởi Bộ y tế Pháp, tiếp theo sau một đợt đánh giá những trắc nghiệm dựa trên sự phân tích của ADN thai nhi trong máu của người mẹ và cho phép ở những phụ nữ có nguy cơ, phát hiện 99% những trường hợp trisomie với một tỷ lệ dương tính giả dưới 1%. Điều tra phát hiện tiền sinh không xâm nhập (DPNI : dépistage prénatal non invasif), đã có để sử dụng ở Pháp, thêm vào dispositif hiện nay (đã cho phép, từ khi được thiết lập năm 2009, phát hiện nhiều trường hợp hơn ngay tam cá nguyệt thai nghén đầu tiên, làm giảm một nửa số trường hợp dương tính giả và như thế tránh từ 180 den 360 trường hợp sẩy thai.
” Hệ thống điều tra phát hiện Trisomie hiện nay là rất ít tốn kém và đặc biệt hiệu quả : nó được đề nghị cho tất cả những phụ nữ có thai và cho phép nhận diện 90% những trường hợp “, BS François Jacquemard, thầy thuốc sản phụ khoa, coordinateur du centre pluridisciplinaire de diagnostic prénatal (CPDPN) của Hopital américain de Paris, một trong 49 centre agrée ở Pháp, đã nhắc lại như vậy.
Từ những năm 1970, có thể lấy những tế bào thai nhi trong tử cung để phân tích những nhiễm sắc thể, nhưng động tác xâm nhập này bao hàm một nguy cơ gây sẩy thai hôm nay có thể lên đến 1%. Công tác điều tra phát hiện có tổ chức ở Pháp nhằm nhận diện một số lượng tối đa những trường hợp Trisomie 21 đồng thời thu giảm số những trường hợp sẩy thai, bằng cách hạn chế việc lấy những tế bào thai nhi ở những phụ nữ mà nguy cơ cao nhất. Vì yếu tố nguy cơ đầu tiên là tuổi tác, nên một amniocentèse (chọc màng ối qua bụng) chủ yếu được đề nghị cho tất cả những phụ nữ trên 38 tuổi và gần 10% những thai nghén được chọc màng ối qua bụng vào năm 2009.

Thứ Hai, 30 tháng 5, 2016

HUẾ : niềm nhớ không phai !


Nguyên Hạnh HTD
HUẾ : niềm nhớ không phai !
Riêng tặng NT để tìm lại chút dư âm của Huế!

Suốt bao năm dài lưu vong nơi xứ người, tôi đã trăn trở, khắc khoải nhớ thương Huế - nơi tôi đã sống những ngày bình yên và thanh thản với tất cả tấm lòng ngây thơ của người con gái mới lớn.

Hình ảnh Huế đẹp và thơ đã hiện về thường xuyên như một nhắc nhở trong tâm tưởng, trí nhớ, giấc ngủ và cơn mơ của đời tôi !
Huế mãi mãi vẫn là một vùng thánh địa thiêng liêng, bất khả xâm phạm trong góc sâu thăm thẳm của trái tim tôi. Kỷ niệm về tuổi trẻ vô tư, người tình đầu đời, bạn bè thân ái, những chốn hẹn hò rong chơi, ngôi nhà cũ, mái trường hồng vôi tím, những con đường đầy bóng mát từng chứng kiến cảnh gặp gỡ đầy yêu thương.
Hoài niệm bao giờ cũng đẹp ! Những ngày sống xa quê hương, lắm lúc xót xa, chới với, ngột ngạt, tưởng chừng như chịu hết nổi, tôi lại vội vàng trốn chạy vào một nơi đã xa mà niềm êm ái vẫn an ủi được tôi, xoa dịu ngọt ngào, đó là những người bạn dễ thương mà không một lần tìm thấy ở đâu ngoài xứ Huế thân yêu.

Cấp cứu tim mạch số 75 – BS Nguyễn Văn Thịnh

RUNG NHĨ
(ATRIAL FIBRILLATION)
Saul G. Myerson
Robin P. Choudhury
Clinical Lecturer in Cardiovascular Medicine
University of Oxford, Oxford, UK
Andrew Mitchell
Specialist registrar in Cardiology
John Radcliffe Hospital, Oxford, UK
– Loạn nhịp lâm sàng thông thường nhất, ảnh hưởng 1% dân số.
– Các triệu chứng là do một tần số tâm thất nhanh, không đều và do mất sự góp phần của tâm nhĩ vào đổ đầy thất (ventricular filling) và cung lượng tim (cardiac output).
– Các bệnh nhân có thể không có triệu chứng, bị hồi hộp, đau ngực, khó thở, presyncope, ngất, hay phù phổi.
– Rung nhĩ có thể kịch phát (paroxysmal) (ngẫu nhiên trở lại nhịp xoang), dai dẳng (persistent) (đòi hỏi chuyển nhịp bằng thuốc hay sốc điện để tái phục nhịp xoang) hay thường trực (permanent) (nhịp xoang không thể được phục hồi).
– Nguy cơ huyết khối tắc mạch (thromboembolic risk) do sự phát sinh rung nhĩ và sự phục hồi nhịp xoang cần phải được xét đến khi đánh giá những chiến lược điều trị khác nhau. Cục huyết khối nhĩ trái do mất co bóp tâm nhĩ và do gia tăng máu ứ đọng trong tâm nhĩ trái. Sự phục hồi nhịp xoang tái lập chức năng co bóp của tâm nhĩ và đưa đến nghẽn mạch (embolism) của bất cứ huyết khối tâm nhĩ nào hiện diện. Nguy cơ này nên được xét đến dầu chuyển nhịp bằng thuốc hay bằng sốc điện đã xảy ra.
I. NHỮNG NGUYÊN NHÂN CHÍNH

