Thứ Sáu, 5 tháng 6, 2015

Y Hoc 06.2015 BS Nguyễn Văn Thông

 DU HÀNH VÀO
                                  CƠ THỂ CON NGƯỜI

         Với biệt danh “Tòa tháp Cơ thể”, thực ra đây là một công trình kiến trúc mô phỏng cơ thể con người, độc nhất vô nhị trên thế giới, rất tráng lệ và đầy ấn tượng. “Toà tháp Cơ thể” đã trở thành Viện Bảo tàng Cơ thể, hàng năm đã thu hút đông đảo du khách đến viếng thăm đồng thời nơi đây cũng là một Trung tâm giáo dục sức khoẻ. “Toà tháp Cơ thể” đã được Nữ Hoàng Beatrix cắt băng khánh thành vào tháng 3/2008 tại xứ hoa Tulip, ở thành phố Oegstgeest, cách Amsterdam 35km về hướng đông nam. Công trình kiến trúc có hình dạng một người khổng lồ đang ngồi, cao 35m.

     
               



   
    Tại Cao ốc Cơ thể CORPUS, với khoảng thời gian 55 phút, bạn sẽ làm một cuộc du hành vào trong Cơ thể Con người, độc nhất tại Hà Lan và ngay cả toàn thế giới. Xuyên qua cơ thể này, bạn sẽ biết được cơ thể được cấu tạo ra sao và hoạt động như thế nào để giữ gìn sức khỏe cho chúng ta. Một cuộc sống lành mạnh, theo triết lý của CORPUS, đó là giữ cân bằng giữa chế độ ăn uống và hoạt động có thể.
       


     Để được trải nghiệm cuộc hành trình xuyên qua Cơ thể Con người, du khách được chia ra từng nhóm tối đa 16 người, đi kèm cuộc du hành này, bạn sẽ được nghe thuyết minh bằng 8 ngôn ngữ (Tiếng Hà Lan, Anh, Đức, Pháp, Tây Ban Nha, Ý, Nga và Trung Quốc). Bạn sẽ càm nhận như là bạn đang bách bộ ngay trong cơ thể của chính mình. Bạn bước chân vào cơ thể thông qua một lỗ hổng “khủng” ở đầu gối và kết thúc hành trình bằng lối ra ở não bộ. 
    Bên trong Toà nhà, tất cả các căn phòng đều được đúc bằng sợi thuỷ tinh để tái tạo lại gần như thật các cơ quan tạng phủ trong cơ thể của chúng ta. Tại đây, du khách có thể nhìn thấy thế giới kỳ ảo bên trong cơ thể và du khách còn được nghe giải đáp về các câu hỏi của mình đại loại như “Tại sao tôi cần phải ngủ?” hoặc “Chuyên gì xảy ra khi tôi hắt hơi?” hay “Tóc của tôi mọc như thế nào?”… Như vậy, du khách có thể thực hiện cuộc “du hành vũ trụ” thám sát bên trong cơ thể: du khách có thể leo lên hốc mũi hoặc giống như Tôn Ngộ Không có thể nhảy nhót trong dạ dày, ruột non… và cuối cùng du khách được chứng kiến một màn trình diễn âm thanh và màu sắc đầy kỳ ảo, biểu tượng cho các kết nối của thần kinh trong não bộ.









     Sau đó, bạn có thể bước chân vào Trung tâm Thông tin y học, đây là nơi tương tác của CORPUS, tại đây bạn có thể tìm thấy những thông tin về sức khỏe của các cơ quan tạng phủ của cơ thể cũng như bạn có thể thực hiện các test xét nghiệm hay chơi các trò chơi thử thách năng lực của bạn. Trung bình một cuộc du hành vào CORPUS kéo dài khoảng 2 tiếng rưỡi đồng hồ.  
 
