GIẤC MƠ TỈNH THỨC
Bạn đã xem phim
Inception ? Trong bộ phim này, Leonardo Di Caprio đã chuyển giao một thông điệp
mới: một điệp viên thuộc thế hệ mới có khả năng thâm nhập vào giấc mơ của các đối tượng để đánh cắp bí mật
hoặc để gieo rắc các ý tường trong cơn nửa
mê nửa tỉnh của chúng. Điệp viên này có được một khả năng bẩm sinh
kỳ lạ là có thể lập trình trước kịch bản của những giấc mơ, có thể đi vào giấc
mơ bất cứ lúc nào và nhất là có thề đưa vào giấc mơ sứ mạng của mình mà vẫn hoàn
toàn tỉnh táo dù đang ngủ... Chắc chắn là ai cũng biết đó chỉ là khoa học giả
tường! Nhưng kịch bản này có thề thành sự thật không? Trong lĩnh vực nghiên cứu
về giấc mơ, các nhà khoa học gọi đó là “giấc mơ tỉnh thức" , tức là những
người ngủ mà trong giấc mơ họ vẫn có ý thức, vẫn biết và vẫn sống trong những
trải nghiệm dị thường chỉ có trong mơ.
Để khám phá bí
ẩn này, chúng ta hãy thâm nhập vào phòng thí nghiệm nghiên cứu về giấc mơ của
TS Ursula Voss ở CHLB Đức.
CUỘC HÀNH TRÌNH ĐẾN CHLB ĐỨC
Viện đại học mà
TS Ursula \/oss làm việc toạ lạc tại thành phố Bonn của CHLB Đức. TS Voss là
một chuyên gia về thần kinh học, chuyên nghiên cứu về giấc mơ và ý thức.
Phòng thí nghiệm của bà thuộc loại "hàng độc" trên thế giới, chuyên
nghiên cứu về giấc mơ tỉnh thức. Thông thường, các nhà nghiên cứu không mấy ưa
chuyện người đời nhầm lẫn giữa chủ đề nghiên cứu nghiêm túc của họ với những hư
cấu trên phim ảnh. Nhưng TS Voss thì không thuộc dạng này bởi vì chính bà rất
ưa bộ phim Inception này, không những bà đã xem phim đó mà còn nhận thấy là rất
độc đáo. Sự kiện khiến bà quan tâm nhất, đó là việc mà các diễn viên chính tham
gia vào giấc mơ của họ. Để kiểm soát được những hành động xảy ra trong giấc mơ,
đó không phải là “nhiệm vụ bất khả thi”.
Thật vậy, từ một
thập niên này, TS Ursula Voss rất hào hứng với hiện tượng kỳ lạ mà khoa học rất ít để tâm nghiên cứu, đó là
giấc mơ tỉnh thức, tức là giấc mơ có ý thức. Nếu bạn chưa trải qua cuộc thử
nghiệm này thì khi bạn nằm mơ đến cảnh “li kì” thì cái cảm giác lạ thường này
sẽ làm cho bạn thức giấc ngay. Nhưng nếu bạn đã được “huấn luyện” thì bạn vẫn
có khả năng “trụ” lại trong trạng thái giao mùa giữa tỉnh và mộng này. Không
những vậy, bạn còn có thể sống trong những trải nghiệm kì lạ này mà bạn vẫn có
ý thức dù bạn đang nằm mơ.
Cứ 3 lần mỗi
tuần, TS Ursula Voss mời những đối tượng “giấc mơ tỉnh thức” đến ngủ trong
phòng thí nghiệm này để các chuyên viên ghi lại hoạt động của những trung khu
khác nhau của não bộ khi họ ở vào trong “trạng thái tỉnh thức” đặc biệt đó. Đối
với TS Voss, đìều chủ yếu là muốn khám phá trạng thái của não vào thời điểm mà
ý thức trỗi dậy. Trong giấc mơ tỉnh thức, não bộ ở trong một tình trạng được
gọi là trạng thái lai. Phần lớn các vùng của vỏ não đều ngủ trong giấc mơ.
Nhưng một vài vùng ở vỏ não trước trán, bình thường không hoạt động trong giấc
ngủ, thì lại bị hoạt hoá gần với trạng thái thức tỉnh. Chính sự hoạt hoá “bất
thường” này của vùng vỏ não trước trán trong giấc mơ đã gây ra tình trạng tỉnh
thức này.
Kết quả công trình nghiên cứu đã cho phép
thực hiện “hình ảnh” đầu tiên của não bộ trong giấc mơ tỉnh thức (xem hình minh
họa). Và TS Ursula Voss hy vọng là trong một ngày không xa, bằng cách nghiên
cứu biểu hiện não bộ trên máy, thì sẽ biết được chính xác cơ chế của sự tỉnh
thức này.
