Chiều 24 đi lang thang ,tui chụp được mấy cái hình , chiều trên sông Hương , thấy cũng được cho lên ở trang hình cảnh chiều Sông Hương Huế
P. Lợi
P. Lợi
Địa lý sông Hương
Trích nguồn : http://vi.wikipedia.org/wiki/S%C3%B4ng_H%C6%B0%C6%A1ng#.C4.90.E1.BB.8Ba_l.C3.BD
Sông
Hương có hai nguồn chính đều bắt nguồn từ dãy núi Trường Sơn.Dòng chính của Tả
Trạch dài khoảng 67 km, bắt nguồn từ dãy Trường Sơn Đông, ven khu vực vườn
quốc gia Bạch Mã chảy theo hướng tây bắc với 55 thác nước hùng vĩ, qua thị trấn Nam Đông rồi sau đó hợp lưu với dòng Hữu Trạch
tại ngã ba Bằng Lãng (khoảng
3 km về phía bắc khu vực lăng Minh Mạng).
Hữu Trạch dài khoảng 60 km là nhánh phụ, chảy theo hướng bắc, qua 14 thác
và vượt qua phà Tuần
để tới ngã ba Bằng Lãng, nơi hai dòng này gặp nhau và tạo nên sông Hương.
Từ
Bằng Lãng đến cửa
sông Thuận An, sông Hương dài 33 km và chảy rất chậm (bởi vì mực
nước sông không cao hơn mấy so với mực nước biển). Khi chảy quanh dọc chân núi
Ngọc Trản, sắc nước sông Hương xanh hơn – đây là địa điểm Điện Hòn
Chén. Tại đây có một vực
rất sâu.
Sông
Hương được cho là rất đẹp khi chiêm ngưỡng nó từ nguồn và khi nó chảy quanh các
chân núi, xuyên qua các cánh rừng rậm của hệ thực vật nhiệt đới. Con sông
chảy chậm qua các làng mạc như Kim Long, Nguyệt Biều, Vỹ Dạ, Đông Ba, Gia Hội,
chợ Dinh, Nam Phổ Bao Vinh. Nó từng là nguồn cảm xúc của du khách khi họ đi
thuyền dọc theo dòng sông để nhìn ngắm phong cảnh và lắng nghe những điệu ca Huế truyền thống.
Các
công trình kiến trúc hai bên bờ sông gồm thành
quách, thị tứ, vườn tược, chùa chiền, tháp và đền đài... ánh phản chiếu của chúng trên
dòng nước khiến con sông mang theo nhiều chất thơ và tính nhạc. Nhiều người
luôn gắn liền sự thanh bình, thanh lịch và cảnh vật đẹp đẽ của Huế với dòng
Sông Hương.
Lịch sử tên gọi
Theo
các sách cổ, trước khi mang tên sông Hương, con sông này tuỳ theo thời gian có
nhiều tên khác nhau.
Sách
"Dư địa chí" của Nguyễn Trãi (1435), viết là sông Linh.
Sách
"Ô châu cận lục" do Dương Văn An nhuận
sắc vào năm 1555, viết sông cái Kim Trà
(Kim Trà đại giang).
Sách
"Phủ biên tạp lục" của Lê Quý Đôn gọi là sông Hương Trà (Hương Trà nguyên).
Từ
nhiều tài liệu khác cho biết cho biết sông Hương đã từng mang tên sông Lô Dung,
sông Dinh, sông Yên Lục.
Từ
năm 1469 dưới thời Lê Thánh Tông,
Kim Trà là tên của một huyện ở phủ Triệu Phong thuộc Thừa tuyên Thuận Hoá. Đến khi Đoan Quốc công Nguyễn Hoàng vào
trấn phủ Thuận Hoá (1558), huyện Kim Trà được đổi tên là Hương Trà.