Thứ Sáu, 29 tháng 7, 2016

Cấp cứu tim mạch số 91 – BS Nguyễn Văn Thịnh

NHỒI MÁU CƠ TIM
(MYOCARDIAL INFARCTION)
Adam J.Rosh, MD
Assistant Professor
Department of Emergency Medicine
Wayne State University School of Medicine
Detroit, MI
TEST
Một người đàn ông 71 tuổi đang chơi bài với vài người bạn thì ông bắt đầu cảm thấy đau ở phía trái của ngực. Những ngón tay ở bàn tay trái trở nên tê cóng và ông ta cảm thấy khó thở. Vợ ông gọi ambulance và ông được mang đến bệnh viện. Ở khoa cấp cứu, một điện tâm đồ được thực hiện.
Thứ tự của những thay đổi điện tâm đồ nào sau đây được tìm thấy trong nhồi máu cơ tim mô tả tốt nhất :
a. Sóng T tăng hoạt (Hyperactive T wave), đoạn ST chênh lên, sóng Q.
b. Sóng Q, đoạn ST chênh lên, sóng T tăng hoạt.
c. Sóng T tăng hoạt, sóng Q, đoạn ST chênh lên.
d. Đoạn ST chênh lên, sóng Q, sóng T tăng hoạt.
e. Đoạn ST chênh lên, sóng T tăng hoạt, sóng Q
Câu trả lời đúng là (a)
Dấu hiệu điện tâm đồ sớm nhất do một nhồi máu cơ tim cấp tính là sóng T tăng hoạt (hyperacute T wave), có thể xuất hiện nhiều phút sau khi luồng máu bị gián đoạn. Sóng T tăng hoạt, xuất hiện trong một thời gian ngắn ngủi, tiến triển thành sự chênh lên dần dần của đoạn ST. Nói chung sóng Q biểu thị hoại tử cơ tim và thường phát triển trong vòng 8 đến 12 giờ sau nhồi máu cơ tim có đoạn ST chênh lên (STEMI), mặc dầu chúng có thể được ghi nhận sớm từ 1 đến 2 giờ sau khởi đầu tắc hoàn toàn động mạch vành.
Reference : Emergency Medicine. Pretest
BS NGUYỄN VĂN THỊNH
(9/7/2016)