       


    CORPUS thích hợp với mọi người từ 8 tuổi trở lên. Ngoài Trung tâm Thông tin y học, CORPUS còn có 2 quầy phục vụ đủ các loại thức uống, nước trái cây và các loại bánh mì hay “fast food”.
    Toà nhà Cơ thể đã ứng dụng công nghệ hiện đại nhất về đồ hoạ, âm thanh và hiệu ứng 3 chiều để hiển thị và giải thích các bệnh lý của cơ thể con người. Trong suốt cuộc hành trình xuyên qua cơ thể con người này, CORPUS sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của du khách về các vấn đề về sức khỏe. Với một đội ngủ gồm các chuyên gia và các giáo sư y khoa, nên các tư vấn có độ tin cậy cao.
Ban tư vấn bao gồm:
   - Dr. ir. A. A. Dijkhuizen : Chairperson of the Board of Directors of Wageningen University and Research Centre
   - Ir. J.I.M. de Goeij: Board Advisor of the Oude Gracht Groep Amsterdam/Wateringen advice bureau; Former Director-General for Health, Ministry for Health, Welfare and Sport
    - Prof. Dr. J.G.A.J. Hautvast: Nutritional expert
    - Prof. Dr. J.A. Knottnerus: Chairperson for the Advisory Council on Government Policy
    - Mr. A.A. Loudon, Esquire: Former Chairperson of the Board of Commissioners of Akzo Nobel NV
    - Prof. Dr. B. Löwenberg: Head of Department of Haematology, Erasmus MC medical centre
    - Ir. M.G.N. van Overbeek: Ambassador for Wageningen University
    - Mr. L.R.J. van Rappard: Managing Partner CVC Capital Partners Nederland advisory firm
    - J.J.N. Rost Onnes: Former member of Board of Directors of ABN AMRO bank
    - H. Wiegel: Former Chairperson of Zorgverzekeraars Nederland health and social care insurers
    - Prof. Dr. R.A.H. van der Meer: Member of the CORPUS Foundation Board of Directors
    - Prof. Dr. P.A. Voûte †2008: Medical adviso
     
    Để biết thêm chi tiết, mời các bạn kết nối với trang web: www.corpus-experience.nl  


                                                                                      BS NGUYỄN VĂN THÔNG

                                                                                         DrThong007@gmail.com

TRN ĐU 10 HIP

                    THỊT   VS   RAU XANH

        Năm 2009, 50% người Pháp nghĩ rằng thịt đỏ là rất cần thiết trong khẩu phần ăn của họ hàng ngày. Nhưng một năm sau đó, tức năm 2010 con số này giảm xuống dưới 40%. Như vậy, phải chăng thịt đỏ đã có nguy cơ rồi chăng?
    Chúng ta sẽ theo dõi 10 hiệp đấu sau đây giữa thịt đỏ và rau xanh.

                  


HIP 1: An toàn v sinh thc phm
    Chắc mọi người còn nhớ vào tháng 5/2011, một loại E.coli (Escherichia coli) đã gây ra trận dịch kinh hoàng. E.coli thường hiện diện trong phân của người nhưng không phải là dòng O104:H7 và O104:H4. Theo TS Chrítine Martin, nhà sinh vật học thuộc Cơ quan nghiên cứu Inra Clermont-Ferant, cho biết dòng O107:H7 có mặt trong ống tiêu hoá của loài động vật nhai lại. Dòng này có thể gây ra chứng bệnh gọi là “hội chứng Xúc-xích” ở người bởi vì người bị nhiễm bệnh do ăn bít-tết. Sự lây nhiễm có thể bắt nguồn từ lò giết mỗ trâu bò hoặc do môi trường hoặc do tiếp xúc với trâu bò khi cho chúng ăn cỏ. Còn dòng O104:H4 đã tấn công nước Đức rồi sau đó lan qua nước Pháp. Dưa chuột (dưa leo) Tây Ban Nha, lúc đầu bị kết án là thủ phạm gây ra dịch nhưng sau đó đã được minh oan. Dòng này, ít được biết đến, có nguồn gốc từ Ai Cập, đã được vào nuôi trồng tại Đức. Cả hai dòng này đều gây nên bệnh tiêu chảy. Một số trường hợp nặng có thể dẫn đến hội chứng tan huyết, tăng urê-huyết, gây suy thận cấp và có thể đưa đến tử vong.
    Kết quả: Hoà 0-0

