Thứ Tư, 20 tháng 7, 2016

Thời sự y học số 401 – BS Nguyễn Văn Thịnh

I/ CHẲNG BAO LÂU NỮA NHƯNG CƠ QUAN NHÂN TẠO CHO TOÀN CƠ THỂ CON NGƯỜI ?
4 năm : hôm nay đó là kỷ lục sống lâu với một tim nhân tạo hoàn toàn
2017 : đó là năm trong đó những thử nghiệm lâm sàng đầu tiên của một rein bioartificiel sẽ được bắt đầu.
Những tiến bộ tiếp tục đối với tim, khí quản, tụy tạng, than và bàng quang, nhưng những cơ quan khác chống lại. Các nhà nghiên cứu không thất vọng.
IMPLANTS. Sự đi tìm những cơ quan nhân tạo đã bắt đầu vào cuối thế kỷ XIX, với sự hiệu chính những máy thở (machine à respirer) để thay thế những lá phổi suy yếu. Khoa học viễn tưởng của những năm 1940 đã tưởng tượng một thế giới trong đó các cơ quan có thể được tái sinh trong các máy móc. Hôm nay hai ý tưởng gặp nhau : sự tái sinh mô là điều có thể thực hiện đối với vài cơ quan, với sự hỗ trợ của matrice artificielle để hướng dẫn những tế bào tái tạo dần dần tất cả một cơ quan. Nhieu tiến bộ được dự kiến với sự sử dụng những tế bào gốc.
Trong khi phổi (hay huống gì là não) vẫn quá phức tạp để có thể hy vọng có một cơ quân nhân tạo thay thế trong thời gian ngắn hạn, thì có những thành công đẹp trong những lãnh vực khác, như thị giác. Một “oeil bionique” hiện hữu và đã cho phép mang lại một thị giác ngay cả một phần cho những người mù và những người bị những bệnh thoái hóa. Những trắc nghiệm trên những võng mạch nhân tạo đang được tiến hành.
Về gan, các nghiên cứu đang được theo đuổi trong phòng thí nghiệm. Các nhà khoa học đã thành công chế tạo những “bourgeon” de foie hoạt động một phần nhưng đã chưa dẫn đến một gan nhân tạo “thật sự”.
Tiến sâu vào trong 4 lãnh vực của y khoa, các đường hô hấp, tụy tạng, thận và tim, trong đó những thành công đạt được và sự nghiên cứu đang được tiến hành loan báo những cuộc cách mạng sắp đến.
1. KHÍ VÀ PHẾ QUẢN : MỘT ECHAFAUDAGE ARTIFICIEL A COLONISER
” Sụn không chịu được tốt sự chuyển giữa người hiến và người nhận : ghép khí quản hay phế quản là khó, GS Emmanuel Martinod, trưởng khoa phẫu thuật lồng ngực thuộc đại học Avicenne (Bobigny), đã giải thích như vậy. Ngoài ra, những bệnh nhân liên hệ thường bị những ung thư không cho phép sử dụng những điều trị chống thải bỏ (traitement antirejet)”
Những lần thử đặt khí quản và những phế quản nhân tạo tổng hợp đã dẫn đến những thất bại thảm hại : chúng tạo điều kiện cho sự xâm nhập nhanh chóng và chết người của những vi trùng từ không khí. ” Sự cấy (implantation) những mô thay thế phát xuất từ thực quản, ruột hay bàng quang đã tỏ ra quá phức tạp trên bình diện ngoại khoa”, GS Martinod đã kể lại như vậy. Một équipe Pháp, được chỉ đạo bởi GS Philippe Dartevelle và Frédéric Kolb, đã thành công một kỳ công kỹ thuật nhưng khó mở rộng trên quy mô lớn : một sự cấy những mô phát xuất từ cẳng tay để thay thế khí quản.
Ingénierie tissulaire in vivo nhằm thúc đẩy chính cơ thể tái tạo cơ quan suy yếu, có lẽ sẽ mang lại một câu trả lời thỏa đáng. Tuy nhiên cái khó là phải tìm ra một matrice có hình thể giống với hình thể của cơ quan nguyên thủy, và một khi được xâm thực với những tế bào của chính bệnh nhân, cho phép tái tạo toàn bộ các mô của một cơ quan.
Kíp của GS Martinod đã hiệu chính, cho khí quản và các phế quản, một greffon được cấu tạo bởi động mạch chủ bụng, được tăng cường bởi một cọc đỡ bên trong (tuteur interne). ” Những tế bào gốc cần thiết cho sự chế tạo sụn được kéo đến trong vùng bởi những yếu tố đang được nhận diện và những tế bào biểu mô xâm chiếm dần dần matrice qua các mép “, GS Martinod đã giải thích như vậy. Cọc đỡ (tuteur) có thể được lấy đi bằng đường nội soi mà không phải mổ lại. Đã được cấy trên khoảng 15 bệnh nhân, với một thời gian nhìn lại 5 năm đối với những bệnh nhân đầu tiên, những khí quản và phế quản này (cuối cùng không có gì gọi là nhân tạo) cho những kết quả “rất đáng phấn khởi” theo GS Martinod. Ông sẽ công bố những kết quả vào năm 2016.
Ingénierie cellulaire cũng sẽ là giải pháp cho một phổi nhân tạo, nhưng sự áp dụng lên người sẽ còn phải đợi khoảng mười năm nữa. Thật vậy phải tìm một matrice giữ được một sự mềm mại lớn và xâm thực nó với nhiều loại tế bào trong đó một vài, như những tế bào hô hấp, là rất khó cấy được. ” Không có thể tưởng tượng một hệ không đầy đủ, phải coloniser hoàn toàn in vivo như khí quản để thay thế một lá phổi, GS Martinod đã chỉ rõ như vậy. Cơ quan được cấy phải hoạt động tức thời trong xoang mà nó sẽ chiếm ngay lúc đầu.”Một kíp nghiên cứu Hoa Kỳ đã có được, vào năm 2010 kết quả gây ấn tượng nhất cho đến hôm nay : một mẫu ghép phổi được xâm thực bởi những tế bào của một con chuột đã cho phép nó hô hấp trong hai giờ trước khi những cục máu đông chết người được tạo thành. Trong lúc chờ đợi những thành công đầu tiên trên người, ghép từ những người hiến bị chết (luôn luôn còn quá ít) vẫn là giải pháp duy nhất.
