Thứ Năm, 30 tháng 4, 2015

Y hoc: Bác Sĩ Nguyễn Văn Thông


ĐẦU TRƯƠNG BA...THÂN HÀNG THỊT”
                               GHÉP  ĐẦU 
                       “ TUYỆT ĐỈNH CÔNG PHU”

     Nhà thần kinh học người Ý, Sergio Canavero, khẳng định việc ghép cái đầu của người sống vào thân của người cho (đã chết) là kỹ thuật có tính khả thi.

            “Quái dị”, “không thể được”, “khôi hài”, đó là những tĩnh từ được mọi người thốt lên khi nghe các nhà nghiên cứu dự định ghép đầu (người sống) trên thân thể của người cho (đã chết), có thể khiến cho người bị liệt tứ chi hoạt động lại được nhơ thân thể của người lành mạnh. Đây là một chủ đề rất nhạy cảm vừa mới được nhà thần kinh học người Ý khởi xướng. Thực vậy, TS Sergio Canavero, giám đốc Trung tâm “Advanced Nanomodulation” ở Turin, Ý, đã công bố trong tạp chí “Surgical Neurology International”, dự án “Ghép đầu” lần đầu tiên trên the4es giới với đầy đủ chi tiết đảm bảo cho tính khả thi của dự án.
            Nhà nghiên cứu cho biết trước đây nhà phẫu thuật thần kinh Robert White đã thực hiện thành công việc ghép đầu khỉ Rhesus tại Viện đại học Case Western Reserve, bang Cleaveland, Hoa Kỳ, vào năm 1970. Con khỉ được ghép đầu này đã sống được 36 giờ trong đó có 3 lần phải đánh thức dậy. Con vật có thể nhận biết được tất cả các giác quan (nghe, ngửi, thấy và vị giác) nhưng vẫn bị liệt do tủy sống không thể tái kết nối được giữa đầu và thân ghép. Tuy nhiên, TS Sergio Canavero khẳng định, hiện nay các nhà nghiên cứu có thể tái kết nối tủy sống được nhờ những kỹ thuật mới. Một số công trình nghiên cứu đã cho thấy cắc hóa chất như polyethylen glycol (PEG) và Chitosan, có thể tạo ra sự hòa trộn các sợi thần kinh đã bị cắt đứt. Nhờ vậy, các nàh nghiên cứu có thể tái kết hợp trên 50% các sợi trục thần kinh. Theo lý thuyết, chỉ cần kết nối trên 10% các sợi thần kinh hướng xuống (từ não bộ đi xuống thân) của tủy sống là đủ để tái thiết lập sự kiểm soát vận động có ý thức.
            Tuy vậy, khi được phỏng vấn, các chuyên gia về giải phẫu thần kinh đều tỏ ra thận trọng về tính khả thi của kỹ thuật trong dự án ghép đầu này. TS Zohreh Amoozgar, chuyên gia về PEG của Viện đại học Harvard, bang Cambridge, Hoa Kỳ, cho biết Chitosan và PEG chắc chắn có khả năng kết nối các dây thần kinh ngoại biên rất thành công, không làm mất các chức năng. Tuy nhiên, theo gợi ý của TS Z.Amoozgar, trong vấn đề ghép tủy, cần phải kết hợp thêm phẫu thuật để khâu nối thủ công.

Tiến trình cuộc phẫu thuật
    “Kịch bản” mang tính khả thi của cuộc phẫu thuật ghép đầu có thể diễn ra như sau:
    Người cho đầu (trong tình trạng chết não) và người nhận (được gây mê) đều được đặt trong cùng một phòng mỗ. Đầu của người nhận và tủy sống của người cho đều được ướp lạnh ở 10oC. Cùng một lúc, nhà phẫu thuật cắt 2 cái đầu ở ngang mức cột sống cổ C5 và C6. Tủy sống được cắt với độ chính xác rất cao, sau đó cái đầu của người nhận được đặt trên thân của người cho (Hình 1).
    Để tái kết nối 2 phần của tủy sống, nhà phẫu thuật tiêm vào giao diện một hỗn hợp bao gồm polyethylen glycol (PEG) và chitosan (Hình 2). “Chất keo” này hình thành một lớp màng mõng bảo vệ chung quanh các sợi thần kinh bị cắt, hạn chế sự mất ion và các phân tử, rồi đưa vào các phân tử ngoại lai. Trong vài phút, các màng của các sợi thần kinh (sợi trục) sẽ hòa trộn vào nhau và như vậy, luồng thần kinh sẽ được dẫn truyền trở lại (theo kết quả công trình nghiên cứu đã được thực hiện trên heo và chó) (Hình 3). Các mô tế bào còn lại sẽ được kết nối với nhau. Bệnh nhân “đầu trương Ba thân Hàng thịt” này sẽ được điều trị bằng thuốc ức chế miễn dịch để chống thải trừ.
    


    Theo TS Sergio Canavero, người bệnh cần phải được tập luyện lại từ 1 đến 3 tháng để cho não bộ, với tính uyển chuyển sẵn có, có thể thích nghi với cái thân mới lạ này.   
    Vấn đề lớn nhất là sự thải trừ vật ghép, theo TS Ignacio Anegon, giám đốc TT Inserm Nantes, cho biết. Các cơ quan chủ yếu của hệ miễn dịch cơ thể (tủy sống, lá lách và hạch) hoạt động chống lại các tổ chức mô bằng composite (cơ, da, não…) tạo ra cái đầu. Kết quả khá bi quan, thân thể có nguy cơ thải trừ cái đầu hay não bô. Giải pháp xử lý sẽ là các liệu pháp chống thải trừ đã được sử dụng hiện nay. Tuy nhiên, các mảnh ghép có thời gian tồn tại giới hạn, theo TS Ignacio Anegon. Đến một lúc nào đó thì liệu pháp chống thải trừ cũng không có hiệu quả nữa. Vì vậy, nếu vật ghép là bàn tay thì có thể tháo đi nhưng còn cái đầu thì không thể lấy đi được! Do vậy, theo TS Ignacio Anegon, cần phải nghiên cứu sâu hơn nữa để tìm ra biện pháp đẩy lùi giới hạn thải trừ, giúp cho người được ghép đầu có thể sống tốt đẹp hơn.

Các nhà tài trợ lớn hứng thú với dự án này.
   Tuy nhiên, TS Sergio Canavero lại tiên lượng một trở ngại khác về mặt đạo đức. Cuộc phẫu thuật này sẽ tạo ra một “quái nhân” đầu “Trương Ba” thân “Hàng thịt” và kẻ nối dõi của “Trương Ba” sẽ là truyền nhân của “Hàng thịt”. Cho dù ra sao, nhà nghiên cứu vẫn hy vọng sẽ được Uy ban về đạo đức cho phép và các rào cản sẽ được phá vỡ và dự án sẽ được tiến hành trong vòng 2 năm đến.
   Thực hiện ở đâu? Theo TS Sergio Canavero cho biết người Nga đã ngỏ ý mời ông qua nước Nga trình bày dự án của ông trước các nhà tài trợ lớn. TS Canavero rất tâm đắc với câu của nhà bác học Constantin Tsiolkovski, cha đẻ của ngành hàng không vũ trụ Liên Xô cũ, đã nói” Điều không thể hôm nay sẽ trở thành có thể ngày mai”. TS Sergio Canavero cảm thấy điều có thể cuối cùng cũng trở thành hiện thực và cơ hội đổi thay rất nhiều cái đầu…     
                                                                              (Phỏng theo Sciences & Avenir)
                                                                               BS NGUYỄN VĂN THÔNG
                                                                                    DrThong007@gmail.com

 CHẾ TẠO
    CƠ QUAN - PHỦ TẠNG

     Bạn có nhu cầu thay 1 quả thận hay cần một trái tim hoàn toàn mới ? Sẽ không còn là chuyện khoa học giả tưởng mà các labo sẽ chế tạo cho bạn theo đúng kích cỡ của từng người, từ các các bào riêng của bạn. Mọi chuyện đang trên đà tiến bước!

     Bạn hãy tưởng tượng trong một tương lai không xa khi đó người ta biết cách chế tạo các cơ quan tạng phủ theo yêu cầu. Cần một trái tim, một lá phổi hay một quả thận, chỉ cần đặt hàng cho labo để họ tổng hợp tạo ra một cơ quan hay phủ tạng từ chính tế bào của bạn. Điều đó thực sự sẽ là một cuộc cách mạng! Hiện nay, cách thức duy nhất để thay thế một cơ quan của người bệnh là ghép cơ quan của người cho (chết hay sống). Tuy nhiên, những người tình nguyện hiến tạng không có nhiều. Vào năm 2012, có đến 17.000 người cần ghép tạng nhưng chỉ có hơn 5.000 người được ghép. Và mỗi năm, gần 300 bệnh nhân tử vong vì thiếu tạng phủ để ghép.

