Thứ Bảy, 29 tháng 8, 2015

Cảm nhận âm nhạc

NHỚ QUÊN VỚI NHẠC TRỊNH
Bài viết: Nguyễn Lương Tuấn

(tranh của HS Đinh Cường)
Có hai tình khúc nổi bật của Trịnh Công Sơn đề cập đến vấn đề nhớ và quên: Bài "Tình Nhớ" và "Tưởng rằng đã quên"
Điểm nổi bật trong hai ca khúc này là Trịnh dùng hình ảnh rất sống động để diễn tả những nỗi niềm của ông.
Trong "Tình nhớ": "Tình ngỡ đã quên đi nhưng tình vẫn còn đầy. Người ngỡ đã đi xa nhưng người vẫn quanh đây. Ôi! áo xưa lồng lộng đã xô dạt trời chiều ..."
Tôi thích chữ “áo xưa lồng lộng”.
Chữ “áo xưa lồng lộng” làm ta thấy được, nghe được. kể cả cảm giác được (vẻ mềm mại của vạt áo) …
Ngôn ngữ của TCS qua câu này cho ta hình dung một cách sống động thế giới trước mắt ta: Người xưa, hai tay níu chặt vạt áo để khỏi bay vì gió đang lồng lộng và tà áo xưa hẳn phồng căng vì gió.
Đâu người xưa một chiều nào ta mê đắm. Hai tay níu chặt vạt áo vì gió đang lồng lộng. Có thể nàng đang đi bộ qua cầu Trường Tiền hay trên đường Lê Lợi về Đập Đá hoặc một con đường nào đó mà tôi nghĩ là của Huế như Nguyễn Huệ, Trần Hưng Đạo, Phan Bội Châu. Mai Thúc Loan hay đường trong Thành Nội, ...

Thứ Sáu, 28 tháng 8, 2015

Tiếng rao hàng

Nguyễn Lương Tuấn


Tôi thích nghe tiếng rao hàng văng vẳng trong đêm khuya hay từ sáng sớm. Tiếng rao đánh thức nơi tôi sự khao khát như một thói quen, đâm ghiền.

Mùa đông, trời lạnh cóng, giữa đêm khuya tiếng rao bánh mì lanh lảnh:

- Mì nóng khôn?!

Không hiểu vì tiếng rao làm tôi đói bụng hay vì đói bụng mà nghe tiếng rao vội mừng, nhưng lúc đó - giây phút đó, tôi biết rằng mình khó cưỡng. Chạy vội đến bố già năn nỉ:

- Chú ơi cho con đồng mua ổ bánh mì!

Thế là tôi cầm tiền chạy vụt ra ngoài, đứng ở cửa trước sân, gọi lớn:

- Mì! bánh mì!

Trời tối. Mưa phùn.Thằng bé đi vội đến. nó mặc chiếc tơi đọt, bao bánh mì được che bởi vạt áo tơi. Nó mở rộng thân tơi. Tôi thò tay vào lựa mì.

- Chao ơi nóng!

Tôi rụt tay về. thằng bé thò tay vô lựa bánh giúp. Tôi cầm ổ bánh mì nóng hổi. U chao! ổ mì thơm lựng theo hơi nóng. Thích quá, tôi cắn vội đầu dót ổ mì, chon rụm. Da bánh mì kêu rạo rạo trong miệng cùng với ruột bánh mềm nóng. Cảm giác  vị ngọt lan nhanh trong miệng. Ngon tuyệt.

Và … tôi ngồi học dưới ánh sáng ngọn đèn nê ong nơi bàn bureau, vừa học bài vừa nhai bánh mì. Bên ngoài trời mưa . Tôi nghe tiếng nước mưa giọt tí tách sau hè nhà, tiếng nước lộp độp trên những tàu lá chuối bên nhà bác Cử. Thú vị thật!

Tiếng rao bánh mì đi qua tuổi thơ tôi, dội vào hồn tôi, lưu giữ mãi trong ký ức tôi, như mới hôm qua cùng với hình ảnh cực nhọc, lam lũ của từng khuôn mặt, từng giọng rao giữa đêm khuya, buổi sáng tinh mơ, hay trưa hè ngái ngủ:

- Hột vịt lôn!

- Chè đậu xanh, đậu ván!

- Ai ăn đậu!, …

Mỗi lần nhớ về tôi lại chạnh lòng.

