Chủ Nhật, 28 tháng 6, 2015

Thời sụ Y Khoa 06.2015


alcoolismeRƯỢU
(ALCOOL)

1/ MỨC ĐỘ LƯU HÀNH CỦA ALCOOLISME ?
– 2 triệu người phụ thuộc rượu (alcoolo-dépendance) trong đó 600.000 phụ nữ.
– 20% những người đi khám thầy thuốc đa khoa, 25% những bệnh nhân nhập viện có một vấn đề về rượu (mésusage).

2/ NHỮNG NGƯỠNG TIÊU THỤ HIỆN NAY TỪ ĐÓ OMS ĐỊNH NGHĨA NHỮNG NGƯỜI LẠM DỤNG RƯỢU (CONSOMMTEUR EN MESUSAGE D’ALCOOL) ?
– Không hơn 20 ly mỗi tuần đối với sự sử dụng đều đặn ở đàn ông và 14 ly ở phụ nữ.
– Không bao giờ hơn 4 ly mỗi cơ hội đối với usage ponctuel và uống ngoài những tình huống nguy cơ (lái xe hơi, poste de travail…)
3/ CDA (CONSOMMATION DECLAREE D’ALCOOL) LÀ GÌ ?
Tiêu thụ rượu khai báo (CDA : consommation déclarée d’alcool), được đánh giá bằng “ly” (verre) hay UIA (unité internationale d’alcool)
4/ MỘT UIA (UNITE INTERNATIONALE D’ALCOOL) LÀ GÌ VÀ TRỊ SỐ CỦA NÓ ?
– Mọi sự tiêu thụ loại thương mãi, “verre” chuẩn hay UIA chứa trung bình 10 g cồn thuần chất
– Một “ly” thuong ứng với một nồng độ cồn 0,2g/l
5/ NHỮNG CÔNG CỤ CÓ THẾ SỬ DỤNG ĐỂ PHÁT HIỆN RƯỢU ?
– Bảng câu hỏi DETA-CAGE là một công cụ phát hiện đơn giản : một trả lời dương tính hai câu hỏi trên bốn là một tiêu chuẩn tiên đoán tiêu thụ rượu (consommation d’alcool)
6/ NHỮNG COMORBIDITE PSYCHIATRIQUE THƯỜNG GẶP NHẤT CỦA ALCOOLO-DEPENDANCE ?
40% những người phụ thuộc rượu (alcoolo-dépendant) có một rối loạn tâm thần khác :
– những phụ thuộc khác (thuốc lá và benzodiazépines)
– rối loạn personnalité antisociale
– trầm cảm (30% những người phụ thuộc rượu sẽ có một trầm cảm trong đời họ), rối loạn lưỡng cực ++
– những rối loạn lo âu (phobie, rối loạn hoảng sợ)
7/ TYPOLOGIE CUA ALCOOLISME THEO CLONINGER ?
– Loại 1 : alcoolisme de milieu ; bắt đầu muộn (sau 25 tuổi), tiến triển chậm, ở cả hai giới.
– Loại 2 : phần lớn nam giới, bắt đầu trước 25 tuổi, tiến triển nhanh về hướng những hậu quả thân thể và xã hội, những hành vi chống xã hội (conduite antisociale), thành phần di truyền mạnh.
8/ NGHIỆN RƯỢU THỨ PHÁT (ALCOOLISME SECONDAIRE) LÀ GÌ ?
– Hành vi nghiện (conduite addictive) xảy ra trên một rối loạn tâm thần có trước (rối loạn nhân cách, trầm cảm, rối loạn lo âu..)
9/ NHỮNG DẤU HIỆU LÂM SÀNG CỦA NGỘ ĐỘC RƯỢU MÃN TÍNH ?
-Vẻ mặt : xung huyết (congestionné), đỏ mọng từng mảng (couperosé) (các gò má, mũi)
– Kết mạc : các mao mạch giãn, vẻ bán hoàng đản (aspect subictérique)
– Lưỡi : được phủ bởi một lớp dày, các gai lưỡi đỏ và sưng
– Run miệng, lưỡi và các chi, được làm giảm bởi uống rượu
– Mất ngủ, ác mộng, dễ bị kích thích, rối loạn trí nhớ, lo âu
– Tiêu hóa : rát dạ dày (brulures gastriques), ăn mất ngon, rớt dãi buổi sáng, gầy ốm
– Vận động : chuột rút ban đêm, loạn cảm, dễ mệt..
10/ NHỮNG XÉT NGHIỆM SINH HỌC ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG ALCOOLOGIE ?
– Để phát hiện : VGM, GGT và TG ưu tiên một, transaminase nếu nghĩ thương tổn gan (ASAT >ALAT)
– Để theo dõi : GGT và VGM và ưu tiên hai : CDT (carbohydrate déficient transferrin hay transferrine désialylée)
11/ NHỮNG DẠNG LÂM SÀNG CỦA NGỘ ĐỘC RƯỢU CẤP TÍNH ?
1. Say đơn thuần (ivresse simple) : rối loạn sự chú ý, mất điều hợp (incoordination), khoái cảm (euphorie), labilité émotionnelle.
Say đơn thuần đuoc đặc trưng bởi sự nối tiếp của 3 giai đoạn :
– một giai đoạn kích động tâm thần với euphorie
– một giai đoạn ébriété với sự mất điều hòa vận động, triệu chứng học tiểu não, và mù mờ ý thức (obnubilation)
– một phase résolutive de sommeil ou comateuse.
2. Say bệnh lý (ivresse pathologique) : những dạng tâm thần (kích động : excito-motrice, ảo giác, mê sảng, mode persécutif thường gặp) dễ tái phát đối với một bệnh nhân nào đó.