HIP 2: Quá trình sn xut an toàn nht
    Kể từ khi xảy ra trận dịch bò điên, tất cả các chế phẩm từ thịt bò được bày bán ở siêu thị đều phải ghi rõ xuất xứ từ nước nào trên nhãn hiệu. Đối với người cửa hàng bán thịt bò cũng chịu chung quy định này. Còn các loại thịt khác thì không bắt buộc. Tất cả các dòng sản phẩm đóđều được cơ quan DGCCRF giám sát nghiêm ngặt.
    Đối với trái cây và rau xanh, nhãn hiệu cũng phải bao gồm nước sản xuất, chủng loại. Còn đối với cam, quýt, bưởi nếu có sử dụng chất bảo quản thì phải ghi tên chính xác. Cơ quan  DGCCRF muốn đảm bảo an toàn, trong trường hợp xảy ra sự cố trong cả 2 trường hợp trênthì có thể truy ra nguồn gốc của sản phẩm.
   Kết quả: Hoà 0-0

HIP 3: Gim cân
   100g xà lách cung cấp 12 calo, su lơ cho 23 calo trong khi 100g thịt gà cung cấp 120 calo, còn thịt sườn thì đến 200 calo. Như vậy, theo TS Michel Lacerf, chuyên gia về dinh dưỡng, do trái cây và rau xanh chứa nhiều nước, nên lượng calo cung cấp ít hơn so với thịt. Bột ngũ cốc cũng được xem là “đồng minh” với rau xanh vì cung cấp ít calo. Chế độ ăn Địa Trung Hải, thành phần chủ yếu là bộ đậu, bột ngũ cốc, trái cây và rau xanh, đã trở thành chế độ ăn chọn lựa của những người muốn giảm cân.
     Kết quả: Rau xanh thắng

HIP 4: Năng lượng
    Vận động viên nhảy cao Carl Lewis, vận động viên marathon Edwin Moses hoặc vận động viên judoka Djamel Bouras… đều là những người ăn chay trường. Phải chăng quan niệm cho rằng chỉ có thịt mới là nguồn cung cấp năng lượng và sức mạnh đã không còn đứng vững nữa?
   Theo TS Lecerf, tính chất dinh dưỡng của rau xanhđã được chứng thực. Trong đậu nành có chứa rất nhiều protêin. Thịt là nguồn cung cấp vitamin D, B12 và sắt với hàm lượng tương đương nhau.
   “Dấu giáng” chi thịt: có vài loại như thịt giữa sườn, thịt sườn lại chứa rất nhiều cholesterol. Mặc dù rau xanh và trái cây có chứa nhiều chất dinh dưỡng quý giá như vitamin (C và …), chất xơ, khoáng chất, Polyphenol, carotenoid… nhưng một chế độ ăn chay phiến diện thì không phải là không nguy hại. Sắt ở trong rau xanh ít hơn so với trong thịt. Ngoài ra trong rau xanh không có acid béo omega-3 và vitamin B12. Sự thiếu hụt vitamin B12 có thể dẫn đến một số bệnh thần kinh hoặc bệnh thuyên tắc mạch máu
Theo TS Leclerf sở dĩ các tín đồ của trường phái ăn chay ít bị béo phì và có sức khỏe tốt hơn (theo công trình ở Anh được công bố vào 7/2011, những người ăn chay ít bị nguy cơ mắc bệnh túi thừa, một bệnh thuộc hệ tiêu hóa, với tỉ lệ dưới 31%) là do lối sống của họ lành mạnh hơn (tập luyện thể thao nhiều hơn và ít uống rượu hơn) so với người ăn thịt.
Kết quả: hòa 0 – 0.