Chủ Nhật, 29 tháng 5, 2016

Choáng số 17 – BS Nguyễn Văn Thịnh

XỬ TRÍ TIỀN BỆNH VIỆN CHOÁNG XUẤT HUYẾT CHẤN THƯƠNG (PRISE EN CHARGE PREHOSPITALIERE DU CHOC HEMORRAGIQUE TRAUMATIQUE)
CAROLINE TELION
SAMU de Paris
Département d’Anesthésie-Réanimation
Hôpital Necker Enfants Malades
PIERRE CARLI
SAMU de Paris
Département d’Anesthésie-Réanimation
Hôpital Necker Enfants Malades
NHẬP ĐỀ
Trên hiện trường, sự xử trí những bệnh nhân bị thương nặng cần sự can thiệp của équipe médicale của SMUR (service mobile d’urgence et de réanimation). Tuy nhiên, sự nhằng nhịt, tính chất đa dạng và tính chất phức tạp của các thương tổn của bệnh nhân đa chấn thương làm cho việc tiêu chuẩn hóa điều trị ban đầu trở nên khó khăn. Một hạ huyết áp biến chứng của một tình trạng choáng là thường gặp ở chấn thương nặng, ngay xử trí đầu tiên.
I. NHỮNG TIÊU CHUẨN MỨC ĐỘ NGHIÊM TRỌNG CỦA CHOÁNG XUẤT HUYẾT
Détresse circulatoire, thường nhất dưới dạng choáng chấn thương (choc traumatique), là một trong những nguyên nhân thường gặp nhất gây tử vong ban đầu của người bị chấn thương nặng. Détresse circulatoire được mô tả ở Pháp, ở đây 26% những bệnh nhân bị chấn thương nặng, với một huyết áp thu tâm (PAS) 90mmHg, có một tỷ lệ tử vong khoảng 45%, cũng như ở Hoa Kỳ. Choáng xuất huyết (choc hémorragique) xảy ra sau khi khoảng 30% khối lượng máu bị mất. Thật vậy, ở những người lành mạnh, nếu không bị an thần, huyết áp vẫn bình thường cho đến giảm thể tích 30% nhờ sự kích thích của hệ giao cảm. Tình trạng giảm thể tích này có thể được phát lộ và được thể hiện bởi một hạ huyết áp đột ngột khi gây mê toàn thân hay khi thực hiện thông khí cơ học. Trái lại, ở bệnh nhân mất tri giác hay được gây mê, huyết áp thu tâm là một phản ảnh đúng đắn của tình trạng thể tích máu lưu thông. Sự hiện diện của một hạ huyết áp ban đầu thể hiện mức độ nghiêm trọng của sự xuất huyết.
Hạ huyết áp có thể gây nên những tác dụng có hại được biết rõ ở người. Thật vậy, một nguy cơ cấp tính ngừng bơm tim (désamorçage de la pompe cardiaque) ban đầu do bất túc hay gián đoạn hồi lưu tĩnh mạch có thể dẫn đến ngừng tuần hoàn, với phân ly điện cơ (dissociation électromécanique). Ở động vật cũng như ở người, nếu không điều trị nguyên nhân hay triệu chứng, một sự mất quan trọng khối lượng máu (masse sanguine) làm lưu lượng tim sụt hơn 75% gây nên tử vong. Sự giảm thông máu kéo dài bị gây nên có thể dẫn đến một nguy cơ thứ phát gia trọng những thương tổn chấn thương. Hiện tượng này đặc biệt đã được phát hiện đối với những thương tổn thần kinh trong chấn thương sọ hay tủy nặng, trong đó sự mất điều hòa tự trị của tuần hoàn sau chấn thương dẫn đến một liên quan thẳng giữa thông máu não và huyết áp. Giảm huyết áp ban đầu là một phần của agression cérébrale secondaire d’origine systémique (ACSOS), làm gia trọng một cách đáng kể tiên lượng của các bệnh nhân. Thí dụ, Chesnut và các cộng sự viên đã quan sát, ở những người bị chấn thương nặng với thương tổn não bộ, rằng hạ huyết áp ban đầu là một yếu tố tiên đoán độc lập về mức độ nghiêm trọng. Sau cùng, nhiều y liệu xác nhận rằng một tình trạng choáng kéo dài làm dễ sự xuất hiện một suy nhiều tạng (défaillance multiviscérale) sau chấn thương, và khuyên nên điều chỉnh nhanh chóng các rối loạn huyết động ban đầu để hạn chế tỷ lệ mắc phải. Hiện tượng này được làm dễ do sự điều chỉnh muộn nhưng cũng do sự điều chỉnh quá mức tình trạng choáng gây nên bởi sự làm đầy huyết quản (remplissage vasculaire).

Thứ Sáu, 27 tháng 5, 2016

Choáng số 16 – BS Nguyễn Văn Thịnh

CHOÁNG XUẤT HUYẾT CHẤN THƯƠNG (LE CHOC HEMORRAGIQUE TRAUMATIQUE)
Eric Meaudre
Professeur agréé du Val de Grace
Guillaume Lacroix
Praticien confirmé
Jean Cotte
Interne des hôpitaux des Amiens
Xuất huyết chịu trách nhiệm 50% những trường hợp tử vong xảy ra trong 24 giờ đầu sau một chấn thương. Mặc dầu vậy, xuất huyết là một tình trạng lâm sàng chấn thương, trong đó phần lớn những trường hợp tử vong này có khả năng có thể tránh được.Những khuyến nghị mới đây nhấn mạnh tính chất đa ngành (caractère multidisciplinaire) của việc xử trí này, bắt đầu ngay giai đoạn tiền viện. Những mục tiêu và những phương cách của điều trị này phải được đóng góp bởi tất cả các tác nhân : những thầy thuốc phòng cấp cứu (SMUR và SAU), thầy thuốc gây mê-hồi sức, các thầy thuốc ngoại khoa và quang tuyến, các thầy thuốc chịu trách nhiệm cấp phát các produits sanguins labiles. Ngay giai đoạn khởi đầu, thái độ xử trí phải tập trung vào hai mục tiêu : làm ngừng xuất huyết và thực hiện một hồi sức có tác dụng bảo tồn sự đông máu.
A. NHỮNG YẾU TỐ SINH BỆNH LÝ
Xuất huyết dẫn đến một tình trạng choáng xuất huyết khi sự tưới máu mô (perfusion tissulaire) không còn được đảm bảo. Huyết áp được duy trì chừng nào tăng trương lực giao cảm (hypertonie sympathique) bù sự giảm thể tích máu lưu thông (volume sanguin circulant). Sự giảm huyết áp chứng tỏ một sự mất máu trên 40-50% thể tích máu toàn bộ. Tim nhịp chậm, đáp ứng sinh lý tối hậu để cho phép tâm thất trái được làm đầy, chứng tỏ một tình trạng giảm thể tích máu cực kỳ và báo hiệu ngừng tim-tuần hoàn sắp xảy ra.
Khởi đầu trong khi chảy máu, hémoglobine và hématocrite không phản ánh thể tích máu bị mất bởi vì những tỷ lệ huyết tương và hồng cầu được duy trì. Chính sự làm đầy huyết quản để lộ tình trạng thiếu máu. Vậy trị số của chúng không được phân tích một cách riêng rẻ.
Một rối loạn đông máu do chấn thương (coagulopathie traumatique) thường xảy ra. Tình trạng bệnh lý này làm gia trọng tiên lượng, làm gia tăng nhu cầu truyền máu và tỷ lệ tử vong. Rối loạn đông máu được phát khởi bởi chấn thương mô làm tiêu thụ những yếu tố đông máu. Rối loạn đông máu được khuếch đại bởi quá trình tiêu sợi huyết (fibrinolyse) và tình trạng choáng làm hoạt hóa nội mạc huyết quản. Sau cùng và chủ yếu, bệnh đông máu có nguy cơ bị làm gia trọng bởi 5 yếu tố quyết định, tùy thuộc vào chính sự hồi sức : hématocrite dưới 25%, sự hòa loãng những yếu tố đông máu do một sự không cân xứng giữa sự đổ đầy mạch máu bởi những dung dịch làm đầy và sự truyền những concentré de GR, sự hạ thân nhiệt, tình trạng nhiễm toan chuyển hóa và hạ canxi-huyết.
B. CHẨN ĐOÁN