Say cấp tính được gọi là bệnh lý khi triệu chứng học có dạng vẻ tâm thần :
– ivresse excito-motrice nhất là agressive và violente
– ivresse dépressive với một nguy cơ tự tử không phải là không đáng kể.
– ivresse délirante hay hallucinatoire
Sự phân biệt ivresse simple và ivresse pathologique là quan trọng trên bình diện điều trị, bởi vì ivresse simple chỉ cần nghỉ ngơi, ivresse pathologique thường cần contention và cho những thuốc an thần để làm giảm những kích động và những hiện tượng hung bạo đối với bệnh nhân hay người thân của bệnh nhân.
3. Hôn mê rượu (> 3g/l) : đồng tử giãn nở không đáp ứng, hạ thân nhiệt, giảm trương lực…)
4. Phản ứng thay đổi tùy theo giới tính và nếu sự tiêu thụ có đều hay không
12/ HAI BIẾN CHỨNG CHÍNH CẦN TÌM KIẾM KHI NGỘ ĐỘC RƯỢU CẤP TÍNH Ở MỘT NGƯỜI TRẺ, KHÔNG PHỤ THUỘC RƯỢU ?
– Hạ thân nhiệt
– Hạ đường huyết
13/NHỮNG PHƯƠNG THỨC CAI RƯỢU
– Hydratation dồi dào bằng đường miệng ở bệnh nhân tỉnh táo (không hyperhydratation có thể có hại)
– Diazépam (Valium) : 10 mg/6 giờ, giảm 1 viên mỗi ngày (dừng ngày thứ bảy.
– Nếu viêm gan mãn tính tốt hơn là dùng oxazépam (Seresta) bởi vì chuyển hóa không bị biến đổi.
– Vitamine nhất là B1 (500 mg/ngày), B6 và PP (cofacteur) bằng đường miệng.
– Acide folique ở phụ nữ có thai (giảm nguy cơ dị dạng thai nhi)
– Magnésium nếu giảm kali-huyết.
14/ NHỮNG ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CỦA CUỒNG SẢN RƯỢU CẤP ?
– xảy ra lúc cai ruợu (sevrage).
– thời hạn xuất hiện > 24 giời sau khi ngừng uống.
– hiện diện cùng những dấu chứng cai rượu khác (trong đó có run quan trọng).
– bệnh cảnh lú lẫn (tableau confusionnel).
– ảo giác nhiều dạng thức, thính giác, somesthésique, và nhất là thị giác (các đề tài gây sợ : zoopsies, các đề tài nghề nghiệp).
– kích động (theo những ý nghĩ mê sảng), nguy cơ chuyển qua hành động.
– thời gian bình thường : 3-5 ngày.
– không có di chứng thần kinh chỉ do một đợt cuồng sản.
– tỷ lệ tử vong 5-10% (nếu suy tạng có trước)
15/ NHỮNG PHƯƠNG THỨC ĐIỀU TRỊ CUỒNG SẢN RƯỢU CẤP ?
– Nhập viện, tiên lượng sinh tồn bị đe dọa, đơn vị điều trị tăng cường.
– Tìm kiếm những nguyên nhân tạo thuận (nhiễm trùng, chấn thương)
– Phòng được chiếu sáng không contention
– Cấp nước dồi dào bằng đường miệng nếu có thể hay bằng đường tĩnh mạch (cần thích ứng với lâm sàng và điện giải đồ)
-Vitaminothérapie : B1 (thiamine) bằng đường tĩnh mạch 500mg/ngày ; phối hợp với B6 và PP
– Magnésium nếu hạ kali-huyết.
– Benzodiazépines liều tấn công bằng đường tĩnh mạch cho đến khi bệnh nhân ngủ, sau đó thích ứng với lâm sàng.
– Theo dõi lâm sàng và sinh học
– Kích động không kiểm soát được : dùng neuroleptique phối hợp với benzodiazépine.
– Điều trị tình trạng phụ thuộc rượu sau cơn
– Nếu tái phát dự kiến tốt nhất là cai rượu tại bệnh viện (nguy cơ tái phát)
16/ KỂ NHỮNG ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CHÍNH CỦA CO GIẬT DO CAI RƯỢU ?
– xảy ra ở 6% những người nghiện rượu trong lúc cai ruợu.
– thời kỳ cai hoàn toàn hay tương đối.
– xảy ra sớm < 24 giờ.
– các cơn co cứng-co giật toàn thể (grand mal), hiếm khi một phần
– đơn độc hoặc nhiều cơn (<50%).
– những dấu hiệu cai rượu khác.
– cơn co giật liên tục (état de mal) trong 8% trường hợp.
– tiến triển thành cuồng sản rượu cấp (delirium tremens)
17/ NHỮNG PHƯƠNG THỨC ĐIỀU TRỊ ĐỘNG KINH DO CAI RƯỢU ?
– Điều trị cơn (nói chung benzodiazépines)
– Điều trị tình trạng phụ thuộc (kiêng rượu : abstinence)
– Nguy cơ tái phát 30% lúc 3 năm (y hệt nguy cơ của cơn động kinh ngẫu nhiên trong toàn dân)
– Không điều trị nền
– Thăm dò nếu là cơn đầu tiên (Chụp cắt lớp vi tính)
18/ THƯƠNG TỔN TIM MẠCH NÀO THƯƠNG GẶP NHẤT Ở NGƯỜI UỐNG RƯỢU MÃN TÍNH ?