HIP 5: Sc khe
Ăn 400g rau xanh mỗi ngày làm giảm cholesterol, giảm huyết áp và nguy cơ tim mạch, TS Jean-Michel Leclerf khẳng định như vậy. Ở những người cao tuổi còn có thể tránh được bệnh thoái hóa võng mạch cũng như bệnh đục thủy tinh thể (còn gọi là bệnh cườm mắt). Rau xanh còn phòng ngừa được một số bệnh ung thư như ung thư dạ dày, đại tràng, phổi, vú, tiền liệt tuyến… Tuy nhiên, ung thư còn có thể do nhiều yếu tố nguy cơ khác như yếu tố di truyền. Những người ăn thịt có nguy cơ cao về tim mạch.
Kết quả: rau xanh thắng thế

HIP 6: Văn hóa. Loi nào bám r lâu đi nht trong truyn thng m thc ?
Khẩu vị của người Pháp đối với thịt đã trở thành truyền thống lâu đời. Trong cuốn sách đầu tiên về ẩm thực xuất bản vào thế kỉ thứ 14 với tựa đề “Le Viandier de Taillevent”, nhà xã hội Jean-Pierre Corbeau hồi tưởng lại. Thịt, biểu tượng của quyền uy, được xem là chìa khóa của sức khỏe được dành riêng cho các lãnh chúa. Trong thời kì Mặt trận Bình dân, khẩu hiệu không phải là bánh mỳ mà là bít-tết. Tuy nhiên theo Corbeau, sự chăm sóc bản thân quá kĩ, sự băn khoăn lo lắng về đạo lý và môi trường gần đây đã khiến cho rau xanh phục hồi lại giá trị của mình. Tuy vậy, số lượng người ăn chay còn quá ít, khoảng 1 triệu người, ngược lại với đại đa số thế giới Anglo-saxon đã có truyền thống ăn thịt lâu đời. Bữa ăn truyền thống của người Pháp bao gồm, món khai vị, một món ăn chính và món tráng miệng. Mà trong món ăn chính thì thịt là trung tâm, còn “râu ria” bao quanh là rau xanh. 
Kết quả: thịt thắng thế

HIP 7: Đo đc. Loi nào gây tranh cãi v đo đc nht  
     Những cuốn sách nói lên nỗi thống khổ của thú vật nuôi đã tăng lên gấp bội. Bidoche (thịt ăn) của F. Nicolino, Confession d’une mangeuse de viande (Lời xưng tội của một cô nàng ăn thịt) củaM.Iacub, Vivre avec les animaux (Sống với loài thú) của J. Porcher. Những cuốn sách này cho thấy nỗi lo âu lớn lao về đạo lý. Gà mái bị nhổ mỏ, bò cái không sừng… Động vật nuôi công nghiệp không bao giờ có tình trạng đó. Theo Benoit Hartmann, phát ngôn viên của đài Môi trường thiên nhiên của Pháp cho biết như trên. Cũng theo Hartmann, các con vật còn bị nhốt trong các chuồng nhỏ bé, không cho ăn cỏ mà cho ăn các bã dầu đậu nành cho chúng chóng mập và cũng để xẻ thịt cho mau.
Kết quả: rau xanh thắng thế

HIP 8: Môi trường. Loi nào gây nguy hi nht cho Trái Đt ?
Theo Tổ chức Lương Nông Thế giới (FAO), ngành chăn nuôi đã độc chiếm đến 30% đất đai trên thế giới. Chăn nuôi còn tham gia vào nạn phá rừng để nuôi trồng đậu nành biến đổi gen… để dành riêng cho thú vật. Đàn bò nuôi trong các trang trại trên thế giới sản xuất ra 18% khí nén, còn hơn cả nhập khẩu (13%). Xứ Bretagne, chiếm khoảng 5% diện tích nông nghiệp của Pháp, tập trung 45% cho chăn nuôi gia cầm và 60 % cho heo. Sự chăn nuôi đại trà này đã làm ô nhiễm các dòng sông và các mạch nước ngầm, tạo điều kiện thuận lợi cho sự tăng sinh tảo xanh trên các vùng ven biển.
Canh tác đại trà rau xanh và trái cây cũng không phải là vô hại: Phân bón hóa học đã làm ô nhiễm mạch nước ngầm. Việc sử dụng số lượng lớn thuốc trừ sâu, dễ bay hơi, có thể làm ô nhiễm nước và không khí. Theo TS Francois Veillerette, chuyên gia về thuốc trừ sâu cho biết đã phát hiện thuốc trừ sâu ở các chum nho. Vì vậy, uống quá nhiều rượu nho cũng nguy hại… cho sức khỏe!
Kết quả: rau xanh thắng thế