Thứ Năm, 26 tháng 5, 2016

Cấp cứu tim mạch số 74 – BS Nguyễn Văn Thịnh

PHÌNH ĐỘNG MẠCH CHỦ BỤNG
(ABDOMINAL AORTIC ANEURYSM)
Robert L.Rogers
Clinical Instructor
Department of Surgery
Division of Emergency Medicine
University of Maryland School of Medicine
Amal Mattu
Director of Academic Development
Department of Surgery
Division of Emergency Medicine
University of Maryland School of Medicine
– Những bệnh nhân với vỡ động mạch chủ bụng có thể lúc đầu trạng huyết động ổn định và có những dấu hiệu kín đáo như đau lưng hay hông.
– Mặc dầu phình động mạch chủ bụng thường gặp hơn khi tuổi tác tăng cao và ở những người đàn ông da trắng, nhưng những bà già cũng có nguy cơ bị chứng bệnh này.
– Tam chứng cổ điển hạ huyết áp, đau bụng hay lưng, và khối u mạch đập ở bụng được thấy ở dưới 1/2 các trường hợp.
– Siêu âm cấp cứu tại giường và chụp cắt lớp vi tính hữu ích để xác nhận chẩn đoán phình động mạch chủ bụng. Sự lựa chọn phương thức chụp hình ảnh tùy thuộc bệnh cảnh lâm sàng và tình trạng ổn định của bệnh nhân.
Một trong những thực thể lâm sàng đáng sợ nhất trong thực hành cấp cứu là vỡ phình động mạch chủ bụng (ruptured abdominal aortic aneurysm). Những bệnh nhân với cấp cứu mạch máu này lúc đầu có thể ổn định về mặt huyết động và có những dấu hiệu nhẹ, như đau lưng mới khởi phát lần đầu, hay với vỡ tai họa vào trong ở bụng và trụy tim mạch. Các thầy thuốc cấp cứu phải có một cảnh giác cao đối với phình động mạch chủ bụng ở tất cả những bệnh nhân lớn hơn 50 tuổi có triệu chứng đau bụng, lưng hay hông. Quần thể bệnh nhân già đặc biệt có nguy cơ cao đối với tình trạng tai biến này bởi vì có đến 4-8% những bệnh nhân trên 65 tuổi mang một phình động mạch chủ bụng. Khi dân số già đi, các thầy thuốc cấp cứu có thể dự kiến gặp thường hơn những phình động mạch chủ bụng. Tỷ lệ tử vong đối với phình động mạch chủ bị vỡ có thể vượt quá 70% ngay cả khi chân đàn được thực hiện và tỷ lệ này còn gia tăng hơn nữa với chẩn đoán chậm trễ. Điều này nếu bất tầm quan trọng của chẩn đoán và điều trị khẩn trương của vỡ phình động mạch chủ bụng. Những thầy thuốc cấp cứu ở vị trí duy nhất để thực hiện một chẩn đoán nhanh ở những bệnh nhân có những bệnh cảnh kín đáo hoặc rõ ràng, thực hiện những biện pháp hồi sức ở phòng cấp cứu và nhanh chóng liên hệ với các thầy thuốc ngoại khoa để điều trị bệnh nhân. Một sự đánh giá những biểu hiện kín đáo hay rõ ràng, cũng như năng lực xử trí nhanh, là quan trọng để giảm thiểu tỷ lệ tử vong liên kết với tình trạng này.
A. DỊCH TỄ HỌC

Thứ Tư, 25 tháng 5, 2016

Cấp cứu chỉnh hình số 24 – BS Nguyễn Văn Thịnh

VỠ MÂM CHÀY (FRACTURE DU PLATEAU DU TIBIA)
Dominique SARAGAGLIA
Professeur des universités-Praticien hospitalier
d’orthopédie-traumatologie
Chef du service de chirurgie orthopédique et
de traumatologie du sport, urgences
CHU de Grenoble, hôpital sud
A. CƠ THỂ BỆNH LÝ
Ta phân biệt :
I. VỠ MỘT MÂM CHÀY (FRACTURE UNI-TUBEROSITAIRE)
1. Vỡ mâm chày trong : gãy rời (séparation) (thường fracture spino- glénoidienne interne).

2. Vỡ mâm chày ngoài :

Thứ Ba, 24 tháng 5, 2016

Sưu tầm: Dalai Lama những năm tháng đầu lưu vong

On May 19, 1959, lần đầu tiên ra chụp hình sau khi China xâm lược Tây tạng 1950.
The Dalai Lama, <a href="http://www.cnn.com/2015/02/22/world/gallery/dalai-lama/" target="_blank">Tibet's spiritual leader,</a> sits under a canopy in Mussoorie, India, on May 19, 1959. It was the first time he had posed for photographers since fleeing from the Chinese army in March of that year. China invaded Tibet in 1950, making historical claims on the region.

