Thứ Bảy, 28 tháng 2, 2015

DU XUÂN về thăm trường xưa bạn cũ

DU XUÂN về thăm trường xưa bạn cũ
Đạo diễn kiêm diễn viên chính kiêm chụp hình: Phạm Lợi.


 Qua cầu ,về nơi xưa , chốn cũ nghe mấy ÔN , mấy MỆ ơi !

Thứ Sáu, 27 tháng 2, 2015

Thời sự Y Khoa 02.2015

Thời sự y học số 365 – BS Nguyễn Văn Thịnh

paralysie cérébrale1/ LIỆT NÃO ĐƯỢC CHỐNG LẠI TỐT HƠN VÀ ĐIỀU TRỊtsyh365Bệnh lý này ảnh hưởng một cách khác nhau đến mỗi bệnh nhân và có thể được thể hiện bởi những thương tổn vận động, nhưng cũng giác quan và trí tuệ.
NEUROLOGIE. Liệt não (paralysie cérébrale) đã thay đổi bộ mặt nhiều trong suốt 15 năm qua, từ những triệu chứng của nó cho đến việc điều trị. Ở Pháp, căn bệnh này cũng thay đổi tên đều đặn, vì không tìm thấy một định nghĩa rõ ràng quy tụ tất cả những khía cạnh của một bệnh lý tác động một cách khác nhau lên mỗi bệnh nhân bị bệnh. ” Những bệnh nhân này đều có chung những vấn đề thần kinh liên kết với điều xảy ra trước và trong khi sinh”, GS Pierre Gressens, thầy thuốc chuyên khoa thần kinh của Inserm, ở bệnh viện Robert-Debré (Paris) đã tóm tắt như vậy.
Những vấn đề thần kinh này chủ yếu được phát hiện bởi những rối loạn vận động, khá nghiêm trọng khiến làm che lấp những chỉ dấu khác, nhất là trên bình diện trí tuệ. Do đó nước Pháp đã từng chọn thuật ngữ infirmité motrice cérébrale (IMC) hay infirmité motrice d’origine cérébrale (IMOC).
Tuy nhiên những tiến bộ, được thực hiện trong sự điều trị những trẻ sơ sinh có nguy cơ (nouveau-nés à risque), đã cho phép làm giảm số những thương tổn não có những hậu quả vận động. ” Ta đã giảm số những trẻ em cần xe lăn, nhưng luôn luôn có những trẻ em thất bại ở trường và càng ngày càng nhiều những trẻ tự kỷ (autiste)”, GS Gressens đã chỉ rõ như vậy.
Như thế nước Pháp đã là nước tiền phong với một loạt những kế hoạch chu sinh (plan périnatalié), đã cho phép những tiến bộ ngoạn mục : chỉ 5% những trẻ sơ sinh bị những vấn đề vận động nhưng, khi ta theo dõi chúng đến năm 6 tuổi, 35% trong số chúng không thành công ở trường. ” Điều đáng quan tâm là tìm một thuật ngữ phản ánh tính đa dạng của các thương tổn, không những vận động, mà con trí tuệ, giác quan (sensorielle), hành vi…” GS Sylvie Nguyễn, trưởng unité de neuropédiatre của CHU d’Angers, đã nhắc lại như vậy.
Liệt não (paralysie cérébrale) xảy ra ở khoảng 2 trẻ em đối với 1000 lần sinh, nhưng tỷ lệ này có thể đạt 8%. ở những trẻ quá sinh non (grand prématuré) hay những trẻ có trọng lượng lúc sinh rất bé. Sự gia tăng số những trường hợp sinh non, nhờ những tiến bộ y khoa, mang lại hậu quả là số những trẻ em bị liệt não gia tăng.
Những người hộ sinh từ lâu đã bị kết án là vụng về, khiến sự cung cấp oxy cho não bộ của trẻ sơ sinh bị thiếu sót, nhưng phần lớn các trẻ em bị sinh non và sinh bằng césarienne. Mặc dầu giảm oxy mô (hypoxie) là một trong những yếu tố có thể góp phần vào bệnh liệt não, nhưng từ nay viêm nhiễm đứng hàng đầu của những yếu tố phát khởi. Như thế một nhiễm trùng nhẹ không ảnh hưởng người mẹ trong thời kỳ thai nghén có thể gây viêm ở thai nhi, vốn không có một khả năng phòng vệ nào. Nhiều công trình nghiên cứu đã cho thấy rằng não bộ của những trẻ sinh non và những trẻ rất nhỏ (tout-petits) không được để cho bị viêm nhiễm, gây nên những tổn hại quan trọng. ” Ở những trẻ sinh non, đứa bé được lấy ra quá sớm khỏi một môi trường có tác dụng rất bảo vệ và não bộ của nó chịu những kích thích, bị một môi trường tấn công mà đúng ra nó không nên trải qua ở giai đoạn phát triển này”, GS Gressens đã thêm vào như vậy.
Hôm nay, khi một đứa trẻ sinh đủ tháng cho thấy những dấu hiệu liệt não, như một sự thiếu phản ứng hay những co giật, thì sau khi xác nhận, có thể bảo vệ não bộ của nó bằng cách làm giảm trong chốc lát nhiệt độ của nó. Khi đó nguy cơ có thể được giảm từ 40 đến 50%. Những trẻ sinh non ít phản ứng hơn lúc sinh, như thế những dấu hiệu có thể ít thấy rõ hơn. Hiện tại không có một điều trị chữa lành nào nhưng nhiều hướng được gợi lên để giảm thiểu những hậu quả hay sửa chữa những neurone bị thương tổn (đọc dưới đây).
Phục hồi chức năng (rééducation) là công cụ điều trị chính của liệt não, dầu những rối loạn là vật lý hay trí tuệ.Tuy nhiên, trước khi can thiệp cần phải chờ đợi chức năng vận động tự ý được thiết lập để quan sát những triệu chứng đầu tiên, phân tích chúng và chăm lo chúng. Cũng vậy đối với những rối loạn trí tuệ, chỉ xuất hiện khi đứa bé càng phát triển. Những đứa trẻ có nguy cơ (enfants à risque) được theo dõi một cách đều đặn và được điều trị ngay khi cần thiết. ” Mặc dầu ta không điều trị nguyên nhân, nhưng những hậu quả không giống nhau nếu ta không làm gì hết, ngay cả đứng trước một phế tật nặng, GS Nguyễn đã nhắc lại như vậy. Ta có thể dạy cho đứa bé sử dụng tốt nhất những khả năng của nó và ngay cả mở rộng chúng, bởi vì tình huống không bao giờ đứng im ở một đứa bé.”
(LE FIGARO 28/10/2013)

