Giới trẻ bị suy kiệt! Tại sao lại có
hiện tượng mệt mõi như vậy? Giữa đồng hồ sinh học tự điều chỉnh và nhu cầu kết
nối internet xảy ra cùng lúc trong đêm khiến cho việc tìm được giấc ngủ không
phải dễ dàng.
GIẤC NGỦ CHƯA NO
Thật vậy, giới trẻ có một số giấc
ngủ không được no đầy. Vào năm 2014, mạng Morphée, nơi hội tụ các chuyên gia về
giấc ngủ, đã thực hiện một công trình nghiên cứu trên 776 học sinh trung học
trong độ tuổi từ 12 đến 14 tuổi. Ở độ tuổi này, nhu cầu giấc ngủ thay đổi từ 8
đến 10 tiếng đồng hồ mỗi đêm. Như vậy, kết quả nghiên cứu cho thấy giới trẻ
không có đủ thời gian cần cho giấc ngủ. Nguyên nhân chủ yếu là do đâu? Đó là do
lạm dụng thái quá công nghệ mới: 33,5% sử dụng máy vi tính, máy tính bảng hay
máy chơi game hơn 1 tiếng đồng hồ sau khi ăn tối, điều này khiến cho giắc ngủ
đến muộn. Trong khi đó 10,6% giới trẻ lại để đồng hồ báo thức vào lúc nửa đêm
để kết nối internet! Bởi vì tuổi trẻ thời nay đã tận dụng ban đêm để thực hiện
công viêc quan trọng cho cuộc sống: tìm bạn tri âm.
Khi các bậc cha mẹ ở vào tuổi học
trò này thì chưa có điện thoại cầm tay hay máy vi tính mà cuộc sống “xã hội”
chỉ dừng lại với “bài vở”, họ chỉ tìm lại bạn vào ngày đi học hôm sau. Còn bây
giờ, cuộc trò chuyện có thể kéo dài vô tận trên “chat” hay Facebook, có khi
suốt cả đêm. Thời gian để nghỉ ngơi thực sự đã bị xói mòn. Hậu quả: sáng ngủ
dậy cảm thấy bần thần vì thiếu ngủ.
VÌ
SAO GIẤC NGỦ LẠI CẦN THIẾT ?
Bởi vì khi ta ngủ, toàn bộ cơ thể sẽ lấy
lại sức. Trước tiên, bộ não lợi dụng lúc
này để tự phục hồi. Thật vậy, hoạt động thái quá của các nơ-ron trong ngày đã
tạo ra các chất cặn. Các chất độc này lưu chuyển trong dịch não tủy. Vì vậy,
ban đêm là lúc mà dịch não tủy được thanh lọc để thải trừ các chất cặn đó ra.
Chính vào thời điểm này đã diễn ra tiến trình ký ức dài hạn được hình thành.
Trong một phần của chu kỳ giấc ngủ, được gọi là “giấc ngủ nghịch thường”, những
huân tập trong ngày được lưu giữ tạm thời trong ký ức ngắn hạn, thì được chuyển
vào trong ký ức dài hạn. Các kết nối cũ giữa các tế bào thần kinh đã bị hủy bỏ,
chuẩn bị cho các kết nối mới thế chỗ. Đó là lý do vì sao ta lại dễ dàng nhớ
những bài vở đã học buổi tối: suốt trong đêm, những gì ta “học gạo” ngay trước
khi đi ngủ đã được chuyển vào trong ký ức dài hạn. Tóm lại, buổi sáng, sau khi
“thu dọn chiến trường” não bộ đã sẵn sàng cho nhiệm vụ mới.
Sau cùng, có một lý do mà bạn cần quan tâm
đến giấc ngủ của bạn: vào lúc nửa đêm, trong tiến trình giấc ngủ chậm và sâu,
hoc-môn tăng trưởng được tiết ra. Hoc-môn này chịu trách nhiệm về sự phát triển
của hệ cơ –xương. Trong suốt giai đoạn thành niên, nếu bạn có quá nhiều giấc
ngủ cực ngắn, thì bạn sẽ có nguy cơ không phát triển chiều cao như bạn mong
muốn. Điều này có khiến cho bạn suy nghĩ không?
Cô gái này được gắn
các điện cực để đo hoạt động
của não bộ tại Trung tâm y học về giấc ngủ Milan, Ý.
Khi cô gái ngủ, bộ não tự phục hồi…và kiện toàn các
các ký ức dài hạn và ngắn hạn.
VÌ
SAO MÀN HÌNH NGĂN CHẬN GIẤC NGỦ?
Nguyên nhân là do ánh sáng phát ra. Ánh
sáng hoạt động như một tín hiệu thức tỉnh và làm rối loạn đồng hồ sinh học của
chúng ta. Bình thường đồng hồ sinh học, ẩn dấu trong não bộ, tự điều chỉnh theo
các mốc tự nhiên để ấn định giờ giấc. Mốc quan trọng nhất, đó là ánh sáng mặt trời.