The Dalai Lama is actually the 14th Dalai Lama and the 74th manifestation of Avalokiteshvara Bodhisattva, the enlightened Buddha of compassion. During his life, he has traveled to numerous countries with a message of tolerance and peace. He won the Nobel Peace Prize in 1989.
lúc ngài 24 tuổi

Xử lý đường hô hấp số 1

XỬ LÝ ĐƯỜNG HÔ HẤP
(AIRWAY MANAGEMENT)
Barron Simon, MD
Chairman of Department of Emergency Medicine
Alameda County Medical Center
Associate Professor of Medicine
University of California at San Francisco
1/ TÔI CÓ THẬT SỰ CẦN PHẢI BIẾT VỀ XỬ LÝ ĐƯỜNG HÔ HẤP KHÔNG ?
Vâng. Sự xử lý đường dẫn khí mau lẹ cứu được mạng người.
2/ LÀM SAO ĐÁNH GIÁ RẰNG SỰ THÔNG KHÍ LÀ ĐẦY ĐỦ ?
Trước hết, nhìn vào bệnh nhân. Tình trạng xanh tía (cyanosis) gợi ý sự thiếu oxy nặng. Toát mồ hôi và ngủ gà (somnolence) chỉ rõ tăng thán khí (hypercapnia) và nhiễm toan hô hấp (respiratory acidosis). Hãy đo tần số hô hấp (respiratoty rate) và đánh giá thể tích lưu thông (tidal volume, volume courant) bằng cách đặt bàn tay trên ống nội thông khí quản hay miệng và mũi của bệnh nhân. Nếu vẫn còn bận tâm, hãy sử dụng oxy-huyết kế (pulse oximeter). Tình trạng thiếu oxy mô (hypoxia) mức độ nhẹ đến trung bình có thể được monitoring với oxy-huyết kế (pulse oximeter), đo độ bảo hòa oxy động mạch (arterial oxygen saturation). Nếu có vấn đề về thông khí không đầy đủ, nên làm khí huyết động mạch hay đo end-tidal carbon dioxide.
3/ TẠI SAO BỆNH NHÂN CẦN XỬ LÝ ĐƯỜNG HÔ HẤP ?
Thông khí hỗ trợ (assisted ventilation) có thể giúp làm giảm áp lực trong sọ hay điều chỉnh tình trạng tăng thán huyết (hypercarbia) và nhiễm toan (acidosis). Oxygenation có thể cần đến ở những bệnh nhân với bệnh phổi nặng hay chấn thương không thể duy trì một Pa02 ở một mức có thể chấp nhận được. Làm chủ và ngăn ngừa tắc đường dẫn khí là bức thiết ở các bệnh nhân với chấn thương cổ, viêm nắp thanh quản (epiglottitis), hay bỏng đường dẫn khí do hít khói (smoke inhalation) hay nuốt phải các chất ăn mòn (caustic substances). Ngăn ngừa sự hít dịch ở các bệnh nhân với biến đổi tri giác được thực hiện tốt với nội thông khí quản. Cho thuốc vào đường dẫn khí (epinephrine, atropine, lidocaine) được chỉ định trong hồi sức cho đến khi đường tĩnh mạch có thể được thiết lập.
4/ NGUYÊN NHÂN THÔNG THƯỜNG NHẤT CỦA TẮC ĐƯỜNG KHÍ ?
Lưỡi làm tắc đường dẫn khí thông thường hơn nhiều so với các vật lạ hay phù. Với mức tri giác bị giảm, các cơ nâng đỡ của sàn miệng mất trương lực, và lưỡi ngã ra phía sau, làm tắc khẩu hầu (oropharynx). Phương cách nhanh nhất và ít xâm nhập nhất là chỉnh lại tư thế (reposioning) qua thao tác nghiên đầu-nâng cằm lên (head-tilt-chin lift maneuver). Một canun tỵ-hầu hay khẩu-hầu (nasopharyngeal or oropharyngeal airway) nên được đặt vào ở một bệnh nhân với tắc đuờng hô hấp trên mà động tác đặt lại vị trí không làm thuyên giảm. Cần cẩn thận ở những bệnh nhân có khả năng hay nghi thương tổn cột sống cổ.
5/ COMBITUDE LÀ GÌ ?

Thứ Sáu, 20 tháng 5, 2016

Choáng số 15– BS Nguyễn Văn Thịnh

CHOÁNG VÀ BÙ DỊCH (CHOC ET REMPLISSAGE)
Dr Jean-Marie Jacques
Service des Urgences
Centre Hospitalier de la Haute-Senne
Soignies, Belgique
CƠ CHẾ CHOÁNG Ở BỆNH NHÂN CHẤN THƯƠNG
(MECANISMES DU CHOC CHEZ LE TRAUMATISE)
Những nguyên nhân của choáng được chia thành 2 loại :
– giảm thể tích (hypovolémique)
– tim (cardiogénique)
– nguyên nhân thần kinh (neurogénique)
– nhiễm khuẩn (septique)v
– phản vệ (anaphylactique)
Những choáng phản vệ và nhiễm khuẩn, hai choáng phân bố (choc distributif), sẽ rất ít được đề cập đến bởi vì chúng hiếm trong xử trí ban đầu bệnh nhân đa chấn thương. Choáng nhiễm khẩn (choc septique) có thể xảy ra sau, đôi khi khá sớm, của điều trị bệnh nhân đa chấn thương. Về choáng phản vệ, đôi khi nó có thể xảy ra ở giai đoạn sớm khi cho một loại thuốc, thí dụ một kháng sinh, một curare hay một thuốc giảm đau.
Ở bệnh nhân chấn thương, sau đây là những tình huống thường gặp dẫn đến một tình trạng choáng
+ Giảm hồi lưu tĩnh mạch
– do xuất huyết (choáng giảm thể tích)
– do tràn khí dưới áp lực (choáng do tắc)
– do bỏng (choáng giảm thể tích)
– do hội chứng vùi lấp (crush syndrome) (choáng phân bố)
+ Biến đổi chức năng tim
– do dập tim (choáng tim) hay chèn ép tim (choáng do tim)
– do một bệnh cơ tim có trước (choáng tim)
– do những thuốc chống loạn nhịp inotrope âm (choáng do tim)
+ Trương lực huyết quản giảm
– do choáng thần kinh, được giải thích bởi thương tổn tủy trên D6 (choáng phân bố)