Thứ Năm, 26 tháng 2, 2015

Tết tại Đức Quốc



MÜNCHEN MỪNG XUÂN ẤT MÙI


IMG_7783Tháng Hai tại München trong những ngày lễ Hội hoá trang và Valentin mọi nguời rộn rã vui tươi tham dự Party, thì Người Việt cũng nao nao chuẩn bị đón mừng Tết Ất Mùi theo truyền thống của mình, nhiều gia đình nấu bánh Tét,  bánh Chưng, bánh Tổ…Bên ngoài thời tiết lạnh buốt, tuyết trắng cỏ cây. Dù thiếu phong cảnh mùa xuân như bên quê nhà, nhưng dưới mái ấm gia đình trong niềm vui hạnh phúc, mọi nhà tùy theo tín ngưỡng đều cúng Tết, trên bàn thờ không thiếu bánh trái, hoa quả và thịt mỡ dưa hành… để tưởng nhớ ông bà cha mẹ .
CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT khắp nơi trên thế giới đều tổ chức Tết rất linh đình. Những quốc gia nhiều người Việt như Mỹ, Úc, Canada tổ chức lễ hội mừng xuân, diễn hành với rất nhiều Hội đoàn tham dự, bàn thờ Tổ Quốc với khói hương nghi ngút. Lễ thượng kỳ đầu năm cờ vàng ba sọc đỏ tung bay trên nền trời xanh với nắng ấm như ở California, Úc…
HỘI NGƯỜI VIỆT TỰ DO MÜNCHEN- BAYERN và HỘI CAO NIÊN tổ chức Tết vào ngày thứ Bảy 21.02.2015  lúc 17 giờ 30 ( Mùng IMG_7801Ba Tết) vào cửa tự do với chủ đề Xuân Quê Hương và Tuổi Trẻ. Tại Hội trường Salesianum Sieboldstr. 11 München, hơn 500 người tham dự nhờ thời tiết cuối tuần không có tuyết rơi, khô ráo từ 16 giờ nhiều đoàn người tại địa phương cũng như từ phương xa về tham dự như: Augsburg, Regensburg, Darmstadt, Suttugart, Berlin, Oberdorf, Aó quốc …
Không khí mừng xuân tại hội trường thật đầm ấm, đồng hương gặp nhau tay bắt mặt mừng, chúc nhau những lời tốt đẹp nhất cho năm Ất Mùi. Các anh chị trong nhà bếp cũng như các quầy bán thức ăn, nước uống hoạt động liền tay để phục vụ khách, dù mệt nhưng trên môi luôn nở nụ cười tươi. Bàn xem bói kiều đầu năm cũng vui, không biết lời bàn đúng hay sai nhưng lúc nào cũng có người xem, anh Miên cắt tóc cho các bà, các cô nhiều người chờ đợi. Bàn bán vé Tombola  được đồng hương ủng hộ mua hết vé, nhờ mở hàng của anh Lâm Mũi Né mua trước 50 vé.
Ban Tổ Chức đã mời một số quan khách người Đức là đại diện chính quyền, Ausländerbeirats, Caritas, Kath.Kirche St. Stephan…. Đại diện các Hội Đoàn, Đoàn Thể Tôn Giáo như: Hội Người Việt Odenwald, Tập Thể Chiến Sĩ VNCH tại CHLBĐ, Hội Đồng Giáo Xứ Nữ IMG_7725Vương Hoà Bình München, Chi Hội Phật Tử Chùa Tâm giác München, Danke Deutschland Berlin, Hội Áo-Việt Wien Áo Quốc, VoVinam Việt Võ Đạo Hùng Vương Darmdstadt (Ban Văn Vũ Điểm Sáng), Đạo Tràng Liên Hoa, VoViNAM  München… đến tham dự.  Đúng 17 giờ 30 khai mạc dù khán giả chưa đông, nhưng sau đó thì không còn chỗ ngồi, phải đứng ở cuối hội trường và ngoài hành lang vì người Việt mình có thoái quen đi trể như bên Mỹ có câu ví von rất vui „ không ăn đậu không phải là Mễ, không đi trể không phải Việt Nam“.
Mở đầu chuơng trình rước Quốc kỳ Đức – Việt từ cuối hội trường lên sân khấu chào Quốc kỳ và hát Quốc ca Đức Việt, một phút mặc niệm tưởng nhớ các bậc tiền nhân có công dựng nước và giữ nước. Ba vị bao lão lên dâng hương trên bàn thờ Tổ quốc. Đại diện Hội Cao Niên và Cộng Đồng chúc mừng Tết. Tiếng trống thùng thùng rộn rả lân và ông địa múa rất sinh động, hào hứng, trẻ em reo mừng cùng với tiếng pháo nổ mừng xuân.
Mở đầu chương trình văn nghệ với nhạc phẩm Ly Rượu Mừng của nhạc sĩ Phạm Đình Chương do ban hợp ca Cộng Đồng hát. Với hoạt cảnh người lính, cho tới người dân, người nghệ sĩ … làm cho nhạc phẩm thêm sống động ngày đầu năm. Điều kiển chương trình phần tiếng Đức MC Tạ Văn Thành, văn nghệ do hai MC là Văn Cư và cô Hải Ngọc lầu đầu tiên giới thiệu chương trình nhưng không kém phần duyên dáng.

