Thứ Tư, 30 tháng 3, 2016

Đàn Ông Việt Trong Mắt Người Nước Ngoài.


"Tôi đến TP HCM bất kể giờ tan sở hay trước khi tan sở cũng thấy trong những quán cafe, quán nhậu, quán cóc, nhà hàng đều đầy ắp đàn ông ngồi túm 5 tụm 3 uống bia", Alex (người Australia) phản ánh và nhận xét "đàn ông Việt Nam lười quá".

Là một doanh nhân và thường xuyên sang Việt Nam công tác, Alex cho biết đây không phải lần đầu mà hầu như lần nào đến TP HCM ông cũng thấy cảnh những người đàn ông bù khú nhậu nhẹt với nhau, bất kể là giờ nào.
Ông kể: "Có hôm nhìn đồng hồ đã 6h chiều, lúc này là lúc cần ở nhà để xem có phụ giúp được gì cho vợ con không. Nếu vợ có con nhỏ thì mình nên giúp nhiều hơn, tại sao họ lại rảnh rỗi ngồi nhậu với nhau như vậy?".

UỐNG CÀ PHÊ "CHUI", NGHE NHẠC "CHUI"

Nguyễn Lương Tuấn

Đã 41 năm ! …
Tôi vẫn còn nhớ trước 75, ngoài việc đi dạy, tôi có thú gặp bạn bè, rủ nhau cùng đi nghe nhạc, uống cốc cà phê. Những đêm thứ bảy, sáng chủ nhật không có niềm vui nào bằng ngồi với một, vài người bạn tại quán cà phê Lộng Ngọc đường Phan Đình Phùng hay một vài quán cà phê hộp thanh lịch nhẹ nhàng như cà phê Dũng ở đường Độc Lập, cà phê Loan, cà phê Paloma, …
Thế nhưng sau 1975, uống cà phê cũng như nghe nhạc đều bị cấm hẳn.
Sau năm 1975, số phận của cà phê cũng long đong và trôi nỗi không kém gì thân phận của những người miền Nam Việt Nam.
Cà phê được liệt vào loại hàng bị cấm kinh doanh đi liền với nhạc Việt Nam mà nhà nước CS gọi là nhạc vàng. Như vậy, các quán cà phê bây giờ chỉ được bán nước ngọt, chanh, cam, trà, …không được bán cà phê, không được phát nhạc Việt Nam.

Thời sự y học số 393 – BS Nguyễn Văn Thịnh

1/ SỰ Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ LÀM TRẦM TRỌNG BỆNH ALZHEIMER.

 Chúng ta đã từng nghi ngờ sự ô nhiễm bởi những hạt nhỏ (particules fines) tạo điều kiện cho sự xuất hiện của những bệnh thoái hóa thần kinh (maladie neurodégénérative). Một công trình nghiên cứu, dựa trên những dữ kiện về sức khỏe của 9,8 triệu người Mỹ, tuổi hơn 65 và sống trong 50 thành phố lớn của bờ biển đông bắc của Hoa Kỳ, phát hiện rằng sự ô nhiễm cũng có thể gia tốc sự tiến triển của những bệnh lý này. Để đi đến kết luận này, kíp của Marianthi-Anna Kioumourtzoglou, ở trường y tế công cộng Havard, đã khảo sát mối tương quan giữa nồng độ ô nhiễm những hạt nhỏ mỗi năm trong mỗi trong số 50 thành phố của công trình nghiên cứu và lần nhập viện đầu tiên của những người già bị bệnh Alzheimer, bệnh Parkinson hay sa sút trí tuệ (démence), sự nhập viện đầu tiên này được xem như phát hiện sự tiến triển bệnh lý của họ. Đối với mỗi gia tăng 1mcg/m2 nồng độ những hạt nhỏ, nguy cơ một nhập viện đầu tiên đối với bệnh Alzheimer gia tăng 15% ; đối với bệnh Parkinson và sa sút trí tuệ 8%. Làm sao giải thích mối liên hệ này ? Nhà nghiên cứu đưa ra một giả thuyết chính : ” Sự ô nhiễm không khí gây đồng thời những hiện tượng viêm và stress oxydatif. Thế mà ta đã chứng minh rằng những hiện tượng này có liên quan trong sự tiến triển của bệnh thoái hóa thần kinh (neurodégénérescence).
(SCIENCES ET VIE 3/2016)