HIP 9: Thế lc hành đng. Loi nào truyn thông tt nht?
Với một nguồn ngân sách 4 triệu euro mỗi năm, Trung tâm thông tin về thịt (CIV) đã chi một số tiền lớn cho truyền thông. Năm 2010, Trung tâm đã phân phối 4,4 triệu tư liệu cho công chúng, thông tấn xã, thầy thuốc và thú y. Trung tâm cũng “tự biên tự diễn” một chương trình phát thanh để phát hằng ngày trên đài TFI với thời lượng 40 giây kể từ tháng 1 – tháng 6/2011.
Kết quả: thịt thắng thế

HIP 10: Dinh dưỡng cho tr em. Có cn tht cho tr không ?
Vào tháng 4/2011, một cặp vợ chồng ăn toàn thực vật đã bị kết án tù chung thân vì liên quan đến cái chết của bé gái 11 tháng chỉ được nuôi độc nhất bằng sữa mẹ. Theo TS Adrien Bisserbe, chuyên gia nhi khoa của Trung tâm CHU Kremlin-Bicêtre, trẻ sau 6 tháng tuổi cần phải có thêm nguồn thức ăn khác. Những người chỉ ăn thực vật hoặc ăn chay cũng có thể cho con bú nhưng phải bổ sung thêm vitamin B12. Còn về phần trẻ em, chế độ ăn toàn thực vật sẽ bị thiếu nhiều chất, có nguy cơ bị bệnh còi xương, rối loạn thần kinh… Cũng theo TS Bisserbe, chế độ ăn chay có thể chấp nhận được với rau xanh giàu chất sắt, bột ngũ cốc, bộ đậu, chất dầu và trứng.
Kết quả: thịt thắng thế

PHÁN QUYT SAU CÙNG
Như vậy, trên bình diện tiết thực, ăn chay đã đoạt cúp. Thịt bị “loại khỏi vòng chiến” trong bữa ăn của chúng ta? Không hẵn như vậy! Đó chẳng qua là do tiêu thụ thái quá chất thịt mới gây ra sự cố như trên. Theo khuyến cáo của GS Rajendra Pachauri, chủ tịch Nhóm chuyên gia về biến đổi khí hậu và đoạt giải Nobel hòa bình thì chỉ cần kiêng thịt một ngày trong tuần là có thể an toàn vô sự.
                    


                                                                               (Phỏng theo Çà M’Intéresse)
                                                                              BS NGUYỄN VĂN THÔNG
                                                                                        DrThong007@gmail.com