GIẤC MƠ TỈNH THỨC TỪ THỜI THƠ ẤU
Thật kỳ lạ,
trong một thời gian rất lâu, các nhà khoa học đã phủ nhận sự hiện hữu của giấc
mơ tinh thức này. Theo họ, hành động có ý thức trong giấc mơ là bất khá thi bởi
vì trong trạng thái này, tất cả các vùng vỏ não liên quan đến suy nghĩ hay
quyết định một hành động nào đó đều ở trong tình trạng bất hoạt. Nói chung,
trong giấc mơ, người ta chỉ như là một con nộm, mọi hoạt động đèu do do não bộ
trong lúc ngủ điều khiển. Trong thập niên 1980, TS Stephen LaBerge, nhà sinh lý
thần kinh học, đã có một sáng kiến kỳ tài để chứng minh sự hiện hữu của giấc mơ
tỉnh thức, TS Ursula Voss cho biết như sau.
TS Stephen
LaBerge rất đam mê nghiên cứu về giấc mơ tỉnh thức này vì ngay từ thời thơ ấu,
ông đã cảm nhận được và làm chủ được các giấc mơ. Theo TS LaBerge kể lại thì
vào lúc 8 tuổi, ông đã thức tỉnh vào giữa lúc đang trải qua một giấc mơ kỳ lạ
mà trong đó ông đã nhập vai một hải tặc dưới đáy biển. Ông tự nhủ là rất khó có
khả năng sống dưới nước để đóng trọn vai diễn này. Sau đó, ông đã tập trung ý
chí và đã trở lại được cuộc phiêu lưu dưới đáy biền này vào giấc mơ đêm kế
tiếp. Không chỉ có vậy, ông thể đến dưới đáy biển vào một thời điểm được lập
trình trước và ông có cảm giác thật kỳ lạ là bản thân ông vừa là diễn viên vừa
là đạo diễn. Ông thấy nước ở trên mình và cảm thấy ngạt thở. Nhưng sau đo, nghĩ
rằng đây chỉ là một cảnh phim do mình đạo diễn, nên ông đã có thể thở và sống
dưới nước. Và như vậy, từ đó ông có thể dạo chơi dưới nước như loài cá . . .
Suốt trong thời kỳ thơ ấu, TS LaBerge đã đạo diễn những cảnh phim trong giấc mơ
và ông đã sống với những cuộc phiêu lưu thật kỳ thú trong mơ.
Và như thế, khi
lớn lên cậu bé đó đã trở thành một nhà nghiên cứu, đã tìm cách chứng minh cho
giới khoa học biết rằng giấc mơ tỉnh thức là có thực. Để thực hiện điều này, TS
LaBerge đã yêu cầu các cộng sự ghi lại sóng điện não cũng như các cử động của
các cơ ở hai mắt trong giấc ngủ của ông. Theo quy ước giữa ông và cộng sự: vào
thời điểm mà ông có ý thức trong giấc mơ, ông sẽ nhấp nháy mắt trái rồi mắt
phải sau đó mắt trái. Sau nhiều lần thử nghiệm không đem lại kết quả mong muốn,
cuối cùng giấc mơ tỉnh thức trong phòng thí nghiệm đã được hình thành. Phân
tích trên điện não đồ, cho thấy rằng các cừ động của mắt (nhấp nháy) đã xuất
hiện rất rõ ràng vào giai đoạn giấc ngủ nghịch thường, đây là giai đoạn của
giấc ngủ rất dễ tạo ra giấc mơ. Kết quả thử nghiệm trên cho thấy người ta có
thề mơ mà vẫn có ý thức trong khi đang ngủ.
Thật kỳ lạ! Như vậy, người đang ngủ vẫn có khả năng trong trạng thái
ngủ, nhớ lại một ý định được quyết định khi đang tỉnh và thực hiện điều đó
trong giấc mơ.
(Theo Science & Vie Junior)
BS NGUYỄN VĂN THÔNG
KỲ TÍCH CỦA Y HỌC :
SỐNG BẰNG TRÁI TIM NHÂN TẠO
Tim nhân tạo, đúng như tên gọi! Lần đầu
tiên con người đã đạt được khả năng chế tạo một trái tim nhân tạo mà một khi
gắn vào cơ thể thì có thể thay thế hoàn toàn chức năng của trái tim thật. Thật
là một kì công với đầy đủ mọi ý nghĩa. “ Kiệt tác” công nghệ cao này có thể
tích lớn hơn trái tim thật một tí, được thiết kế với những vật liệu tương thích
đồng thời với tổ chức mô cũng như với máu, được nuôi bởi pin điện tử nó có thể
đập hơn 200 triệu lần không nghỉ, phù hợp với nhịp bình thương hoặc khi gắng
sức và nhất là đủ năng lượng hoạt động suốt 12h. Đây là thiết bị đầu tiên thay
thế được cơ quan của cơ thể.