Chủ Nhật, 27 tháng 3, 2016

Cấp cứu chỉnh hình số 18 – BS Nguyễn Văn Thịnh

GÃY THÂN XƯƠNG ĐÙI
(FRACTURE DE LA DIAPHYSE FEMORALE)
Dominique SARAGAGLIA
Professeur des universités-Praticien hospitalier
d’orthopédie-traumatologie
Chef du service de chirurgie orthopédique et
de traumatologie du sport, urgences
CHU de Grenoble, hôpital sud
I. XẾP LOẠI
Những gãy dưới mấu chuyển (fracture trochantérienne)và những gãy và trên lồi cầu (fracture supra-condylienne)

Thứ Sáu, 25 tháng 3, 2016

Sưu tầm: Trời mưa ở Huế Nguyễn Bính



Trời mưa ở Huế sao buồn thế!
Cứ kéo dài ra đến mấy ngày
Thềm cũ nôn nao đàn kiến đói
Trời mờ ngao ngán một loài mây.
Trường Tiền vắng ngắt người qua lại
Đập Đá mênh mang bến nước đầy.
Đò vắng khách chơi nằm bát úp
Thu về lại giở gió heo may...

HOA DIÊN VĨ Truyện ngắn Nguyễn Lương Tuấn

Truyện này tôi viết đã lâu, được đăng trên các diễn đàn: mãi yêu em.net. Đặc trưng, Chút lưu lại,Quancoconline. Truyện cũng được vnthuquan đưa vào Thư viện, tất cả  đều được ghi tên tác giả là Tuấn Nguyễn. 
Ngoài ra một số diễn đàn, trang Web cũng chọn đưa vào diễn đàn giới thiệu cho bạn đọc.
Xin giới thiệu lên trang nhà CHS Nguyễn Du Huế truyện này. Nếu bạn nào đã đọc rồi xin thông cảm. Cảm ơn!  
Lời mở
(hình hoa Diên vĩ ở giữa và đầu truyện)
Có một loại cây, không thân, chỉ là những cánh lá màu xanh thẳm, dài, mềm, không vươn thẳng đứng mà cong rũ. Từ giữa cánh lá, một đường gân như xương sống chạy dọc lên đến đỉnh lá. Cây phát triển trong môi trường im mát, hạn chế ánh nắng mặt trời chói chang.
Một hôm nào, người ta tình cờ phát hiện thấy từ trong gân lá, trức ra một túi nhỏ, khởi đầu là chóp nhọn, cứ thế, thời gian trôi, từ túi ấy lộ ra một bông hoa, bé nhỏ, màu tim tím. Không ai ngờ rằng, sáng hôm sau, hoa nở xòe ra 3 cánh mà nửa cánh ngoài là vàng nhạt nửa cánh trong là nâu.Từ trung tâm của nhụy hoa lại khoe thêm 3 cánh nâu, xanh, uốn cong, chồng lên, so le với 3 cánh dưới, tạo thành một mô típ độc đáo, đẹp lạ lùng. Người ta gọi đó là hoa Diên vĩ.
Sự phát hiện hoa là một bất ngờ. Tôi ngẩn người: Hoa đẹp quá!.