                


    Chế tạo cơ quan phủ tạng tại labo cho phép lấp đầy chỗ trống này cũng như tránh được phản ứng thải trừ. Thật vậy, khi ghép một cơ quan thì cơ quan đó trở thành vật lạ đối với cơ thể người được ghép và như vậy phản ứng miễn dịch xảy ra. Để tránh phản ứng đó, bắt buộc phải sử dụng thuốc ức chế miễn dịch suốt đời. Và thuốc điều trị không phải lúc nào cũng có hiệu quả 100% mà còn có khả năng gây ra phản ứng phụ nguy hiểm.
    Một trong những cách thức để xoay chuyển tình thế là chế tạo cơ quan tạng phủ “lắp ghép” với chính tế bào của người được ghép tạng. Ý tưởng đó thật hấp dẫn khiến cho nhiểu labo lao vào dự án này. Từ năm 1999, TS Anthony Atala thuộc Viện y khoa tái tạo “Wake Forest”, Hoa Kỳ, đã tái tạo thành công 7 bàng quang hoạt động được và đã ghép cho bệnh nhân.
   Kỹ thuật chế tạo như thế nào?
Trước tiên, TS Anthony Atala tái cấu trúc bộ khung của bàng quang rồi sau đó phủ các tế bào lên trên. Thực vậy, tất cả các thành phần của cơ thể chúng ta, từ cái đơn giản nhất là mạch máu cho đến các tạng phủ phức tạp, đều có cùng một dạng bộ khung: đó là mạng lưới protêin, tạo ra vóc dáng của tạng phủ và cho phép các tế bào gắn lên trên. Nhà nghiên cứu đã hiệu chỉnh mạng lưới này bằng một loại gel mà khi khô sẽ tạo được bộ khung hoàn hảo giống như thật, được gọi là “ma trận”. Bằng cách đó, labo có thể tạo ra được “bản sao” cơ quan tạng phủ thích hợp cho từng bệnh nhân. Một khi đã có được bộ khung, TS Anthony Atala lấy ra một mẫu từ bàng quang của bệnh nhân để chọn ra một số tế bào, được gọi là “Tiền bào” (precursor). Các tế bào này tạo ra một loại dự trữ trong các tạng phủ của chúng ta. Chúng có khả năng nhân bản và sửa chữa các tổn thương nhỏ bằng cách thay thế các tế bào chết.

                     

  

VÀI TUẦN ĐỂ TÁI TẠO BÀNG QUANG     
    Bàng quang tạo ra “tiền bào” theo 2 loại: loại đầu tiên được lập trình để trở thành các tế bào bao phủ bàng quang và đảm bảo không để nước thấm qua; loại thứ hai để tạo ra các tế bào cơ. TS Anthony Atala nuôi cấy riêng biết 2 loại tế bào này để khi đủ “quân số”, nhà nghiên cứu dùng ống hút để cấy ghép lên bộ khung nhân tạo: loại đầu ở bên ngoài, loại hai ở bên trong. Sau đó, ông đặt cơ quan mới được tạo thành vào trong một cái chậu để tạo ra môi trường giống như trong cơ thể (37oC, có nhiều oxy) và được cung cấp chất dinh dưỡng liên tục và các yếu tố kích thích sự tăng trưởng của các “tiền bào”, nghĩa là biến chúng thành dạng tế bào. Sau 2 tuần lễ, nhà nghiên cứu có được trong tay một bàng quang hoàn hảo, sẵn sàng cho việc cấy ghép.

                                  

    Kỹ thuật chế tạo, đó là bước tiến thần kỳ trong lĩnh vực ghép tạng. Trong tương lai, các nhà nghiên cứu có thể mô phỏng theo cách thức này để chế tạo các cơ quan tạng phủ khác như phổi, thận, tim… được không?

BÌNH CŨ…MÀ RƯỢU MỚI
    Các cơ quan tạng phủ sống thường hoạt động với nhiều chức năng cùng một lúc. Vì vậy, theo TS Guillaume Luc thuộc Viện Nghiên cứu tái tạo thực quản, Bordeaux, Pháp,  việc tái chế là rất phức tạp. Hơn nữa, các tạng phủ này có một cấu trúc rườm rà, tạo ra các xoang, các ống và các nếp cuộn. “Ma trận” của chúng lại chứa một mạng lưới mạch máu dọc ngang, rất phức tạp cho việc tái tạo.
    Vì vậy, cần phải có một giải pháp khác: thay vì tái tạo “ma trận”, tại sao lại không tu sửa “ma trận” có sẵn trên thận hay tim… của người khác? Thật vậy, hiện nay gần 50% cơ quan bị tổn thương được hiến cho việc ghép tạng, đã không được sử dụng bởi vì các tế bào của chúng đã già nua, hư hại hay bị bệnh. Nhưng ngược lại, “ma trận” của chúng vẫn còn trong tình trạng nguyên vẹn và có thể tái chế được. Kể từ 20 năm nay, các nhà nghiên cứu đã thử dùng các chất gột sạch nhẹ để sạch diệt tất cả các tế bào của cơ quan được hiến tặng mà không làm hư hỏng “ma trận”. Kỹ thuật này đã thành công khi thử nghiệm trên chuột, heo và người. Ngay cả các mạch máu trên “ma trận” cũng được bảo tồn. Tuy vậy, vẫn còn phải khắc phục giai đoạn thứ 2: tái phân bố lại các dưỡng chất trần với tế bào của bệnh nhân. Quả thực đây là một thách thức lơn bởi vì tạng phủ lớn không phải chỉ chứa 2 loại tế bào khác nhau như ở bàng quang mà có đến khoảng 10 loại. Và mỗi loại tế bào này lại không “đồn trú” ở một nơi nhất định mà nó cùng tồn tại với các tế bào khác trên một diện tích khoảng vài mm2 . Thấy được sự phức tạp sự sắp xếp và bề dày của “ma trận”, nên việc tái tạo trong ống hút là bất khả thi!



CÔNG TRÌNH CHƯA HOÀN HẢO
     Như vậy, phải làm cách nào ? TS Harald Ott, giám độc Trung tâm Nghiên cứu và tái tao tạng phủ thuộc Viện đại học Havard, Hoa Kỳ, đã « hóa giải » được vấn đề này.
     Vào tháng 4/2013, TS đã thành công trong việc tái phục hồi một quả thận của chuột mà khi ghép vào con chuột khác, có thể hoạt động trong 6 ngày !  
     Tuy nhiên quả thận có được chưa hoàn hảo : nó tạo ra nước tiểu kém hơn thận tự nhiên đến 4 lần và khó khăn trong việc thải trừ các chất độc. Thật vậy, vấn đề quan trọng không phải là tái tạo từng chi tiết cấu trúc của cơ quan mà phải làm thể nào để các tế bào hoạt động đồng bộ với nhau cho đến khi hợp nhất làm một. Cần phải có các hoàn thiện được các yếu tố khác như kích thích vật lý, thần kinh hay hóa học để phát động được sự đồng bộ này. Công trình nghiên cứu cần phải đi sâu hơn nữa, tinh tế hơn nữa trước khi chế tạo trái tim, thận, gan có chức năng hoạt động như « hàng gốc ».
     Trong khi chờ đợi, một số các labo tập trung vào tái tạo các « mảnh » của cơ quan tạng phủ như van tim, thùy gan, đoạn ruột… Và mới chỉ như thế cũng đã cứu được mạng sống của nhiều người !
                                                                                        (Phỏng theo Science&Vie Junior)
                                                                                          BS NGUYỄN VĂN THÔNG

                                                                                             DrThong007@gmail.com

10 ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH ALZHEIMER

       Mỗi năm có 225.000 người mắc bệnh mới ở Pháp, căn bệnh Alzheimer đã thực sự bùng nổ. Năm 2010, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết chi phí cho căn bệnh này đã lên đến 446 tỉ euro, tức khoảng 1% GDP thế giới. Căn bệnh này đã trở thành một vấn nạn của nhân loại.
                                      

Chuyện gì xảy ra trong não bộ của bệnh nhân?
     Theo GS Philippe Amouyel thuộc Viện nghiên cứu Lille, Pháp, cho biết trong não bộ của người mắc phải chứng bệnh này, có một số nơ-ron bị tổn thương và chết đi. Có 2 dạng tổn thương: các mảng amyloid và thoái hóa sợi thần kinh.
     Dạng đầu tiên liên quan đến sự tích tụ của một loại protein, peptid -amyloid, với số lượng rất lớn, trở thành độc hại đối với não bộ. Theo TS Bernard Croisile, kể từ tuổi 75 trở đi, tất cả mọi người đều bắt đầu có biểu hiện về thoái hóa thần kinh. Thế nhưng, các mảng amylois lại đẩy nhanh sự suy thoái thần kinh ở những bệnh nhân bị bệnh Alzheimer. Các nơ-ron bị biến dạng dưới tác động của protein Tau. Khi một số lượng lớn nơ-ron bị phá hủy thì bắt đầu xuất hiện triệu chứng của căn bệnh Alzheimer.