TẾ BÀO SAO
                       NHỮNG VÌ SAO MỌC GIỮA BẦU TRỜI NÃO BỘ

     Trong cuôn tiểu thuyết « Des fleurs pour Algernon », văn hào Mỹ Daniel Keyes đã tưởng tượng ra các nhà nghiên cứu nâng trí thông minh của loài chuột bằng cách tiêm cho chúng một loại huyết thanh do họ phát minh. Và hôm nay, câu chuyện tưởng chừng như hoang đường đó đã dân dần trở thành hiện thực với công trình nghiên cứu của TS Steven Goldman, Maiken Nodergaard và nhóm nghiên cứu của Trung tâm y khoa thuộc Viện đại học Rochester (Hoa Kỳ) được công bố trong tạp chí « Cell Stem Cell ». Điều kỳ lạ là kỳ tích này mang tính khả thi : ghép tế bào não người. Hơn nữa, ghép tế bào não này không liên quan đến các nơ-ron, tế bào « vua » của não bộ, mà đó là những tế bào khác của não từ lâu đã bị quên lãng và chỉ mới được các nhà nghiên cứu tìm thấy lại : tế bào sao ! Thật vậy, cho đến tận bây giờ, các nơ-ron vẫn luôn luôn đứng ở vị trí đầu tiên trong não bộ. Từ khám phá của các nhà khoa học vào cuối thế kỷ XIX, công trình nghiên cứu đã bị lãng quên. Nhưng phải chăng có một loại tế bào não khác có chức năng không kém phần quan trọng trong bộ não của chúng ta ?
    TS Eric kandel, người đoạt giải Nobel năm 2000, chuyên gia về trí nhớ của Viện đại học Columbia, NewYork, Hoa Kỳ, cho rằng các tế bào đệm đại diện cho một số lượng lớn (chiếm tỉ lệ 9/10) các tế bào tăng trưởng trong não, mà trong đó tế bào sao chiếm hơn một nửa.

MẠNG LƯỚI KHỔNG LỒ CỦA TẾ BAO SAO

    Theo TS Giovanni Marsicano thuộc Trung tâm y khoa Magendie (Inserm, Bordeau, Pháp), khi được phát hiện vào đầu thế kỷ 20, tính chất dẫn điện của các nơ-ron đã giúp các nơ-ron truyền tải thông tin nhanh chóng. Vì vậy, công trình nghiên cứu tập trung theo chiều hướng này vào các tế bào sao mà khi đó người ta chưa hề hay biết về cách thức dẫn truyền hóa học, dựa trên nền tảng canxi. Nếu không, rất có thể các công trình nghiên cứu về não bộ đã đi vào một bước ngoặt hoàn toàn khác.
    Nhà khoa học người Tây Ban Nha Santiago Ramon, đoạt giải Nobel 1906, đã có các công trình nghiên cứu về cấu trúc hệ thần kinh đã thấy rằng các tế bào sao này không phải là những tế bào có chức năng kết dính thông thường mà có thể có một vai trò năng động khác nhưng do các thiết bị nghiên cứu còn có phần thô sơ vào thời kỳ đó, nên không thể phát hiện được các tính chất khác của chúng.
    Trong thập niên gần đây, nhờ sự tiến bộ của các kỹ thuật sinh học tế bào, công trình nghiên cứu về tế bào đệm đã có một bước ngoặt mới và các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng các tế bào này đã can dự rất sâu vào tiến trình của não bộ. Thật vậy, với cấu trúc hình sao như tên gọi, tế bào sao biểu lộ đặc trừng bằng các sợi trục dài bao phủ các khớp thần kinh, hơi giống như một mạng lưới khổng lồ bao phủ và bảo vệ các nơ-ron, tế bào sao cũng còn cung cấp năng lượng cho nơron nhờ đường glucose mà nó hấp thu từ mạch máu. Tuy nhiên, chức năng bảo vệ và dinh dưỡng này chưa phải là tất cả. Các tế bào sao còn phóng thích các chất dẫn truyền thần kinh vào trong các khớp thần kinh và như vậy có khả năng đóng một vai trò tích cực trong việc điều phối tín hiệu dẫn truyền thần kinh.
    Theo TS Giovanni Marsicano hiện nay các nhà khoa học đã nói đến khớp nối chĩa 3. Từ đây không còn vấn đề khớp nối là nơi 2 nơron nói chuyện với nhau mà còn thêm kẻ thứ 3 là tế bào sao can dự vào nữa.
              