Cấp cứu chấn thương số 51 – BS Nguyễn Văn Thịnh

XỬ TRÍ BAN ĐẦU MỘT CHẤN THƯƠNG SỌ NẶNG (PRISE EN CHARGE INITIALE D’UN TRAUMA CRÂNIEN SÉVÈRE)
Dr Jean-Marie Jacques Service des Urgences Centre Hospitalier de la Haute-Senne Soignies, Belgique
Chúng ta hãy nhắc lại hai mục tiêu chính :
– Phòng ngừa giảm oxy mô (hypoxie), hạ huyết áp (hypotension) và tăng thán huyết (hypercapnie).
– Nhận diện những bệnh nhân với một khối máu tụ trong sọ (hématome intracranien) cần một can thiệp ngoại khoa cấp cứu
Những mục tiêu này được thực hiện bằng cách theo những nguyên tắc xử trí cổ điển ABC được sử dụng đối với mọi bệnh nhân đa chấn thương. Một bilan sơ cấp ban đầu được thực hiện, với mục đích nhận diện những thương tổn gây tử vong tức thời và điều trị chúng một cách nhanh chóng ngay khi chúng được nhận diện. Sau đó ta tiếp tục với một bilan thứ cấp. Những thương tổn hiển nhiên của đầu không được xử trí tức khắc, vì lẽ các đường khí, sự thông khí và tuần hoàn chiếm ưu tiên. Dầu thế nào đi nữa thái độ này là để xử trí những vấn đề là cơ sở của những thương tổn não thứ phát.
Nếu ta chứng thực rằng một bệnh nhân bị chấn thương đã nói một cách mạch lạc sau tai nạn, thì chấn thương sọ ban đầu có lẽ ít nghiêm trọng, nhưng những thương tổn thứ phát có thể rất quan trọng. Đôi khi những bệnh nhân trẻ có thể phát triển một phù não quan trọng, sau một chấn thương bề ngoài được đánh giá là khá nhẹ, và sau vài giờ chúng có thể suy sụp nhanh và chết. Nhóm những bệnh nhân này “ nói và chết ” (patients qui parlent et meurent) phải được phân biệt với một tiến triển đôi khi tương tự sau một khối máu tụ ngoài màng cứng (hématome extradural).

Thứ Tư, 23 tháng 3, 2016

Cấp cứu chấn thương số 50 – BS Nguyễn Văn Thịnh

CHẤN THƯƠNG SỌ (TRAUMA CRÂNIEN)
Dr Jean-Marie Jacques Service des Urgences Centre Hospitalier de la Haute-Senne Soignies, Belgique
SINH LÝ BỆNH
I. NHẬP ĐỀ
Bệnh nhân đa chấn thương (polytraumatisé) là một bệnh nhân chấn thương sọ (traumatisé cranien) trong đa số các trường hợp. Những đòi hỏi cấp bách của xử trí y khoa bệnh nhân đặc biệt này trở nên khác hẳn khi có một thương tổn não nặng. Những hậu quả liên kết với những thương tổn ngoài não, chủ yếu là hạ huyết áp, có thể dẫn đến những hậu quả tai hại đối với não bộ vốn đã bị thương tổn. Liên kết với những thương tổn não ban đầu là những thương tổn thứ phát do thiếu máu cục bộ (lésions secondaires ischémiques), sẽ làm trầm trọng rõ rệt tiên lượng. Sự phòng ngừa hiệu quả sự thiếu máu cục bộ não là thách thức quan trọng của sự xử trí bệnh nhân chấn thương sọ.

Thứ Hai, 21 tháng 3, 2016

Cấp cứu chấn thương số 49 – BS Nguyễn Văn Thịnh

XỬ TRÍ CHẤN THƯƠNG SỌ NẶNG (PRISE EN CHARGE DU TRAUMATISME CRÂNIEN GRAVE)
K Tazarourte Pôle Urgence SAMU 77-SMUR-SAU-Réanimation Hôpital Marc Jacquet, Melun ME Petitjean Département Urgences Adultes Hôpital Pellegrin CHU Bordeaux
PHẦN II
VI. CHIẾN LƯỢC XỬ TRÍ BAN ĐẦU NHỮNG BỆNH NHÂN CHẤN THƯƠNG SỌ NẶNG 1. NHỮNG YẾU TỐ TẤN CÔNG NÃO THỨ PHÁT (FACTEURS D’AGRESSION SECONDAIRE)
Nếu tiên lượng của chấn thương sọ vẫn tùy thuộc tầm quan trọng của thương tổn não nguyên phát, vai trò xấu nghĩa của những thương tổn thứ phát được xác lập rõ. Mẫu số chung của chúng là thiếu máu cục bộ não (ischémie cérébrale) mà nguồn gốc có thể là trong sọ hay toàn thân. Một số yếu tố tấn công não thứ phát (facteur d’agression cérébrale secondaire) nào đó đã được nhận diện và mục tiêu điều trị ban đầu của một chấn thương sọ nặng là điều chỉnh chúng càng nhanh càng tốt để ngăn ngừa thiếu máu cục bộ não (ischémie cérébrale). Trong số những yếu tố này, những yếu tố nguồn gốc toàn thân có thể tiếp cận ngay giai đoạn trước bệnh viện. Hạ huyết áp và giảm oxy huyết là hai tình huống đặc biệt thường gặp cần phải tránh ; chúng tăng gấp đôi tỷ lệ tử vong của các chấn thương sọ nặng.