Nhân 100 năm ngày sinh Dương Thiệu Tước: Một Nhạc sĩ tiền phong của nền tân nhạc Việt Nam

  • June 27, 2015
Giai đoạn xây dựng Tân nhạc
Tân nhạc còn gọi là âm nhạc cải cách xuất hiện vào cuối thập niên 1930 sau phong trào thơ mới và dòng văn học lãng mạng vài năm.Các nhạc sĩ Tân nhạc ở giai đoạn này phần lớn chịu ảnh hưởng âm nhạc Tây phương.Các ca khúc nhạc mới tiếng Viêt được soạn theo âm luật Tây phương thường mang phong cách trữ tình.
Tờ Ngày Nay của Tự Lực Văn Đoàn, một tờ báo uy tín bấy giờ, ra ngày 31 tháng 7 năm 1938 đã đăng bài hát đầu tiên, bài Bình Minh của Nguyễn Xuân Khoát lời ca của Thế Lữ.Sau đó nhiều ca khúc đã sáng tác từ trước,được các nhạc sĩ phát hành, bày bán tại các hiệu sách. Tân nhạc Việt Nam chính thức ra đời.
Những nhạc sĩ tiêu biểu của dòng nhạc mới: Nguyễn Văn Tuyên, Lê Yên,Văn Chung,Nguyễn Văn Thương,Lê Thương,Doãn Mẫn,Thẩm Oánh, Đặng Thế Phong,Dương Thiệu Tước, Hoàng Qúy. Và các nhạc phẩm của những nhạc sĩ này được quân chúng yêu thích như : Một Kiếp Hoa, Ngựa Phi Đường Xa,Bóng Ai Qua Thềm, Trên Sông Hương, Xuân Năm Xưa,Biệt Ly,Khúc Yêu Đương,Con Thuyền Không Bến,Tâm Hồn Anh Tìm Em, Cô Láng Giềng…
Trong giai đoạn khởi đầu xây dựng một nền Tân nhạc, còn có sự đóng góp to lớn của nhiều nhóm nhạc như:
Nhóm nhạc Hoa lưu ly Myosotis gồm các nhạc sĩ Thẩm Oánh, Dương Thiệu Tước, Phạm Văn Nhượng, Trần Dư, Vũ Khánh, Nhóm chủ trương sáng tác nhạc cải cách có âm hưởng nhạc dân tộc.Từ 1938 đến 1942 nhóm này với hai nhạc sĩ chính Thẩm Oánh và Dương Thiệu Tước đã cống hiến nhiều nhạc phẩm tuyệt vời.
Nhóm Trice´a của Văn Chung, Lê Yên, Doãn Mẫn.Tên nhóm có nghĩa 3 chữ C và 3 chữ A được viết tắt từ Collection des Chants Compose´s par des Artistes Anamites Associes (Tuyển chọn các ca khúc do nghệ sĩ Việt Nam biên soạn ).Nhóm đã để lại nhiều ca khúc nổi tiếng.
Nhóm Đồng Vọng với Hoàng Quý,Đỗ Nhuận,Phạm Ngữ, Lưu Hữu Phước,Văn Cao, Cao Thân, Tô Vũ.Ngoài những sáng tác tình ca, Đồng vọng còn tung ra nhiều bản hùng ca khơi dậy lòng yêu nước.
Phong trào tân nhạc phát triển nhanh chóng đã dẫn đến nhiều cuộc tranh luận. một số đánh giá tác động tích cực của tân nhạc đối với âm nhạc truyền thống.Một số khác nhận xét Tân nhạc là một hình thức văn hóa ngoại lai. Đó thường là những âm điệu đàn Tây phương, nhanh nhẹn,vui vẻ nhưng không có tính cách Việt Nam.
Những phê bình xây dựng đã được giới nhạc mới lưu tâm và một khuynh hướng sáng tác những bài mới mang âm hưởng tây phương nhưng chứa chất tình tự dân tộc xuất hiện sau đó vào những năm 1939,1940 . Đại diện cho khuynh hướng này là Nguyễn Xuân Khoát và Dương Thiệu Tước.Cả hai nhạc sĩ sau này đều chủ trương nghiên cứu âm nhạc truyền thống suốt cuộc đời.
Thân thế và sự nghiệp