Tết ở Quận Cam Little Saigon CA

DIỄN HÀNH TẾT ẤT MÙI 2015


February 21, 2015
10Chủ đề diễn hành Tết 2015 là “Người Việt Hải Ngoại 40 Năm Đoàn Kết và Phát Triển” với sự tham dự của gần 100 hội đoàn, các tổ chức của chính quyền địa phương, dân cử các cấp, trường học, học khu cũng như các cơ sở thương mại. nhân dịp Tết Nguyên Đán Ất Mùi trên đại lộ Bolsa ở Little Saigon vào sáng Thứ Bảy, 21 Tháng Hai, 2015.
Đặc biệt là sự hiện diện của đông đảo đồng hương đứng đầy hai bên đường Bolsa, kéo dài từ khu chợ ABC đến đường Bushard.
3Mở đầu với tiết mục múa đặc sắc với bài nhạc Little Sagon của Nhạc sĩ, ký giả Lâm Hoài Thạch

Thứ Hai, 23 tháng 2, 2015

Con đường mang tên Phan Bội Châu

Con đường mang tên Phan Bội Châu – Hàn Lan Anh

Xin phép chị Hàn Lan Anh cho chúng tôi được đăng bài này trên trang Web này. Hình như chị là chị của một đàn em Nguyễn Du của chúng tôi tên là Hàn Phúc? Không biết bây giở Hàn Phúc ở đâu?Tôi là dân Phan Bội Châu ( đối diện với Châu Anh, Mỹ Hoa và tiệm vàng Kim Phượng )

Giới thiệu bài viết của Hàn Lan Anh, hình của LocDP

Trời California trong xanh, chỉ một làn gió nhẹ thoảng qua là hàng cây phong lung linh trong gió như vẫy tay cười. Ở xứ nầy, cây lá xanh nhiều quá, từ những cánh đồng bát ngàn cho đến những con đường nơi phố thị. Nhớ về quê cũ với con đường Phan Bội Châu nơi tôi lớn lên không tìm thấy một bóng cây.
Đường Phan Bội Châu còn gọi là đường Ngã Giữa, nhắc nhở một quá khứ êm đềm, đây là một trong hai con đường chính của phố Huế. Lúc còn bé tôi thấy một vài tấm cartes còn sót lại của Ba tôi thì địa chỉ nhà tôi là 24 Rue Gia Long, đến thời đệ nhất Cọng Hoà là 46 Phan Bội Châu.
Con phố chạy dài từ vườn bông Ông Đốc Phước, trước mặt tiệm mè xửng Song Hỷ cho đến tiệm buôn Vĩnh Thái, đối diện với đồn cảnh sát Đông Ba. Lòng đường tương đối hẹp, xe chỉ chạy một chiều, hai bên là lối đi dành cho người bộ hành có lót những mảnh xi măng  nhỏ vuông vứt. Căn phố lầu khiêm tốn, nằm ở quãng giữa đường, thơm lừng mùi hương quế là nơi tôi đã sống những ngày thơ ấu cho đến khi bước vào cuộc sống lứa đôi.
Như những con phố khác, phố Phan Bội Châu có những dãy lầu đối diện nhau, san sát là những cửa tiệm bán hàng. Ai đã từng làm thiếu nữ ở Huế mà không biết đến tiệm tơ lụa Anita silk house, Bombay, Xuân An, Quảng Hưng. Các tiệm sách thì có Nguyễn Du, Lê Thanh Tuân và nhà kinh sách Liểu quán. Những tiệm  ăn nổi tiếng cũng nằm trên đường nầy, khoảng giữa có nhà hàng Quốc Tế, đi xuống chút nữa có tiệm cháo lòng Đồng Ý. Tiệm Bò Tái nằm gần nhà hát bội Đồng Xuân Lâu. Các tiệm bán xe đạp, xe gắn máy như Đồng Phát, Quảng Thịnh, Việt Hùng. Gần nhà là tiệm bán phụ tùng xe gắn máy của bác Hưng Sinh, bác là một trong số ít ỏi người Bắc sống trên con đường nầy, bác Sinh gái còn để hàm răng đen và vấn đầu, giống như những nhân vật trong Tự Lực Văn Đoàn.

Tiệm Đồng Phát thời Đệ Nhất Cộng Hòa khi đường Phan Bội Châu còn mang tên Gia Long.