Chủ Nhật, 20 tháng 3, 2016

Nhìn lại nền Giáo dục VNCH : Sự tiếc nuối vô bờ bến



Nhìn lại nền Giáo dục VNCH : Sự tiếc nuối vô bờ bến

Nhìn lại nền Giáo dục VNCH : Sự tiếc nuối vô bờ bến

Tổng quan
Từ năm 1917, chính quyền thuộc địa Pháp ở Việt Nam đã có một hệ thống giáo dục thống nhất cho cả ba miền Nam, Trung, Bắc, và cả Lào cùng Campuchia. Hệ thống giáo dục thời Pháp thuộc có ba bậc: tiểu học, trung học, và đại học. Chương trình học là chương trình của Pháp, với một chút sửa đổi nhỏ áp dụng cho các cơ sở giáo dục ở Việt Nam, dùng tiếng Pháp làm ngôn ngữ chính, tiếng Việt chỉ là ngôn ngữ phụ. Sau khi Việt Nam tuyên bố độc lập vào năm 1945, chương trình học của Việt Nam – còn gọi là chương trình Hoàng Xuân Hãn (ban hành thời chính phủ Trần Trọng Kim – được đem ra áp dụng ở miền Trung và miền Bắc.

Riêng ở miền Nam, vì có sự trở lại của người Pháp nên chương trình Pháp vẫn còn tiếp tục cho đến giữa thập niên 1950. Đến thời Đệ Nhất Cộng Hòa thì chương trình Việt mới được áp dụng ở miền Nam để thay thế cho chương trình Pháp. Cũng từ đây, các nhà lãnh đạo giáo dục Việt Nam mới có cơ hội đóng vai trò lãnh đạo thực sự của mình.
PKý lễ

MỘT GÓC BÌNH YÊN - THÁNG GIÊNG MƯA PHÙN

Thơ Nguyễn Lương Tuấn

Thân tặng anh nguyenxuannguyen để kỷ niệm ngày gặp mặt tại ĐN


MỘT GÓC BÌNH YÊN

Thì ra đã bốn mốt năm!
Nhẩm đi tính lại oái ăm cuộc đời
Tưởng rằng trong mấy năm đầu
Chắc không sống nổi phải đào thãi thôi
Vậy mà
hắn vẫn còn đây
Năm nay lấp ló
sắp kề bảy mươi
Bây giờ chẳng sợ hổ ngươi

Thứ Sáu, 18 tháng 3, 2016

Choáng số 13 – BS Nguyễn Văn Thịnh

CHOÁNG NHIỄM KHUẨN (SEPTIC SHOCK)
TEST 5
Adam J.Rosh, MD Assistant Professor Department of Emergency Medicine Wayne State University School of Medicine Detroit, MI
Một ông già 82 tuổi với một bệnh sử bệnh phế quản phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) và cao huyết áp đến phòng cấp cứu với khó thở và sốt. Những thuốc thường dùng gồm có albuterol, ipratropium, prednisone, hydrochlorothiazide, và atenolol. Nhiệt độ của ông ta là 102,1 độ F, HA là 70/40 mmHg, tần số tim là 110 đập mỗi phút, tần số hô hấp là 24 hơi thở mỗi phút, và độ bảo hòa oxy là 91% ở khí phòng. Bệnh nhân không thoải mái và lẩm bẩm một cách không mạch lạc. Lúc khám ngực, anh nhận thấy ran ở phía trái của ngực. Tim nhịp nhanh, nhưng đều và không có tiếng thổi, tiếng cọ (rubs), hay tiếng ngựa phi. Bụng mềm và không nhạy cảm khi sờ. Anh nghĩ bệnh nhân này bị choáng nhiễm khuẩn do viêm phổi và bắt đầu truyền dịch, kháng sinh kháng khuẩn phổ rộng, và dopamine drip. Huyết áp của bệnh nhân vẫn ở mức 75/50 mmHg. Xử trí nào là thích hợp nhất :