2. TỤY TẠNG : NHẸ GÁNH CHO HÀNG TRIỆU NGƯỜI
” Có hơn 200.000 bệnh nhân đái đường loại I ở Pháp, gần 10 triệu người trên thế giới, và tất cả đều là những ứng viên tiềm tàng cho một tụy tạng nhân tạo”, GS Eric Renard, trưởng khoa nội tiết-đái đường-dinh dưỡng thuộc CHU de Montpellier đã nhắc lại như vậy.
Tụy tạng sản xuất dịch tiêu hóa, được thay thế dễ dàng bởi các thuốc, nhưng cũng bởi những kích thích tố như insuline để điều hòa nồng độ đường trong máu. ” Có thể cho insuline bằng những mũi tiêm nhưng đường huyết thay đổi tùy theo một số lượng lớn những yếu tố “, GS Renard đã chỉ rõ như vậy. Những tế bào của tụy tạng, trong những đảo Langerhans, chịu trách nhiệm chức năng này, có khả năng biến đổi sự sản xuất insuline của chúng một cách thường trực, đáp ứng với những thay đổi của nồng độ đường huyết. Những người bị bệnh đái đường phải đo một cách định kỳ lượng insuline chính xác cần thiết để tránh những biến chứng đôi khi nghiêm trọng của một tăng hay giảm đường huyết.
Một tụy tạng nhân tạo phải cho phép tái sinh tính tự động của sự sản xuất insuline tùy theo nồng độ của đường huyết. Các bơm insuline đã cho phép phân bố trong thời gian liều lượng insuline cần thiết, nhưng nó không tránh khỏi phải lấy máu đều đều. Cũng có những capteur được cấy để đo đường huyết một cách thường trực. Một trong những hướng nghiên cứu cho một tụy nhân tạo là nối hai yếu tố này bằng một máy tính để phát khởi sự tiêm insuline tùy theo sự đo lường của capteur. Những thử nghiệm lâm sàng đang tiến hành đã cho phép khoảng một chục bệnh nhân trắc nghiệm hệ thống này với những thời gian kéo dài đến 4 tháng.
Một phương thức khác cũng dựa theo một phương pháp đã được sử dụng : ghép những tế bào tụy tạng trong gan để làm dễ sự điều hoà đường huyết. Tuy nhiên những tế bào này không cho phép hoàn toàn thoát khỏi những mũi tiêm insuline, cần được hiến những tế bào tụy tạng người và sự sử dụng suốt đời những thuốc chống thải bỏ.
Do đó kíp của GS Renard đã chọn hiệu chính một hệ thống sử dụng những tế bào tụy tạng không phải của người, được cấy trong một bọc bằng những vật liệu tương hợp sinh học. ” Màng được sử dụng phải có khả năng giữ lại những tế bào được cấy, cho phép chúng sống còn trong một môi trường ít phong phú oxy và chỉ có thể thẩm thấu với vài phân tử “, GS Renard đã nhấn mạnh như vậy. Những thử nghiệm trên người có thể được bắt đầu trong hai năm.
3. NIỆU KHOA : NHỮNG THÀNH CÔNG LÂU ĐÀI
Hơn 100.000 sphincter urinaire artificiel đã được đặt từ cuối những năm 1980, thời kỳ trong đó modèle được sử dụng nhất hôm nay đã được hiệu chính. Nó cũng đã được thích ứng để chống lại incontinence anale. 3 yếu tố của sphincter : một manchon ôm chặt niệu đạo, một pompe và một ballon réservoir, tất cả hoàn toàn được đặt trong vùng chậu. Chỉ cần đè vào bơm sẽ tháo dịch từ manchon vào bình chứa : niệu đạo mở ra và nước tiểu chảy. Implant ở tại chỗ từ 10 đến 20 năm, đôi khi với vài can thiệp bảo quản. Những implant pénien hiện hữu từ những năm 1940 và mới đây nhất, cho phép một sự cương cứng tự nhiên nhờ một hệ những quả bóng, là một thành công khác của ngoại khoa tiết niệu trong lãnh vực của các cơ quan nhân tạo.
Niệu đạo (urètre), niệu quản (uretère) và bàng quang thay thế, được thực hiện từ mô ruột, đã được sử dụng nhưng chúng không hoàn toàn sinh lại những chức năng của những cơ quan này. ” Những niệu quản (uretère), nằm giữa thận và bàng quang, thải nước tiểu trong tất cả các tư thế bằng những nhu động và ngăn cản nước tiểu lên trở lại trong thận “, GS Pascal Rischmann, truởng département d’urologie, andrologie và transplantation rénale của bệnh viện Rangueil (Toulouse) đã nhắc lại như vậy “. Những ruột thay thế bảo vệ thận ít hơn”.
Bàng quang là một réservoir hẳn có thể “loan báo” rằng nó đã đầy và tháo sạch cho đến giọt cuối cùng bằng những co cơ. Kíp nghiên cứu Hoa Kỳ của GS Atala nghiên cứu một mô hình bàng quang nhân tạo, được xây dựng chung quanh một matrice, được xâm thực bởi những tế bào lấy ở chính những bệnh nhân : những thử nghiệm lâm sàng đang được tiến hành với những kết quả đầu tiên đáng phấn khởi. Chúng không thể được áp dụng cho những bệnh nhân bị ung thư bàng quang bởi vì những tế bào được lấy có thể là những tế bào ung thư.
Thách thức cuối cùng của niệu khoa : thận. Thận có nhiều chức năng, không những lọc nước tiểu mà còn tái hấp thụ trong luồng máu : chỉ có ghép thận và thẩm tích, đặc biệt gây gò bó, mới có thể tái lập những chức năng này. Một kíp của đại học Californie ở San Francisco phát triển một biến thể thu nhỏ của một hệ thống thẩm tách cực kỳ hiệu năng.
Nó bao gồm hai ngăn : một có khả năng trích bằng lọc những phân tử nhỏ từ máu (như đa số những độc chất) và ngăn kia, nhờ những tế bào thận gắn vào một giá sinh tương hợp (support biocompatible), có thể gởi trả lại vào máu, tùy theo những nhu cầu của cơ thể, những chất dinh dưỡng và muối khoáng được trích từ quá trình lọc. Thận sinh-nhân tạo (rein bio-artificiel) này, mà những thử nghiệm lâm sàng theo dự kiến sẽ bắt đầu vào năm 2017, có thể mang lại khả năng độc lập cho những bệnh nhân chịu thẩm tách. Những bệnh nhân này không bao giờ có thể rời xa bệnh viện.