Đã đi qua bao nhiêu mùa, đi qua bao nhiêu năm…Bây giờ, hôm nay, Đà Nẵng một sáng trời mưa lành lạnh, tôi ngồi gõ từng chữ trên bàn phím nhớ về tiếng rao hàng lanh lảnh…

Và Đà Nẵng hôm nay,

Thời sụ Y Khoa 08.2015 BS Nguyễn Văn Thịnh

Cấp cứu tim mạch số 59 – BS Nguyễn Văn Thịnh


TÁCH THÀNH ĐỘNG MẠCH CHỦ
(AORTIC DISSECTION)
TEST
Adam J.Rosh, MD
Assistant Professor
Department of Emergency Medicine
Wayne State University School of Medicine
Detroit, MI
Một người đàn ông 65 tuổi với một tiền sử cao huyết áp mãn tính đến khoa cấp cứu với đau ngực như xé phát khởi đột ngột, lan lên hàm. HA của ông ta là 205/110mmHg. Tần số tim là 90 đập mỗi phút, tần số hô hấp là 20 hơi thở mỗi phút, và độ bảo hòa oxy là 97% ở khí phòng. Ông có vẻ sợ hãi. Lúc khám tim anh nghe một tiếng thổi trương tâm ở bờ phải xương ức. Một phim X quang ngực phát hiện một trung thất giãn rộng. Để chẩn đoán tình trạng của bệnh nhân này, thăm dò chọn lựa để chẩn đoán được ưa thích là gì ?
a. Điện tâm đồ
b. Siêu âm tim qua ngực (TTE)
c. Siêu âm tim qua thực quản (TEE)
d. Chụp cắt lớp vi tính
e. Chụp cộng hưởng từ

Câu trả lời đúng là (c)
Bệnh cảnh lâm sàng của bệnh nhân với cao huyết áp mãn tính, đau ngực như xé khởi đầu cấp tính, tiếng thổi trương tâm của hở van động mạch chủ, và X quang ngực với trung thất giãn rộng phù hợp với một tách thành động mạch chủ. Thăm dò lựa chọn là một siêu âm tim qua thực quản (TEE: transeosphageal echocardiogram), rất nhạy cảm. Nó có thể được thực hiện nhanh ở giường của bệnh nhân và không cần phóng xạ hay chất cản quang.
(a) Nhũng thay đổi điện tâm đồ phù hợp với một tách thành động mạch chủ là những thay đổi thiếu máu cục bộ, những phức hợp điện thế thấp, và electrical alternans. Tuy nhiên điều này chỉ gợi ý nhưng không có giá trị chẩn đoán.
(b) Siêu âm tim qua ngực (TTE) bị hạn chế trong chẩn đoán tách thành động mạch chủ bởi vì sự truyền sóng siêu âm bị cản trở bởi xương ức nằm phía trên. Nó có thể hữu ích khi thấy dịch màng ngoài tim do tách thành đoạn gần động mạch chủ.
(d) Một chụp cắt lớp vi tính có thể là một thăm dò rất tốt với độ nhạy cảm gần bằng siêu âm qua thực quản. Đó là thăm dò lựa chọn nếu siêu âm qua thực quản không có sẵn để sử dụng. Tuy nhiên CT scan đòi hỏi bệnh nhân rời phòng cấp cứu và nhận thuốc cản quang tĩnh mạch.
(e) Chụp cộng hưởng từ hạt nhân có độ nhạy cảm và đặc hiệu cao và có lợi ích nhận diện một vết rách nội mạc. Tuy nhiên thăm dò này đòi hỏi bệnh nhân rời phòng cấp cứu trong một thời gian kéo dài. Hiện nay chụp cộng hưởng từ hữu ích nhất đối với những bệnh nhân với tách thành động mạch chủ mãn tính
Emergency Medicine : PreTest Self-Assessment and Review
Đọc thêm : Cấp cứu tim mạch số 18, 33, 43, 45, 58
BS NGUYỄN VĂN THỊNH
(25/8/2015)