Thứ Năm, 17 tháng 3, 2016

Choáng số 12 – BS Nguyễn Văn Thịnh

CHOÁNG NHIỄM KHUẨN (SEPTIC SHOCK)
TEST 4
Adam J.Rosh, MD Assistant Professor Department of Emergency Medicine Wayne State University School of Medicine Detroit, MI
Một ông già 83 tuổi nói không có mạch lạc và không ăn ở nursing home. Hồ sơ chỉ rằng ông có một tiền sử cao huyết áp, bệnh đái đường, sa sút trí tuệ, và phì đại tuyến tiền liệt hiền tính. Lúc đến khoa cấp cứu, bệnh nhân kích động và chỉ định hướng với tên. Nhiệt độ lấy ở hậu môn là 101 độ F, HA là 85/50 mmHg, tần số tim là 125 đập mỗi phút, tần số hô hấp là 22 hơi thở mỗi phút, và đường huyết là 154 mg/dL. Ông có vẻ không thoải mái và suy kiệt. Thính chẩn phổi bình thường, với ít ran nổ ở hai đáy phổi, và bụng của ông mềm, không nhạy cảm đau khi sờ, và không trướng bụng. Ông được đặt ống thông tiểu tháo ra nước tiểu đục, trắng. Ông không bị phù ngoại biên. Chẩn đoán nào sau đây là khả dĩ nhất ?
(a) Choáng giảm thể tích (hypovolemic shock)

Thứ Ba, 15 tháng 3, 2016

Áo Dài trong Thơ và Nhạc



 
 
"Tâm tư khép, mở đôi tà áo..."
("Tự tình dưới hoa", Đinh Hùng)
Chiều nào áo tím nhiều quá, lòng thấy rộn ràng nhớ người...
Những tà áo nhẹ bay trong gió từ lâu lắm đã đi vào thi ca, là nguồn cảm hứng vô tận của những người làm thơ, viết nhạc.


Dưới mắt Phạm Đình Chương là "áo bay mở, khép nghìn tâm sự..." (Mộng Dưới Hoa)
Dưới mắt Vũ Thành là "áo dài bay ngờm ngợp cả khung trời..." (Mùa Kỷ Niệm)
Dưới mắt Hoàng Dương là "áo mầu tung gió chơi vơi..." (Hướng Về Hà Nội)
Dưới mắt Trịnh Công Sơn là "áo xưa lồng lộng đã xô dạt trời chiều..." (Tình Nhớ)
Những vạt áo dài, từ lâu lắm, đã lất phất trong những trang thơ tiền chiến. Từ "đôi tà áo lụa bay trong nắng…" (Áo Lụa, Bàng Bá Lân) đến:
"Nắng thơ dệt sáng trên tà áo,
lá nhỏ mừng vui phất cửa ngoài...."
(Áo Trắng, Huy Cận).

Choáng số 11 – BS Nguyễn Văn Thịnh

CHOÁNG PHẢN VỆ (ANAPHYLACTIC SHOCK)
TEST 3
Adam J.Rosh, MD Assistant Professor Department of Emergency Medicine Wayne State University School of Medicine Detroit, MI
Một người đàn bà 34 tuổi, tiền căn y khoa không được biết, đang dùng sushi với chồng. Đang ăn nửa chừng, bà ta bắt đầu gãi cánh tay và chồng bà ghi nhận rằng mặt bà đỏ bừng. Triệu chứng ngứa tăng mạnh và bà ta bắt đầu cảm thấy đau ngực, khó thở, và chóng mặt. Lúc đến phòng cấp cứu, bà không thể nói nên lời. Nhiệt độ là 100 độ F, HA 85/50 mmHg, Nhịp tim 125 đập mỗi phút, và tần số hô hấp là 26 hơi thở mỗi phút, và độ bảo hòa oxy là 91% với khí trong phòng. Chẩn đoán nào sau đây là có khả năng nhất ?
a. Choáng giảm thể tích (hypovolemic shock)
b. Choáng do nguyên nhân thần kinh (neurogenic shock)
c. Choáng tim (cardiogenic shock)
d. Choáng phản vệ (anaphylactic shock)
e. Choáng nhiễm khuẩn (septic shock)
– Câu trả lời đúng là d