Thứ Năm, 19 tháng 5, 2016

Choáng số 14 – BS Nguyễn Văn Thịnh

CHOÁNG VÀ BÙ DỊCH
(CHOC ET REMPLISSAGE)
Dr Jean-Marie Jacques
Service des Urgences
Centre Hospitalier de la Haute-Senne
Soignies, Belgique
NHẬP ĐỀ
Mặc dầu choáng được công nhận từ hơn 100 năm nay, một định nghĩa rõ ràng của quá trình rất phức tạp này chỉ đã xuất hiện rất chậm. Từ định nghĩa ban đầu vào năm 1872, nhiều định nghĩa choáng đã được đưa ra.
Định nghĩa hiện nay được chấp nhận là định nghĩa của một sự tưởi máu các cơ quan và một oxygénation mô không thích đáng.
Điểm đánh giá đầu tiên của một bệnh nhân bị chấn thương là nhận biết sự hiện diện của một tình trạng choáng. Không có một trắc nghiệm phòng thí nghiệm nào và không có một hỗ trợ kỹ thuật nào cho phép chẩn đoán này trong những phút đầu tiên. Chẩn đoán choáng phải được căn cứ độc nhất trên những dữ kiện lâm sàng. Tất cả các loại choáng có thể hiện diện ở bệnh nhân bị chấn thương và sự nhận biết bản chất của choáng là một điểm cơ bản khác.
Ở bệnh nhân bị chấn thương, sự giảm thể tích máu là nguyên nhân thông thường nhất của choáng nhưng những loại choáng khác phải được xét đến
SINH LÝ BỆNH CỦA CHOÁNG

Cấp cứu chấn thương số 61 – BS Nguyễn Văn Thịnh

CHẤN THƯƠNG CỘT SỐNG VÀ TỦY SỐNG (TRAUMA DE LA COLONNE ET TRAUMA MEDULLAIRE)
Dr Jean-Marie Jacques
Service des Urgences
Centre Hospitalier de la Haute-Senne
Soignies, Belgique
XỬ TRÍ CHUNG
Ở mỗi bệnh nhân bị chấn thương, phải luôn luôn xét đến khả năng của một thương tổn cột sống, mặc dầu tỷ lệ thật sự không quan trọng như thế. Chúng ta hãy nhớ rằng những cơ may thống kê có một thương tổn cột sống là khoảng 3% ở một bệnh nhân đa chấn thương và 10% đối với một bệnh nhân bị chấn thương sọ.
Những thương tổn quan trọng của cột sống và tủy sống đều đều không được chẩn đoán, vì những lý do sau đây :
– bệnh nhân bất tỉnh
– những thương tổn “làm lơ đãng” (xuất huyết, gãy các xương dài, bỏng) ;
– không có triệu chứng đau hay không có biến dạng cột sống
– sai lầm khi giải thích phim X quang của cột sống ;
– thương tổn tủy không có bất thường X quang (SCIWORA)
– đã không nghĩ đến khả năng của một thương tổn cột sống hay tủy
Kiến thức về cơ chế thương tổn (mécanisme lésionnel) có thể giúp nhận diện những bệnh nhân với nguy cơ tiềm tàng của một gãy cột sống hay một thương tổn tủy. Những chỉ dẫn này có thể xuất phát từ chính bệnh nhân hay équipe tiền viện.
Những nguy cơ là quan trọng trong những trường hợp sau đây :
– bệnh nhân tỉnh kêu đau dữ dội ở cổ và lưng
– bệnh nhân tỉnh không thể cử động hay mất cảm giác ở các cánh tay hay cẳng chân ;
– bệnh nhân với những thương tổn nặng ở mặt
– bệnh nhân liên hệ trong một tai nạn giao thông có tốc độ cao
– bệnh nhân bị té từ một độ cao quan trọng ;
– bệnh nhân bất tỉnh
– bệnh nhân chấn thương bị ngộ độc (rượu và/hay ma túy) ;
– bệnh nhân đa chấn thương hay với chấn thương nặng ở sọ, ngực hay bụng ;
– bệnh nhân với thương tổn “đánh lạc hướng” (lésions de distraction)
– bệnh nhân với thương tổn thoái hóa thần kinh (Alzheimer, sa sút trí tuệ…)
Khi toàn bộ cột sống được bất động một cách thích đáng, sự thăm khám chi tiết cũng như khám thần kinh kỹ càng phải dự kiến rằng những thương tổn nặng đe dọa mạng sống đã được loại trừ hay điều trị.

Thứ Tư, 18 tháng 5, 2016

Cấp cứu chỉnh hình số 23 – BS Nguyễn Văn Thịnh

VỠ XƯƠNG BÁNH CHÈ (FRACTURES DE LA ROTULE)
Dominique SARAGAGLIA
Professeur des universités-Praticien hospitalier
d’orthopédie-traumatologie
Chef du service de chirurgie orthopédique et
de traumatologie du sport, urgences
CHU de Grenoble, hôpital sud
I. CƠ THỂ BỆNH LÝ
1. GÃY NGANG (FRACTURE TRANSVERSALE)
– Phức tạp ít hay nhiều
– Chúng làm gián đoạn bộ phận duỗi (appareil extenseur)
– Gây nên thiếu sót duỗi chủ động (déficit d’extension active)2. GÃY DỌC (FRACTURE SAGITTALE)– Không gây thiếu sót duỗi (déficit d’extension) của đầu gối
– Phải chú ý bánh chè hai mảnh (patella bipartita), tạo nên một chẩn đoán phân biệt tương đối thường gặp (do đó lợi ích chụp những phim so sánh bởi vì đó thường là một bất thường hai bên)

Thứ Ba, 17 tháng 5, 2016

Cấp cứu chỉnh hình số 22 – BS Nguyễn Văn Thịnh

TRẬT KHỚP ỨC ĐÒN
(DISJONCTIONS STERNO-COSTO-CLAVICULAIRES)
Dominique SARAGAGLIA
Professeur des universités-Praticien hospitalier
d’orthopédie-traumatologie
Chef du service de chirurgie orthopédique et
de traumatologie du sport, urgences
CHU de Grenoble, hôpital sud
I. CƠ THỂ BỆNH LÝ VÀ TƯƠNG QUAN VỚI LÂM SÀNG
Ta phân biệt disjonctions sans incongruence articulaire (không bị không khớp sít), thật ra là những entorse và những disjonction với không khớp sít (incongruence articulaire) là những trật khớp (luxation).Ta cá biệt hóa :
– Những trật khớp ức đòn ra trước (luxation antérieure) (trước-trên) không hậu quả ngoài thẩm mỹ hay chức năng.