Chủ Nhật, 23 tháng 8, 2015

GÓC PHỐ TRẦN HƯNG ĐẠO, NGÃ GIỮA

Nguyễn Lương Tuấn

(Xin được chia sẻ với bài viết của bạn Hàn Lan Anh)
Huế ngày xa xưa mà tôi vẫn gọi là thời hoàng kim, có nhiều nơi, nhiều chốn đã ghi dấu trong ký ức tôi, mãi mãi tôi không quên.
Huế một thời, nuôi tôi khôn lớn, cho tôi thành người. Nhớ lắm những con đường, những hàng cây, những khu xóm, những dòng sông ,,, và đặc biệt những góc phố.
Trước 1975, là người Huế bạn khó lòng quên góc đường Trần Hưng Đạo – Phan Bội Châu mà trước đó người ta vẫn thường gọi là Ngã giữa (Phan Đăng Lưu bây giờ). Tôi vẫn nhớ mãi nơi góc phố này, cứ mỗi chiều thứ bảy hay chủ nhật, các chàng tuổi mới lớn, các sinh viên hay HS các lớp trên, thường là học sinh Quốc học, Thiên Hựu (Providence), Bình Linh (Pellerin) vẫn hay đứng và nhìn dòng người qua lại trước mắt mình, cố nhiên vẫn thường ngắm người đẹp là chính.
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn để lại nhiều bài hát nổi tiếng, phải chăng một phần từ cảm xúc của những chiều qua phố:
“Chiều một mình qua phố, âm thầm nhớ nhớ tên em. Có khi nắng khuya chưa lên mà một loài hoa chợt tím…”.
Lẽ cố nhiên hòa mình vào đám đông, trôi theo dòng người những chiều thứ bảy hay chủ nhật, nhạc sĩ có lúc chợt khám phá, thấy rằng đời mình bất chợt chỉ là những đám đông, những cuộc vui tạm bợ, những nụ cười chợt thoáng qua:
“Chiều nay em ra phố về. Thấy đời mình là những đám đông. Người chia tay nhau cuối đường. Ngày đi đêm tới trăm tiếng hư không…”
Và khi buồn bã cô đơn, muốn trực diện với bản ngã của mình thì không không gì hơn là rúc mình trên căn gác trọ, nằm co ro nghe nỗi buồn hiện hữu:
“Chiều chủ nhật buồn, nằm trên căn gác đìu hiu.Tôi xin em năm ngón tay thiên thần. Trong vùng ăn năn, qua cơn hờn dỗi. Tôi tôi xin năm ngón tay em đi vào cô đơn…”
Sự ra đời những bài hát của Trịnh Công Sơn, nổi tiếng một thời và cho đến bây giờ, vẫn thường xuất phát từ Huế. Huế của những bản tình ca, Huế của tình yêu và thân phận, …
Và rõ ràng, cụ thể, Huế của những góc phố một thời, ta nhìn ngắm dòng người đi qua, mong tìm thấy, bắt gặp được đôi mắt của một người, xa xăm, ngút ngàn, …

Mắt & Chất Lutein kỳ diệu


Mời các bạn đang có vấn đề về MẮT đọc tài liệu dưới đây để tuỳ nghi,


Mắt & Chất Lutein kỳ diệu



Đôi mắt là cửa sổ của linh hồn, điều này ai cũng biết nhưng không ai để ý. Cho đến khi đôi mắt bị mờ, mới vội vã đi tìm Bác sĩ Nhãn khoa.
Thông thường người ta hay nghĩ mắt mờ chỉ cần thay gọng kính là xong ngay.

Nghĩ như thế là lầm.

Năm 2007 thống kê Hoa Kỳ cho biết là số người đi tune up xe hơi nhiều hơn là đi khám mắt.

-Trong ngũ giác, mắt -thị giác - là điều đáng sợ nhất vì nếu như đời đen tối thì còn gì là lẽ sống nữa.



Có 3 căn bệnh đưa đến sự mù mắt là 
mắt cườm, áp xuất trong mắt cao (glaucoma) và bệnh suy thoái của võng mạc (age related macular degeneration viết tắt là A.M.D)

2 chất lutein và zeaxanthin là chất carotenoids giúp chống lại các bệnh về mắt khi ta về già. Hai chất này không có ở trong cơ thể mà phải do thức ăn và dinh dưỡng đem đến.