4. TIM NHÂN TẠO : HÀNG NGÀN BỆNH NHÂN ĐÃ ĐƯỢC TRANG BỊ.
Hơn 4 năm : hôm nay đó là kỷ lục tuổi thọ hiện nay với một tim nhân tạo hoàn toàn (gồm 2 tâm thất và hai tâm nhĩ). Tim là một cơ quan đơn giản : vậy nó đã là đích đầu tiên để hiệu chính một cơ quân nhân tạo. Khi tim thỉnh thoảng chỉ cần “un coup de pouce”, một hệ turbine thu nhỏ từ nay có thể được cấy (implanté) trong thất trái. Chỉ có bộ phận cấp điện và hộp điều chỉnh là nằm ngoài, bệnh nhân có thể sống nhiều năm với hệ này.
Khi tim suy nặng hay khi tim ở trong tình trạng quá xấu, nhiều hệ hỗ trợ có thể được sử dụng, trong lúc chờ đợi ghép tim : thường nhất chúng cần một tuần hoàn ngoài cơ thể và chỉ có thể được sử dụng ở bệnh viện. Ghép vẫn là giải pháp hiệu quả nhất và bền lâu nhất nhưng cũng thường ít thực hiện nhất : sự hiến tim là hiếm và nhiều bệnh nhân chết trước khi đã có thể được ghép tim.
Vậy các thầy thuốc ngoại khoa đang tìm kiếm một tim nhân tạo hoàn toàn và hoàn toàn có thể cấy được (implantable), như thế sẽ cho phép thay thế ghép tim.
Giáo sư Carpentier, người tiền phong trong lãnh vực này, đã có thể cấy tim nhân tạo cho ba bệnh nhân trong đó hôm nay hai người đã chết. Tuy nhiên những kết quả của lần ghép thứ hai là đáng chú ý : Bệnh nhân đã sống 9 tháng và ngay cả đã có thể trở về nhà trước khi máy bị en panne. Một bệnh nhân thứ ba, được mổ vào tháng tư, hôm nay mang một tim nhân tạo Carmat mà sự cấp điện và sự kiểm soát được quy tụ trong một túi nặng 3 kg. Syncardia, công ty cạnh trang của Carmat, đã cấy một tim nhân tạo hoàn toàn cho hơn 1500 bệnh nhân, trong đó 1/3 từ nay được điều khiển bởi một système portatif 6 kg.
Tim nhân tạo này hôm nay được các bệnh nhân chấp thuận trong lúc chờ đợi ghép tim nhưng tim nhân tạo này dường như bền lâu : một bệnh nhân người Ý đã có thể sống với hệ thống này trong hơn 4 năm trước khi được ghép tim. Công ty đã phát động những thử nghiệm lâm sàng để xin giấy phép nhằm implantation vĩnh viễn. Khi đó nó sẽ thắng cuộc chạy đua phát minh tim nhân tạo thật sự đầu tiên, mặc dầu cần sử dụng những thuốc kháng đông suốt đời. Tim nhân tạo được phát triển bởi GS Carpentier, không cần điều trị kháng đông và chống thải bỏ, sẽ là bước tiếp theo : một implant được chấp nhận tốt hơn một ghép tim.
(LE FIGARO 28/9/2015)
II/ NƯỚC PHÁP ĐANG CHẠY ĐUA THỰC HIỆN TỤY NHÂN TẠO.
Những bệnh nhân đái đường loại 1, không cân bằng được đường huyết của họ có thể, ngay năm 2019, hưởng thiết bị của Pháp, mệnh danh Diabeloop.
DIABETE. Đó là một tụy tạng nhân tạo được tưởng tượng ra bởi một start-up Pháp, Diabeloop. Những cố vấn của nó hy vọng đến đích trước công ty Mỹ Medtronic. Công ty này đã chiếm đoạt 3/4 thị trường những pompe à insuline. Một mục tiêu khó đạt được vì lẽ Medtronic đã loan báo tung ra thiết bị của mình vào năm 2017, đó là chưa nói những ứng viên nghiêm túc khác.
Nhưng chưa có gì tác động trong một thị trường được ước tính nhiều trăm triệu dollar mỗi năm. Nhân một cuộc họp báo ở Paris, Erik Huneker, tổng giám đốc của Diabeloop đã nhấn mạnh ” hiện nay nhiều hệ thống được loan báo nhưng chẳng hệ nào được thương mãi hóa.
Tụy tạng dùng để làm gì ? Để phóng thích insuline trong máu. Một kích thích tố sinh tự cho phép mang nồng độ đường (đường huyết) vào trong một vùng bình thường khi nó tăng cao quá mức, thí dụ sau một bữa ăn. Có tính chất sinh tử bởi vì nếu không có insuline một người sẽ rơi vào trong hôn mê. Đó là nguy cơ mà những bệnh nhân đái đường loại 1 gặp phải vì tụy tạng không hoạt động nữa. Vậy tụy nhân tạo được dành cho những bệnh nhân này.
May mắn thay, sự khám phá và chế tạo insuline trong những năm 1920 đã cho phép sửa chua sự thiếu hụt kích thích tố này. Nhưng với cái giá phải chích nhiều lần mỗi ngày và phải kiểm tra thường xuyên nồng độ đường để thích ứng liều lượng. Thật vậy, những liều quá mạnh có nguy cơ vượt quá mục tiêu và làm hạ quá mức đường huyết, gây nên một sự khó ở, đôi khi nghiêm trọng, thậm chí gây tử vong !
Nguyên tắc của một tụy nhân tạo thật sự được gieo mầm từ đầu những năm 2000, khi những capteur theo dõi đường huyết liên tục đã được phát triển. Vì lẽ khi đó có thể biết nồng độ đường huyết gần như en temps réel mà không có cái bất tiện phải chích nhiều lần ở đầu ngón tay, nên thật logic khi muốn điều chỉnh một cách cũng liên tục những liều insuline được cho.
Nhất là song song với những tiến bộ về những capteur này cũng phát triển những pompe, có khả năng phát ra một lượng tối thiểu của insuline một cách liên tục, và có thể điều chỉnh. Vấn đề còn lại là phải thêm vào một trí thông minh nhân tạo (algorithme), có khả năng suy diễn, từ những đường huyết được lấy bởi capteur, liều insuline cần phải phóng thích. Trước hết nhờ ordinateur, rồi, trong những năm qua, với những smartphone, chỉ cho bệnh nhân điều chỉnh lưu lượng của bơm như thế nào. Từ nay tham vọng sẽ là không cần đến sự can thiệp của con người bằng cách để cho capteur, trí thông minh nhân tạo (intelligence artificielle), bơm insuline, đối thoại với nhau. ” Hay gần như vậy, Erik Huneker đã nói như vậy, bởi vì một capteur không thể tiên đoán anh sẽ ăn cái gì. Vậy phải báo trước trí thông minh nhân tạo khoảng 10 phút trước bữa ăn đồng thời định rõ với nó đó là một bữa ăn lệ thường, quan trọng hơn, hay ít quan trọng hơn thường lệ. Cũng vậy đối với thể thao, trái lại làm giảm nhu cầu insuline. Phải báo với trí thông minh nhân tạo 30 phút trước khi gắng sức.”