Nhạc sĩ Dương Thiệu Tước là một trong số vài nhạc sĩ tiên phong mở đầu cho sáng tác tân nhạc.. Ông sinh ngày 14.01.1915, trong một dòng tộc thuộc diện khoa bảng ở làng Vân Đình, huyện Ứng Hòa, tỉnh Hà Tây cũ (nay là Hà Nội). Ông nội Dương Thiệu Tước là cụ nghè Dương Khuê, nguyên Đốc học tỉnh Nam Định.,tác giả bài hát nói „ Hồng Hồng Tuyết Tuyết „ danh tiếng ,đến nay các nghệ sĩ hát ả đào vẫn còn sử dụng.Cụ Dương Khuê được bạn yêu văn học biết nhiều qua bài thơ “Khóc Dương Khuê” của nhà thơ Nguyễn Khuyến). Thân phụ Dương Thiệu Tước là cụ Dương Tự Nhu, từng giữ chức Bố chánh tỉnh Hưng Yên.
Thuở nhỏ, Dương Thiệu Tước học ở Hà Nội. Cụ Dương Tự Nhu là người quý trọng chữ nghĩa, yêu nghệ thuật nên Dương Thiệu Tước đã may mắn được tiếp xúc với âm nhạc rất sớm. 7 tuổi học đàn nguyệt , đàn tranh. Năm 14 tuổi, bắt đầu chú ý tới âm nhạc Tây phương, chuyển qua học dương cầm ( piano),sau đó học thêm đàn hạ uy di cầm và tây ban cầm (guitar).Tây ban cầm là loại nhạc cụ gắn bó bền bỉ,lâu dài với người nhạc sĩ cho tới mãi những năm về sau.Dương Thiệu Tước sử dụng được bẩy loại nhạc cụ Tây phương và cổ truyền và cũng là người hát có tiếng ở Hà Nội.
Những năm thập niên 1930, ông là chủ của một cửa hiệu bán đàn ở phố Hàng Gai, Hà Nội và tại đây, ông còn mở lớp dạy đàn.
Dương Thiệu Tước là người có sáng kiến soạn „nhạc Tây theo điệu Ta“ .Những nhạc phẩm đầu tay của ông viết bằng tiếng Pháp có tên Joie d´´Aimer ( Thú yêu đương) , Souvenance (Kỷ niệm) và Ton doux sourire (Nụ cười ngọt ngào của em) mà phần ca từ là do Thẩm Bích (anh ruột của nhạc sĩ Thẩm Oánh) soạn.
Năm 1938 ông cho in những ca khúc như Tâm hồn anh tìm em, Một ngày mà thôi,Bên cây lục huyền câm,Dập dìu ong bướm.. Sau đó một loạt nhạc phẩm mới cũng được phổ biến :Kỷ niệm một buổi chiều , Thuyền mơ,Kiếp hoa,Áng mây chiều,Nhạc ngày xanh,Dưới nắng hồng.,Trời xanh thẳm, Vừng trăng sáng…, Các điệu nhạc mà Dương Thiệu Tước vận dụng một cách sáng tạo trong các ca khúc đã làm cho giới yêu nhạc thời đó rất phấn khích.
Từ 1946 đến 1953 các nhạc phẩm của ông được xuất bản rất mạnh vì quanh ông không có ai là địch thủ cả.
Về sau khi nhạc dân ca phản ảnh đúng tâm hồn dân tộc. Dương Thiệu Tước quay hẳn về nhạc ngũ cung (Pentatonic) Việt Nam. Trong hồi ký, Dương Thiệu Tước viết: “Tôi quan niệm là nhạc mới Việt Nam phải là những bản nhạc khi trình diễn thể hiện được dân tộc tính Việt Nam, và muốn được như vậy nhạc sĩ sáng tác nên biết âm nhạc dân tộc bằng cách đờn hay ca loại nhạc này và nhờ đó phát huy ra hơi nhạc dân tộc”. Ông đã sọan ba ca khúc , mỗi bài tương ứng với thức nhạc của mỗi miền Việt Nam: Tiếng xưa có âm hưởng miền Nam, Đêm tàn Bến Ngự với âm điệu miền Trung và Thề non nước (phổ thơ Tản Đà) theo âm hưởng miền Bắc.
