Thứ Sáu, 31 tháng 7, 2015

Trường và Thầy chúng tôi

Nguyễn Du dựng giữa Ngự Viên
Đầu kia O Rớt đàng này chè Thân



Trường Nguyễn Du do một nhóm giáo sư thành lập 1950-1975. Linh hồn gồm ba vị

Giáo sư Nguyễn Như Minh
Giáo sư Nguyễn Ngọc Phấn
Giáo sư Nguyễn Đình Chung.

Lúc ban đầu chỉ có các lớp trung học đệ nhất cấp. Cho đến niên học
1963 - 1964 trường mới bắt đầu có lớp đệ tam và niên học kế thì mở lớp đệ nhị.
Nếu nói đến trường học ở Cố đô Huế, trường công lập người ta nghĩ đến Quốc Học và Đồng Khánh,trường tư Nguyễn Du và Bồ Đề đã đứng bên cạnh để được các phụ huynh thời đó gởi gấm con em mình.

Những thành tích mà học trò Nguyễn Du đã đạt được trong các kỳ thi Trung học và Tú tài luôn luôn có tỷ lệ cao đã làm cho các phụ huynh xứ Huế công nhận.

Những thành tích mà chúng ta có được từ lúc ôm cặp đến truòng cho tới ngày nay thành người cũng nhờ

công lao dạy dỗ của thầy chúng ta. Các Thầy đã dạy chúng ta không những về các bộ môn văn hóa mà còn chỉ dạy cho chúng ta phong cách làm con trong gia đình và làm người trong xã hội.

Thứ Năm, 30 tháng 7, 2015

GẶP GỠ CHỪNG NHƯ CHUYỆN ...

NGUYỄN LƯƠNG TUẤN
Một sự tình cờ, tôi được gặp cô Bích Đào, nguyên Hiệu trưởng trường nữ TH Đồng Khánh Huế trước năm 1975.
Điều làm tôi kinh ngạc là cô Hiệu trưởng trường ĐK năm xưa so với bây giờ vẫn không thay đổi mấy. Từ khuôn mặt, mái tóc cho đến vóc dáng … vẫn giữ được như ngày nào. Thốt nhiên cả một vùng trời kỷ niệm, tuổi học trò, thời sinh viên hiển hiện …
Khỏi cần phải nói, là con trai Huế chắc chẳng một ai không để lòng mình xúc động khi nghĩ về hai chữ Đồng Khánh. Đối với tôi ngôi trường Đồng Khánh chẳng khác gì một huyền thoại … một nơi chốn mà bọn con trai mới lớn, thường nghĩ về nó như nghĩ về một câu chuyện cổ tích.
Những tháng ngày rong chơi …, những lúc tan trường, tôi cùng thằng bạn cởi xe Honda chạy mòn lốp trên đường Lê Lợi để trông theo những tà áo trắng, nhưng chẳng được chút gì. Vậy mà vẫn ươm mơ, vẫn thả hồn theo những dự tính. Và quả thật, Đồng Khánh với tôi mãi mãi là nghìn trùng xa cách… nhưng mỗi lần nghĩ về nó tôi lại thấy một chút gì rất đằm thắm, dịu dàng và gần gũi. Phải chăng ngôi trường ấy là biểu tượng cho vẻ đẹp của Huế cùng với khung cảnh thiên nhiên, con sông Hương, các góc phố, đền đài lăng tẩm, … ?
Sau này khi vào Đại học, năm Dự bị, tôi lại có cơ hội nhìn ngắm cô Bích Đào, dạo đó mấy thằng bạn đã xì xào: vợ thầy Uyên là cô Đào dạy trường ĐK đó”.
Có một lần, đứng trước cổng trường VK tôi thoáng thấy chiếc xe Volswagen trờ tới và thầy Trần Như Uyên bước xuống. Tôi nhìn vào xe, chợt thoáng thấy một khuôn mặt trắng hồng, cắt tóc ngắn, hơi giống tài tử Jean Seberg mà tôi vẫn thích khi xem phim “Bonjour tristesse“ đóng cùng với tài tử Paul Newman. Tôi nghĩ thầm, người phụ nữ này thật xinh đẹp. Nhìn cặp mắt sâu như xoáy vào người đối diện làm cho đối tượng phải bị cuốn hút.
Không hiểu sao cứ mỗi lần nhìn cô Bích Đào tôi lại thấy dễ chịu và tôi thường tính ngày giờ để đứng chờ thầy Uyên đến dạy để được ngắm cô Đào!
Lẽ cố nhiên sự thích nhìn của tôi chỉ là một khuynh hướng - khuynh hướng “hiếu mỹ”, thấy người đẹp là thích nhìn, cũng như ngày còn nhỏ xíu tôi thích nhìn cô giáo dạy mình học năm lớp nhất, vậy thôi, không có ý nghĩ gì khác. Tuy nhiên, dạo đó, tôi có tâm sự với thằng bạn, nếu có cơ hội, tau sẽ nói với cô Đào:

Thứ Tư, 29 tháng 7, 2015

Thởi Sự Y Khoa 07.2015

Thời sự y học số 376 – BS Nguyễn Văn Thịnh

1/MÙA HÈ : MÙA CỦA TẤT CẢ NHỮNG NGUY HIỂM.
Trên đường hay ở nơi tận cùng của thế giới, dưới ánh nắng mặt trời hay đi cùng với sâu bọ vacances có thể nhanh chóng bị hỏng nếu ta không dè chừng..
PREVENTION. Từ trúng nắng (coup de soleil) đến maladie exotique, qua tai nạn đường xá và những tấn công bởi méduses, vacances có thể dành những mauvaises souvenirs. Y sĩ đoàn khuyến khích những du khách tìm hiểu những nguy cơ gặp phải tùy theo nơi đến của mình, để bảo vệ hay để đương đầu tốt hơn.
CẢNH GIÁC TRÊN ĐƯỜNG
” Những tai nạn đường xá là một nguyên nhân quan trọng của tỷ lệ tử vong và những vết thương lúc du lịch ; tuy vậy, nguy cơ này quá thường bị lãng quên “, GS Eric Caumes, phụ trách những khuyến nghị y tế, được công bố bởi Bộ y tế, đã lấy làm tiếc như vậy. Vậy khuyên nên tìm hiểu về những quy tắc lái xe, mức độ an toàn và tình trạng đường xá của nước được thăm viếng. GS Caumes nói thêm : ” Mặc dầu rất là thèm muốn, tốt hơn là tránh scooter, nhất là không đội casque, và lái xe vào ban đêm.”
COI CHỪNG NHỮNG BỆNH NHIỄM TRÙNG.
” Trước khi xuất hành, điều đầu tiên cần làm là cập nhật những tiêm chủng được khuyến nghị ở Pháp : thí dụ dự phòng chống bệnh sởi bởi vì bệnh này thường gặp hơn ở nước ngoài “, GS Jean -Louis Koeck, chuyên gia về phòng ngừa những bệnh nhiễm trùng ở bệnh viện quân y Robert-Piqué (Bordeaux) đã nhấn mạnh như vậy. Tùy theo vùng thăm viếng, buộc phải chủng những vaccin khác.” Sự tiêm chủng chống viêm gan A được quy định đối với mọi du lịch trong một vùng có trình độ vệ sinh thấp, sốt vàng (fièvre jaune) được đòi hỏi trong vài nước nhiệt đới “, GS Koeck đã nói như vậy. Một bảo vệ chống lại bệnh dại, bệnh thương hàn hay những não cầu trùng cũng có thể được đề nghị. Trên médecinesvoyages.net mọi người có thể xác định couverture vaccinale tối ưu tùy theo nước được thăm viếng, tuổi tác, tình trạng sức khỏe, mùa và những điều kiện tiện nghi của du lịch.
CHỜ NHỮNG CÔN TRÙNG CHÍCH
Những chiếc mùng được tẩm với thuốc trừ sâu vào ban đêm, quần áo che kín người và những thuốc đuổi côn trùng (produits répulsifs) ban ngày : một bảo vệ hiệu quả chống lại muỗi chích, truyền các ký sinh trùng và virus, là thiết yếu để dự phòng chống những bệnh nhiễm trùng, rồi một cách gián tiếp phòng ngừa sự phát tán của chúng ở Pháp. ” Không những bệnh chikungunya và dengue có thể cho những thể nặng, mà hôm nay chúng con đe dọa nước Pháp, là nơi moustique tigre, vecteur truyền bệnh của chúng, hiện diện”, GS Caumes đã nhắc lại như vậy. Về phòng ngừa bệnh sốt rét, cần khám chuyên môn. Sau cùng một infestation bởi punaise de lit (rệp) thường khó trừ tiệt và mệt nhọc về mặt tâm lý. Rệp hiện diện diện trong khách sạn, ngay cả xa hoa, những bateau de croisière, xe hỏa, tàu bay..Trong trường hợp nghi ngờ hãy cách ly tất cả những hành l trong những túi bằng plastique trên một bề mặt lát gạch vuông xa mọi nơi mà các con rệp có thể xâm thực (khu vực ngủ), rồi rửa tất cả và sấy khô ở 60 độ.