Về phương diện y học, trái tim nhân tạo
biểu hiện niềm hi vọng lớn lao cho hơn 100.000 bệnh nhân bị suy tim nặng mỗi
năm trên toàn thế giới mà cho đến bây giờ may mắn sống được duy nhất của bệnh
nhân là ghép tim. Ghép tim là một cuộc phẫu thuật phức tạp,tốn kém và ít thực
hiện (khoảng 8.000 trường hợp mỗi năm trên thế giới).
Nhờ tim nhân tạo tình trạng này hứa
hẹn sẽ thay đổi tận gốc. Theo dự kiến sẽ gắn tim nhân tạo cho 6 bệnh nhân mà
theo tình trạng bệnh lý của họ chỉ hi vọng sống được khoảng vài ngày. Đối với
họ đây sẽ là một vấn đề sinh tử.
Vào cuối thập niên 1960, Alain Carpentier, nhà phát minh ra van nhân tạo
đầu tiên được chế tạo từ một tế bào sinh học là tác giả của kỳ công này. Quyết
tâm tim kiếm một thiết bị để thay thế ghép tim, bác sĩ người Pháp này đã đề
xuất vào năm 1988 một thiết bị mô phỏng hoàn toàn trái tim người. Chắc chắn ông
không phải là người đầu tiên theo đuổi giấc mơ này. Thật vậy, từ năm 1970, đã
ra đời rất nhiều thiết bị tim nhân tạo này (như Syncardia và Abiomed). Tuy
nhiên, các thiết bị tim nhân tạo này vẫn còn nhièu khiếm khuyết như dễ bị thải
trừ hoặc tạo ra cục máu đông và gây ra tai biến mạch máu. Tóm lại, chúng mới
chỉ giúp cho bệnh nhân duy trì chờ đợi để được ghép tim chứ chưa có thể thay
thế cho trái tim thật để tiếp tục sống lâu dài.
MỘT CÁI BƠM CẦN THIẾT CHO CƠ THỂ
Để đáp ứng được thử thách vừa kỹ thuật, vừa y học và vừa công nghệ, kể
từ năm 1993 Alan Capentier đã tập họp quanh mình khoảng 30 người bao gồm các
nhà nghiên cứu và các kỹ sư của Matra để quyết định thành lập công ty Carmat
vào năm 2008 ở thành phố Vélizy. Carmat là tên kết hợp giữa CARpentier-MATra.
Công ty mong muốn chế tạo một thiết bị gọn
nhẹ chắc chắn và dễ tương thích với cơ thể người và hoàn toàn tự động. Họ còn
mong muốn thiết bị có khả năng đáp ứng thường xuyên với nhu cầu của bệnh nhân
như chạy nhảy, đi bộ, leo cầu thang… để thiết bị bắt chước hoàn toàn trái tim
của con người.
Ba thế hệ nguyên mẫu đã ra đời vào khoảng
giữa năm 1995 và 2004, hoàn hảo hơn, nhẹ hơn và ít tốn năng lượng hơn. Vào cuối
tháng 11/2010, phiên bản mới nhất, tối ưu nhất của thiết bị tim nhân tạo này đã
ra đời: thiết bị nặng 900g, dung tích 0,75l và chỉ tiêu thụ 27 watt.
Trái tim nhân tạo “made in France” có khác
biệt với trái tim người ở chỗ là nó không có tâm nhĩ. Vào lúc ghép tim, phẫu
thuật viên sẽ bảo tồn 2 tâm nhĩ của bệnh nhân và gắn tim nhân tạo vào dưới 2
tâm nhĩ đó, ở ngay vị trí của 2 tâm thất đã cắt bỏ. Thiết bị nhân tạo này bao
gồm 2 tâm thất và 4 van nhân tạo có chức năng tương tự như tim của người.
Thông qua van thứ nhất, tâm thất phải sẽ
tiếp nhận máu đen (máu chứa CO2) đên từ tâm nhĩ phải của bệnh nhân. Sau đó, tâm
thất phải tống máu vào động mạch phổi thông qua van thứ 2. Tương tự chu trình
trên, tâm thất trái nhận máu đỏ (máu chứa O2) đến từ nhĩ trái của bệnh nhân và
tống máu vào động mạch chủ.