… và hình ảnh tiêu điều của nó vào năm 2007, vì chỉ còn cảnh chứ không còn người.
Các tiệm bánh kẹo là những nơi hấp dẫn nhất của trẻ con khu phố, nào là tiệm Quảng Lai với những thẩu thủy tinh lớn đựng đầy ô mai và bánh kẹo sực nứt mùi vani. Tiệm Phúc Long, Hoàng Hưng có nhiều kẹo Tây, riêng tiệm Thuận Hưng có cả một lò nướng bánh. Mỗi buổi chiều hương vị bánh tràn ngập khu phố, đánh thức vị giác của lủ con nít chúng tôi, các tủ kính đầy ngập các loại bánh nuớng trông rất hấp dẩn. Những cửa hiệu tạp hóa như Phú Nghiã, Vĩnh Thái, Nam Hoa, Thuận Thành bán đầy đủ các mặt hàng cần dùng, ngoài ra còn có những tiệm mỹ phẩm sang trọng như An Vân, Mỹ Thắng. Tiệm Hòa Lợi với những kiểu TV mới lạ nằm trước mặt tiệm chụp ảnh nổi tiếng Mi Ly. Phía  gần cuối đường là những tiệm bán len và đan thuê của một người đàn bà Bắc, giọng nói ngọt ngào và bà chính là mẹ của tay trống Bossu, người đã từng phụ trách chương trình nhạc trẻ tại đài phát thanh Huế. Đây là một chương trình đặc biệt của giới trẻ thập niên 60. Nhờ Bossu mà các thanh thiếu niên Huế biết làm quen với Sylvie Vartan, Francoise Hardy hay Charles Anazvous của Pháp, the Beatles, Simon va Garfunkel của Mỹ… Tiếc thay tay trống lãng tử nầy đã mất trong biến cố Mậu Thân.

Chủ Nhật, 22 tháng 2, 2015

Huế : niềm nhớ không phai !

*********************************************************************************



chualinhmu-thapphuocduyen




HUẾ : niềm nhớ không phai !

Riêng tặng NT để tìm lại chút dư âm của Huế!


Suốt bao năm dài lưu vong nơi xứ người, tôi đã trăn trở, khắc khoải nhớ thương Huế - nơi tôi đã sống những ngày bình yên và thanh thản với tất cả tấm lòng ngây thơ của người con gái mới lớn.


Hình ảnh Huế đẹp và thơ đã hiện về thường xuyên như một nhắc nhở trong tâm tưởng, trí nhớ, giấc ngủ và cơn mơ của đời tôi !
Huế mãi mãi vẫn là một vùng thánh địa thiêng liêng, bất khả xâm phạm trong góc sâu thăm thẳm của trái tim tôi. Kỷ niệm về tuổi trẻ vô tư, người tình đầu đời, bạn bè thân ái, những chốn hẹn hò rong chơi, ngôi nhà cũ, mái trường hồng vôi tím, những con đường đầy bóng mát từng chứng kiến cảnh gặp gỡ đầy yêu thương.
Hoài niệm bao giờ cũng đẹp ! Những ngày sống xa quê hương, lắm lúc xót xa, chới với, ngột ngạt, tưởng chừng như chịu hết nổi, tôi lại vội vàng trốn chạy vào một nơi đã xa mà niềm êm ái vẫn an ủi được tôi, xoa dịu ngọt ngào, đó là những người bạn dễ thương mà không một lần tìm thấy ở đâu ngoài xứ Huế thân yêu.
Biết bao nhiêu điều để nhớ, để thương, đủ để làm bâng khuâng cả tấc lòng ! Hàng cau thôn Vỹ thân vút cao sang, mỗi lúc nắng thật sự đã tắt trên ngàn cây ngọn cỏ, hàng cây vẫn giữ trên đầu ngọn ánh vàng rực rỡ. Từ khi rời xa Huế, không nơi nào tôi nhìn lại được dáng dấp hàng cau như thế. Hàng cau thôn Vỹ với những dây trầu quấn quít thân cây thân mật dễ thương như tình cảm ngọt ngào của lứa đôi !
Cùng với nắng chiều, những đồi Sim dưới chân núi Ngự Bình, bên chùa Trà Am mang một màu tím ngan ngát dịu mắt và nên thơ gợi nhớ một thời thắm thía nỗi xót xa trữ tình của „những đồi hoa Sim“. Rồi những hoa „bâng khuâng“ màu tím tươi non dịu hiền bên cạnh đồi, trong khu vườn nhỏ, trên bãi cỏ trường Đồng Khánh đã thực sự làm bâng khuâng lòng người… Nghĩ gì ? Nhớ gì ? Thương ai ?... Chờ ai ?...
Có khi nào dừng chân bên đồi Vọng Cảnh mà không man mác buồn với từng cụm hoa lau trắng phau mềm mại nghiêng nghiêng gió trưa, bên dòng Hương Giang bắt đầu khúc quanh của điện Hòn Chén thì rõ ràng không một nơi nào có được bức tranh thủy mạc của bờ lau bên dòng nước biếc của những ngày áo trắng lang thang.
Huế là tất cả những gì yêu thương nhất của tôi, giọng Huế, người Huế cũng như sông Hương núi Ngự, nơi ghi dấu nhiều kỷ niệm của tuổi học trò cho nên gặp lại người Huế dù chỉ mới lần đầu mà lòng vẫn cảm thấy như thân thiết nhau tự bao giờ.
Mùa Xuân dòng sông mềm mại hiền hòa, phẳng lặng như một tấm gương, mặt nước âu yếm in bóng mây trời và thuyền xuôi ngược suốt một dòng sông dài ! Sông lững lờ nhẹ nhàng chảy qua thành phố Huế cổ kính, nước trôi hữu tình qua miệt Bao Vinh.
Tôi nhớ mãi những đốm đèn lung linh, mờ ảo ở đầu các khoang thuyền, bập bềnh trong màn sương huyền hoặc, liêu trai trên sông Hương nửa đêm về sáng. Những điệu Nam Ai, Nam Bình, Hành Vân, Lưu Thủy chơi vơi, bồng bềnh trên sông nước, khi chiều xuống, lúc về đêm dễ khiến lòng người man mác, cảm hoài. Thuyền đã lặng lẽ đi xa, tiếng hò à ơi vẫn còn trải dài, gờn gợn trên sóng nước, tiếng hò như quyến luyến, quấn quít theo người.
Nhắc đến mùa Xuân là nhắc đến những cái Tết đầm ấm ở quê nhà. Mùa Tết nào trên quê hương tôi ngày xa xưa đó cũng tràn ngập hạnh phúc từ tình thương yêu của gia đình, ngày Tết được chuẩn bị trước từ tháng Chạp. Tôi yêu cái xôn xao rộn ràng của những ngày giáp Tết, các bà mẹ, các cô gái say sưa làm khéo trổ tài, nào là phơi hoa quả để làm dưa món, tỉa từ những trái đu đủ, những củ cà-rốt, những lát thơm, su-su, củ cải trở thành những hoa trái xanh tươi để hoàn thành một thẩu dưa món với nước mắm nấu đường trong như hổ phách.
Rồi thì cứ bắt đầu khoảng 28 tháng Chạp mỗi năm, nhà nào cũng lo sắm sửa mọi thứ để gói bánh chưng, bánh tét. Chúng tôi thường ngồi quanh nồi bánh, lửa bập bùng soi sáng những khuôn mặt trẻ thơ, những ánh mắt như sáng hơn, những đôi má hồng ấm hơn bên ánh lửa lập lòe ấm cúng.
Ôi thôi! Có quá nhiều thứ để nhớ nhung ngậm ngùi; tôi vẫn mơ ước được hưởng một cái Tết ấm cúng ở quê nhà, chờ đợi có một ngày sẽ đọc tiếp câu chuyện bỏ dở trên quê hương yêu dấu bên bếp lửa hồng của nồi bánh chưng, bánh tét trong những ngày Tết thanh bình.
Và tôi biết, tôi vẫn còn thiếu những ngày Xuân trọn vẹn !