” Capteur, pompe, algorithme, đó là ba yếu tố của tụy nhân tạo”, BS Guillaume Charpentier, chủ tịch của Ceritd (Centre d’études et de recherches pour l’intensification du traitement du diabète) và chủ tịch của công ty Diabeloop. Start-up đã được thành lập năm 2015 nhưng dự án đã được phát động năm 2011. Tụy nhân tạo Diabeloop đã được đánh giá một cách thành công trên 15 bệnh nhân trong ba ngày ở CHU de Caen, Nancy và Strasbourg. Năm nay, 36 bệnh nhân sẽ bắt đầu những thử nghiệm ngoài bệnh viện và, vào năm 2017, 100 bệnh nhân sẽ được theo dõi trong 3 tháng tại nhà.
” Giai đoạn chủ yếu đã được vượt qua năm 2011 với một thử nghiệm ngoài bệnh viện ở Montpellier, GS Eric Renard, coordianteur của khoa nội tiết học, đái đường, dinh dưỡng của CHU de Montpellier đã giải thích như vậy. ” Đó là một cuộc cách mạng thật sự đối với những người bị bệnh đái đường “, Marisol Touraine, bộ trưởng y tế Pháp đã lấy làm hoan hỉ như vậy.
(LE FIGARO 9/3/2016)
III/ LÀM CHO NGƯỜI MÙ CÓ THỂ THẤY LẠI ĐƯỢC PHẢI CHĂNG LÀ ĐIỀU CÓ THỂ THỰC HIỆN ?
Nhiều nhà nghiên cứu tin điều đó, và hy vọng của họ chủ yếu dựa vào quan niệm của một võng mạc nhân tạo. Và những kết quả của nhiều thử nghiệm lâm sàng đã công nhận là họ có lý. Thành tích mới nhất ? Kỳ công của một kíp nghiên cứu người Đức của đại học Tubingen. Nhờ một võng mạc điện tử, họ đã phục hồi một phần thị giác ở ba người bị một bệnh thoái hóa võng mạc (rétinite pigmentaire) ; bệnh viêm võng mạc sắc tố này làm giảm thị trường đến độ đưa đến mù lòa. Hôm nay ba người này thấy đủ rõ để có thể nhận biết những đồ vật thường dùng và đọc những chữ lớn. ” Phép màu này dựa trên một puce được cấu tạo bởi 1500 điện cực ; puce này được cấy dưới võng mạc của các bệnh nhân.Như một võng mạc tự nhiên, puce này bắt một cách trực tiếp ánh sáng và truyền những thông tin đến các neurone thị giác vẫn còn nguyên vẹn. ” Ngoài việc mang lại một số lượng pixels lớn hơn, và do đó một thị lực tốt hơn, implant của chúng tôi là implant đầu tiên theo những cử động nhãn cầu của bệnh nhân”, các nhà nghiên cứu đã nhấn mạnh như vậy.
Kết quả tốt của chiến lược “sinh điện tử” (bioélectronique) này làm cho nó trở thành đối thủ nghiêm túc nhất của một piste khác đang thịnh hành. Hướng nghiên cứu này nhằm ” sửa chữa” những tế bào võng mạc bằng liệu pháp gène (thérapie génique).Bởi vì ngay cả ở một giai đoạn tiến triển của sự thoái hóa võng mạc, võng mạc này vẫn còn bảo tồn những tế bào cảm thụ ánh sáng (photorécepteur) (đặc biệt những tế bào nón, dành cho thị giác màu), dầu chúng ở trong trạng thái ngủ. Để kích hoạt chúng, liệu pháp gène cho phép mang lại gène của một protéine (halorhodopsine) có khả năng phản ứng với ánh sáng bằng cách sinh ra những dòng điện. Ý tưởng đã được xác nhận ở những con chuột : chúng đã nhìn thấy lại. Ở người, những thử nghiệm lâm sàng đầu tiên đã được bắt đầu. Những bệnh nhân được điều trị như thế sẽ thấy như thế nào ? Thấy đen và trắng, bởi vì mặc dầu những protéine của các tế bào nón nhạy cảm với ánh sáng xanh, lục và đỏ, nhưng halorhodopsine chỉ nhạy cảm hóa những tế bào nón với ánh sáng một cách không phân biệt. Nhưng dầu sao điều đó sẽ mang lại khả năng thấy lại.
(SCIENCE & VIE : QUESTIONS ET REPONSES 2009)
IV/ CÓ ĐÚNG LÀ TA CÓ THỂ CHẾ TẠO NHỮNG NEURONE NHÂN TẠO ?
Đó là le Graal của nền y khoa hiện tại : hiệu chính những prothèse neuronale, có khả năng sửa chữa não bộ bị thương tổn. Bởi vì, khi một sợi thần kinh của neurone bị thương tổn sau một tai nạn hay một bệnh thoái hóa thần kinh, những nối kết (connexions) đảm bảo sự dẫn truyền những thông tin giữa các neurone, được gọi là những khớp thần kinh (synapses), không mọc lại nữa. Thế mà, từ bốn năm nay, các nhà nghiên cứu thực hiện những kỳ công thật sự, cho phép hy vọng chẳng bao lâu đi đến chiến công tối hậu này ! Tháng ba năm 2008, một kíp những nhà sinh học Hoa Kỳ phát hiện một loại tế bào mới : những tế bào gốc thần kinh được gọi là “en rosette” bởi vì chúng có hình dạng hoa hồng một khi được cấy. Những tế bào gốc này có khả năng kỳ diệu là sinh ra tất cả các loại tế bào thần kinh mà ta tìm thấy trong những vùng khác nhau của não bộ ! Chỉ có điều chúng phát xuất từ những tế bào gốc phôi thai người, mà để có được chúng cần phải phá hủy phôi thai, điều này dấy lên những vấn đề về đạo đức. May mắn thay, vài tháng sau, một kíp nghiên cứu khác, lần này của Montpellier, đã thành công phát hiện những tế bào gốc thần kinh trong tủy sống của những người trưởng thành bằng kính hiển vi điện tử. Một sự xác định sắp đến có thể thực hiện nhờ những chỉ dấu sinh học. Ngoài ra, vào năm 2009, các nhà nghiên cứu của Montréal đã tái tạo lần đầu tiên in vitro những khớp thần kinh nhân tạo có khả năng truyền một tín hiệu thần kinh. Năm sau, những người Mỹ đã tìm ra một hướng khác vì lẽ họ đã tái tạo được những neurone trực tiếp từ những tế bào của da của các con chuột trưởng thành ! Bằng cách tác động lên chỉ 3 gène, các nhà sinh học đã thấy tạo thành những neurone chức năng trong vòng 1 tuần và với một tính hiệu quả 20%. Nhưng những kết quả này phải còn được xác nhận ở người.