Sự chuyển dịch máu trong 2 tâm thất do 2
màng mềm có chứa dầu Silicon tạo ra. Ở mỗi chu kỳ các bơm tí hon đẩy dầu
Silicon áp sát vào màng mềm: màng dịch chuyển và sự dịch chuyển này tống máu
vào động mạch chủ và động mạch phổi. Sau đó, các bơm này sẽ hút dầu silicon:
màng mềm dãn ra và máu đi vào trong tâm thất. Hai màng này co bóp và dãn ra
tương tự như thành tâm thất của tim thật, chính sự co dãn này tạo ra nhịp đập
của tim. Các bơm được điều khiển bởi một bộ vi xử lý theo các tín hiệu thu nhận
được từ các đầu thu tín hiệu khác nhau. Cuối cùng, lưu lượng máu có thể đạt đến
9 lít mỗi phút.
TÍNH TƯƠNG TÍNH VỚI MÁU
Một tham vọng lớn của Alain Carpentier là
tìm cách tránh được sự hình thành cục máu đông khi các nguyên liệu của tim nhân
tạo tiếp xúc với máu. Thật vậy, bạch cầu và tiểu cầu đã xem phần lớn các nguyên
liệu của tim nhân tạo như là vật thể lạ và kích thích tạo ra phản ứng đông máu.
Các cục máu đông này có thể gây ra tai biến mạch máu não hoặc thuyên tắc động
mạch phổi. Đây là vấn đề nghiêm trọng của các thiết bị tim nhân tạo từ trước
đến nay.
Van
nhân tạo được bọc bằng màng ngoài tim của bò
ĐỘ LÕNG TỐT NHẤT
Tất cả các nguyên liệu khác của tim nhân tạo tiếp xúc với mô tế bào của
bệnh nhân đều là các vật liệu tổng hợp tương thích sinh học, nhẹ và bền bỉ, và
không gây ra sự thải trừ: bao gồm các chất polyetherethercetone, Dacron, Titan…
Cuối cùng, để làm giảm nguy cơ hình thành cục màu đông, các kỹ sư đã tối ưu hóa
hình dạng của các buồng trong tâm thất. Các buồng này được thiết kế để làm giảm
dòng xoáy, chính dòng xoáy này ngăn cản sự lưu thông sinh lý của máu và đồng
thời làm giảm các vùng "ứ đọng". Các kích thích kỹ thuật số đã cho
thây 99,5% máu chứa trong tâm thất được làm mới toàn bộ cứ mỗi 5 lần "tim
đập".
TỰ ĐỘNG
ĐIỀU HÒA
Nhờ một bộ vi xừ lý gắn trong thiết bị, tim nhân tạo này có khả năng
điều tiết đến độ tinh vi lưu lượng của máu theo nhu cầu sinh lý của người bệnh
thay đổi theo mọi tình huống như nghỉ ngơi, đi bộ, chạy nhảy... Theo TS Remi
Notti, chuyên gia phẫu thuật tim thuộc Bệnh viện Marie-Lannelongue, Pháp, cho
biết hệ thống tự điêu hòa này là một tiến bộ vượt bức về.kỹ thuật. Thực vậy,
chính nhờ kỹ thuật này mà vấn đề điều hỏa huyết áp gần giống với chức
năng của trái tim thật. Mục đích là tránh cho bệnh nhân khỏi bị khó thở và hồi
hộp.
Bộ vi xử lý
Sụ cung cấp diện cho thiết bị đang được cải thiện dần. Trong giai đoạn
đầu, thiết bị được cung cấp bởi các pin lithium được sạc môi 4 giờ, đeo ở bụng,
nối với thiết bị qua sợi dây cáp nhỏ. Pin có dây đeo, nặng khoảng 6kg. Để cải
tiến vấn đế này, công ty Carmat kết hợp với công ty Paxitech để chế tạo pin nặng dưới 3kg, dày khoảng 2mm và
có thế cung cấp điện đến 12 giờ. Carmat hy vọng sẽ hoàn thành vào năm 2013. Để
có thé tung ra thị trường vào cuối nắm 2013, thiết bị tim nhân tạo này đã phải
trải qua các cuộc thử nghiệm trên thú vật và trên người.
Sau cùng, trái tim công nghệ cao này có giá là 160.000 euro, giá còn khá
cao nhưng thật ra cũng chỉ bằng cuộc phẫu thuật ghép tim ở Pháp mà thôi!
(Theo Sctence&vie)
BS NGUYÊN VĂN THÔNG