Chủ Nhật, 13 tháng 3, 2016

Cấp cứu chấn thương số 48 – BS Nguyễn Văn Thịnh

XỬ TRÍ CHẤN THƯƠNG SỌ NẶNG (PRISE EN CHARGE DU TRAUMATISME CRANIEN GRAVE)
K Tazarourte Pôle Urgence SAMU 77-SMUR-SAU-Réanimation Hôpital Marc Jacquet, Melun ME Petitjean Département Urgences Adultes Hôpital Pellegrin CHU Bordeaux
I. NHẬP ĐỀ
Bệnh nhân nạn nhân của một chấn thương sọ nặng (TC : traumatisme cranien) được định nghĩa như là một bệnh nhân hôn mê với một điểm số Glasgow < 8, hay với những thương tổn não có tiềm năng tiến triển (lésions cérébrales potentiellement évolutives). Các chấn thương sọ nặng là nguyên nhân gây tử vong đầu tiên ở người trưởng thành dưới 40 tuổi, nhưng cũng là nguyên nhân đầu tiên gây phế tật và những năm tháng cuộc đời bị đánh mất.
Chấn thương sọ nặng là một vấn đề y tế công cộng quan trọng không những do tần số bệnh xảy ra mà còn do phí tổn mà nó gây nên. Tỷ lệ hàng năm của các chấn thương sọ nặng (được định nghĩa bởi một GCS < hoặc = 8) được ước tính là 8,5 trên 100.000 bệnh nhân, với một tỷ lệ tử vong khoảng 35-50%. Sự xử trí sớm và chất lượng điều trị trong những giờ sau chấn thương sọ nặng là chủ yếu cho tương lai của bệnh nhân. Trong một công trình nghiên cứu đã trở thành chuẩn, chỉ một hạ huyết áp tiền bệnh viện (huyết áp tâm thu <90mmHg) cũng đủ làm tăng gấp đôi tỷ lệ tử vong của một chấn thương sọ nặng.

MÓN TRÉ

Nguyễn Lương Tuấn

Trong phát âm của nó, tré: ta nghe lạ, khó hiểu sao ấy.
Có lần, một ông chú từ Sài Gòn về dẫn tôi đi ăn tại một quán ăn gần sân vận động Chi Lăng, đường Ngô Gia Tự, ông gọi hai bò né. Tôi hơi ngạc nhiên về từ “né”. Khi người ta bưng hai hai cái bò né đến, tôi mới mục kích: hai cái lò đất nhỏ than đang hực lửa, trên lò là một cái đĩa bằng đồng hay gang dày trong đó mấy lát thịt bò như miếng bít tết đang xì xèo sôi trong dầu ăn, ngoài ra còn có một cái ớp la. Chúng tôi cầm nỉa và muổng.
Tôi hỏi ông chú:
- Răng lại gọi bò né?
- Làm răng tau biết. Họ nói như rứa thì mình biết rứa, kệ hắn.
Tôi nói với ông :
- Hay “né” là vì muốn diễn tả sự tránh né. Né nghĩa là tránh, sợ dầu sôi văng vào mình?

Thứ Sáu, 11 tháng 3, 2016

RỨA THÌ THÔI

Thơ Nguyễn Lương Tuấn

1
Rứa  thì thôi lững tề
Ngày tháng cũng đã đi qua,
Những cánh hoa mùa xuân đã rụng …
Và cuộc tình ngày nớ,
Lâu lắm rồi …
Làm răng mà níu kéo cho được.
Phải rứa không?
2
Rứa  thì thôi
Mỗi hai đứa đều đã có một gia đình hạnh phúc.
Biết làm răng được.
Chẳng phải tình yêu ngày nớ,
Như cánh chim biền biệt,
Xa tắp, ngút ngàn
Phải rứa không?