Năm 1954 Dương Thiệu Tước và gia đình di cư vào Nam . Vào thập niên 60 và 70, ông được mời dạy guitare classique tại trường Quốc gia Âm Nhạc và Kịch Nghệ Saigon. Trong hai thập niên dạy đàn, Dương Thiệu Tước đã đào tạo được nhiều học trò giỏi, sau này là những danh cầm của thành phố..Ngoài việc giảng dậy ở trường Quốc gia Âm Nhạc và Kịch Nghệ, Ông còn tổ chức các chương trình „Cổ kim hòa điệu“ trên đài phát thanh Sài Gòn ,phối hợp tiếng tiếng đàn nhạc cụ cổ truyền với âm thanh nhạc cụ Tây phương.
Sau năm 1975,Cả nước đặt dưới sự thống trị của chế độ độc đảng , nhạc Dương Thiệu Tước bị câm đoán và ông cũng bị mất chỗ dây học tại trường Quốc gia Âm Nhạc và Kich nghệ Sài Gòn.
Ngày 01.08.1985, Nhạc sĩ Dương Thiệu Tước đã từ trần tại Sài Gòn .
Đặc điểm nhạc Dương Thiệu Tước qua một số bài tiêu biểu
Trong di sản trên 200 nhạc phẩm, có nhiều tuyệt tác thường được nhắc tới : Áng mây chiều,Bến xuân xanh, Bóng chiều xưa (lời nhạc Minh Trang), Cánh bằng lướt gió, Chiều ( phổ thơ Hồ Dzếnh), Đêm ngắn tình dài, Đêm tàn bến ngự, Kiếp Hoa, Ngọc Lan, Ôi quê xưa, Ơn nghĩa sinh thành, Thuyền mơ, Tiếng xưa, Trời xanh thẳm. Uống nước nhớ nguồn (soạn chung với Hùng Lân).
Dương Thiệu Tước là một nhạc sư trong nghệ thuật dung hợp cái rất Tây và rất Ðông trong Tân nhạc. Trong các ca khúc tuyệt vời mà Dương Thiệu Tước viết trong thời kỳ thử thách của nhạc cải cách,đa số các nét nhạc đều là nhạc ngũ cung Việt Nam. Ví dụ các bài „Tâm hồn Anh tìm Em“ , „ Vừng Trăng Sáng“. Nhưng ở bài tình ca „Trời Xanh Thẩm“ Dương Thiệu Tước đã hòa cả nhạc thất cung (heptatonic) và ngũ cung.
Vì nhạc sĩ nắm vững nhạc pháp trong cả hai loại nhạc cổ truyền Việt Nam và nhạc cổ điển Tây phương cũng như sử dụng được mấy thứ đàn cổ truyền và Tây phương nên Dương Thiệu Tước sáng tác được nhiều ca khúc hết sức đặc biệt .
Bài „ Đêm tàn Bến Ngự“. Bản nhạc này vừa có cung bậc Tây phương, vừa mang âm hưởng Đông phương dìu dặt, mơ hồ, cùng với nét buồn man mác, trữ tình của miền sông Hương núi Ngự. Bài Ðêm Tàn Bến Ngự.là một tác phẩm viết dựa trên thể thức ca Huế cổ truyền.Ca khúc là một câu chuyện về sự gặp gỡ giữa người đàn ông với cố nhân,người hát ca Huế trên thuyền dọc sông Hương. Lời ca có kể đến hai chất liệu điệu thức là Nam Bình và Nam Ai.
Bài „Tiếng Xưa“ là ca khúc đã hòa chung nhiều hình tượng cổ điển của Ðường thi trong làn điệu của cổ nhạc miền Nam. Hãy nghe “cung đàn nhỏ lệ Tầm Dương và phím loan vương tình” trên sóng nước Cửu Long
Dương Thiệu Tước soạn nhạc Việt với các tiết điệu Âu châu, Những nét nhạc Tây phương ấy đã tạo thành các ca khúc nhẹ nhàng, êm ái, du dương mà vẫn không mất tình tự dân tộc , Bài „Thuyền Mơ“ tiết điệu Valse, Bài „Cánh Bằng Lướt Gió“ tiết điệu Tango.