Triệu chứng nào giúp cảnh báo bệnh?
     Theo GS Amouyel, kể từ tuổi 40, chúng ta đã bắt đầu bị rối loạn trí nhớ nhưng không đáng lo ngại. Tuy nhiên, rối loạn này ngày càng nặng thì phải đến bác sĩ để khám. Đây có thể là triệu chứng đầu tiên của căn bệnh này. Giai đoạn nhẹ này kéo dài trong khoảng từ 2 đến 4 năm. Bệnh nhân thường ít quan tâm. Đến giai đoạn nặng hơn, bệnh nhân mất đi tính tự chủ khi giao tiếp, lái xe, chạy bộ... họ rất khó thực hiện những công việc sinh hoạt hàng ngày, họ có điện thoại di động trong tay nhưng không biết phải sử dụng ra sao. Giai đoạn này tiến triển trong khoảng từ 2 đến 6 năm. Kế đó, bắt đầu xuất hiện các rối loạn về xử sự. Đó là sự thiếu kềm hảm của thùy trán. Có nghĩa là trước một cái bánh ngon, người bình thường sẽ trông chờ được chia cho một miếng thì người bệnh này sẽ ném đi mà không tiếc nuối. Ngoài ra, người bệnh còn bị ảo giác. Ở giai đoạn trầm trọng, xuất hiện các rối loạn vận động. Các rối loạn này làm mất đi sự cân bằng, bệnh nhân đứng phải dựa vào ghế hoặc phải nằm và nói năng rất khó. Ở giai đoạn cuối, bệnh nhân khó nuốt thức ăn và kết quả là suy kiệt.

Bệnh nhân chết như thế nào?
     Theo GS Amouyel, người ta không chết vì bệnh Alzheimer mà chết cùng với bệnh. 2/3 tổng số bệnh nhân sống trên 80 tuổi. Ở độ tuổi này, trung bình họ thường mắc 6 chứng bệnh khác nhau. Thông thường họ thường chết vì bị suy tim hay bệnh phổi.

Căn bệnh hiện diện từ khi nào?
     Vào năm 1901, BS Alois Alzheimer khuyến cáo bệnh nhân nữ Auguste Deter nên tắm nước nóng và nghỉ ngơi để chữa trị chứng rối loạn trí nhớ và để làm dịu các cơn co giật. Nhà tâm lý học người Đức này đã bị lôi cuốn bởi tính khí bất thường của bệnh nhân nữ 50 tuổi này. Sau khi Auguste tử vong, vào năm 1906, BS Alois Alzheimer đã khảo sát não bộ của bệnh nhân này và phát hiện một số lượng lớn nơ-ron bị chết đi. Vào năm 1910, lần đầu tiên người ta nói đến “bệnh Alzheimer”.

Alzheimer có lây thành dịch bệnh không?
     Theo thống kê, có khoảng 850.000 đến 900.000 người mắc bệnh Alzheimer ở Pháp nhưng chỉ có một nửa là được chẩn đoán. Theo chuyên gia về tâm thần Judes Poirier và Serge Gauthier thuộc Viện đại học McGill, Montreal, Canada, số lượng người mắc bệnh Alzheimer gia tăng tương tự như dịch bệnh trong vòng 40 năm đến. Theo tiên đoán của các nhà nghiên cứu, vào năm 2050, con số mắc bệnh Alzheimer đạt đến 115 triệu người so với 35 triệu hiện nay, trong đó 97% trường hợp được chẩn đoán sau độ tuổi 65 với đỉnh cao giữa 75 và 80 tuổi. 2/3 là phụ nữ bởi vì phụ nữ sống lâu hơn nam giới.

Alzheimer có bị di truyền không?
     Hình thái di truyền chỉ liên quan đến 2-3 bệnh nhân trên 100. Các dạng này xảy ra do biến đổi gen được biểu hiện ở nhiễm sắc thể 1, 14 và 21. Một người mang một trong những đột biến gen này chỉ có ½ nguy cơ truyền bệnh cho con cái. Dạng di truyền gia đình này xuất hiện sớm hơn dạng thông thường: khoảng từ 30-40 tuổi. 97% còn lại không bị di truyền.
     Vào tháng 10/2013, nhóm nghiên cứu thuộc Viện nghiên cứu khoa học Pháp (Inserm)  xác định đã phát hiện thêm 11 gen mới. Tóm lại, có tất cả 21 gen đã được phát hiện. Người nào càng có nhiều gen đó thì nguy cơ phát triển bệnh càng tăng lên.

Phải chăng có những yếu tố làm cho dễ mắc bệnh?
     Ngoài yếu tố di truyền, chỉ có tuổi tác là yếu tố không còn bàn cải gì nữa. Theo GS Amouyel, những người bị bệnh cao huyết áp hay mạch vành thì nguy cơ bị bệnh Alzheimer cao hơn. Những bất thường về mạch máu não tạo ra một cơ địa dễ bị rối loạn trí nhớ. Các tổn thương não dù nhỏ mà lặp đi lặp lại cũng dễ phát sinh bệnh.
     Nhiều công trình nghiên cứu gần đây của GS Bernard Begaud ở Bordeau, Pháp, cho thấy những người sử dụng thuốc an thần (như benzodiazepin) dài ngày cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh này.

Phải chăng bệnh nhân mất hoàn toàn các kỷ niệm của họ?
     Theo TS Bernard Croisile, thùy hải mã là cửa ngõ “ký ức hóa” các thông tin mới nhận. Trong căn bệnh Alzheimer, chính tại đây đã xuất hiện những tổn thương đầu tiên. Kết quả: thông tin không vào được trong thùy hải mã để được lưu trữ. Những bệnh nhân bị mất ký ức gần khiến cho họ hay nói lãm nhãm. Căn bệnh này “gậm nhắm” các kỷ niệm gần nhất và đến một giai đoạn tiến triễn hơn thì sẽ làm tiêu luôn các kỷ niệm xa hơn. Chỉ duy nhất cịn tồn tại những kỷ kiệm thời thơ ấu. Vùng bị tổn thương sau cùng là tiểu no: nơi lưu trữ những kư ức về chuỗi hành động, thí dụ như đi xe đập, mặc áo quần, ăn uống hay đi đứng.
                  

                       Kỹ niệm thời thơ ấu bị biến mất sau cùng bởi vì căn bệnh này
                     gây tổn thương trước tiên ở vùng não lưu trữ ký ức gần.  

Làm sao để chẩn đoán bệnh?
     Hiện nay ở Pháp có khoảng 400 cơ sở tư vấn về trí nhớ mà phần lớn đều nằm trong bệnh viện. Trước tiên, bác sĩ thăm khám về những than phiền của bệnh nhân. Kế đến, cho họ làm một chuỗi các xét nghiệm để đánh giá về sức khỏe thể chất và trí tuệ của bệnh nhân như trí nhớ, cách định hướng... Chủ yếu là để xác định hay loại trừ sự hiện diện của những rối loạn khác ảnh hưởng đến trí nhớ như bệnh trầm cảm, GS Ceccaldi cho biết như vậy. Một lần xét nghiệm máu có thể loại bỏ những nguyên nhân về nội tiết như bệnh về tuyến giáp. Sau cùng, bệnh nhân có thể được cho chụp cộng hưởng từ hạt nhân (MRI) hay tối thiểu là chụp cắt lớp (CT Scan) sọ não. Ở đây cũng với mục đích loại trừ những nguyên nhân khác. Chụp MRI hay CT cũng có thể phát hiện những vùng não bị teo, đặc biêt là vùng hải mã.

                                         

                                        Các tét thử nghiệm, nhất là về ký ức ngắn hạn
                                được sử dụng để chẩn đoán bệnh Alzheimer.

     Thêm vào đó, bác sĩ có thể chọc dò tủy sống để khảo sát dịch não tủy. Khảo sát này có thể phát hiện những bất thường trong định lượng protein. Thông thường là 2 tháng để có được chẩn đoán xác định, tối đa là 6 tháng đối với những trường hợp phức tạp.

Có thể phòng ngừa bệnh được không?        
     Theo GS Jean-François Dartigues cho biết qua các công trình nghiên cứu trước đây có thể làm giảm nguy cơ phát triển bệnh. Về mặt dinh dưỡng, một công trình nghiên cứu vào năm 2008 được công bố trên tạp chí “British Medical Journal” cho thấy chế độ ăn theo kiểu Địa Trung Hải có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer đến 13%. Một số yếu tố khác cũng có thể làm chậm sự phát triển bệnh như các hoạt động về trí não bao gồm đọc sách, đánh cờ, chơi bài, không xem TV... đi du lịch hay làm vườn cũng rất tốt. Giao tiếp xã hội cũng rất quan trọng như thăm viếng bạn bè, đi ăn nhà hàng cùng với gia đình, chơi thể thao, đi bộ, bơi lội... Cuối cùng là uống một ít rượu vang vì rượu vang có tính năng bảo vệ tim mạch.

                   

                       “Nghệ thuật liệu pháp” được sử dụng để điều trị cho bệnh nhân
                           mắc bệnh Alzheimer ở một Trung tâm chữa bệnh tại Pháp.