(SCIENCE & VIE : QUESTIONS ET REPONSES 2010)
V/ GIẢI PHẪU LƯNG : IMPLANT INTERVERTEBRAL MỚI.
GS Olivier Gille, chirurgien de la colonne vertébrale, CHU de Bordeaux, trình bày những ưu điểm của một thiết bị động để làm vững những đốt sống thắt lưng.
Hỏi : Trong trường hợp nào ta đặt một implant intervertébral lombaire ?
GS Olivier Gille : Chỉ định chính là một ống sống hẹp vùng thắt lưng (canal lombaire étroit), liên kết với một sự không vững của các đốt sống do sự cử động quá mức của chúng. Chính hư khớp (arthrose) là nguồn gốc của sự hẹp lại của canal lombaire, nguyên nhân gây đau t cực kỳ hần kinh tọa, hạn chế khả năng bước.
Hỏi : Mục đích của phẫu thuật là gì ?
GS Olivier Gille : Có hai mục đích. 1.Làm rộng canal lombaire để làm mất đè ép những dây thần kinh nguồn gốc của sciatique. 2. Làm vững cột sống, nguồn gốc gây đau.
Hỏi : Ông hãy mô tả cho chúng tôi protocole chuẩn của sự thiết đặt implant liên đốt sống.
GS Olivier Gille : Protocole diễn ra thành nhiều giai đoạn. 1. Bệnh nhân chịu những thăm dò chụp hình ảnh : IRM và chụp X quang toàn bộ cột sống với hệ EOS, trong đó bệnh nhân đứng, điều này cho phép một sự tái tạo theo 3 chiều không gian. 2. Trong CHU de Bordeaux, chúng tôi có thể thực hiện chirurgie sous neuronavigation (hướng dẫn với scanner opératoire). Để làm vững cột sống ở phần cần phải điều trị, thầy thuốc ngoại khoa đặt 2 vis en titane trong đốt sống trên và hai vis khác trong cột sống dưới, các vis này được nối lại bằng 2 tige rigide. 3. Thiết bị cổ điển này, được gọi là “arthrodèse”, luôn luôn được liên kết với một autogreffe osseuse được cấy giữa các đốt sống.
Hỏi : Những hậu phẫu diễn ra như thế nào ?
GS Olivier Gille : Bệnh nhân được nhập viện trong 3 đến 5 ngày. Đau thời kỳ hậu phẫu đòi hỏi 48 giờ thuốc giảm đau. Sự mang một đai thắt lưng (ceinture lombaire) là cần thiết trong khoảng 2 tháng, tiếp theo sau bởi 2 tháng phục hồi chức năng. Phải tính thời gian nghỉ việc 3 tháng sau khi mổ trước khi có thể bắt đầu tái tục hoạt động.
Hỏi : Với kỹ thuật cổ điển này, những kết quả là gì ?
GS Olivier Gille : Trong thời gian ngắn hạn, triệu chứng đau vùng thắt lưng được làm giảm nhiều hay được hủy bỏ ở 80% những bệnh nhân được mổ. Trong vài trường hợp, chúng có thể xuất hiện lại trong thời gian trung hạn với một hư khớp sớm của những đốt sống kế cận.
Hỏi : Làm sao ông có thể giải thích những bất tiện này ?
GS Olivier Gille : Thủ thuật làm cứng hai đốt sống này gây nên một sự gia tăng những contrainte lên trên các đốt sống kế cận khi thực hiện vài cử động. Do đó nó tạo điều kiện cho sự phát triển của hư khớp ở những đốt sống nằm trên và dưới của vùng mổ. Một vấn đề mà thầy thuốc mổ lưng gọi là ” sự thoái hóa của đoạn kế cận”. Mặt khác, autogreffe osseuse có thể chịu trách nhiệm đau ở nơi lấy xương hay một quá trình consolidation xấu, điều này có thể cần một can thiệp mới.
Hỏi : Thiết bị mới thay thế implant chuẩn được trình bày như thế nào ?
GS Olivier Gille : Một implant cylindrique dynamique bằng titane và élastomère thay thế những thanh cứng. Thành phần élastomère cho phép làm yếu đi những cử động và những va chạm, như một amortisseur của xe hơi. Nó có hai ưu điểm. 1. Nó cho phép giữ khả năng cử động cua các đốt sống. 2. Ghép xương không còn cần thiết nữa.
Hỏi : Hậu quả, những lợi ích là gì ?
GS Olivier Gille : Implant dynamique làm đỡ nặng cho đĩa sống thắt lưng và các khớp của cột sống. Nó kiểm soát cử động mà không phong bế nó, như trường hợp với một arthrodèse cổ điển. Chúng tôi đã quan sát ở những bệnh nhân của chúng tôi một sự giảm thoái hóa của đoạn kế cận. Ghép xương không cần thiết nữa, vậy không con có nguy cơ consolidation xấu.
Hỏi : Có những chống chỉ định đối với việc đặt implant mới này không ?
GS Olivier Gille : Nó bị chống chỉ định trong những trường hợp bị khối u, những bệnh nhiễm trùng hay những thương tổn chấn thương của cột sống.
Hỏi : Bao nhiêu bệnh nhân đã nhận được thiết bị này ?
GS Olivier Gille : Ở CHGU de Bordeaux, bây giờ với 4 năm nhìn lại, chúng tôi đã mổ 200 bệnh nhân với hệ thống B-Dyn này. Tất cả đều bảo tồn khả năng cử động của cột sống thắt lưng. Nhờ được giảm rất nhiều, thậm chí một sự biến mất của triệu chứng đau, các bệnh nhân có một chất lượng sống tốt hơn. Những tài liệu xuất bản đang được tiến hành.