Huế của tôi khi Hè đến ngập tràn hoa phượng đỏ, những cánh phượng rung rinh, chập chờn trong nắng hạ mang lại cảm giác vừa náo nức vừa bâng khuâng. Tôi thường cùng bạn bè đi tản bộ dọc theo bờ sông, thích thú ngắm dòng sông mang một chiếc áo đỏ rực. Suốt một dải sông dài, huyết phượng rưng rưng, uể oải nằm lắng nghe nhạc ve râm ran trong cây lá.
Hoa Phượng, loài hoa mang nhiều kỷ niệm của tuổi học trò; trong cặp sách của tôi và của các bạn, luôn luôn cắt giấu những cánh bướm phượng vỹ xinh xinh, mềm mại, nằm e ấp mong manh. Những trưa hè tan trường, cả một dòng sông áo trắng trôi về các ngả Từ Đàm, Long Thọ, Bến Ngự, An Cựu, qua Lê Lợi về Đập Đá, Kim Long, Thành Nội, Gia Hội, Bao Vinh…
Về mùa Thu, sông Hương trở nên âm thầm, buồn hiu hắt, những sáng thu ẩm ướt mưa ngâu, sương mù mờ mịt giăng kín mặt sông, Hương Giang như rộng ra trải dài chẳng thấy bến bờ; nhà cửa, lâu đài, thành quách, cây cối… trở nên hư ảo bồng bềnh.
Huế với những chiều thu lành lạnh gió heo may, không gian tím ngắt thật thơ mộng, thật lãng mạn để chợt nghe lòng thương nhớ vu vơ! Những đêm trăng trên sông Hương thật kỳ ảo, về khuya trăng sáng vằng vặc, sương xuống lạnh lùng, cả một dải sông trắng mờ mờ ảo ảo !
 Bắc qua sông Hương là cầu Tràng Tiền sáu vài mười hai nhịp, là niềm tự hào kiêu hãnh của người dân cố đô. Mỗi „vài“ cầu là nửa mảnh trăng non màu trắng bạc, tất cả tập hợp thành những đường cong mềm mại, uốn lượn như một dải lụa bạch vắt qua hai bờ sông Hương thơ mộng. Cầu có duyên đưa đón các cô cậu học trò Đồng Khánh, Quốc Học ngày hai buổi đi về và cũng đã từng in dấu bước chân tôi qua hai mùa mưa nắng.
Những buổi sáng tinh sương đi học, tíu tít qua cầu tinh nghịch áp má vào thành cầu để cảm nghe cái mát lạnh thấm dần qua da thịt sau một đêm dài cầu ngấm sương.
Chiều xuống, xa xa núi Ngự mờ dần, cầu Tràng Tiền mấy nhịp mờ sương khiến lòng người cảm thấy u hoài, mênh mông một nỗi buồn nhớ mông lung.

Thứ Năm, 19 tháng 2, 2015

Giao Thừa tại Huế

Chào các bạn , chừ là 9g đêm , sắp đến giao thừa rồi ,tui đang sửa soạn lễ vật để tiển đưa năm cũ , đón năm mới đây . Tui gởi lời chúc mừng năm mới đến với mọi nhà :
   Bước sang năm mới tui chúc gia đinh được mọi sự tốt đẹp , cả nhà hạnh phúc bên nhau , an lành sức khỏe , hưởng mọi điều may ........nghe
      
LỢI .



Lợi đang triển đưa năm con Ngựa , đón năm con Dê .       Mọi sự an lành đến với mọi người...........