Thứ Hai, 22 tháng 6, 2015

Sưu tầm: 7 nguyên tắc sống vui, sống khỏe

7 nguyên tắc sống vui, sống khỏe

GNO - Theo chia sẻ của Frank Lipman và Danielle Claro, tác giả quyển The New Health Rules (tạm dịch Những nguyên tắc sống khỏe mới), để có cuộc sống khỏe mạnh và vui vẻ thì cần phải chú trọng vào lối sống lành mạnh một cách ổn định lâu dài chứ không phải những giải pháp ngắn hạn.
Theo đó, 7 nguyên tắc đơn giản và không khó làm, cần được thực hiện để hướng đến cuộc sống vui khỏe, được khuyến nghị như sau:
1 - Ăn nhiều rau củ
Hãy ăn phong phú các loại rau củ trong thực đơn hàng ngày. Các loại thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật chứa nhiều dinh dưỡng và các thành phần bảo vệ cơ thể khỏi vi khuẩn, vi-rút giúp cơ thể khỏe mạnh.

Hãy ăn phong phú các loại rau củ trong thực đơn hàng ngày - Ảnh: Internet
2 - Hãy tập thể dục như cách trẻ chơi đùa
Hãy thể dục như cách trẻ con chơi đùa. Không quá tập trung vào cường độ tập, không tự ép mình vào chương trình tập căng thẳng. Tập luyện thư thả và thoải mái thậm chí có thể giúp đốt nhiều năng lượng và đốt năng lượng hiệu quả hơn.