     Khi đã có biểu hiện triệu chứng của bệnh thì cần điều trị thuốc để làm giảm các rối loạn về trí nhớ hay rối loạn hành vi. Theo GS Amouyel, chỉ có thể làm giảm các triệu chứng ban đầu chứ không thể ngăn chận bệnh được. Một vài loại thuốc tác dụng trên lượng acetylcholin, đây là chất trung gian thần kinh can thiệp vào “kho lưu trữ” ký ức và luyện tập.
     Ở giai đoạn tiến triển, liệu pháp chữa trị thường nhắm vào hệ glutamatergic, giúp cải thiện khả năng tư duy và làm giảm sự bồn chồn của bệnh nhân. Sau cùng, thuốc dưỡng thần có thể giúp ích cho bệnh nhân. Thí dụ thuốc chống trầm cảm có thể làm giảm tính vô cảm và sự kích động của bệnh nhân.  
                                                                       (Phỏng theo Çà M’Intéresse)
                                                                         BS NGUYỄN VĂN THÔNG

                                                                            DrThong007@gmail.com

                       BIẾN PHẢN ỨNG PHỤ ...
                                 THÀNH “THẦN DƯỢC”

      Phản ứng phụ cũng giống như một sự trêu ngươi: thực vậy, nhiều công trình nghiên cứu đã “biến chế” các phản ứng phụ thành những phương thuốc thần kỳ. Nhưng đó mới chỉ là những trường hợp ngẫu nhiên và cũng hiếm hoi. Từ đây, có thể nghiên cứu để chế biến các phản ứng phụ của thuốc để cho ra đời những loại thuốc mới, không phải bằng ngẫu nhiên, cục bộ mà trên phương diện vĩ mô.
     Hy vọng tìm ra những phương thuốc mới để chữa trị những căn bệnh nan y đối với ngành công nghiệp dược, sẽ là một giải pháp mang tính đột phá. Bởi vì tất cả các loại thuốc đều có tác dụng phụ. Tác động trên các protêin mà một sự thay đổi hoạt tính hoặc định lượng có thể mang lại hậu quả cho cơ thể. Theo TS Atul Butte thuộc Viện đại học Stanford, Hoa Kỳ, cho biết “Làm sao mà một thứ thuốc lại chỉ có một tác dụng duy nhất được”, thí dụ như Mediator, thuốc gây chán ăn để giảm béo bằng cách làm tăng sự tổng hợp glycogen ở gan lại gây ra tổn thương các van tim. Tương tự, thuốc Pandemrix, văcxin phòng chống cúm H1N1 lại là tác nhân gây ra chứng buồn ngủ. Những thí dụ về tác dụng phụ độc hại đối với sức khoẻ con người còn nhiều lắm… Tuy nhiên, vấn đề đó còn phụ thuộc vào đối tượng bởi vì tác dụng phụ có hại cho người này nhưng lại có ích cho kẻ khác. Ta thử hình dung xem trường hợp sau: một loại thuốc làm tăng lượng protêin như là phản ứng phụ thì điều này lại vô cùng lợi ích cho những người suy dinh dưỡng!
                                           


Hiệu ứng có lợi
     Tìm kiếm những hiệu ứng có lợi từ đằng sau phản ứng phụ đã mở ra một hướng mới cho ngành công nghiệp dược.
    Trên bình diện vĩ mô, nghệ thuật tái chế này sẽ cho ra đời vô số loại thuốc mà chưa ai từng nghĩ đến. Cho đến tận bay giờ, chưa có ngành công nghiệp dược nào có thể tiên lượng trước việc biến chế phản ứng phụ thành “thần dược” này được. Lâu nay chỉ do ngẫu nhiên trong quá trình điều trị hay thử nghiệm lâm sàng mà thu hái được thành quả. Đây là khúc quanh lịch sử của ngành dược bằng cách biến đổi các tác dụng phụ thành thứ thuốc “tiên khởi” đầy hiệu quả. Mặc dù vậy, đây mới chỉ còn là một con số rất khiêm tốn.  
   
Một số trường hợp điển hình

  VIAGRA :  Từ cơn đau thắt ngực đến rối loạn cường dương.
      Đây là phản ứng phụ kỳ diệu nhất trong lịch sử y học! Vào năm 1991, công ty Pfizer đã cho tiến hành một cuộc thử nghiệm lâm sàng với chất Sildenafil, một phân tử chủ yếu dùng để điều trị chứng đau thắt ngực. Tác dụng đối với tim mạch chỉ ở mức…thường thường bực trung nhưng các đối tượng thử nghiệm đều than phiền phản ứng phụ rất khó chịu: họ đều bị cương dương vật rất mạnh và rất lâu. Tức thì, một cuộc thử nghiệm được tiến hành trên 3.700 người bị chứng liệt dương kéo dài trong 3 năm từ 1993 đến 1995. Và như vậy, “thần dược” Viagra đã ra đời! Mười triệu hộp thuốc được tiêu thụ mỗi năm.




   ASPIRIN: Từ thuốc chống đau hạ nhiệt đến phòng ngừa tai biến mạch máu.
    Một công dụng thiết yếu được ứng dụng ngày hôm nay của Acid acetylsalicylic, xuất phát từ phản ứng phụ gây xuất huyết dạ dày đã được biết đến từ lâu. Thực vậy, trong khi nghiên cứu tìm hiểu tại sao thuốc chống đau này lại dễ gây ra xuất huyết mà các nhà nghiên cứu đã chế biến thành thuốc chống đông máu từ năm 1967. Tuy nhiên, phải chờ đến thập niên 1970, Aspirin liều thấp (lúc đầu 100mg, nay còn 81mg) mới được sử dụng rộng rãi trong phòng ngừa tai biến mạch máu.
                             


  BACLOFEN: Từ chứng vẹo cổ đến cai nghiện rượu.
    Liệu pháp thần kỳ để cai nghiện rượu đã “ẩn núp” từ nhiều năm nay trong một loại thuốc điều trị chứng vẹo cổ. Trong tác phẩm “Le Dernier Verre” (Ly rượu cuối cùng) được xuất bản năm 2008, chuyên gia tim mạch lừng danh người Pháp, GS Olivier Ameisen đã diễn tả thật ấn tượng bằng cách nào mà ông đã thoát ly được chứng nghiện rượu “trầm kha” của ông. Do đau vẹo cổ, ông đã “liều lĩnh” dùng liều rất cao loại thuốc Baclofen và điều kỳ diệu đã xảy ra: cơn nghiền rượu của ông đã tiêu mất!
    Một cuộc thử nghiệm lâm sàng vừa mới được khởi sự và kết quả công trình sẽ được công bố vào năm 2013.

                    


  AVASTIN: Từ chữa trị ung thư đại tràng đến thoái hoá võng mạc do tuổi tác.
    Với giá chỉ bằng 1/40, Avastin trước đây được sử dụng để chữa trị bệnh ung thư đại tràng thì sắp đến sẽ được chuyển hướng sang điều trị căn bệnh thoái hoá võng mạc do tuổi tác, thay cho thuốc đặc hiệu Lucentis, quá đắt tiền.
    Tác dụng kỳ diệu này được chuyên gia mắt bị mắc cả 2 chứng bệnh trên phát hiện ngẫu nhiên vào năm 2005. Từ đây, rất nhiều bác sĩ chuyên khoa mắt ưa thích, kê đơn thuốc Avastin mà liệu trình điều trị chỉ tốn khoảng 30 euro thay vì phải mất đến 1200 euro khi dùng Lucentis.    
     
                            


Hướng phát triển mới   
    Tuy nhiên, mọi việc đang trên tiến trình đổi thay: Một nhóm nghiên cứu đã tìm được bằng cách đối chiếu, sử dụng các kỹ thuật khác nhau để tiên lượng được những tác dụng chữa trị từ các phân tử thuốc mới, được thử nghiệm trên người. Họ đã theo dõi được dấu vết mà trước đây chưa bao giờ được nghĩ đến…
     Trước tiên, nhóm nghiên cứu của TS Atul Butte thuộc Viện đại học Stanford, Hoa Kỳ, bao gồm công việc đối chiếu so sánh 2 cơ sở dữ liệu miễn phí trên mạng internet :
        - đầu tiên là thống kê lại hiệu ứng của 164 loại thuốc có biểu hiện gen trong tế bào người.
        - thứ hai là mô tả hiệu ứng của 100 dạng bệnh lý khác nhau liên quan đến biểu hiện gen này.
      Sau đó, các nhà nghiên cứu đã đối chiếu các dạng biểu hiện gen dựa trên giả thuyết là tất cả các loại thuốc đều có một tác dụng di truyền ngược lại với tác dụng của một bệnh lý sẽ là ứng cử viên sáng giá cho loại liệu pháp này. Thật vậy, một lý luận rất logic, rất nhiều liên hệ được đề xuất từ phương pháp này tương ứng với những liệu pháp đã được tung ra trên thị trường, khẳng định sự khả thi của sự tiên đoán. Nhất là các nhà nghiên cứu đã chứng thực trên lâm sàng giá trị của sự liên kết“thuốc-bệnh”. Cimetidine, hiện nay đang đuợc kê đơn để điều trị loét dạ dày-tá tràng, lại có tác dụng làm giảm sự tăng trưởng của ung thư phối trên chuột như tiên đoán. Tương tự, thuốc chống động kinh Topiramate lại có tác dụng làm giảm triệu chứng của viêm đại tràng         ở chuột như dự đoán.
     Tổng cộng, trên 16.400 khảo sát “thuốc-bệnh” thì có gần 1500 có biểu hiện trái ngược cho phép nghiên cứu phản ứng phụ có lợi ích. Như vậy, một nửa trong số các ứng cử viên đó đã cho thấy được bệnh căn. Tỉ lệ trên còn được cải thiện hơn nữa bởi vì dữ liệu về thuốc sẽ được nhân rộng trong những năm đến.
                   

