TIM NHỊP NHANH TRÊN THẤT
(SUPRAVENTRICULAR TACHYCARDIA)
Adam J.Rosh, MD
Assistant Professor
Department of Emergency Medicine
Wayne State University School of Medicine
Detroit, MI
Assistant Professor
Department of Emergency Medicine
Wayne State University School of Medicine
Detroit, MI
TEST 2
Một người đàn ông 27 tuổi kêu hồi hộp
ngực và chóng mặt trong giờ vừa qua. Bệnh nhân không có tiền sử y khoa
và không dùng một loại thuốc nào. Đôi khi bệnh nhân uống một ly bia vào
cuối tuần và không hút thuốc. Tần số tim là 180 đập mỗi phút, HA là
110/65 mmHg, và độ bảo hòa oxy là 99% ở khí phòng. Một điện tâm đồ phát
hiện một tần số tim 180 đập mỗi phút với phức hợp QRS 90 msec với một
nhịp đều. Không có sóng P có thể nhìn thấy. Thuốc nào thích hợp nhất
trong những thuốc sau đây để điều trị loạn nhịp này ?a. Digoxin
b. Lidocaine
c. Amiodarone
d. Adenosine
e. Bretylium
Câu trả lời đúng là d
Tim nhịp nhanh phức hợp hẹp được định nghĩa như là những nhịp với một
phức hợp QRS có thời gian dưới 100 ms và một tần số thất trên 100 đập
mỗi phút. Mặc dầu hầu như tất cả những loạn nhịp nhanh phức hợp hẹp có
nguồn gốc từ một ổ trên các tâm thất, nên thuật ngữ tim nhịp nhanh trên
thất được sử dụng để chỉ những nhịp đó, ngoài tim nhịp nhanh xoang
(sinus tachycardia), tim nhịp nhanh nhĩ (atrial tachycardia), rung nhĩ,
và cuồng nhĩ (thí dụ tim nhịp nhanh vào lại nút nhĩ-thất và tim nhịp
nhanh vào lại nhĩ-thất). Adenosine, một thuốc chẹn nút nhĩ-thất, tác
dụng cực ngắn, được sử dụng để điều trị tim nhịp nhanh trên thất. Bởi vì
nó tác dụng rất nhanh, thuốc phải được cho quá một tĩnh mạch lớn
(antecubital fossa) với tiêm nhanh và trực tiếp dịch. Ngoài adenosine,
những thao tác gây cường phế vị gồm có xoa xoang động mạch cảnh, thao
tác Valsalva, và nhúng mặt vào nước lạnh.b. Lidocaine
c. Amiodarone
d. Adenosine
e. Bretylium
Câu trả lời đúng là d
(a) Digoxin là một thuốc cường phế vị (vagotonic). Nó có khởi đầu chậm, có thể cần vài giờ hoặc hơn để có tác dụng. Digoxin phải được tránh nếu chuyển nhịp được xét đến bởi vì nó có thể dẫn đến một loạn nhịp gây tử vong.
(b) và (c) Lidocaine và amiodarone, mặc dầu có thể hiệu quả trong điều trị tim nhịp nhanh phức hợp hẹp, nhưng là những thuốc thường được sử dụng để điều trị những tim nhịp nhanh phức hợp rộng hay tim nhịp nhanh thất.
(d) Bretylium không còn được dùng nữa ở Hoa Kỳ bởi vì nó có một profil an toàn tồi.
Reference : Emergency Medicine. PreTest.
BS NGUYỄN VĂN THỊNH
(6/7/2016)