Chủ Nhật, 21 tháng 6, 2015

Hình ảnh 2015

Cụ Chiến thăm bạn 06.2015



Tụi tôi đi thể dục , tối mồng 6 tết gặp ' cặp đôi hoàn hảo ' ni trước chợ Đông Ba ,
Tươi như hoa , hạnh phúc ,yêu thương tràn đầy........
Thêm một cặp đôi hạnh phúc bên nhau , mãi mãi.........

Thứ Ba, 9 tháng 6, 2015

20 sự thật phũ phàng

20 sự thật phũ phàng về cuộc sống giúp bạn trưởng thành hơn

Cuộc sống luôn chứa đựng những sự thật phũ phàng mà có thể bạn không muốn chấp nhận, nhưng nếu dũng cảm đối mặt, bạn sẽ trưởng thành hơn. Hãy đọc 20 sự thật về cuộc sống dưới đây và cùng suy ngẫm nhé!
1. Có thể tiền không phải là tất cả, nhưng có tiền thì mọi thứ luôn dễ dàng hơn.

Thứ Hai, 8 tháng 6, 2015

NGƯỜI VIỆT GỐC ỚT


Tui là dân Huế chay tức là Huế 100%, Huế từ trong ra ngoài, Huế đến nỗi ra Bắc vào Nam, lên vùng cao nguyên tắm đủ sông hồ ao lạch mà cũng không gột rửa được chất Huế trong người.
Rồi một sáng một chiều theo với giòng người "di tản buồn", tôi đến cư ngụ trên xứ Cờ Hoa văn minh hết xảy này mà chất Huế vẫn còn tồn tại thâm căn cố đế trong người dù mỗi ngày cố gắng tắm một lần bằng nước ấm như ngày nào trên quê hương yêu dấu vào mùa Đông mưa dầm thối đất thối đai. Tôi dùng chữ "cố gắng" vì chẳng hiểu sao tôi rất lười tắm vì đã có lần tui thử không tắm gội trong suốt một tuần mà cũng chẳng thấy người bốc mùi thơm, thúi gì hết cả. Do đó tui tự nghĩ thầm tắm hay không tắm thì cũng như nhau chẳng được lợi ích gì, chẳng làm nên tích sự gì. Lại nữa, tui nhớ cách đây cũng khá lâu, trong lúc trà dư tửu hậu, chuyện trò với một ông bạn của ông Nội tui, tuổi ngoài tám mươi, Bố tôi mới hỏi :

Thứ Sáu, 5 tháng 6, 2015

Y Hoc 06.2015 BS Nguyễn Văn Thông

 DU HÀNH VÀO
                                  CƠ THỂ CON NGƯỜI

         Với biệt danh “Tòa tháp Cơ thể”, thực ra đây là một công trình kiến trúc mô phỏng cơ thể con người, độc nhất vô nhị trên thế giới, rất tráng lệ và đầy ấn tượng. “Toà tháp Cơ thể” đã trở thành Viện Bảo tàng Cơ thể, hàng năm đã thu hút đông đảo du khách đến viếng thăm đồng thời nơi đây cũng là một Trung tâm giáo dục sức khoẻ. “Toà tháp Cơ thể” đã được Nữ Hoàng Beatrix cắt băng khánh thành vào tháng 3/2008 tại xứ hoa Tulip, ở thành phố Oegstgeest, cách Amsterdam 35km về hướng đông nam. Công trình kiến trúc có hình dạng một người khổng lồ đang ngồi, cao 35m.

     
               



   
    Tại Cao ốc Cơ thể CORPUS, với khoảng thời gian 55 phút, bạn sẽ làm một cuộc du hành vào trong Cơ thể Con người, độc nhất tại Hà Lan và ngay cả toàn thế giới. Xuyên qua cơ thể này, bạn sẽ biết được cơ thể được cấu tạo ra sao và hoạt động như thế nào để giữ gìn sức khỏe cho chúng ta. Một cuộc sống lành mạnh, theo triết lý của CORPUS, đó là giữ cân bằng giữa chế độ ăn uống và hoạt động có thể.