Thứ Sáu, 13 tháng 5, 2016

Thời sự y học số 397 – BS Nguyễn Văn Thịnh

1/ VACCIN CHỐNG UNG THƯ : BẮT ĐẦU NHỮNG TRẮC NGHIỆM TRÊN NGƯỜI.
 
NHỮNG TRẮC NGHIỆM TRÊN NGƯỜI ĐƯỢC PHÁT ĐỘNG
Có lẽ đó là một trong những cuộc cách mạng y khoa lớn nhất của lịch sử ! Lần đầu tiên các bệnh nhân sẽ được tiêm chủng chống lại loại ung thư mà họ có tố bẩm. Bởi vì những trắc nghiệm trên động vật đã cho những kết quả không tưởng tượng được : tỷ lệ bảo vệ lên đến 100%…không có tác dụng phụ đáng kể. Nguồn gốc của chiến công này ? Nhiều thập niên nghiên cứu để hướng tác dụng của hệ miễn dịch chống lại những khối u. Với, chủ yếu, một tiêm chủng có khả năng bảo vệ chống lại phần lớn những ung thư, như thể đó là những vi trùng thông thường. Mặc dầu sẽ phải cần nhiều năm trước khi biết con người có vượt qua được thách thức này hay không. Nhưng lịch sử đang tiến bước : nếu những trắc nghiệm xác chứng, bệnh ung thư sẽ chuyển từ cương vị tai ương xã hội…thành cương vị của bệnh hiếm.

Thứ Tư, 11 tháng 5, 2016

EM CÓ VỀ - SỢ

THƠ NGUYỄN LƯƠNG TUẤN

EM CÓ VỀ

1
Em có về
Nhớ để tang cùng anh
Biển đã chết
4 tỉnh miền Trung
Và có nguy cơ
Lan dần cả nước
 
2
Em có về
Nhớ để dành cho anh
Giọt nước mắt
Khóc tháng tư
Lại vẫn là tháng tư!
Biển bị đầu độc
Cá chết trắng bờ
Bốn tỉnh miền Trung

Cấp cứu chỉnh hình số 21 – BS Nguyễn Văn Thịnh

GÃY XƯƠNG BẢ VAI
(FRACTURE DE L’OMOPLATE)
Dominique SARAGAGLIA
Professeur des universités-Praticien hospitalier
d’orthopédie-traumatologie
Chef du service de chirurgie orthopédique et
de traumatologie du sport, urgences
CHU de Grenoble, hôpital sud
Đó là những gãy xương tương đối hiếm bởi vì xương bả vai được bao bọc bởi các cơ bảo vệ nó.
I. CƠ THỂ BỆNH LÝ
Ta phân biệt nhưng gãy ngoại khớp, những gãy trong khớp (bao gồm những gãy của voute acromio-coracoidienne) và những gãy khác, gồm những gãy mỏm xương (fractures d’apophyse), những gãy bong xương (avulsions osseuses) và những va chạm mạnh của xương bả vai (grandes impactions de la scapula).
1. NHỮNG GÃY NGOẠI KHỚP
Đó là thường gặp nhất (50%)
a. Gãy thân xương bả vai
b. Gãy gai (épine) của xương bả vai
c. Gãy góc dưới (pointe) của xương bả vai
2. GÃY TRONG KHỚP

Cấp cứu nhi khoa số 20 – BS Nguyễn Văn Thịnh

CHẤN THƯƠNG CỔ VÀ CỘT SỐNG Ở TRẺ EM
(NECK AND SPINE INJURY IN CHILDREN)
Howard Kadish, MD
Associate Professor
Department of Pediatrics
University of Utah School of Medicine
Salt Lake City
1/ NHỮNG KHÁC NHAU NÀO VỀ CƠ THỂ HỌC CỦA CỔ GIỮA TRẺ EM VÀ NGƯỜI LỚN ?
So với người lớn, trẻ em có đầu và xương hàm dưới lớn hơn và về tỷ lệ có một cái cơ ngắn hơn với phần còn lại của cơ thể. Những sự khác nhau này bảo vệ cổ trước của đứa bé vào lúc chấn thương ; đầu, cổ, và mặt hấp thụ lực va chạm quan trọng. Ở các nhũ nhi và các trẻ nhỏ tuổi, thanh quản không những nhỏ hơn tính về kích thước toàn bộ nhưng cũng có những kích thước tương đối nhỏ hơn so với những người lớn. Ở trẻ em, các sụn phễu (arytenoid) lớn hơn, nắp thanh quản (epiglottis) có hình dáng omega, và thanh quản có hình dáng cái phễu, hẹp nhất ở vùng dưới thanh môn (subglottis). Ở người trưởng thành điểm hẹp nhất của khí quản nằm ở mức C7, trong khi ở trẻ em điểm hẹp nhất đó là sụn nhẫn (cricoid cartilage). Những khác nhau cơ thể học này, cùng với sụn nhẫn hình vòng, đưa đến một lối vào (laryngeal inlet) hẹp. Các thiếu niên và những người lớn có thể chịu được đến 50% hẹp đường dẫn khí mà không có biểu hiện suy kiệt hộ hấp rõ ràng. Các nhũ nhi và trẻ em có trở ngại hô hấp quan trọng với mức độ hạn chế này.
2/ KỂ NHỮNG DẤU HIỆU VÀ TRIỆU CHỨNG CỦA THƯƠNG TỔN THANH-KHÍ QUẢN.
– Đau/nhạy cảm đau khi sờ cổ
– Chảy nước dãi
– Thở rít (stridor)
– Tiếng lạ
– Odynophagia
– Tràn khí trung thất
– Co rút (retractions)
– Aphonia
– Khó nuốt
– Tắc đường khí
– Khí thủng dưới da
– Khàn giọng (hoarseness)
– Tràn khí màng phổi
– Ho
– Biến dạng cổ
– Khó phát âm (dysphonia)
3/ TÔI XỬ TRÍ NHƯ THẾ NÀO MỘT BỆNH NHÂN BỊ CHẤN THƯƠNG ĐỤNG ĐẬP HAY VẾT THƯƠNG XUYÊN CỔ ?