Ánh sáng được các thụ thể nằm trên võng mạc thu nhận. Các thụ thể này là các tế
bào melanopsin rất nhạy cảm với cường độ ánh sáng và độ dài sóng (tức là màu
sắc).
Ban ngày, khi thụ thể tiếp nhận ánh sáng
trắng, melanopsin được hoạt hóa và tạo ra một luồng thần kinh chạy trong dây
thần kinh thị giác. Tín hiệu này được truyền lên vùng dưới đồi, nằm trong các
nhân trên đồi thị : 2 nhân tạo nên trung tâm của đồng hồ sinh học. Các nơ-ron
của những nhân này kích thích hệ thức tỉnh cũng nằm ở trong vùng dưới đồi này:
báo hiệu ngày đã đến.
Vào lúc hoàng hôn, các thụ thể của võng mạc
tiếp nhận ánh sáng đỏ hoặc cam. Các tế bào melanopsin phát hiện ra sự thay đổi
này, lập tức truyền tín hiệu về các nhân trên đồi thị. Và bây giơ, không phải
hệ thức tỉnh được hoạt hóa mà là một tuyến nhỏ, được gọi là tuyến tùng, được
kích thích để tiết ra melatonin, hoc-mon của giấc ngủ. Hoc-mon này được tạo ra
một ít trước khi đi ngủ, đạt đến đỉnh cao vào giữa 2giờ và 4giờ sáng rồi nồng
độ melatonin trong máu giảm dần cho đến sáng thì gần bằng 0.
Thật quá rõ bởi vì màn hình của điện thoại
thông minh (smartphone), máy tính bảng hay máy vi tính đều phát ra ánh sáng
xanh, gây trở ngại cho giấc ngủ. Các tế bào melanopsin tiếp nhận tia sáng màu
xanh với cường độ mạnh ( nhất là khi chúng ta để màn hình cách mắt chỉ 20-30cm)
thì cũng tương tự như ánh sáng trắng ban ngày. Nói cách khác, ánh sáng của màn
hình khiến cho não bộ nhầm tưởng là ban ngày, làm cho đồng hồ sinh học bị rối
loạn: sự tiết ra melatonin, tín hiệu cho giấc ngủ, bị muộn đi. Đó là lý do vì
sao bạn rất khó ngủ, kể cả không ngủ được, mặc dầu bạn đã tắt máy từ lâu. Đây
là điều xác thực đối với tất cả các màn hình ngoại trừ TV bởi vì màn hình TV
tối hơn và đặt cách xa mắt. Điều này giải thích vì sao ta có thể ngủ gật khi
xem TV!
LÀM
SAO TÌM LẠI GIẤC NGỦ NGON
Bằng cách tắt hết màn hình vào buổi tối.
Tốt nhất là nên đọc một cuốn sách hay truyện hoạt hình. Đó là cách hiệu quả
nhất để tìm giấc ngủ như một công trình nghiên cứu mới đây được thực hiện ở
bệnh viện Boston, Hoa Kỳ đã chứng thực. Theo công trình này, các nhà nghiên cứu
đã yêu cầu các đối tượng tham gia, chơi máy tính bảng trước khi đi ngủ trong 5
ngày liên tục. Sau đó, trong 5 ngày tiếp theo chỉ đọc một cuốn sách. Kết quả:
với máy tính bảng, các đối tượng này được xác định là thời gian tìm giấc ngủ
kéo dài rất lâu trong khi thời gian của giấc ngủ nghịch thường lại quá ngắn.
Sáng hôm sau, những người này tỏ ra mệt mõi hơn so với những người chỉ đọc
sách. Tuy nhiên, nếu lỡ “ghiền” điện thoại thông minh, máy tính bảng hay máy vi
tính thì phải làm sao? Trong trường hợp này, bạn chỉ cần thay đổi ánh sáng của
màn hình. Nhiều trình ứng dụng có khả năng làm thay đổi màu của màn hình. Bạn
càng ít tiếp xúc với ánh sáng màu xanh, thì càng ít ức chế melatonin thực hiện
chức năng của nó. Và như vậy, bạn sẽ dễ dàng rơi vào giấc ngủ khi bạn tắt máy
tính.
Nếu bạn sử dụng hệ điều hành Windows và
Mac, phần mềm f.lux (tải miễn phí tại địa chỉ https://justgetflux.com) có thể thay đổi màu sắc
của màn hình để chỉ tạo ra ánh sáng êm dịu như là ánh sáng của buổi chiều tà.
Đối với các máy dùng hệ điều hành Android thì có trình ứng dụng Twilight cũng
cho hiệu ứng tương tự. Chỉ có iPad và iPhone là không có trình ứng dụng mà bạn
phải điều chỉnh bằng tay để có được ánh sáng hàng hôn cho máy.
(Theo Science & Vie Junior, 9/2015)
BS NGUYỄN VĂN THÔNG
Đ/C:
BS NGUYỄN VĂN THÔNG
120 Chi Lăng HUẾ
Tel: 054.3528624
DĐ: 0985.847.653
Email:DrThong007@gmail.com