(PARIS MATCH 9/6-15/6/2016)
VI/ GIẢI PHẪU NÃO VỚI THÔI MIÊN : MỘT PREMIERE
BS Illyess Zemmoura, thầy thuốc ngoại thần kinh, CHU de Tours và BS Eric Fournier, anesthésiste hypnothérapeute, CHU de Tours, giải thích thủ thuật của phương pháp thôi miên nhằm thay thế gây mê tổng quát trong những trường hợp “chirurgie éveillée” (mổ bệnh nhân vẫn tỉnh táo)
Hỏi : Đối với những u não nào cần phải đánh thức bệnh nhân trong lúc mổ ?
BS Illyess Zemmoura : Kỹ thuật được gọi là “chirurgie éveillée” này thường nhất được thực hiện đối với những gliome de bas grade và đôi khi de haut grade. Những khối u thâm nhiễm (tumeur infiltrante) này xâm chiếm những vùng liên hệ với những chức năng như ngôn ngữ, thị giác và vận động cần phải gìn giữ. Trong vài trường hợp tốt nhất là chỉ cần lấy đi một phần khối u, và phần còn lại hoặc là sẽ được theo dõi bằng IRM, hoặc được điều trị bằng radiothérapie hay chimiothérapie.
Hỏi : Để lấy đi một khối u, protocole ngoại khoa là gì ?
BS Illyess Zemmoura :
1. Bệnh nhân được gây ngủ với gây mê tông quát, trong đó ta cho một gây mê khác, loco-régionale, ở vùng phải mổ. Sau đó thầy thuốc ngoại khoa thực hiện ouverture để đến vị trí của khối u.
2. Ta đánh thức bệnh nhân. Bệnh nhân không đau đớn bởi vì không có thụ thể đau trong não và bệnh nhân không cảm thấy một cảm giác khó chịu nào ở da đầu nhờ gây tê tại chỗ.
3. Một orthophoniste cho bệnh nhân những trắc nghiệm về ngôn ngữ, thị giác hay vận động, tương ứng với những vùng não phải mổ và những vùng não phải gìn giữ. Thầy thuốc ngoại khoa lấy khối u với sự kiểm soát của những trắc nghiệm này rồi cho bệnh nhân ngủ lại.
Hỏi : Tại sao ông quyết định sử dụng phương pháp thôi miên ?
BS Eric Fournier : Sau một gây mê tổng quát, vài bệnh nhân lúc thức dậy vùng vẫy, điều này làm trì hoãn những trắc nghiệm. Những bệnh nhân khác có một căn bệnh không cho phép một sự thức dậy nhanh trong khi mổ. Sau cùng có những chống chỉ định đối với gây mê tổng quát.
Hỏi : Xử trí như thế nào một bệnh nhân muốn được mổ bằng thôi miên ?
BS Illyess Zemmoura : Sau khi khám bệnh như lệ thường với thầy thuốc ngoại thần kinh, bệnh nhân được thầy thuốc gây mê bằng thôi miên (anesthésiste hypnothérapeute) tiếp. Vị thầy thuốc thôi miên này bắt mỗi bệnh nhân phải chịu một buổi thôi miên (hypnose) để xem bệnh nhân có tuân theo thật sự phương pháp này hay không, xem có thể mổ bệnh nhân với thôi miên không.
Hỏi : Không phải mọi người đều có thể thôi miên được. Tỷ lệ của những người phải từ bỏ phương pháp này ?
BS Illyess Zemmoura : Khoảng một bệnh nhân trên mười. Chủ yếu chính động cơ của bệnh nhân là thiết yếu cho sự thành công của phương pháp này. Trong phương pháp thôi miên có một sự biến đổi của tình trạng ý thức mà ta có thể xác định giữa tình trạng thức tỉnh (veille) và ngủ. Khi được thôi miên, cảm giác đau giảm rất nhiều, thậm chí bị ức chế. Ta chưa biết bằng cơ chế nào nhưng ta đã có thể chứng thực bằng những thăm dò IRM fonctionnelle rằng, trong lúc thực hiện một buổi thôi miên, vài vùng của vỏ não được thắp sáng lên tùy theo sự gợi ý đặc thù. Khi đó là thị giác, vùng chẩm được kích hoạt. Nếu sự gợi ý liên quan đến một mùi, chính vùng khứu giác được sáng lên…
Hỏi : Ông mô tả cho chúng tôi protocole của một phẫu thuật dưới thôi mien ?
BS Eric Fournier :
1. Ở phòng mổ bệnh nhân được đặt trạng thái thôi miên.
2.Thầy thuốc ngoại khoa thực hiện một gây tê tại chỗ ở nơi phải mổ, rồi mở hộp sọ. Bệnh nhân có thể nghe, thấy và cảm thấy nưhng những cảm giác của bệnh nhân rất có thể chịu được.
3.Ta đưa bệnh nhân ra khỏi thôi miên để bắt bệnh nhân chịu những trắc nghiệm sẽ hướng dẫn những động tác của phẫu thuật viên, bằng cách tôn trọng những vùng cần gìn giữ. Vì tinh thần sáng sủa hơn so với khi bệnh nhân ra khỏi gây mê tổng quát, nên bệnh nhân trả lời các trắc nghiệm đáng tin cậy hơn và nhanh hơn. Ta cho bệnh nhân ngủ lại để đóng hộp sọ.
Hỏi : Ông có được những kết quả nào với phẫu thuật bằng thôi miên này ?
BS Illyess Zemmoura : Ở 37 bệnh nhân được mổ không có thêm một biến chứng nào so với kỹ thuật quy ước. Chúng tôi đã đo cường độ của stress bằng những bảng câu hỏi. Can thiệp của “chirurgie éveillée” với thôi miên này đã không gây stress. Hầu hết các bệnh nhân đã tuyên bố rằng họ chọn protocole thoải mái này nếu họ lại được mổ lần nữa.
Hỏi : Những kết quả của các ông đã được công bố trong tạp chí khoa học nào ?
BS Illyess Zemmoura : Những công trình của chúng tôi, được công bố trong “Neurosurgery”, tạp chí chính thức của Hoa Kỳ về ngoại thần kinh, tạo một première mondiale.
(PARIS MATCH 17/3-23/3/2016)
VII/ UNG THƯ VÚ : MỘT BƯỚC TIẾN QUAN TRỌNG.
GS Fabrice André, thầy thuốc chuyên khoa ung thư, Gustave-Roussy (Villejuif), giải thích tác dụng của liệu pháp nhắm đích mới này.