Thứ Năm, 20 tháng 8, 2015

TÀ ÁO TÍM

NGUYỄN LƯƠNG TUẤN

Tôi vốn không mặn nồng chi về màu tím, cụ thể là tà áo màu tím. Màu tím đích thị là buồn, mang lại cho người ta cảm giác ảm đạm, tối như … chân trời tím.
Thế nhưng hình như màu tím được gán cho Huế. Họa sĩ Đinh Cường có bức tranh thiếu nữ với tên “Tím Huế”..
Và ông NS Hoàng Nguyên lại có bài “Tà áo tím”
NS Hoàng Nguyên kể một câu chuyện tình nhẹ nhàng, như giấc chiêm bao, khi ông lang thang bên dòng Hương Giang, gặp một tà áo tím:
“Một chiều lang thang bên dòng Hương Giang. Tôi gặp một tà áo tím nhẹ thấp thoáng trong nắng vương. Màu áo tím sao luyến thương, màu áo tím sao vấn vương. Rồi lòng bâng khuâng theo màu áo ấy. Màu áo tím hôm nào tình quyến luyến ban đầu. Chập chờn tâm tư màu áo thoáng chiêm bao.
Mong một tà áo, một tà áo qua đường. Như mong một lời nói, một lời nói yêu thương. Mặc thời gian dìu đôi cánh biếc. Mặc dòng sông dịu hiền luyến tiếc. Mặc chiều thu buồn như hối tiếc, tôi mơ màu áo. Ước mong sao áo màu khép kín bên nhau.
Để rồi chiều chiều tôi đi bên dòng Hương Giang. Mong tìm lại tà áo ấy, màu áo tím nay thấy đâu. Người áo tím nay thấy đâu, dòng nước vẫn trôi cuốn mau. Rồi chợt nghe tin qua lời gió nhắn. Người áo tím qua cầu và áo tím phai mau. Để dòng Hương Giang hờ hững cũng nao nao.”
Bài hát “Tà áo tím” ảnh hưởng nhiều trong giới trẻ, SV, HS, các cô gái Huế vào cuối thập niên 60. Nhiều cô gái Huế chỉ thích chọn áo dài cho mình bằng màu tím!
Ngày ấy, lớp triết tôi học, thường là sinh viên thuần túy nhưng có một số là sinh viên ghi danh không chuyên cần. Họ là các công chức, GS học thêm,…
Các sinh viên này thường đã có gia đình. Trong số đó, tôi có kỷ niệm với một người thường hay mặc áo dài màu tím than. Người này có mái tóc dài đen bóng mượt, xõa lững ngang vai, đôi mắt to, sâu đen với dáng người cao, mãnh khảnh.
Và điểm đặc biệt là người này luôn mặc áo dài màu tím than.

Thứ Bảy, 15 tháng 8, 2015

Y học 08.2015 BS Nguyễn Văn Thông

                 GIẤC MƠ TỈNH THỨC

Bạn đã xem phim Inception ? Trong bộ phim này, Leonardo Di Caprio đã chuyển giao một thông điệp mới: một điệp viên thuộc thế hệ mới có khả năng thâm nhập vào  giấc mơ của các đối tượng để đánh cắp bí mật hoặc để gieo rắc các ý tường trong cơn nửa mê nửa tỉnh của chúng. Điệp viên này có được một khả năng bẩm sinh kỳ lạ là có thể lập trình trước kịch bản của những giấc mơ, có thể đi vào giấc mơ bất cứ lúc nào và nhất là có thề đưa vào giấc mơ sứ mạng của mình mà vẫn hoàn toàn tỉnh táo dù đang ngủ... Chắc chắn là ai cũng biết đó chỉ là khoa học giả tường! Nhưng kịch bản này có thề thành sự thật không? Trong lĩnh vực nghiên cứu về giấc mơ, các nhà khoa học gọi đó là “giấc mơ tỉnh thức" , tức là những người ngủ mà trong giấc mơ họ vẫn có ý thức, vẫn biết và vẫn sống trong những trải nghiệm dị thường chỉ có trong mơ.
Để khám phá bí ẩn này, chúng ta hãy thâm nhập vào phòng thí nghiệm nghiên cứu về giấc mơ của TS Ursula Voss ở CHLB Đức.

Thứ Tư, 12 tháng 8, 2015

NHỮNG NGƯỜI BẠN

Nguyễn Lương Tuấn

Tôi nhớ không nhầm thì triết gia Aristote nói rằng có được một người bạn tốt còn khó hơn có được một người vợ hiền. Khỏi cần phải giải thích cắt nghĩa, ở đây tôi chỉ muốn lưu ý: Người bạn có một vị trí quan trọng trong đời sống chúng ta.
Bạn – một mãnh đời của chúng ta, người cùng ta vui buồn có nhau, cho ta những kỷ niệm khó phai mờ.
Huế - Tuổi thơ của tôi, quãng đời đi học từ bé đến lớn, những năm tháng cắp sách đến trường. Làm sao quên được? một trong những ngôi trường mà tôi vẫn nhớ, đó là trường Nguyễn Du Huế. Tại đó 4 năm ròng từ đệ thất đến đệ tứ (1959-1963) chúng ta đã có biết bao kỷ niệm buồn vui với thầy cô, bạn quý.
Đã 56 năm kể từ năm 1959, khi chúng ta chỉ là những cô cậu tuổi vừa 11, 12, thế mà ngày hôm nay chúng ta đã gần 70.