      Đó chưa phải là tất cả. Tháng 6/2011 vừa qua các nhà nghiên cứu thuộc Viện đại học Tel Aviv đã cho thấy sự hiệu quả của một phương pháp khác, được đặt tên là Baptisée Predict. Phương pháp này nhắm đến việc tập hợp lại các thuốc và bệnh có chức năng tương ứng với phản ứng phụ trên cơ thể. Sau đó, các nhà nghiên cứu thử nghiệm mỗi loại thuốc trên các loại bệnh tương ứng với phản ứng phụ của thuốc để tìm ra thuốc mới. Và ngược lại, họ thử nghiệm trên mỗi loại bệnh các loại thuốc có tác dụng tương ứng.
    Đồng thời, ở Lille, thành phố lớn của Pháp, TS Benoit Deprez và Terrence Beghyn đã thử nghiệm một phương pháp khác. Họ thử nghiệm các hiệu ứng của thuốc trên các tế bào nuôi cấy của bệnh nhân mắc bệnh di truyền hiếm gặp để tìm ra loại thuốc có khả năng giúp gen trở lại trạng thái bình thường. Theo TS Benoit Deprez cho biết đã tìm ra được một phân tử có hiệu quả rất đáng khích lệ.
    Lợi ích của ngành công nghiệp dược là rất hiển nhiên. Phát triển nhiều loại thuốc mới khác nhau mà chỉ từ cùng một hoạt chất thì quả là nhanh và ít tốn kém hơn rất nhiều so với việc sản xuất một loại thuốc mới cho từng bệnh. Đây sẽ là bước đột phá của ngành công nghiệp dược trong tương lai.
                                                                               (Phỏng theo Science&Vie)
                                                                              BS NGUYỄN VĂN THÔNG
                                                                                 DrThong007@gmail.com
                              


HỒN MA 2.0 
                      THỰC HƯ KHÓ LƯỜNG !
              

    Một độc giả của tạp chí Science et Avenir Junior của Pháp, có máu mê cầu hồn, đã thấy hồn ma Michael Jakson hiện lên trên màn hình cái máy tính bảng (PC tablet) của nó và tự phát ra bài hát. Có phải đây là một trường hợp ma nhập vào máy tính không? Tạp chí SVJ đã tiến hành cuộc điều tra.


    Một trăm sáu mươi ngàn! Đó là con số máy tính bảng với màn hình cảm ứng đã được bán ra ở Pháp vào lễ Giáng Sinh năm 2010. Và đó mới chỉ là bắt đầu: theo các chuyên gia thì năm 2011 sẽ là năm bùng nổ của thiết bị công nghệ cao này. Thực sự, máy tính bảng giống như một vật trang sức nhưng với nó, người ta có thể lướt web, nghe nhạc, xem phim… Hay kỳ lạ hơn như trường hợp của một độc giả trẻ tuổi của tạp chí  Science et Vie Junior (S&VJ). Chàng trai có tên là Jean Tandevoy sống ở  Saint-Méloir-des-Ondes, trong vùng Ille-et-Vilaine, đã tìm đến toà soạn tạp chí S&VJ để tâm sự sau khi trải qua những giờ phút kỳ lạ với cái máy tính bảng của nó.

            Anh chàng Jean Tandevoy đã thuật lại câu chuyện như sau:
   “Cùng với nhóm bạn, chúng tôi là những tín đồ say mê chuyện cầu hồn và chuyện những cái bàn tự quay. Tối thứ bảy vừa rồi, chúng tôi đắm mình vào những buổi cầu hồn kéo dài rất lâu ở nhà một người bạn có căn nhà thuộc loại “cổ kính”. Để cầu hồn, chúng tôi ngồi quanh cái bàn loại một chân, tay để trên bàn, 2 ngón tay cái giao nhau, những ngón tay út của người này chạm với người kế bên. Với sự tập trung cao độ, đột nhiên nhóm bạn đã cảm nhận được hiện tượng kỳ lạ : ánh đèn của ngọn nến đặt trên bàn tự dưng xao động và cái bàn tự động lắc lư. Nhưng chuyện đó thì đã “xưa” như trái đất rồi. Điều chúng tôi muốn thực hiện bây giờ là sử dụng máy tính bảng để tiếp xúc với thế giới bên kia. Từ đâu mà chúng tôi có ý nghĩ điên rồ này? Là do chúng tôi đã biết đến hiện tượng nghe được tiếng nói của người đã khuất thông qua máy cassette hay TV. Vì vậy, tại sao chúng tôi lại không dùng máy tính bảng xem thử ra sao?
     Sau vài buổi cầu hồn bằng máy tính bảng, tôi và các bạn đã kinh ngạc với kết quả có được. Thật vậy, máy tính bảng bỗng nhiên sáng lên mặc dầu không có ai bật nút “ON”. Và đó chỉ mới là khúc dạo đầu : tức thì máy tự động chơi những bản nhạc mà chưa bao giờ chúng tồi ghi vào máy. Tôi không thể nào quên được cái đêm hôm đó, 17 tháng 12 năm 2010 vào lúc 1 giờ 27 phút. Đột nhiên, giọng hát của Michael Jackson vang dội lên. Một cảm giác ớn lạnh chạy khắp người tôi khi nghe những khuôn nhịp đầu tiên của bản Beat it …  Nhưng đó chưa phải là điều kinh ngạc nhất. Một lần nọ, khi màn hình bật sáng, chúng tôi không còn tin vào mắt mình nữa : trên màn hình máy tính bảng xuất hiện khuôn mặt của Michael Jackson! Chúng tôi quá sức phấn khích, đồng la to : thành công rồi, hồn Bambi đã nhập vào máy tính bảng!

             


    Từ đó, cái máy tính bảng đó đã trở thành một vật không thể thiếu được cho các buổi cầu hồn. Chúng tôi cho rằng máy tính bảng đã hoạt động như là một cái ăng-ten để thu nhận các tín hiệu từ các ca sĩ đã khuất bóng. Nhưng họ là ai? Có phải thật sự là Michael không? Vì sao “ngài” lại chịu tiếp xúc với chúng tôi? Chúng tôi thật sự phấn khích và hài lòng cho đến khi … bỗng trượt mất.
    Bởi vì những buổi cầu hồn tiếp sau đó, chúng tôi hy vọng được thưởng thức bản nhạc Thriller nhưng nhiềm mong muốn đã nhường chỗ cho sự rụng rời: trong căn phòng bỗng vang lên bản nhạc Papayou của cố nhạc sĩ người Pháp Carlos, mất năm 2008. Chúng tôi vội vàng tắt máy nhưng không thể tắt được. Sau khi phải nghe hết 3 bản nhạc thì máy tự tắt.
                           


    Vài ngày sau, lại xảy ra câu chuyện “ngượng ngùng” trên chiếc xe buýt. Tôi ngồi cạnh một cô gái, đẹp như diễn viên Megan Fox. Thình lình, từ đáy chiếc balô máy tính bảng của tôi gào lên bài ca bất hủ “Laisse-moi t’aimer” (Hãy để tôi yêu em) của Mike Brant, cố nhạc sĩ mất năm 1975, khiến cho tôi ngượng đỏ mặt, vội vàng xuống khỏi xe buýt dù còn đến 3 trạm nữa mới đến. Trở về nhà, tôi giam mình trong căn phòng và trải qua cả buổi chiều để lang thang tìm kiếm trên mạng. Cuối cùng tôi đã khám phá ra mối liên hệ giữa Carlos và Mike Brant : Carlos là người thầy dìu dắt cho Mike Brant trên sân khấu ca nhạc. Tôi tự cảm thấy mình đã mở ra được cánh cửa về thế giới bên kia của các ca sĩ người Pháp đã mất. Tôi cảm thấy kinh hãi và bèn tìm đến tạp chí Scien et Vie Junior để giải bày tâm sự và hy vọng tạp chi S&VJ sẽ tìm ra lời giải đạp cho tôi”

                                        THAY LỜI KẾT

     Theo tạp chí S&VJ, hiện tượng trên có thể do lỗi của chip điện tử, nên đã gây ra hiện tượng nhiễu sóng làm cho Jean và các bạn tưởng là do hồn ma cảm ứng. Để kiểm chứng, tạp chí S&VJ đã cùng Jean đem cái máy tính bảng đó đễn F.L.A.N (Forum de Logique et d’Analyse Numérique) cơ quan có thgẩm quyền để giám định máy.
     Kết quả: theo GS Hucine của F.L.A.N cho biết các test trắc nghiệm các linh kiện của máy đều rất tốt, không có một lỗi nào để có thể gây ra hiện tượng nhiễu loạn điện từ được. Theo GS Hucine, hiện tượng trên chỉ có thể do tác động của thế giới “bên kia” gây ra mà thôi.
CÓ MỘT “VÙNG XÁM” BÍ ẨN
     Thật vậy, GS Hucine và cộng sự cũng đã phát hiện ra một sự bất thường. Theo GS Hucine cho biết khả năng lưu trữ của các loại máy tính này đều được thực hiện thông qua giao diện đồ hoa, dưới dạng một thanh ngang (xem hình) để chứa dữ liệu mà ta nhập vào. Và khi bộ nhớ đã đầy thì dung tích cũng thế. Vì vậy, trên những cái máy tính bảng “bị ma nhập” này, ngay cả khi bộ nhớ đã đầy và ta không thể nhập thêm bất kỳ dữ liệu nào nữa cả thì vẫn luôn luôn còn một khoảng trống trên dung tích, một phần của thanh RAM còn bỏ trống, được gọi là “vùng xám” bí ẩn.