Chủ Nhật, 15 tháng 2, 2015

Thứ Sáu, 13 tháng 2, 2015

Chiều trên Sông Hương

Chiều 24 đi lang thang ,tui chụp được mấy cái hình , chiều trên sông Hương , thấy cũng được cho lên ở trang hình cảnh chiều Sông Hương  Huế 
 P. Lợi






Thứ Năm, 12 tháng 2, 2015

Cô Gái Huế thời tiền chiến

© Phan Thanh Tâm


Huế đâu chỉ có sông Hương, núi Ngự, cầu Trường Tiền mà còn có Thôn Vỹ. Thôn này có bóng dáng một cô gái Huế thời tiền chiến: Cô Hoàng Thị Kim Cúc (1913-1989), người tình trong mộng của thi sĩ Hàn Mạc Tử. Cô còn là “Chị Cả” của tất cả anh chị em gia đình Phật tử ba miền đất nước và Cô còn để lại một di sản văn hóa cho thế hệ mai sau: hai bộ sách nổi tiếng  Những Món Ăn Nấu Lối Huế  & Cách Nấu Chay.
Bài thơ Ở Đây Thôn Vỹ Dạ, được Hàn Mạc Tử viết từ năm 1939, đã đưa địa danh Vỹ Dạ và mối tình đầu của một thi sĩ tài hoa nhưng mệnh yểu vào văn học sử. Đó là một kỷ niệm của một mối tình trong trắng, thanh cao và bất diệt giữa hai tâm hồn khác tôn giáo. Cô Hoàng Thị Kim Cúc, người đẹp trong cuộc, đã xác nhận như vậy. Tuy thế, vẫn có nhiều nhà văn, nhà thơ tên tuồi trong hơn nửa thế kỷ qua đã viết về chuyện tình Hàn Mạc Tử + Kim Cúc không trung thực, “có khuynh hướng liêu trai hóa”. Vì vậy, gần đây mới có cuốn Lá Trúc Che Ngang Chuyện Tình Của Cô Tôi ra đời ở Huế.

Tác gỉả Hoàng Thị Quỳnh Hoa, cựu Giáo sư Anh Văn trường Nữ Trung Học Gia Long ở Sài Gòn trước 1975, hiện định cư ở Maryland , năm 2013 đã cho xuất bản cuốn sách dày 198 trang nhân 100 năm sinh nhật của cô mình, để phản bác các sai trái. Sách còn cho thấy chân dung của cô Kim Cúc. Tác gỉả Quỳnh Hoa đã mất 10 năm tra cứu tài liệu sách báo; đã về Huế nhiều lần để tham khảo thư từ mà cô mình để lại. Cô Kim Cúc bị hôn mê sau một tai nạn giao thông ở Saigon và qua đời ở Thôn Vỹ. Đám tang của cô ở Huế, ngày 15 tháng 2 năm 1989, được xem như một trong vài đám tang lớn nhất từ trước tới nay.
Vì là người trong gia đình mà cũng theo ý nguyện của người quá cố muốn đưa ra những sự thật, tác gỉả Quỳnh Hoa, trong phần III và phụ lục của tập sách, ngoài việc cho in thủ bút của Hàn Mạc Tử; thủ bút của cô KC và những vần thơ, bài hát của anh chị em trong Gia Đình Phật tử viết về cô; còn có cho in nguyên văn các bài văn xuôi và thơ của cô Kim Cúc cùng bài viết của các tác giả đã – như lời của nhà thơ Chế Lan Viên – “viết thêm quá nhiều, viết bớt quá nhiều, viết bậy…” về chuyện tình của nhà thơ. Đặc biệt có thủ bút của Hàn Mạc Tử trong hai bài Ở Đây Thôn Vỹ Dạ và Sao Vàng Sao.
Hầu như người Huế nào cũng có nghe nói đến tên Kim Cúc, vì cô “công, dung, ngôn hạnh gom đầy đủ” . Cái dáng người thấp nhỏ, lúc nào cũng ân cần, vui vẻ một cách chừng mực nhưng không kém phần nghiêm trang và dịu dàng là hình ảnh quen thuộc của cô giáo dạy bộ môn nữ công gia chánh cho nhiều thế hệ nữ sinh trường Đồng Khánh. Và chiếc áo lam luôn theo người “Chị Cả” có pháp danh Tâm Chánh từ năm 1948 cũng đã để lại bao kỹ niệm kính thương cho anh chị em trong Gia Đình Phật Tử. Cô Hoàng thị Kim Cúc được mô tả như là điển hình cho một cô gái Huế trí thức thời bấy giờ: mẫu mực, dịu hiền và đạo hạnh.
Những bài Phật pháp đã mở rộng tâm trí tôi; đã vạch cho tôi một con đường ngay chính đáng; đã un đúc cho tôi một tâm hồn Phật tử. Tôi không còn buồn khổ nữa vì tôi không còn sống hẹp hòi, ích kỳ, tối tăm. Tôi đã biết đem lòng thiện của một Phật tử cố gắng giúp ích, làm cho những người chung quanh được an vui sung sướng. Đó là ý nguyện của cư sĩ Kim Cúc. Những dòng này cô viết trong bài văn xuôi Một Năm Qua vào năm 1949. Thỉnh thoảng cô có làm thơ ký bút hiệu Hoàng Hoa, Hoàng Hoa thôn nữ, và H.H. Nhưng thật ra, văn giới nhắc nhiều đến tên Hoàng Thị Kim Cúc là vì bài thơ dưới đây:
Ở ĐÂY THÔN VỸ DẠ
Sao anh không về chơi thôn Vỹ
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền
Gió theo lối gió mây đường mây
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay
Thuyền ai đậu bến sông Trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?
Mơ khách đường xa khách đường xa
Áo em trắng quá nhìn không ra
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà?