Thứ Năm, 10 tháng 3, 2016

Choáng số 10 – BS Nguyễn Văn Thịnh

CHOÁNG GIẢM THỂ TÍCH (HYPOVOLEMIC SHOCK)
TEST 2
Adam J.Rosh, MD Assistant Professor Department of Emergency Medicine Wayne State University School of Medicine Detroit, MI
Một người đàn ông 48 tuổi với một tiền sử nội khoa xơ gan do viêm gan C đã mửa máu tươi trong một ngày. Lúc đến phòng cấp cứu bệnh nhân lú lẫn và không thể cung cấp nhiều thông tin hơn. Gia đình ông ta phát biểu rằng bệnh nhân đã mửa những lượng lớn máu tươi mỗi 4 giờ và không có tiền sử xuất huyết tiêu hóa trước đây. Y tá đặt monitor và bắt đầu đặt hai đường truyền tĩnh mạch cỡ lớn. HA của ông ta là 73/43 mmHg, tần số tim là 130 đập mỗi phút, tần số hô hấp là 24 hơi thở mỗi phút, và độ bảo hòa oxy là 98% ở khí phòng. Bụng ông ta mềm không sờ thấy khối u. Khám trực tràng phát hiện máu đỏ tươi. Loại dịch nào quan trọng nhất trong hồi sức bệnh nhân ?

Thứ Tư, 9 tháng 3, 2016

Hẹn hò

Thơ Vũ Thiên Thu 

Hẹn hò

Anh bỏ dở hai giờ chiều ngữ học
Bởi hẹn rồi qua bưu điện đón em
Trời hôm nay nhiều đám mây giăng mắc
Phủ trời cao cho gặp gỡ êm đềm
Em hiện ra dáng nữ sinh kiều diễm
Áo học trò màu trắng mới tinh khôi
Anh thầm nhủ kìa thiên tiên giáng thế
Xuống trần gian vì lỡ mến anh rồi

Thứ Ba, 8 tháng 3, 2016

Thời sự y học số 392 – BS Nguyễn Văn Thịnh

1/ ĐẦU GỐI : CẢ MỘT CUỘC ĐỜI TRÊN TUYẾN ĐẦU
50.000 can thiệp ngoại khoa trên đầu gối với đặt khớp gối giả được thực hiện mỗi năm ở Pháp
3 BỆNH LÝ CỦA ĐẦU GỐI
Hư khớp gối (arthrose) :
Hao mòn rồi phá hủy các sụn khớp. Các xương của đầu gối cọ sát lên nhau. Đau và sưng bao hoạt dich (poche synoviale)
Bong gân (Entorse) :
Rách hoặc đứt dây chằng bên (ligement latéral). Khớp không còn được giữ nữa và ra khỏi trục. Ta nói là trật khớp.
Đứt các dây chằng (rupture des ligaments) :
Chịu một sức căng quá mức, các dây chằng chéo trong (ligaments croisés internes) bị đứt. Đau cấp tính và tràn dịch
Những nguyên nhân gây đau khớp gối này là đa dạng và có nhiều. Sự điều trị chúng phải rất chính xác.

Thứ Hai, 7 tháng 3, 2016

Choáng số 9 – BS Nguyễn Văn Thịnh



CHOÁNG GIẢM THỂ TÍCH (HYPOVOLEMIC SHOCK)
TEST 1
Adam J.Rosh, MD Assistant Professor Department of Emergency Medicine Wayne State University School of Medicine Detroit, MI
Một thanh niên 19 tuổi bị đụng bởi một chiếc xe hơi trong khi đi qua đường. Ở phòng cấp cứu, bệnh nhân thức tỉnh, và định hướng, nhưng kêu đau dữ dội ở cẳng chân phải. Nhiệt độ là 98,9 độ F, HA là 85/50 mmHg, nhịp tim là 125 đập mỗi phút, với tần số hô hấp là 24 hơi thở mỗi phút. Anh xác nhận rằng đường dẫn khí thông suốt, tiếng thở bằng nhau ở cả hai bên phế trường, và bụng của bệnh nhân mềm và không nhạy cảm đau khi sờ. Cẳng chân phải ngắn hơn cẳng chân trái, hơi gập góc, và sưng ở vùng trước của đùi. Không có vết thương hở. Chẩn đoán nào sau đây là khả dĩ nhất ?

