Thứ Sáu, 8 tháng 7, 2016

Cấp cứu tim mạch số 84 – BS Nguyễn Văn Thịnh

RUNG NHĨ (ATRIAL FIBRILLATION)
Adam J.Rosh, MD
Assistant Professor
Department of Emergency Medicine
Wayne State University School of Medicine
Detroit, MI
TEST
Một người đàn ông 51 tuổi với một tiền sử dài cao huyết áp đến khoa cấp cứu keu bị hồi hộp ngực xuất hiện từng hồi, kéo dài đã một tuần. Bệnh nhân nói không đau ngực, không khó thở, nôn và mửa. Bệnh nhân nhớ đã có những đợt tương tự cách nay vài tháng nhưng chúng biến mất đi. HA là 130/75 mmHg, tần số tim là 130 đập mỗi phút, tần số hô hấp là 16 hơi thở mỗi phút, và độ bảo hòa oxy 99% ở khí phòng. Điện tâm đồ được thực hiện với kết quả dưới đây. Bước tiếp theo nào thích hợp nhất trong điều trị ?a. An thần bệnh nhân để chuyển nhịp điện đồng bộ tức thời với 100 joules
b. Chuẩn bị bệnh nhân cho cardiac catheterization laboratory
c. Cho Coumadin
d. Cho amiodarone
e. Cho diltiazem
Câu trả lời đúng là e
Rung nhĩ là một rối loạn nhịp của tâm nhĩ gây nên những dạng sóng thất không đều, hỗn loạn. Hoạt động vô tổ chức này có thể đưa đến giảm cung lượng tim do mất những co bóp nhĩ phối hợp và một tần số thất nhanh, cả hai có thể hạn chế đổ đầy trương tâm (diastolic filling) và thể tích phóng máu của các tâm thất. Rung nhĩ có thể mãn tính hay kịch phát, kéo dài nhiều phút đến nhiều ngày. Trên điện tâm đồ, những sóng rung (fibrillary waves) được thấy và được kèm theo bởi một QRS pattern không đều. Điều trị chính ở khoa cấp cứu đối với rung nhĩ là kiểm soát tần số. Điều này có thể được thực hiện bằng nhiều loại thuốc, những thuốc được sử dụng nhất là diltiazem, một chất chẹn kênh canxi với những tác dụng chẹn nút-nhĩ thất rất tốt.(a) Nếu bệnh nhân không ổn định, bệnh nhân phải được chuyển nhịp tức thời. Tuy nhiên bệnh nhân này ổn định và không triệu chứng ; do đó muc đích ở khoa cấp cứu là kiểm soát tần số.
(b) Catheterization là đúng đắn nếu bệnh nhân có những đoạn ST chênh lên trên điện tâm đồ.
(c) Nếu bệnh nhân bị rung nhĩ lâu hơn 48 giờ, khi đó bệnh nhân cần được cho thuốc kháng đông trước khi chuyển nhịp. Coumadin, cùng với heparin, là những thuốc được sử dụng để điều trị kháng đông. Nói chung, một bệnh nhân với rung nhĩ ổn định được làm siêu âm để đánh giá tìm cục huyết khối. Nếu có một cục huyết khối hiện diện, bệnh nhân được cho Coumadin trong 2 đến 3 tuần và chuyển nhịp xảy ra khi INR nằm trong giới hạn điều trị.
(d) Amiodarone cũng được sử dụng để kiểm soát tần số trong rung nhĩ ; tuy nhiên, đó không phải là thuốc ưu tiên một và được khuyến nghị sử dụng ở những bệnh nhân với một phần phóng máu thất trái thấp (LV ejection fraction)
Reference : Emergency Medicine. PreTest
BS NGUYỄN VĂN THỊNH
(21/6/2016)