Đấy là bài Hàn Mạc Tử gửi tặng Hoàng thị Kim Cúc năm 1939, được xem là bài nổi nhất trong mấy trăm bài thơ của thi sĩ. Ông tên thật là Nguyễn Trọng Trí sinh ngày 22/9/1912 trong một gia đình công giáo. Ông rất sùng đạo. Ông đã góp phần lớn trong việc chuyển hướng từ thơ Đường sang thơ mới. Ông qua đời khi chưa tới 30 tuổi ở Qui Nhơn ngày 11/11/1940 vì bệnh phung. Ông có nhiều bút hiệu nhưng ông thích bút hiệu Hàn Mạc Tử,  có nghĩa là chàng trai đứng sau bức rèm lạnh lẽo, trống trải. Ông có nhiều mối tình. Hình bóng ghi đậm nhất là với Hoàng thị Kim Cúc, một cô gái đất Thần Kinh. Bài thơ Thôn Vỹ về sau được xếp vào tập thơ Đau Thương, sau này còn có tên Thơ Điên. Ông có nhiều bài thơ được phổ nhạc. Chín thành phố ở Việt Nam có đường mang tên Hàn Mạc Tử.
Câu mở đầu Sao anh không về chơi thôn Vỹ và hai câu: Lá trúc che ngang mặt chữ điền; áo em trắng quá nhìn không ra đã tạo ra nhiều huyền thoại về mối tình thứ nhất của thi sĩ. Ba câu đó chỉ là cảm hứng của thi nhân viết ra. Câu đầu có vẻ như một câu hỏi nhưng đã gói ghém một ước mơ. Bài thơ đã là đề tài cho nhiều sáng tác của nhiều nhà văn, nhà thơ sau này. Họ đã thêu dệt, vẻ vời thành tiểu thuyết, tuồng cải lương, kịch ảnh vô tuyến truyền hình với nhiều tình tiết không tưởng, ly kỳ và phi lý đã khiến cho cô Kim Cúc “phiền lòng hết sức.” Trong thư gửi Chế Lan Viên ngày 10/9/1987 cô yêu cầu là đừng có ai nhắc đến cô “qua lời các người khác.”
Tác gỉả quyển sách cho biết không có việc Cô Kim Cúc gửi tặng Hàn Mạc Tử ảnh của mình chụp ở Thôn Vỹ. Phiến ảnh chỉ là một bức phong cảnh. Chính cô Kim Cúc cũng đã nói rõ “trong ảnh có mây, có nước, có chiếc đò ngang, với cô gái chèo đò, có mấy khóm tre, có cả ánh trăng hay ánh mặt trời chiếu xuống mặt nước, với lời thăm hỏi sức khỏe Tử viết sau tấm ảnh mà không ký tên.” Môt người bạn của nhà thơ báo tin cho Cô biết là Hàn Mạc Tử đau nặng và xin Cô gửi thư thăm hỏi. Vài tháng sau, người bạn gởi về cho Cô bài thơ “Ở Đây Thôn Vỹ Giạ”; với mấy dòng thăm hỏi trong đó có hai câu: mong ơn trên xuống lộc cho túc hạ thật đầy đủ. Và mong rằng một mùa xuân nào được gặp lại túc hạ mới phỉ tình cho.

Chút quà tất niên & bạn xưa


Chiêu 24 tết , đi lang thang ngang qua nhà Thu Sương thấy ôn ngồi coi hàng trước cửa tiêm tui chụp mấy cái hình .Gởi qua làm quà tất niên cho Thu Sương đây, coi như quà tết gởi cô bạn hàng xóm thời thơ ấu nghe Sương .
 Lợi , con bác Huỳnh Long .






Chiều 24 tết .
Đi lang thang ở chợ hoa ,bổng dưng gặp thằng NGỌC ,lâu lắm rồi chừ mới chộ hắn , hắn đang dẫn Tây đi chơi ,  mi cho cái mặt mẹt hắn lên trên web nghe,có cả 10 năm rồi chừ tui mới gặp lại hắn đó ,cứ tưởng hắn đi Tây ở rồi .Không ngờ gặp lại hắn .
 Thân ái .Lợi

Thứ Tư, 11 tháng 2, 2015

Chúc Mừng Năm Mới Ất Mùi - Dê trong biểu tượng văn hóa


           Chúc tết
Tác giả: Trần Tế Xương

Lẳng lặng mà nghe nó chúc nhau:
Chúc nhau trăm tuổi bạc đầu râu.
Phen này ông quyết đi buôn cối
Thiên hạ bao nhiêu đứa giã trầu.

Lẳng lặng mà nghe nó chúc giàu:
Trăm, nghìn, vạn mớ để vào đâu ?
Phen này, ắt hẳn gà ăn bạc
Đồng rụng, đồng rơi, lọ phải cầu.

Lẳng lặng mà nghe nó chúc sang:
Đứa thì mua tước; đứa mua quan.
Phen này ông quyết đi buôn lọng,
Vừa bán vừa la cũng đắt hàng.

Lẳng lặng mà nghe nó chúc con:
Sinh năm đẻ bảy được vuông tròn.
Phố phường chật hẹp, người đông đúc
Bồng bế nhau lên nó ở non.

Bắt chước ai ta chúc mấy lời
Chúc cho khắp hết ở trong đời
Vua, quan, sĩ, thứ, người muôn nước
Sao được cho ra cái giống người.       