Thứ Bảy, 5 tháng 3, 2016

Ngày tháng xót xa!


Ngày tháng xót xa!
 

Nguyên Hạnh HTD
 
      Có những kỷ niệm tưởng rằng sẽ mờ nhạt theo tháng ngày tất tả, trôi xuôi đến tận cùng triền dốc của cơm áo xứ người. Nhưng không, mỗi khi trời đất đổi mùa thì lòng người lại bâng khuâng, ký ức lại hiện về rõ nét, dù đó là một khoảng thời gian đã qua, một ký ức đã xa... Chỉ còn lại trong tim nhưng cũng đủ xót xa lòng khi nhớ đến!
      Hình ảnh bà cụ già nua ốm yếu, ngồi cô đơn trong căn chòi tranh rách nát, vào một buổi chiều âm u buồn thảm vẫn còn đậm nét trong lòng tôi, nhớ đến là bồi hồi xao xuyến cả tâm can. Buổi chiều ở Đồng tháp Mười buồn quá sức, buồn đến não nuột xót xa, một chòi tranh nằm chơ vơ bên con lạch nước đục ngầu, không người qua lại, xung quanh chỉ có tiếng ếch nhái than van!
      ...
      Ngày đó, thăm con trong trại giam, ra về đã hết đò. Gọi là đò nhưng đó chỉ là những chiếc "tắc ráng" rất hẹp, lót ngang bằng những thanh gỗ nhỏ, phải ngồi co chân lại mới đủ chỗ. Đã vậy những khi tắc ráng chạy trong các kinh lạch nhỏ, gặp lúc nước rút xuống lại càng khổ thân hơn, hành khách phải trụt xuống lội sình từng bước; còn tắc ráng phải neo lại chờ con nước lên mới tiếp tục chạy được. Tắc ráng thì nhỏ mà lại chuyên chở quá nhiều, có lúc phải ra sông lớn thật nguy hiểm, do đó cứ mỗi chuyến đi tôi hay
dặn dò đứa con trai còn lại ở nhà: " Lỡ me đi không về thì sao!? ".

Thứ Sáu, 4 tháng 3, 2016

Cấp cứu chấn thương số 47 – BS Nguyễn Văn Thịnh



CHOÁNG VÀ HỒI SỨC (SHOCK AND RESUSCITATION)
Frederic S Bongard, MD Associate Professor Department of Surgery University of California UCLA School of Medicine Los Angeles
1/ CHOÁNG LÀ GÌ ?
Choáng là một tình trạng trong đó hệ tim mạch không còn khả năng đáp ứng với các nhu cầu oxy và chuyển hóa của cơ thể. Hãy ghi nhận rằng định nghĩa này không bao gồm các giới hạn huyết áp. Mặc dầu nhiều người tin rằng choáng hiện diện khi huyết áp hạ xuống dưới 80 mmHg, tuy nhiên vài bệnh nhân vẫn còn có thể duy trì các chức năng chuyển hóa tương đối bình thuờng dưới mức huyết áp này.

2/ CHOÁNG ĐƯỢC CHIA THÀNH NHỮNG NHÓM SINH LÝ NÀO ?
Tình trạng choáng thường được mô tả bởi căn nguyên và sinh lý của chúng và có thể được chia thành 3 loại : giảm thể tích (hypovolemic), phân bố (distributive), và tim (cardiogenic).
3/ CĂN NGUYÊN THÔNG THƯỜNG CỦA CHOÁNG Ở CÁC BỆNH NHÂN BỊ CHẤN THƯƠNG ?
Choáng giảm thể tích (hypovolemic shock) do xuất huyết là nguyên nhân thông thường nhất của choáng trong số những bệnh nhân chấn thương.
4/ NƯỚC TOÀN BỘ CƠ THỂ ĐƯỢC PHÂN BỐ NHƯ THẾ NÀO ?