          


     Phải chăng  trên máy tính bảng của Jean cũng có một vùng xám bí ẩn đó chỉ nhạy cảm với những rối loạn điện từ ? Và một khi nhập vào máy, những rối loạn điện từ này đã tác động gây ra những bất thường về sự hoạt động của máy như gây nhiễu loạn khiến cho máy không xử lý kịp thời các âm thanh trên internet như trường hợp xảy ra các bài hát của Michael Jackson, Carlos và Mike Brant. Nhưng theo giả thuyết này thì những rối loạn điện trường đó đến từ đâu, từ đâu mà có ? Và Jean vẫn tin rằng máy tính bảng của nó bị ma nhập và Jean cứ mơ tưởng hồn Micheal Jackson nhập vào máy Jean và cất tiếng hát mỗi đêm … 
                                                    (Phỏng theo “Esprit2.0”, Science et Vie Junior)
                                                                     NGUYỄN VĂN THÔNG                
****************
BỤNG  :
              SỨC KHỎE CỦA CHÚNG TA

                              
  


                                           B NÃO TH HAI

       100 triệu nơ-rôn tạo nên một hệ thần kinh thực sự nằm trong bụng , được xem là bộ não thứ hai của chúng ta. Đây là một phát hiện mới mang tính đột phá cách mạng...

                                  


HỆ THẦN KINH RUỘT
      Nếu bạn mắc chứng chán ăn do thần kinh (anorexia nervosa) thì đó không phải là một chứng bệnh liên quan đến thần kinh mà lại là một rối loạn của đường tiêu hóa!Hoặc ta có thể chẩn đoán bệnh Parkinson chỉ bằng cách khảo sát các tế bào của ruột già!
      Nếu cách đây 15 năm, các giả thuyết nêu trên bị xem là hoang tưởng thì bây giờ những ý tưởng đó đang được nghiên cứu một cách nghiêm túc. GS Michael Gershon thuộc Viện đại học Columbia, NewYork, Hoa Kỳ, đã thực hiện các công trình nghiên cứu đó. Nhà nghiên cứu người Mỹ này đã phát hiện bộ não thứ hai, còn gọi là hệ thần kinh ruột, nằm trong bụng của chúng ta. Trái ngược với tim và cơ bắp được điều khiển bởi hệ thần kinh trung ương nằm trong sọ não, ruột non của chúng ta cũng tạo ra một hệ thần kinh riêng biệt, được gọi là hệ thần kinh ruột. Hệ thần kinh này hoàn toàn tự động mà nếu thiếu nó thì hệ tiêu hóa sẽ bị tê liệt, không hoạt động được. Chẳng hạn như trong bệnh Hirschsprung, có sự phát triển bất thường của hệ thần kinh ruột khiến cho đoạn đầu tiên của ruột già không có sự phân bố thần kinh, khiến cho ruột già không hoạt động được, gây ra chứng táo bón và tắc ruột trầm trọng.

        


   Thật kỳ lạ, bộ não thứ hai này không có hình thù của một cái đầu bé tí nằm trong hố bụng mà nó được trải dài dọc theo hệ tiêu hóa dưới dạng một mạng lưới chứa hàng trăm triệu nơ-rôn, bao phủ toàn bộ mặt trong của niêm mạc ruột. Cấu trúc của nơ-rôn hệ thần kinh ruột cũng tương tự như của hệ thần kinh trung ương, chỉ có một sự khác biệt duy nhất: nơ-rôn của hệ thần kinh ruột không được bao phủ bởi màng myelin, nên tốc độ dẫn truyền thần kinh không được nhanh. Tuy vậy, tín hiệu mà ruột gởi đi cũng không cần thiết phải nhanh làm gì bởi vì hoạt động của ruột do nó điều khiển cũng khá chậm và hơn nữa nó nằm quá gần cơ quan mà nó điều khiển. Chức năng chủ yếu của hệ thần kinh ruột là kích hoạt sự tiêu hóa: nó kiểm soát nhu động ruột để đảm bảo sự chuyển động của thức ăn cũng như sự tiết dịch tiêu hóa. Đồng thời, nó nhận các tín hiệu từ các tế bào đặc biệt nằm trong ruột non, có chức năng phân tích thực trạng của môi trường như độ acid, bản chất của thức ăn, độ độc hại... Thí dụ như có một miếng bip-tết bị ôi thiu, tức thì các tế bào cảnh giác sẽ cảnh báo cho hệ thần kinh ruột và lập tức hệ thần kinh trung ương phát động sự co thắt nhu động ruột theo chiều ngược lại khiến cho “nạn nhân” bị nôn ói...

95% SEROTONIN ĐƯỢC SẢN XUẤT Ở RUỘT NON
      Hệ thần kinh ruột gởi đều đều các “báo cáo” về não bộ qua dây thần kinh phế vị để đảm bảo thông thương theo 2 hướng nhờ có các chất trung gian dẫn truyền thần kinh trong máu. Có khoảng 20 chất trung gian này được xác định, trong đó nổi bật nhất là Acetylcholin, dopamin và serotonin. GS Gershon khẳng định là khoảng 95% serotonin được sản xuất trong ruột non. Chỉ một phần nhỏ chất serotonin này kích hoạt não bộ ở vùng dưới đồi, gây ra xúc cảm. Đến bây giờ, các nhà khoa học đã xác định xúc cảm có thể gây ra các tác động ở hệ tiêu hóa và  ngược lại. Một sự viêm nhiễm ở ruột già có thể tạo ra sự phóng thích serotonin, gây ra xúc cảm với hiệu ứng tiêu cực do một loạt tín hiệu được truyền đi.
     Theo GS Gershon, tác động này như “mũi giáo và cái khiên”. Thí dụ như trong trường hợp nhiễm trùng, một số tế bào ruột non tiết ra chất trung gian dẫn truyền thần kinh này. Chất này sẽ kích thích hệ miễn dịch đồng thời ức chế phản ứng viêm. Như vậy, nó khởi đầu cho một tiến trình bảo vệ cho các nơ-rôn tránh được phản ứng viêm. Khám phá mới lạ này đã mở ra một hướng mới mang tính cách mạng bởi vì lối vào ruột non trăm lần dễ hơn là sọ não để nghiên cứu một số bệnh.
     Vào năm 2010, Viện nghiên cứu Inserm913, thành phố Nantes, Pháp, đã tiến hành khảo sát các nơ-rôn của hệ thần kinh ruột ở các bệnh nhân mắc chứng Parkinson. Kết quả cho thấy trong số 29 bệnh nhân thì có đến 21 người có biểu hiện bất thường ở hệ thần kinh ruột tương tự như được nhận thấy ở các nơ-rôn của hệ thần kinh trung ương: đó là các mảng protêin, được gọi là thể Levy. Theo GS Michel Neunlist, giám đốc điều hành Inserm, cho biết độ trầm trọng của bệnh tương quan với độ tổn thương của các thể Levy này. Như vậy, các nhà nghiên cứu có thể thiết lập các tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh Parkinson, chỉ đơn giản là bằng cách quan sát các mẫu sinh thiết lấy từ ruột non. Cũng có nghĩa là chỉ cần xác định được các triệu chứng tiêu hóa của những bệnh nhân này ta có thể chẩn đoán bệnh Parkinson, sớm hơn 20 năm trước khi các triệu chứng vận động đầu tiên xảy ra, khiến ta có thể điều trị cho bệnh nhân từ rất sớm.
                      