Hỏi : Hiện nay, tần số của các ung thư vú ở Pháp là gì ?
GS Fabrice André : Ta liệt kê khoảng 55.000 trường hợp mới mỗi năm, trong đó hơn 95% được chẩn đoán ở một giai đoạn khu trú (stade localisé), trong đó những tế bào ung thư đã không xâm chiếm những cơ quan khác. Có nhiều loại ung thư vú, trong đó có 3 loại chính.
1. Những ung thư phụ thuộc kích thích tố (hormonodépendants), thường gặp nhất (70% những trường hợp), liên kết với những oestrogène.
2. Những HER2, thường ác tính nhất. Sự tăng sinh của chúng là do một protéine trở nên có hại bởi vì được chế tạo với lượng quá lớn.
3. Những ung thư “ba âm tính” (cancer triple négatif), không phụ thuộc hormone cũng không phải HER2, thường rất hung dữ.
Hỏi : Công trình nghiên cứu được thực hiện ở Gustave-Roussy nhằm vào những ung thư khu trú phụ thuộc kích thích tố (hormonodépendants localisés). Những điều trị chuẩn là gì ?
GS Fabrice André : Khi khối u nhỏ (dưới hoặc bằng 3 cm), ta lấy nó đi bằng phẫu thuật. Giai đoạn thứ hai của điều trị tại chỗ gồm những buổi bức xạ liệu pháp trong 5 đến 7 tuần. Rồi ta kê đơn một điều trị kháng kích thích tố trong ít nhất năm năm. Đối với những ung thư phụ thuộc kích thích tố ác tính, một hóa trị liệu từ 4 đến 5 tháng cũng sẽ được thực hiện.
Hỏi : Những kết quả nào ta có được với điều trị này đối với những ung thư khu trú phụ thuộc kích thích tố ?
GS Fabrice André : Đối với những bệnh nhân bị một ung thư không gây đau, ta thu được những kết quả tốt, với một tỷ lệ tái phát từ 10 đến 20% nếu các hạch bị di căn. Đối với những bệnh nhân được điều trị vì một ung thư phụ thuộc kích thích tố ác tính hơn (ngay cả khi không có hạch bị di căn), ta thống kê tỷ lệ tái phát trung bình là 20%
Hỏi : Những điều trị này gây nên những tác dụng phụ nào ?
GS Fabrice André : Hormonothérapie gây những cơn phừng mặt, đau khớp, lên cân, ngứa và ở vài bệnh nhân, một khuynh hướng trầm cảm. Những tác dụng phụ của hóa trị nghiêm trọng hơn : mệt, nôn, rụng tóc và nguy cơ nhiễm trùng.
Hỏi : Một liệu pháp nhắm đích (thérapie ciblée) khác với một hóa trị cổ điển ở điểm nào ?
GS Fabrice André : Một liệu pháp nhắm đích phong bế một cách đặc hiệu tác dụng của protéine chịu trách nhiệm sự tăng sinh vô tổ chức của những tế bào ung thư. Hóa trị cổ điển tấn công những tế bào lành mạnh cũng như những tế bào ung thư. Vậy nó độc hơn nhiều đối với cơ thể.
Hỏi : Công trình nghiên cứu của Gustave-Roussy, được thực hiện với điều trị chống ung thư này đã diễn ra như thế nào ?
GS Fabrice André : Mục tiêu là chứng minh rằng một liệu pháp nhắm đích, palbociclib, cho phép ức chế sự tăng sinh của những tế bào ung thư. Công trình nghiên cứu nhằm vào 100 bệnh nhân bị ung thư vú các loại khác nhau. Trong thử nghiệm so sánh này, 75 phụ nữ đã nhận thuốc bằng đường miệng trong 15 ngày. Những bệnh nhân khác không được điều trị (từ lúc chẩn đoán đến động tác ngoại khoa).
Hỏi : Những kết quả có đáp ứng những mong chờ của ông không ?
GS Fabrice André : Trong nhóm 61 bệnh nhân mà ung thư phụ thuộc kích thích tố, ta đã có thể chứng thực ở 43 trong số những bệnh nhân này một sự hủy bỏ hoàn toàn sự tăng sinh của những tế bào ác tính. Một tiến bộ quan trọng trong những điều trị chống ung thư.
Hỏi : Điều trị này có gây những tác dụng phụ không ?
GS Fabrice André : Ta đã ghi nhận một sự giảm số lượng những bạch cầu ở hai bệnh nhân và những trường hợp ỉa chảy ở hai bệnh nhân khác. Trong tất cả các trường hợp, những tác dụng không mong muốn có thể đảo ngược được.
Hỏi : Thử nghiệm đầy hứa hẹn với palbociclib phải chăng sẽ được tiếp tục ?
GS Fabrice André : Một công trình nghiên cứu quốc gia vừa được tiến hành ở Gustave-Roussy, được điều hành bởi các BS Suzette Delaloge và Paul Cottu với sự tham gia của 40 bệnh viện. Lần này mục tiêu là so sánh những hiệu quả của liệu pháp nhắm đích này với những hiệu quả của những điều trị hóa trị quy ước đối với những bệnh nhân phụ thuộc hormone. Những kết quả sẽ có được từ nay đến 2 năm nữa.
Hỏi : Tóm lại, những ưu điểm của liệu pháp nhắm đích này ?
GS Fabrice André :
1. Nó có thể làm giảm nguy cơ tái phát cũng như độc tính của những điều trị thường dùng.
2. Nó gia tăng những xác suất chữa lành.
3. Nó có thể hiệu quả đối với những ung thư khác : vài lymphome, ung thư phổi, mà những công trình nghiên cứu đang được tiến hành.
(PARIS MATCH 12/5-18/5/2016)
VIII/ VITAMINE D : BẢO VỆ CHỐNG LẠI UNG THƯ PHỤ NỮ
Những công trình nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà khoa học của đại học Californie (San Diego) trên những nhóm gồm 1169 và 1135 phụ nữ cho thấy rằng những phụ nữ có một nồng độ vitamine D trong máu 40 nd/ml có một nguy cơ giảm 67% so với những phụ nữ mà nồng độ chỉ 20 ng/ml.
(PARIS MATCH 28/4-3/5/2016)
IX/ UNG THƯ : HY VỌNG CỦA MỘT ĐIỀU TRỊ MIỄN DỊCH LIỆU PHÁP
BS Pierre Langlade-Demoyen, directeur de recherche thuộc Viện Pasteur và directeur scientifique của société Invectys, trình bày những kết quả đáng phấn khởi của một vaccin điều trị mới.