Dê trong biểu tượng văn hóa

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Trong các loài gia súc, con là loài có ý nghĩa tinh thần phong phú và có giá trị biểu tượng cao. Nó thể hiện vai trò gần gũi mà quan trọng, tạo ra những ảnh hưởng mạnh mẽ, đa dạng, tích cực tới đời sống văn hoá của nhiều nước. Trong văn hóa phương Đông dê là một trong 12 con giáp, đại biểu cho địa chi (Mùi), và cũng nằm trong tam sinh lục súc (三牲六畜), trong văn hóa phương Tây, dê nằm trong 12 cung Hoàng đạo với hình tượng Ma Kết, dê còn xuất hiện trong thần thoại Hy Lạp, Bắc Âu và đặc biệt là trong Kitô giáo với hình tượng con dê gánh tội.
Là một biểu tượng phong phú, xuất hiện lâu đời từ thời tiền sử loài người, trong đời sống vật chất và tâm linh, từ Đông sang Tây, biểu tượng dê phong phú và phức tạp, sừng dê cái biểu tượng sức sản sinh phồn thịnh. Dê đực tượng trưng cho mãnh lực và nhu cầu tính dục vì loài dê vốn tràn đầy sinh lực tình dục trong thực tế một con dê đực có thể giao phối với cả đàn dê cái và cũng từ đây con dê lại bị nhìn nhận là đại diện cho thói dâm đãng với hình tượng con dê già hay máu dê của đàn ông[1]. Ngoài ra, dê còn là biểu tượng cho sự hiến tế ở các hai nền văn hóa Đông-Tây.

Mục lục


Tổng quan

là loài động vật thuộc họ Bovidae. Dê là loài động vật nhai lại, chân có móng. Dê có một bộ lông tơ mịn bao phủ khắp người. Bộ lông có thể chỉ có một màu hoặc nhiều màu, thường là màu đen, xám, trắng, nâu... Ở đa số các loài dê thì giống đực có sừng còn giống cái thì không. Sừng dê có nhiều hình dáng (cong ngược về phía sau, thẳng đứng, uốn cong hình trôn ốc...). Cả dê cái và dê đực đều có râu. Dê thuộc loại súc vật nhai lại như trâu, bò, cừu... Bộ máy tiêu hóa của dê được cấu tạo để có thể tiêu hóa được đủ loại thức ăn khác nhau (như vỏ cây, các loại cây cằn cỗi...).
Khi ăn, dê dùng lưỡi để vơ lấy đồ ăn. Dê không nhai kỹ mà chỉ nhai sơ qua rồi nuốt nhanh. Dê hoang sống thành bầy đàn và sống ở những môi trường như rừng, đồi núi...Dê nhà cũng sống thành bầy đàn nhưng được con người chăn nuôi và sống ở chuồng, hoặc một vùng đất của chủ đàn dê được chăn nuôi ở vùng đất đó... Dê nhà nuôi để khai thác những giá trị kinh tế có từ dê. Dê là loài động vật có khả năng sinh sản rất nhanh, con dê đực có thể giao phối mạnh với rất nhiều con cái trong bầy.

Phương Tây

Trong văn hóa phương Tây, dê là một trong 12 biểu tượng của Cung Hoàng Đạo. Dê còn làm hình tượng cho Dionyos. Trong bi kịch, một thể loại văn học lớn lao của nhân loại, tiếng Hy Lạp là tragôidia bắt nguồn từ tragos, nghĩa là con dê đực. Biểu tượng của Ma Kết có hình ảnh của chữ ‘v’ cho đầu của một con dê biển, bởi vì chòm sao Ma Kết được tìm thấy ở phía Nam trên bầu trời hoàng đạo. Cũng có những ý kiến cho rằng biểu tượng này diễn tả một con dê đang khuỵ gối. Chòm sao này thường được mô tả là một con dê với đuôi cá. Ma Kết đôi khi được ví như là một con dê biển, hay thỉnh thoảng là một con dê trên cạn.
Từ dê đực sang dê cái hình tượng đã đổi giá. Dê cái là hình ảnh đáng kính yêu trong các huyền thoại phương Tây, là nghĩa mẫu của thần Zeus, là bóng dáng con người gian nan vượt núi trèo non đeo đuổi cuộc sống và lý tưởng, sừng dê cái biểu tượng sức sản sinh phồn thịnh. Ngược lại, dê đực tượng trưng cho mãnh lực và nhu cầu tính dục. Trong các xã hội xưa, đạo đức và tôn giáo tìm cách kìm hãm bản năng tính dục, thì sinh lực của chàng dê bị bêu riếu, phê phán, bị sử dụng như một thứ "dê tế thần, dê sứ giả " (bouc émissaire, scape coat)

Thứ Ba, 10 tháng 2, 2015

Hình kỷ niệm 1994

Nhóm Nguyễn Du 1994 dự lễ sinh nhật 70 của Bác Thành Lập

 Đường Chi Lăng 1994

Thứ Hai, 9 tháng 2, 2015

Xuân Ất Mùi Đang Về

ALô , Alô . Chuyến xe cuối cùng về HUẾ thân yêu .Mời mấy Ôn ,
Mấy Mệ lên xe về quê ăn tết con Dê , alô , alô , alô......
     1 , 2 , 3 xong chưa ?  Dzô , dzô ,.. 15 tháng Chạp rồi ,nhớ đem
quà về nghe ,cho kịp đưa ông Táo về trời ,cho kịp tất niên , cho kịp
đón giao thừa nữa ,nhiều lễ lạt lắm đó nghe mấy Ôn ,mấy Mệ nờ
       Thôi đi hí ! 1 , 2 , 3 xe chạy ......
 lơ xe lam LỢI Ph.

Đêm trăng Rằm tháng Chạp Giáp Ngọ , trên cầu Trường Tiền 


                               Đêm 16 . Tháng Chạp
      Mấy Ôn , mấy Mệ có ai còn nhớ đường mô đây khôn? . Con đường ' TƠ LỤA ' đây .
Đường xưa , lối cũ của những tháng ngày rong chơi tuyệt vời , của một thời để yêu ,và một thời để nhớ . Nhớ mãi nhớ hoài.......
                           Đường. PHƯỢNG BAY .Có ai còn kỷ niệm ghi dấu khôn?