      Các nhà nghiên cứu của Viện Inserm Nantes còn quan tâm đặc biệt đến một thành phần khác của hệ thần kinh ruột: đó là các tế bào hình sao. Tương tự như trong não bộ, các tế bào này hoạt động với mối tương quan mật thiết với các nơ-rôn của hệ thần kinh trung ương. Vì vậy, chúng đóng một vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ rào chắn thượng bì ruột. Rào chắn thượng bì này bao phủ toàn bộ mặt trong của ruột, chỉ để lọt qua các chất dinh dưỡng còn ngăn chận lại tất cả các tác nhân gây bệnh cũng như các chất độc đối với cơ thể. Trong trường hợp như viêm đường ruột hay ung thư đại trực tràng thì tính chọn lọc này bị giảm đi. Vì vậy, vai trò của tế bào hình sao là tăng cường sự điều chỉnh và kiểm soát sự tăng sinh tế bào của rào chắn thượng bì này. Bằng cách kích hoạt các tế bào hình sao thông qua các nơ-rôn, các nhà nghiên cứu có thể ngăn chận được sư hư hại của rào chắn thượng bì này. Từ đó, một số liệu pháp chữa trị đang được các nhà nghiên cứu thử nghiệm. Trong số đó, nổi bật nhất là liệu pháp kích thích nơ-rôn bằng dòng điện (tương tự như máy tạo nhịp tim pace-maker). Các nhà nghiên cứu còn đặc biệt quan tâm đến các acid béo omega-3 hoặc một vài chất xơ bởi vì một khi đã được biến dưỡng trong ruột non, chũng có thể tổng hợp được các chất trung gian thần kinh dành cho nơ-rôn và các chất này tự chúng có thể kích hoạt tế bào hình sao.           

                 100.000 T VI KHUN BO V CƠ TH CHÚNG TA

      Một trặm ngàn tỉ vi khuẩn cư trú trong tiêu hoá của chúng ta đã trở thành đối tượng nghiên cứu của các nhà khoa học. Thật vậy, công trình nghiên cứu mang tên MetaHIT là dự án do Viện nghiên cứu Inra thực hiện kéo dài trong 4 năm và đã kết thúc vào tháng 6/2012. Các nhà nghiên cứu đã giải mã bộ mã gen (genome) của hầu hết các vi khuẩn cư trú trong hệ tiêu hoá của chúng ta. Bằng cách phân tích phân của hàng trăm người châu Au, các nhà nghiên cứu đã mô tả được 3,3 triệu gen của vi khuẩn tức là gấp 150 lần bộ mã gen của con người. Nhờ phân tích các khuẩn lạc này, các nhà nghiên cứu đã sắp xếp thành 3 loại theo họ của vi khuẩn tiêu biểu nhất như Bacteroid, Prevotella và Ruminococcus. Cũng tương tự như nhóm máu, họ tập hợp các nhóm trên thành một nhóm gọi là “Nhóm ruột” hay “Týp ruột” đặc thù. Một dự án khác cũng ở châu Au, có tên gọi là MetaGenoPolis, sẽ được tiến hành vào năm 2013. Dự án nhắm vào nhiều mục đích, trong đó có mục đích thiết lập ngân hàng sinh học bảo tồn mẫu phân của một triệu người.

                                                        


     Tại sao phân lại khiến các nhà nghiên cứu quan tâm đến như vậy? Càng lúc các công trình nghiên cứu càng cho thấy mối liên hệ giữa thành phần cấu tạo của khuẩn lạc với tình trạng sức khỏe của con người. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra sự mất quân bình vi khuẩn trong các bệnh lý đường ruột như hội chứng đại tràng kích thích cũng như các chứng viêm đường ruột mạn tính như bệnh Crohn...

PROBIOTIC GIÚP SỰ TIÊU HÓA VÀ CHỐNG TRẦM CẢM
    Thật là ngoài sức tưởng tượng, các công trình nghiên cứu cho thấy vi khuẩn đường ruột ở trẻ em bị hen suyễn khác hẵn với vi khuẩn ở trẻ bình thường. Cũng vậy, vi khuẩn của trẻ béo phì cũng khác với trẻ bình thường. Các nhà nghiên cứu tự hỏi đây có phải là hậu quả của thói quen ăn uống không?
    Thật ra không đơn giản như vậy! Thành phần cấu tạo của vi khuẩn có thể là một phần trong nguyên nhân gây bệnh. Vào năm 2006, một nhà nghiên cứu người Mỹ đã so sánh những con chuột không có khuẩn lạc ruột với những con chuột này sau khi đã được cấy ghép khuẩn lạc của chuột béo phì. Kết quả những con chuột được cấy ghép này đã ăn uống nhiều hơn và trở nên béo phì!
     Công trình nghiên cứu khác nhắm mục tiêu vào mối tương quan với bệnh đái đường týp 2. Trong công trình nghiên cứu được công bố vào tháng 9/2012, các nhà khoa học thuộc Viện nghiên cứu Inra cho thấy một kết quả rất kỳ thú ở 345 bệnh nhân đái đường: vài loại vi khuẩn, có số lượng rất lớn ở người khỏe mạnh, thì lại hiện diện rất ít trong ruột của bệnh nhân đái đường, ngược lại vi khuẩn gây bệnh thì lại rất nhiều.
    Tóm lại, 60.000 gen vi khuẩn đã trở thành chất chỉ điểm. Bằng cách khảo sát khuẩn lạc của những người này, ta có thể xác định với độ chính xác đến 90% là mắc bệnh hay không. Điều này cho phép phát hiện sớm các trường hợp bệnh lý khác và có thể trở thành công cụ chẩn đoán thay thế hiệu quả đối với những bệnh cần các thử nghiệm xâm phạm vào cơ thể. Nhờ vậy, các nhà nghiên cứu người Mỹ đã hướng vào bệnh viêm khớp dạng thấp. Kết quả công trình nghiên cứu được công bố vào tháng 4/2012 cho thấy có sự hiện diện của các gen vi khuẩn đặc thù.

                                             
   
     Do sự quân bình của hệ khuẩn lạc ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta, nên các nhà khoa học đã nghiên cứu để tìm ra phương cách duy trì sự quân bình này. Đó là sự ra đời của Probiotic. Thực phẩm chức năng này chứa các vi khuẩn sống, được hấp thu với số lượng vừa đủ sẽ làm biến đổi tích cực môi trường của người đã tiếp nhận chúng. Công trình nghiên cứu còn cho thấy probiotic giúp cho sự tiêu hóa được dễ dàng hơn, làm giảm triệu chứng tiêu chảy, sình ruột đồng thời kích thích hệ miễn dịch. Một công trình nghiên cứu khác, được công bố trên tạp chí “British Journal of Nutrition” vào năm 2011, cho phép sử dụng probiotic như là một thuốc chống trầm cảm!

GHÉP PHÂN CHỮA TRỊ VIÊM NHIỄM, ĐÁI ĐƯỜNG VÀ BỆNH PARKINSON
     Theo TS Herve Blottiere, giám đốc Viện nghiên cứu Inra, cho biết trong thời gian đến, chúng ta sẽ thấy xuất hiện trên các quầy của siêu thị các loại sữa chua (yaourt) chống trầm cảm. Các nhà nghiên cứu cũng chưa hiểu rõ lắm về cơ chế tác dụng của probiotic. Vì vậy, cơ quan có thẩm quyền ở châu Au đòi hỏi các chứng cớ khoa học đáng tin cậy trước khi cấp phép sản xuất đại trà.
    Một loại thực phẩm chức năng khác cũng thu hút sự chú ý của các nhà nghiên cứu: đó là các Prebiotic. Các chất xơ không tan trong nước và một vài acid béo chuỗi ngắn không tiêu hóa trong ruột non, dẫn đến tình trạng lên men ở đại tràng. Sản phẩm của sự lên men này tạo ra một hệ sinh thái thích hợp cho sự phát triển của một số vi khuẩn có lợi cho cơ thể (đặc biệt là bifide) và có thể làm biến đổi sự quân bình của khuẩn lạc.
                                     

     Tuy nhiên, hữu hiệu nhất lại là liệu pháp cấy ghép phân. Trước tiên, bệnh nhân phải được rửa ruột để tống khứ hết chất cặn bả ra ngoài. Sau đó mới bắt đầu cấy ghép vào ruột phân của người mạnh khỏe nhờ một ống thông, để tái tạo lại khuẩn lạc trong ruột già. Nhiều công trình nghiên cứu liệu pháp cấy ghép phân được thực hiện ở Uc và Hà lan, cho thấy tác dụng hữu hiệu đối với nhiễm khuẩn Clostridium difficile kháng thuốc. Các công trình nghiên cứu trên còn cho thấy hiệu quả khích lệ ở bệnh nhân đái đường và Parkinson.
     Mối tương quan giữa sức khỏe và khuẩn lạc là không còn nghi ngờ gì nữa, tuy nhiên cơ chế tác dụng vẫn chưa hiểu rõ, chỉ mới biệt được là các vi khuẩn ruột có khả năng tiết ra các phân tử mà niêm mạc ruột nhận diện được. Tế bào của niêm mạc ruột này có thể bị kích hoạt và tiết ra hàng loạt các phân tử khác có khả năng tác động lên các nơ-rôn của hệ thần kinh ruột. Tóm lại, bộ não thứ hai của chúng ta có thể chịu ảnh hưởng của... vi khuẩn.
                                                                                          (Phỏng theo Cà m’intéresse)    
                                                                                         BS NGUYỄN VĂN THÔNG   
                                                                                           DrThong007@gmail.com
***********************  
5 QUAN NIỆM SAI LẦM VỀ CAO HUYẾT ÁP


    Có khi nào bạn lo âu về tăng huyết áp của bản thân bạn, của người thân trong gia đình bạn hay bạn hữu của bạn không? Mối quan tâm của bạn là rất đúng đắn. Nếu bạn chủ quan không điều trị, cao huyết áp có thể dẫn đến các nguy cơ khác, kể cả nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Hiểu biết rõ về cao huyết áp có thể giúp phòng ngừa được tai biến của chứng bệnh này cho bản thân bạn hay người thân của bạn.
    Sau đây là 5 nhận thức sai lầm về chứng bệnh cao huyết áp này.

