Thứ Hai, 11 tháng 7, 2016

Cấp cứu tim mạch số 85 – BS Nguyễn Văn Thịnh

RUNG NHĨ (ATRIAL FIBRILLATION)
Adam J.Rosh, MD
Assistant Professor
Department of Emergency Medicine
Wayne State University School of Medicine
Detroit, MI
TEST 2
Một người đàn bà 67 tuổi được nhân viên y tế mang đến phòng cấp cứu kêu khó thở, mệt, và hồi hộp. HA là 80/50 mmHg, tần số tim 130 đập mỗi phút, và tần số hô hấp là 20 hơi thở mỗi phút. Da của bệnh nhân lạnh và bệnh nhân vã mồ hôi. Khám phổi bệnh nhân phát hiện ran hai bên phổi và bệnh nhân bắt đầu kêu đau ngực. Điện tâm đồ cho thấy một nhịp không đều phức hợp hẹp với một tần số 140. Điều trị tức thời thích hợp nhất đối với bệnh nhân này ?a. Diltiazem
b. Metoprolol
c. Digoxin
d. Coumadin
e. Chuyển nhịp chế độ đồng bộ
Câu trả lời đúng là e
Bệnh nhân này bị hạ huyết áp và có những triệu chứng và dấu hiệu của suy tim (khó thở, mệt, những ran phổi và đau ngực) và ở trong tình trạng rung nhĩ (phức hợp hẹp, không đều). Bất cứ bệnh nhân nào với những dấu hiệu sinh tồn không ổn định với loạn nhịp nhanh phải nhận một liều an thần và chịu chuyển nhịp chế độ đồng bộ (synchronized conversion) bắt đầu 100 J.
(a) Diltiazem, một thuốc chẹn kênh canxi (CCB), được sử dụng như là một thuốc kiểm soát nhịp (a rate-control agent) đối với những bệnh nhân rung nhĩ. Nếu bệnh nhân không hạ huyết áp hay không có dấu hiệu suy tim, diltiazem được sử dụng để làm chậm đáp ứng thất.(b) Metoprolol đôi khi được sử dụng để kiểm soát tần số thất trong rung nhĩ ; tuy nhiên nó bị chống chỉ định ở những bệnh nhân suy tim. Ngoài ra nó có một tác dụng inotropic âm lớn hơn CCB, do đó thường gây hạ huyết áp hơn.(c) Digitalis là một loại thuốc khác để kiểm soát đáp ứng thất trong rung nhĩ ; tuy nhiên sự khởi đầu tác dụng tương đối chậm loại bỏ sử dụng nó trong bối cảnh cấp tính.(d) Coumadin là một thuốc kháng đông được cho ở một nhóm bệnh nhân chọn lọc trong rung nhĩ mãn tính để phòng ngừa sự tạo thành huyết khối. Nó cũng được sử dụng để điều trị chống đông những bệnh nhân ổn định bị rung nhĩ trong hơn 48 giờ và sẽ được chuyển nhịp bằng thuốc hay sốc điện. Chuyển nhịp rung nhĩ (nếu lâu hơn 48 giờ) có nguy cơ gây huyết khối nghẽn mạch.
Reference : Emergency Medicine. PreTest
BS NGUYỄN VĂN THỊNH
(22/6/2016)