CHẤN ĐỘNG NÃO
(CEREBRAL CONCUSSION)
(CEREBRAL CONCUSSION)
Adam J.Rosh, MD
Assistant Professor
Department of Emergency Medicine
Wayne State University School of Medicine
Detroit, MI
Assistant Professor
Department of Emergency Medicine
Wayne State University School of Medicine
Detroit, MI
Một người đàn bà 58 tuổi được mang vào
khoa cấp cứu bởi xe cứu thương sau khi trượt trên một mảng băng trong
khi bước đi làm việc và đụng đầu trên vỉa hè xi măng. Những người qua
đường công nhận rằng bệnh nhân bất tỉnh khoảng 1 phút. Lúc đến, những
dấu hiệu sinh tồn của bệnh nhân là : HA 155/75 mmHg, tần số tim 89 đập
mỗi phút, tần số hô hấp 18 hơi thở mỗi phút, và pulse oxygenation 98% ở
khí phòng. Bệnh nhân có một vết rách 5 cm ở phía sau đầu đang chảy máu
tích cực. Anh hỏi bệnh nhân điều gì đã xảy ra nhưng bệnh nhân không thể
nhớ. Anh bảo cho bà ta biết rằng bà ta đang ở bệnh viện vì bị té. Trong
10 phút tiếp theo bệnh nhân hỏi đi hỏi lại anh điều gì đã xảy ra và bà
ta đang ở đâu. Anh không tìm thấy một thiếu sót thần kinh khu trú nào.
Khi anh đưa bệnh nhân đi chụp CT scan bà ta mửa một lần. Những kết quả
CT cho thấy một scan não bình thường. Chẩn đoán nào khả dĩ nhất trong
những chẩn đoán sau đây :
(a) Chấn động não
(b) Diffuse axonal injury
(c) Dập não (cerebral contusion)
(d) Động kinh sau chấn thương
(e) Bệnh Alzheimer do chấn thương
(a) Chấn động não
(b) Diffuse axonal injury
(c) Dập não (cerebral contusion)
(d) Động kinh sau chấn thương
(e) Bệnh Alzheimer do chấn thương
Câu trả lời đúng là (a)
Bệnh nhân bị chấn động não (cerebral concussion). Điều này gây nên bởi
chấn thương đầu dẫn đến mất chức năng thần kinh trong một thời gian ngắn
ngủi. Những bệnh nhân này thường không nhớ biến cố và thườn hỏi đi hỏi
lại cùng những câu hỏi (perseveration). Đau đầu và mửa hay không thường
hiện diện ; tuy nhiên lúc khám không có những dấu hiệu thần kinh khu
trú. Mất tri giác do suy giảm hệ kích hoạt lưới (reticular activating
system). Bệnh nhân cho thấy cải thiện lâm sàng nhanh. Chụp cắt lớp vi
tính bình thường.
(b) Thương tổn sợi trục lan tỏa (Diffuse
axonal injury) được gây nên bởi sự cắt vi thể của những sợi thần kinh
não. Bệnh nhân mất tri giác và vẫn trong tình trạng hôn mê trong một
thời gian kéo dài. Mặc dầu chụp cắt lớp vi tính không cho thấy một
thương tổn khối (mass lesion), nhưng bệnh nhân có một tỷ lệ tử vong trên
33%.
(c) Những đặc điểm lâm sàng của dập não tương tự những đặc điểm của một chấn động não ngoại trừ loạn năng thần kinh sâu và kéo dài hơn và những dấu hiệu khu trú có thể hiện diện nếu dập não xảy ra ở vùng cảm giác-vận động (sensorimotor area). Những thương tổn này xảy ra khi não va chạm vào sọ. Thương tổn dập não được thấy trên chụp cắt lớp vi tính.
(c) Những đặc điểm lâm sàng của dập não tương tự những đặc điểm của một chấn động não ngoại trừ loạn năng thần kinh sâu và kéo dài hơn và những dấu hiệu khu trú có thể hiện diện nếu dập não xảy ra ở vùng cảm giác-vận động (sensorimotor area). Những thương tổn này xảy ra khi não va chạm vào sọ. Thương tổn dập não được thấy trên chụp cắt lớp vi tính.
(d) Động kinh sau chấn thương
(posttraumatic epilepsy) được liên kết với những khối máu tụ trong não
(intracranial hematomas) và gãy lún sọ. Những cơn co giật thường xảy ra
trong tuần lễ đầu sau chấn thương đầu.
(e) Vài nhà khoa học tin rằng chấn thương đầu mở đường cho bệnh Alzheimer. Tuy nhiên bệnh cần nhiều năm để phát triển.
Reference : Emergency Medicine. PreTest(e) Vài nhà khoa học tin rằng chấn thương đầu mở đường cho bệnh Alzheimer. Tuy nhiên bệnh cần nhiều năm để phát triển.
BS NGUYỄN VĂN THỊNH
(8/4/2016)