Nhận thức sai lầm đầu tiên là cao huyết áp không phải là vấn đề nghiêm trọng

   Trong thời gian đầu, có thể bạn chưa thấy có triệu chứng gì của cao huyết áp, nên bạn không mấy quan tâm. Tuy nhiên, trong thời gian sau cao huyết áp có thể giết chết bạn. Thông thường, tim bạn đập đều đặn, bơm máu vào mạch máu đi khắp cơ thể. Khi máu được tim bóp đẩy ra, máu sẽ chuyển sức đẩy này vào thành mạch máu. Mạch máu rất dẽo dai, nên có thể dãn ra và co lại khi cần để giữ cho máu lưu thông ổn định. Nếu vì lý do gì đó, máu đẩy vào mạch máu trở nên nặng nề khó khăn hơn: Đó là cao huyết áp.

                   


   Cao huyết áp có thể dẫn đến tổn thương mạch máu, tim, thận và các cơ quan khác. Biến chứng tim mạch và đột quỵ là nguyên nhân hàng đầu và thứ ba dẫn đến tử vong ở Hoa Kỳ. Vì vậy, các bác sĩ thường gọi cao huyết áp là “sát thủ thầm lặng”. Các chuyên gia về sức khỏe đều đồng ý: cao huyết áp là vấn đề nghiêm trọng.

Nhận thức sai lầm thứ hai là cao huyết áp không thể phòng ngừa được
   Có lẽ bạn có nhiều vấn đề khác với cao huyết áp. Có thể bạn là một thành viên của nhóm có nguy cơ cao. Vì những lý do này hoặc những lý do khác, nên bạn có ý tưởng là mình không thể làm gì đối với căn bệnh cao huyết áp này.
    Đây là vài tin rất mới về cao huyết áp: kể cả khi bạn có nhiều yếu tố nguy cơ, bạn vẫn có thể thực hiện từng bước để phòng ngừa căn bệnh này: bạn hãy giữ trọng lượng cơ thể bạn ở mức vừa phải. Bạn có thể đạt được yêu cầu này bằng cách kết hợp tập luyện đều đặn với chế độ ăn thích hợp.
    Chế độ ăn thích hợp bao gồm chỉ ăn một lượng thức ăn cần thiết cho cơ thể, chọn lựa những loại thức ăn nhiều chất dinh dưỡng và ăn ít chất mỡ, đường và muối.
   


    Hạn chế uống rượu. Không hút thuốc.
   Tập luyện đều đặn, tối thiểu là 30 phút mỗi ngày. Tập luyện vừa làm dịu stress lại vừa kiểm soát được trọng lượng cơ thể.
                            

   Đừng để bị căng thẳng. Khi bị căng thẳng, cơ thể sẽ tạo ra các chất đáp ứng. Các chất này sẽ khiến cho tim bạn đập nhanh hơn và mạnh hơn và hậu quả là huyết áp tăng lên. 

Nhận thức sai lầm thứ ba về cao huyết áp: miễn là có một thông số bình thường là được.
    Bạn cần lưu ý là khi bác sĩ đo huyết áp cho bạn thì kết quả sẽ có 2 thông số: một ở trên và một ở dưới. Những con số này có thể bị nhầm lẫn. Số ở trên được gọi là huyết áp tâm thu. Con số này biểu thị áp lực của máu trong thời kỳ tim bóp.
    119 hay thấp hơn là trị số bình thường của huyết áp tâm thu
    120-139 là tiền-cao huyết áp
    140 trở lên là cao huyết áp
                      


  Số ở dưới được gọi là huyết áp tâm trương. Con số này biểu thị áp lực của máu trong thời kỳ tim dãn ra.
   79 hay thấp hơn là trị số bình thường của huyết áp tâm trương
   80-89 là tiền-cao huyết áp
   90 trở lên là cao huyết áp

  Nhiều người quan tâm đến trị số tâm thu hơn là tâm trương nhưng các chuyên gia cho rằng tim có thể thích ứng với tâm thu hơn là tâm trương. Huyết áp có thể thay đổi trong ngày tùy thuộc vào hoạt động của bạn. Huyết áp cũng thay đổi theo thời gian. Huyết áp tâm thu có khuynh hướng tăng lên khi lớn tuổi. Huyết áp tâm trương có thể giảm khi tuổi cao
   Khi trị số huyết áp của bạn trên bình thường, bạn cần hành động ngay. Bạn cần đi khám bệnh để bác sĩ hướng dẫn cho bạn cách điều trị và phòng ngừa tai biến.

Nhận thức sai lầm thứ tư về cao huyết áp là về vấn đề điều trị
    Phải từ bỏ những thức ăn yêu quý. Uống thuốc với nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Đó hẵn là những điều khiến bạn sợ hãi khi nghĩ đến việc chữa trị cao huyết áp. Thực ra, không hẵn là như vậy bởi vì cao huyết áp có rất nhiều nguyên nhân. Trong nhiều trường hợp, nguyên nhân đặc thù của cao huyết áp vẫn chưa biết rõ.
     Bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn để tìm ra cách kết hợp điều trị để kiểm soát được huyết áp tốt nhất. Cơ bản kế hoạch điều trị bao gồm những việc sau:
-       Chế độ ăn uống: ăn ít mỡ, ăn nhiều trái cây tươi và rau xanh và ngũ cốc. Hạn chế dùng muối và rượu cũng có thể giúp cho huyết áp hạ xuống.
-       Kiểm soát trọng lượng cơ thể: tăng cân nhiều làm tăng nguy cơ của cao huyết áp. Tập luyện thể lực có thể giúp giảm cân. 
                    


-       Không hút thuốc. Hút thuốc lá có thể làm cho huyết áp tăng lên. Hút thuốc còn làm tổn hại tim và mạch máu. Bác sĩ có thể tư vấn cho bạn phương cách để bỏ thuốc.
-       Thuốc điều trị. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc cho bạn để kiểm soát cao huyết áp. Thông thường là phải dùng hơn một loại thuốc để điều trị cao huyết áp. Bác sĩ có thể thay đổi thuốc hoặc liều lượng cho đến khi đạt được sự kết hợp tối ưu để làm giảm huyết áp mà phản ứng phụ ít nhất.   
-       Thuốc điều trị cao huyết áp thường dùng là :
   + Lợi tiểu: có tác dụng làm giảm lượng nước trong máu để giúp cơ thể thải bớt lượng natri dư thừa.
   + Chất ức chế men chuyển, chất chẹn alpha và chất chẹn kênh canxi, có tác dụng làm dãn mạch máu.
            + Chất chẹn beta để bảo vệ cơ thể khỏi tác dụng của hoc-môn adrenalin. Adrenalin là một loại hoc-môn có tác dụng kích thích, làm cho tim đập mạnh và nhanh. Chất này còn làm cho mạch máu co thắt lại. Tất cả các tác dụng này đều làm cho huyết áp tăng cao.

                    


Nhận thức sai lầm thứ năm về cao huyết áp là điều trị không đúng
     Thực vậy, nếu bạn được bác sĩ hướng dẫn một kế hoạch để điều trị cao huyết áp cho bạn thì phải phải thực hiện đúng. Để tối ưu hóa lợi ích của kế hoạch điều trị, bạn cần làm theo các bước sau:
-       Kiểm tra huyết áp mỗi khi bác sĩ yêu cầu. Theo sát kế hoạch điều trị. Báo cho bác sĩ của bạn biết nếu bạn thấy có vấn đề khi điều trị.
-       Đến khám bác sĩ khi cần thiết. Mang theo sổ theo dõi huyết áp và thuốc điều trị. Hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ về tác dụng phụ của thuốc. Nếu thấy có vấn đề, báo cho bác sĩ ngay.
                             


-       Đọc sách báo nói về căn bệnh cao huyết áp để biết căn bệnh này gây nguy hại cho sức khỏe ra sao. Đây là bước đầu tiên để bạn có thể kiểm soát được căn bệnh này và như vậy bạn sẽ giữ được sức khỏe lâu dài.
                                                                                            (Theo WebMD. 5.2014)
                                                                                         BS NGUYỄN VĂN THÔNG
                                                                                             DrThong007@gmail.com