                        



CHUỘT LAI ĐÃ CÓ HIỆU NĂNG CAO HƠN

    Thực vậy, công trình nghiên cứu của nhóm các nhà khoa học thuộc Viện đại học Rochester, Hoa Kỳ, về vấn đề này đã cho thấy một kết quả kỳ lạ. Các nhà nghiên cứu đã ghép các tế bào gốc của tế bào sao người vào trong não bộ của chuột con. Trước đây chưa từng được ghi nhận sự cải thiện về nhận thức ở chuột được được ghép tế bào sao của chuột thì bây giờ những con chuột lai này đã học nhanh hơn và đạt được các kết quả tốt hơn trong các test về trí nhớ. Đó là kết luận của nhóm nghiên cứu ngưới Mỹ qua công trình nghiên cứu của họ. Điều này cho thấy tế bào sao của người có hiệu quả hơn tế bào sao chuột và chúng đóng vai trò thiết yếu trong chức năng nhận thức cao, phân biệt giữa con người và các loài khác.
   
NƠRON MẤT DẦN VAI TRÒ NHẠC TRƯỞNG.

    Từ đó, có thể kết luận rằng trí thông minh của con người liên quan đến tính chất và số lượng các tế bào sao phủ trùm não bộ, nhưng còn một bước…  chưa thể vượt qua.
    Tuy nhiên, có một điều chắc chắn là tế bào sao có can dự vào trong giấc ngủ và một số tiến trình của trí nhớ, nhất là khứu giác. Theo TS Lisa Roux thuộc Trung tâm nghiên cứu thần kinh thuộc Viện đại học NewYork, Hoa Kỳ, chúng ta chỉ mới đặt bước chân vào ngưỡng cửa của những khám phá liên quan đến tế bào não bộ nhưng chính quần thể tế bào sao đóng một vai trò then chốt về năng lực trí nhớ.  
    Theo TS Christian Giaume, giám đốc Trung tâm nghiên cứu CNRS-College Pháp, cho biết tế bào sao tạo ra một môi trường thuận lợi chung quanh các nơron. TS Giaume còn cho biết theo linh cảm của TS phần lớn các bệnh lý của hệ thần kinh như bệnh Alzheimer, Parkinson hay Huntington đều có sự can dự của tế bào sao. Vì vậy, chẳng có gì ngạc nhiên khi các căn bệnh này nằm trong tình trạng không có thuốc chữa bởi vì người ta đã bỏ quên một nửa tế bào não.

THEO DẤU CÁC BỆNH THOÁI HÓA THẦN KINH

    Ý tưởng cho rằng các tế bào đệm, thông thường là tế bào sao, can dự vào các bệnh Alzheimer, Parkinson càng ngày càng rõ nét hơn.
   Theo TS Christian Giaume cho biết ở các con chuột đã hình thành các mảng amyloid, dấu hiệu đặc thù của bệnh Alzheimer, các tế bào sao nằm kế cận các mảng này, đã có một tác động bất thường : phóng thích glutamate với nồng độ cao, đây là một độc tố thần kinh. Một tác động bất thường khác cũng được phát hiện trong các nghiên cứu trên não bộ của bệnh nhân tử vong vì căn bệnh này: các connexin. Đây là các kênh giúp cho tế bào sao có thể kết nối giữa chúng với nhau. Bằng cách điều chỉnh sự sản xuất các connexin này, TS Giaume hy vọng rằng có thể làm chậm tiến trình thoái hóa thần kinh.
   Tuy nhiên, còn có các tế bào đệm khác cũng có một vai trò tương tự. TS Ronald Melki thuộc Trung tâm CNRS-Gif-sur-Yvette, Pháp, chứng minh điều đó. Một nhóm nghiên cứu đã xác định được vai trò của tế bào đơn thụ trong bệnh Parkinson và các bệnh thoái hóa thần kinh khác.

                  


   Từ kết quả nghiên cứu này, nhiều công trình nghiên cứu khác đã khởi động trong những năm qua tập trung vào các tế bào đệm, đặc biệt là tế bào sao, để mong tìm ra liệu pháp mới cho các căn bệnh thoái hóa thần kinh. Thực sự, đây là một nỗ lực lớn trong nghiên cứu và trong ứng dụng chữa trị.
                                                                                      (Theo Sciences & Avenir)
                                                                                  BS NGUYỄN VĂN THÔNG  
                                                                                     DrThong007@gmail.com