Chủ Nhật, 8 tháng 5, 2016

Cấp cứu ngoại thần kinh số 10 – BS Nguyễn Văn Thịnh

MÁU TỤ DƯỚI MÀNG CỨNG (SUBDURAL HEMATOMA)
Badar M Zaheer, MD
Clinical Assistant Professor
Rosalind Franklin University of
Medicine end Science
Chicago Medical School
CASE HISTORY
Một người đàn ông 55 tuổi đến một khoa cấp cứu vùng quê sau khi bị té ngã. Bệnh nhân cố câu cá trong một beer festival event khi đứng trên một tảng đá. Bệnh nhân trượt trên đá và ngã đánh vào đầu. Khi đến khoa cấp cứu, thang điểm hôn mê Glasgow (GCS) là 13. Nồng độ cồn của anh ta là 200 mg/dl. CBC trong giới hạn bình thường và toxicology screen nước tiểu âm tính. Những dấu hiệu sinh tồn của bệnh nhân không có gì đặc biệt và một chụp cắt lớp vi tính được đề nghị để đảm bảo an toàn. Một chụp cắt lớp vi tính không tiêm chất cản quang phát hiện một máu tụ dưới màng cứng (hématome sous dural). Một thầy thuốc ngoại thần kinh được tiếp xúc và bệnh nhân được chuyển tức thời đến phòng mổ đang chờ để mổ.
MÁU TỤ DƯỚI MÀNG CỨNG (SUBDURAL HEMATOMA)
Hình 1 và 2 chỉ máu tụ dưới màng cứng và điều trị

GỌI VỢ LÀ GÌ ?- Phạm Trai sưu tầm

GỌI VỢ LÀ GÌ ?


- Bố ơi, ngày xưa người ta gọi vợ là gì hả bố?
- Ngày xưa thời các cụ gọi vợ là NƯƠNG TỬ.
- Thế còn thời ông bà nhà mình?
- Thời ông bà thì gọi vợ...
 là THÊ TỬ.

Thứ Năm, 5 tháng 5, 2016

Tình yêu Mẹ và Vợ

Ngày hôm nay anh vô tình đọc được.
Câu chuyện xưa cô gái hỏi một lời.
Giữa mẹ và em nếu phải chọn một người.
Vậy anh sẽ vì ai mà rơi lệ ?
Em biết không dù cho anh mạnh mẽ....
Trước cuộc đời sóng gió chẳng chùn chân.
Sẽ vì em mà cố gắng bội phần
Nhưng anh lại thương mẹ hơn em ạ.
Lời thật tâm anh không hề dối trá
Bởi anh yêu tha thiết cả hai người.
Mẹ và em điều quan trọng trên đời.
Nên không thể đem ra mà so sánh.
Anh nói thật và chưa từng chốn tránh.
Bởi cả đời anh chỉ một mẹ thôi
Cũng như em anh yêu chỉ một người.
Nên em nhé đừng bắt anh phải chọn.
Mẹ và em không phải là những món.
Mà tiền bạc mua được phải không em ?
Cuộc đời anh dẫu gia cảnh sang hèn.

Cấp cứu ngoại thần kinh số 9 – BS Nguyễn Văn Thịnh

MÁU TỤ NGOÀI MÀNG CỨNG (EPIDURAL HEMATOMA)
Adam J.Rosh, MD
Assistant Professor
Department of Emergency Medicine
Wayne State University School of Medicine
Detroit, MI
TEST
Một thanh niên 20 tuổi được tìm thấy nằm trên đất gần chiếc xe hơi của anh ta sau khi xe hơi đụng vào một chiếc cây ở bên cạnh đường. Những người đi qua đường nói rằng anh ta bước ra khỏi xe sau khi đụng nhưng qụy xuống trong vòng vài phút. Paramedics sau đó tìm thấy anh ta bên cạnh đường. Ở phòng cấp cứu HA là 175/90mmHg, tần số tim là 65 đập mỗi phút, nhiệt độ là 99,2 độ F, tần số hô hấp là 12 hơi thở mỗi phút, và độ bảo hòa oxy là 97% ở khí phòng. Khám vật lý phát hiện một đồng tử giãn và cố định ở mắt phải. Dưới đây là chụp cắt lớp vi tính đầu. Chẩn đoán nào sau đây là khả dĩ nhất :
a. Máu tụ ngoài màng cứng
b. Máu tụ dưới màng cứng
c. Xuất huyết dưới nhện
d. Máu tụ trong não
e. Giập não
Câu trả lời đúng là (a) Máu tụ ngoài màng cứng (epidural hematoma) là kết quả của máu tụ trong khoang giữa xương sọ và màng cứng. Hầu hết máu tụ ngoài màng cứng là do chấn thương kín vùng thái dương và thái dương-đỉnh với một vỡ xương sọ liên kết và đứt động mạch màng não giữa (middle meningeal artery). Bệnh sử cổ điển của một máu tụ ngoài màng cứng là một khoảng tỉnh (lucent period) theo sau mất tri giác tức thời sau chấn thương đầu kín quan trọng. Tuy nhiên, kiểu lâm sàng này xảy ra ở một thiểu số các trường hợp. Hầu hết các bệnh nhân hoặc là không bao giờ bất tỉnh hoặc không bao giờ tỉnh lại sau chấn thương.