Hỏi : Bằng cơ chế nào một tế bào lành mạnh trở thành ung thư ?
BS Pierre Langlade-Demoyen : Trong số nhiều tỉ những tế bào cấu thành cơ thể của chúng ta, một số lớn phân chia và chịu những biến đổi của ADN của chúng. Trong vài trường hợp, những biến dị này gây nên một sự tăng sinh vô tổ chức của các tế bào. Những tế bào này tăng sinh cho đến khi tạo thành một khối u.
Hỏi : Những người lành mạnh có mang những tế bào ung thư không ?
BS Pierre Langlade-Demoyen : Vâng, tất cả chúng ta đều mang những tế bào ung thư, nhưng những tế bào này bị hủy diệt và kiểm soát bởi hệ miễn dịch. Rồi với thời gian, ở vài người, những tế bào bất thường thoát khỏi sự kiểm soát của hệ phòng vệ miễn dịch và dẫn đến sự phát triển của một khối u.
Hỏi : Ngoài sự thoái hóa của tính miễn dịch do tuổi tác, những yếu tố khác của sự tăng sinh vô tổ chức của những tế bào là gì ?
BS Pierre Langlade-Demoyen : Có nhiều yếu tố. 1. Vài virus (như papillomavirus) có khả năng biến hóa một tế bào lành mạnh thành tế bào ung thư. 2. Vài yếu tố liên kết với lối sống của chúng ta : thuốc lá, khi gây nên những biến đổi di truyền, dẫn đến một sự phát triển của những u phổi.
Hỏi : Ông vừa tiến hành một công trình nghiên cứu với một điều trị mới mang hy vọng. Điều trị đó là gì ?
BS Pierre Langlade-Demoyen : Đó là một vaccin điều trị, một miễn dịch liệu pháp nhằm vào một enzyme được gởi là “télomérase”, được sản xuất bởi tất cả những tế bào ung thư, dầu loại ung thư là gì (rắn hay lỏng). Vai trò của nó rất là tai hại vì lẽ nó chịu trách nhiệm sự tăng sinh của những tế bào bất thường, và chúng quyết định trở thành trẻ lại không bao giờ già. Chiến lược vaccin điều trị là nhận biết enzyme này và giết nó.
Hỏi : Cho đến nay, những công trình nghiên cứu nào đã xác nhận tính hiệu quả của chiến lược này ?
BS Pierre Langlade-Demoyen : Những công trình nghiên cứu đầu tiên, ở các động vật (chuột và chó), trước hết đã cho thấy không có độc tính, không có những tác dụng phụ và một tính hiệu quả chống ung thư của vaccin. Sau đó, công trình nghiên cứu giai đoạn I ở người đã bắt đầu cách nay một năm trên 18 bệnh nhân, tất cả bị những ung thư di căn khác nhau (vú, tiền liệt tuyến, đại tràng), chịu thất bại điều trị quy ước.
Hỏi : Vaccin này được cho như thế nào ?
BS Pierre Langlade-Demoyen : Bằng cách tiêm dưới da, một lần mỗi tháng trong 3 tháng.
Hỏi : Những kết quả là gì ?
BS Pierre Langlade-Demoyen : Ở một nửa những bệnh nhân, ta đã quan sát thấy một sự ổn định của căn bệnh mà không có một tác dụng phụ nào.Vaccin này cũng có thể được liên kết với một điều trị quy ước (ngoại khoa, xạ trị, hóa trị) để có thể còn có hiệu quả hơn.
Hỏi : Ông sẽ chuyển qua giai đoạn II ?
BS Pierre Langlade-Demoyen : Vâng, và lần này cộng tác với một khoa ung thư lớn ở Dallas (Texas), khoa của MD Anderson Center. Công trình nghiên cứu so sánh này sẽ có đặc điểm là nhằm vào chỉ một loại ung thư. Một nhóm những bệnh nhân được điều trị quy ước liên kết với vaccin điều trị sẽ được so sánh với một nhóm những bệnh nhân khác chỉ nhận protocole cổ điển. Nhiều bệnh viện Pháp sẽ tham gia vào công trình nghiên cứu rộng lớn này, sẽ được bắt đầu vào mùa hè sắp đến.
Hỏi : Trong trường hợp thành công, khi nào bệnh nhân có thể nhận được vaccin này ?
BS Pierre Langlade-Demoyen : Từ nay, trong ung thư học, khi một loại thuốc đã được chứng minh là hiệu quả và không độc trong giai đoạn II, nó có thể được sử dụng nhanh hơn trong các bệnh viện mà không có những thử nghiệm lâm sàng. Biện pháp mới này đã được theo để các bệnh nhân nhận được sớm hơn những điều trị chống ung thư.
Hỏi : Hôm nay miễn dịch liệu pháp dường như có một vị trí quan trọng trong cuộc đấu tranh chống lại ung thư.
BS Pierre Langlade-Demoyen : Vâng. Từ vài năm nay, đó là điều trị hiệu quả nhất đối với vài loại ung thư như mélanome và những ung thư phổi, thường với ít những tác dụng phụ hơn so với hóa trị liệu. Tiến bộ lớn với vũ khí này là mục đích không chỉ kiểm soát căn bệnh mà còn chữa lành nó một ngày nào đó.
(PARIS MATCH 28/4-3/5/2016)
X/ UNG THƯ : HOẠT ĐỘNG VẬT LÝ LÀM GIẢM NHỮNG NGUY CƠ
National Cancer Institute (Bethesda, Hoa Kỳ) đã sàng lọc những dữ kiến liên quan hơn 1,44 triệu người của hai giới tính, tuổi từ 19 đến 98 tuổi, được theo dõi ở châu Âu và Hoa Kỳ trong trung bình 12 năm. Trong thời kỳ này 187.000 trường hợp ung thư đã được khai báo. Công trình khổng lồ này đã xác nhận rằng nguy cơ xuất hiện của ít nhất 13 loại ung thư được làm giảm bởi hoạt động vật lý (bước, jogging, bơi lội, vélo), với điều kiện nó được thực hành với một nhịp độ từ trung bình đến cật lực trong ít nhất 150 phút mỗi tuần hay 75 phút nếu nó thật sự cật lực. Với điều kiện này, sự giảm nguy cơ có thể lên đến 45% đối với gan, từ 25 đến 29% đối với phổi, từ 8 đến 30% đối với leucémie myéloide.
(PARIS MATCH 9/6-15/6/2016)
BS NGUYỄN VĂN THỊNH
(6/7/2016)