Thứ Hai, 30 tháng 11, 2015

NHƯ CÁNH VẠC BAY

(Nguyễn Lương Tuấn)
Loài chim ấy, 2 chân dài, bàn chân duỗi thẳng, chiếc cổ cao, đôi mắt đen láy hướng về phía trước đang tìm một nơi bình yên để đến. Loài chim ấy mang tên chim vạc – Như cánh vạc bay.
Tôi vẫn hình dung như thế, mỗi lần nghe bài “Như cánh vạc bay” của Trịnh
Như cánh vạc bay phải chăng là hình tượng trong giấc mơ của chàng?, nàng đến trên một đường bay và nàng đi chắc hẳn trên một đường bay xa tít.
Thiên nhiên, nắng, mưa, suối nguồn, đời trần gian đón nàng, nàng đẹp quá, nắng không hồng bằng đôi môi của nàng, mưa không buồn bằng đôi mắt nàng và tóc của nàng rớt xuống đời, tạo giông bảo, tạo đau khổ cho những người ý thức được một cách rõ ràng, sinh mệnh của đời người: Ý thức thì vô hạn mà thân xác thì hữu hạn.
"Nắng có hồng bằng đôi môi em
Mưa có buồn bằng đôi mắt em
Tóc em từng sợi nhỏ,
Rớt xuống đời làm sóng lênh đênh.
Suối đón từng bàn chân em qua
Lá hát từ bàn tay thơm tho
Lá khô vì đợi chờ.

Thứ Sáu, 20 tháng 11, 2015

Thởi Sự Y Khoa 11.2015 BS Nguyễn Văn Thịnh

Cấp cứu tim mạch số 73 – BS Nguyễn Văn Thịnh

SUY TIM CẤP TÍNH
(ACUTE HEART FAILURE)
Saul G. Myerson
Robin P.Choudhury
Clinical Lecturer in Cardiovascular Medicine
University of Oxford
Oxford, UK
Andrew R.J.Mitchell
Specialist Registrar in Cardiology
John Radcliffe Hospital
Oxford, UK
I. NHẬP ĐỀ
Suy tim cấp tính (acute heart failure) có thể hoặc là cấp tính hay cấp tính trên mạn tính (acute-on-chronic) (thường hơn). Trong tất cả các trường hợp, phải cố gắng nhận diện nguyên nhân, và đặc biệt, tại sao bây giờ nó xuất hiện. Suy tim không phải là một tình trạng thuần nhất và mặc dầu có thể áp dụng vài quy tắc chung, nhưng điều trị thành công tùy thuộc vào sự đánh giá chính xác căn nguyên và profile huyết động ở mỗi bệnh nhân.

II. NHỮNG ĐẶC ĐIỀM LÂM SÀNG

Thứ Năm, 19 tháng 11, 2015

Nhìn lại nền giáo dục miền Nam Việt Nam 1956-1975


Châu Trọng Ngô
đăng ngày 15/11/2015
Từ năm 1945, nền giáo dục Việt Nam khởi động với chương trình Hoàng Xuân Hãn mà tác phẩm Danh từ khoa học (Toán, Lý, Hóa, Cơ) đã đem lại hiệu quả tức thời cho quyết định Việt ngữ thay thế Pháp ngữ làm chuyển ngữ trong các trường học, chủ yếu ở các cấp Trung Tiểu học, mặc dù một số trường Tây còn sót lại như trường Trung học Chasseloup Laubat ở Sài Gòn, Lycée Yersin ở Đà Lạt, Lycée Francais ở Huế và Lycée Pascal ở Đà Nẵng. Đại học Hà Nội và Sài Gòn vẫn còn tổ chức dạy học và thi cử theo chương trình Pháp, hình như lai rai đến sau 1954 mới ngưng.

Thứ Tư, 18 tháng 11, 2015

Huế ơi : Nguyên Hạnh

 
Nov.17.2015. xin đặc biệt gửi bài viết này
đến những người con xứ Huế xa quê hương:
đọc để nhớ, đọc để thương nơi chốn mình
được sinh ra, lớn lên và bước chân vào đời.
.........Tôi yêu Huế mưa chiều vương nắng ,
                Đường em về vội vã xe qua ,
                Cầu lộng gió tóc mây buông thả ,
                Nón che nghiêng dáng nhỏ vai gầy .........
                                                                                                                                                


  Huế ơi!

Nguyên Hạnh


Vẫn biết rằng ai sinh ra cũng có một quê hương để yêu dấu, để gắn bó, để tưởng nhớ khi chia xa. Tuy nhiên tôi luôn luôn có cảm nghĩ là người Huế sống và bộc lộ tình quê hương mãnh liệt hơn bất cứ người dân vùng nào khác chăng?
        Người Huế gắn liền với cầu Tràng Tiền sáu vài mười hai nhịp, với sông An Cựu nắng đục mưa trong, với núi Ngự Bình trước tròn sau méo, với đồi Thọ Xương, chùa Linh Mụ, cau Nam Phổ, mía Mỹ Lợi, quít Hương Cần. Huế mang trong nó một sức mạnh của một tình yêu thần bí huyền diệu. Sông Hương êm đềm chảy giữa lòng thành phố Huế như dòng máu luân lưu qua trái tim.

Thứ Tư, 11 tháng 11, 2015

Ôi! Vui mừng khôn xiết!

Thân gửi anh Nguyễn Lương Tuấn,

Mỗi lần lên mạng thấy tin hội ngộ Quốc Học-Đồng Khánh, tôi lai ao ước có tin về Nguyễn Du, Huế, và hôm nay được gặp trang này. Ôi! Vui mừng khôn xiết!

Đọc bài “Nhớ trường trung hoc Nguyễn Du Huế” của anh mà tôi bồi hồi xúc động, bao nhiêu kỹ niệm xưa kéo về trong trí nhớ sắp lụn tàn nơi quê người xứ lạ.