Thứ Tư, 4 tháng 5, 2016

Cấp cứu lão khoa số 31 – BS Nguyễn Văn Thịnh

MẤT NƯỚC (DESHYDRATATION)
Bertrand François
Professeur de la faculté de médecine de Nice
Pras Pierre
Chef de service de gérontologie clinique
CHU de Nice
Người già vì nhiều lý do rất dễ bị mất nước. Nhiều yếu tố góp phần vào sự xuất hiện của tình trạng này :
– sự biến đổi của các cơ chế khát ngăn cản sự bù bởi chính bệnh nhân sự thiếu hụt nước.
– sự hạn chế thường gặp những cung cấp thức ăn do đó gây nên một sự giảm cung cấp nước ;
– những rối loạn điều hòa nhiệt độ chịu trách nhiệm một sự nhạy cảm lớn hơn đối với lạnh mà người già bù bằng cách duy trì một môi trường nhiệt surchauffé, chịu trách nhiệm một sự gia tăng mất nước.
– sau cùng và nhất là tần số tiêu thụ các chất lợi tiểu.
Những biến chứng của mất nước là nghiêm trọng : đó là hội chứng lú lẫn, suy thận, máu tụ dưới màng cứng (hématome sous-dural), những huyết khối tĩnh hay động mạch.

I. THÁI ĐỘ CHẨN ĐOÁN
1. NHỮNG TRƯỜNG HỢP KHÁM PHÁ
Những trường hợp khám phá rất biến thiên và có thể được thực hiện :
– hoặc là nhân một triệu chứng không đặc hiệu : một trạng thái mệt lử (adynamie), ý thức u ám (obnubilation), té ngã do hạ huyết áp thế đứng, một tình trạng kích động với hội chứng lú lẫn (syndrome confusionnel), một tình trạng choáng ;
Chẩn đoán khi đó dựa trên sự phát hiện một rối loạn điện giải đồ trong máu.
– hoặc là nhân khi phát hiện những dấu hiệu lâm sàng mất nước khi thăm khám hay khi theo dõi một bệnh nhân.

Thứ Ba, 3 tháng 5, 2016

Huế ân tình


 Nguyên Hạnh HTD
 
      Tôi trở về Huế với một tâm trạng nôn nao bồi hồi! Hơn 30 năm sau mới nhìn lại Huế thân yêu, nơi đã cho tôi mật ngọt của thời mới lớn!
     Phi trường Phú Bài vẫn vậy, vẫn u buồn ảm đạm vào mùa mưa lụt, dù đã mấy mươi năm qua cũng chẳng rộng lớn, sửa sang gì hơn. Đã thế, tôi đặt chân xuống phi trường khi trời đã về chiều nên càng hiu hắt buồn. Niềm vui rộn ràng chỉ bừng lên khi thấy một số bạn cũ đã đứng chờ sẵn bên ngoài. Chúng tôi chỉ biết ôm nhau trong tay với bao niềm cảm xúc, nhìn nhau miệng cười mà nước mắt rưng rưng!
     Con đường từ phi trường về thành phố Huế ngày xưa tôi thấy xa ngút ngàn mà sao bây giờ lại ngắn đến vậy. Qua đồng An Cựu lại càng giật mình trước sự đổi thay, về lại quê hương mình mà ngỡ ngàng xa lạ! Những đồng ruộng xanh tươi rì rào trong gió mà ngày xưa tôi vẫn đi ngang qua khi học thêm Pháp văn với Thầy Thông, nay không còn nữa, nhà cửa đã xây lên san sát hết rồi.
     Tôi về ở với Lý - Một cô bạn thân cùng dạy Đồng Khánh - trong một khu vườn xanh tươi đầy cây kiểng, hoa lan nở đầy khắp. Lý lo cho tôi từ miếng ăn nước uống, chăm sóc tôi từng li từng tí. Bây giờ ngồi nhớ lại tôi vẫn còn bồi hồi xúc động vì sự thương yêu mà Lý đã dành cho tôi. Lại thêm một em học trò cũ là Thuận, lúc nào cũng ở bên tôi, sẵn sàng làm tài xế Honda đưa tôi đi bất cứ nơi đâu. Đúng là hạnh phúc ngập tràn, quanh tôi lúc nào cũng tràn đầy tình bạn, tình học trò xưa - cô giáo cũ.
     Huế u buồn trầm lặng, nhưng Huế đầy ắp cả tình người, trọn thủy chung. Dù đã hằng chục năm xa cách nhưng những tình cảm các bạn cũ với nhau không hề phôi pha với thời gian.
     Các bạn đã chuẩn bị sẵn một buổi họp mặt tại quán Tây Nguyên, bên bờ sông Hương thơ mộng để chào đón tôi. Chiều xuống dần trong khu vườn cây cỏ xanh tươi, bên các khuôn mặt dấu yêu đã một thời bên nhau dưới mái trường Đồng Khánh, làm cho tôi cảm động vô cùng. Gặp nhau là quên hết tuổi đời của mình, những ngày vui rộn ràng của Đồng Khánh như sống lại, nói bao nhiêu cho vừa mỗi lần gặp gỡ.

Chủ Nhật, 1 tháng 5, 2016

Cấp cứu chấn thương số 60 – BS Nguyễn Văn Thịnh

CHẤN THƯƠNG CỘT SỐNG (TRAUMATISME DU RACHIS)
J.M. Stordeur
Service d’Anesthésie-Réanimation
Hôpital de La Timone, Marseille.
Các mục tiêu của điều trị một người bị chấn thương tủy sống (traumatisé médullaire) là tránh làm gia trọng những thương tổn và cho phép một sự giảm đè ép bằng ngoại khoa (décompression chirurgicale) càng nhanh càng tốt khi có một cơ may hồi phục.
I/ XỬ TRÍ Ở GIAI ĐOẠN CẤP TÍNH.
1. ĐÁNH GIÁ THẦN KINH
Đánh giá thần kinh chi phối sự điều trị ban đầu và sự theo dõi điều trị. Mức thiếu sót vận động cho phép có một ý tưởng về mức thương tổn nhưng cần biết rằng một sự trầm trọng thứ phát có thể xảy ra.
Mức cảm giác
D1 Mặt trong của cẳng tay
D4 Núm vú
D10 Rốn
L1, L2 Mặt trước của đùi
Mức vận động
C5 Dạng cánh tay
C6 Gấp cẳng tay
C7 Duỗi cẳng tay
C8 Gấp các ngón 2, 3, 4 và 5
D1 Adduction des doigts
L1, L2 Gấp đùi
L3 Extension du mollet
L4 Dorsiflexion du pied
L5 Dorsiflexion du gros orteil
S1, S2 Flexion plantaire