Thứ Sáu, 7 tháng 8, 2015

Trang Sử Việt: Lê Quý Đôn

LÊ QUÝ ĐÔN (1726 -1784)

Lê Quý Đôn tự Doãn Hậu, hiệu Quế Dương, quê tỉnh Thái Bình. Ông thông minh xuất chúng, trí nhớ phi thường. Lúc còn nhỏ người ta gọi ông là thần đồng, 17 tuổi đỗ Giải nguyên, 27 tuổi đỗ Bảng nhãn. Ông là nhà văn hoá nổi tiếng Việt Nam, Vua Lê phong ông chức Binh bộ Thượng thư. Năm 1767, ông được cử làm Tán lý quân vụ trong đội quân của Nguyễn Phan đi dẹp cuộc nổi dậy của Lê Duy Mật. Khi ông đi sứ qua Tàu đã cùng với các văn thi sĩ Trung Hoa và sứ thần Cao Ly xướng họa, họ đã khâm phục văn thơ của ông rất lưu loát.

Lê Quý Đôn là một học giả uyên thâm, đa dạng, ông đã phiên dịch và sáng tác thành một thư tịch đồ sộ, gồm nhiều bộ môn: Triết học, sử ký, địa lý, văn chương, xã hội học, ngôn ngữ học. Những tác phẩm chính của ông: Toàn Việt thi lục (20 quyển), 2391 bài thơ của 175 tác giả về các thế kỷ trước; Bắc sứ thông lục (3 quyển); Vân Đài loại ngữ (4 quyển); Dịch kinh phú thuyết (6 quyển); Quế Đường thi tập (4 quyển); Quốc sử tục biên (8 quyển); Xuân thu lược luận, Hoàng Việt văn hải (10 quyển)...

Thứ Năm, 6 tháng 8, 2015

Họp Mặt Đại Học Huế 2015: Gặp Lại Sau 40 Năm

  Gặp Lại Sau 40 Năm

Westminster (Bình Sa)- - Tại nhà hàng Grand Garden Thành Phố Westminster vào lúc 12 giờ trưa Chủ Nhật ngày 2 tháng 8 năm 2015, khoảng 400 quan khách, qúy vị Giáo Sư cùng các cựu sinh viên viện Đại Học Huế và thân hữu tham dự. Theo ban tổ chức cho biết, đây là dịp tạo cơ hội cho các Thầy, Cô và các cựu sinh viên Đại Học Huế trước năm 1975 có cơ hội gặp gỡ nhau để hàn huyên tâm sự, đồng thời cũng trao cho nhau những tin tức vui buồn trong cuộc sống từ sau biến cố tang thương 1975.

CÂY SỨ TRẮNG

Nguyển Lương Tuấn

Một đặc điểm của Huế mà tôi vẫn rất ấn tượng: Huế có nhiều sứ trắng. Tôi thích hoa sứ trắng bởi sắc màu tinh khiết và hương nhẹ dìu dặt của sứ. Kể từ thuở còn bé, những lần đi chơi với các bạn trong xóm, chúng tôi thường hay đến các đình, vào trong Đại nội, tôi bồi hồi nhìn những cây sứ già, thân khẳng khiu, sần sùi. Tôi nghĩ thầm: Cây Sứ nầy nhiều tuổi rồi, chắc phải già cỗi lắm.
Nhớ nhất là mỗi lần vào Đại nội học Quân sự Học đường, lúc nghỉ giữa buổi, tôi lách mình vào trong cái chái đi qua một cánh cửa gỗ, sơn màu đỏ đã bị tróc nước, bay màu bởi thời gian. Vào đó, tôi lại nhìn ra sân, mấy cây sứ già với những cánh hoa màu trắng tinh khiết tỏa hương nhẹ nhàng. Lòng tôi lâng lâng nghĩ về dĩ vãng, lai lịch của sứ: Trong không gian này, cái sân này, chiếc sập gụ, bộ trường kỷ kia, một thời hoàng kim đã từng có biết bao dấu vết hiện hữu của những người trước: Các bà phi, các vị quan và những cung nữ một thời, …
Và đâu đâu trong Đại nội tôi cũng gặp sứ. Không những thế, ở các chùa, các đình làng, am xóm cũng đều có một hai cây sứ già trong sân.
Đình của xóm Chợ Dinh có hai cây sứ già cỗi, thân to, sần sùi. Sứ ra hoa nhiều, bọn tôi vẫn thường lên đây để hái hoa về kết thành vòng đeo vào cổ, chơi trò đám cưới. Hằng năm tế xóm, các vị trưởng bối, người cao tuổi, mấy bà, bọn trẻ con chúng tôi đến đây. Người ta tổ chức lễ, tiệc cúng và ký ức tôi nhớ mãi hình ảnh bác Bút chèo đò bến Chợ Dinh ngày ấy năm nào cũng nằm lăn quay dưới gốc cây sứ vì uống rượu quá đà.