DÈ CHỪNG CÁC CON SỨA (MEDUSE)
Được tạo điều kiện bởi sự sưởi ấm khí hậu và sự hiếm hoi của các vật ăn mồi (prédateurs), sự tăng sinh của các con sứa có thể làm hỏng một ngày ở bãi biển. Mặc dầu hiền tính, những vết bỏng do chúng gây nên là đau đớn và đôi khi khó lành sẹo. ” Trong trường hợp bị tấn công, phải đi ra khỏi nước ngay để tránh một tình trạng khó ở (malaise) “, BS Magali Labadie, urgentiste toxicologue thuộc CHU de Bordeaux đã nói như vậy Hãy đặt mousse à raser (xà phòng cạo râu) hay cát khô lên vết thương, rồi tưới rửa bằng nước biển, để tách những mảng xúc tu còn dính chặt mà không làm trầm trọng sự trúng nọc (envenimation). Trên vùng duyên hải đại tây dương, một đe dọa mới phát khởi được quan sát từ năm 2010 bởi Viện theo dõi y tế. Physalie có thân bồng bềnh trên mặt nước kéo lê những xúc tu (tentacule) kích thích có thể đạt đến 30 m chiều dài. Theo BS Labadie, venin của nó có thể gây nên những thương tổn cơ, hô hấp và thần kinh. Sự gặp gỡ với animal marin này tỏ ra nghiêm trọng trong 7% những trường hợp”. Gần 900 nạn nhân do loài này gây nên đã được ghi nhận năm 2011, một năm kỷ lục.
TRÁNH ỈA CHẢY KHÁCH DU LỊCH
Ỉa chảy vẫn là vấn đề y tế thường gặp nhất lúc du lịch. Đợt cấp tính này, thường là hiền, kéo dài từ 1 đến 3 ngày. Theo Bulletin épidémiologique hebdomadaire (BEH), ” ỉa chảy thường do sự tiêu thụ những thức ăn rắn hơn là nước uống”. Những quy tắc vệ sinh nghiêm túc cho phép tránh điều đó : rửa tay thường xuyên, tránh thức ăn ngoài đường, kem, những đồ ăn sống, ăn chín và chỉ tiêu thụ nước trong chai (được mở ra trước mặt mình).
NGHĨ DỰ PHÒNG CHỐNG ÁNH NẮNG MẶT TRỜI.
Không khí nghỉ hè có thể làm quên những nguy hiểm của ánh nắng mặt trời, nhưng những quy tắc căn bản (không đi ra ngoài giữa 12 và 16 giờ, mang tee-shirt và đội mũ, crème solaire, hydratation tốt…) bắt buộc để tránh coup de soleil và tăng thân nhiệt, nhất là ở các nhũ nhi và các trẻ em nhỏ.
HƠN 1000 TRƯỜNG HỢP CHẾT ĐUỐI MỖI NĂM
Chết đuối, nhất là các em nhỏ, là một trong những nguyên nhân chính của tử vong do tai nạn. Giữa tháng sáu và tháng chín năm 2012, Viện theo dõi y tế quốc gia đã thống kê ở Pháp 1238 trường hợp chết đuối. Trong khoảng 40% các trường hợp, chúng đưa đến chết. Đại đa số những tai nạn này xảy ra ở biển. ” Nguy cơ chết đuối do luồng nước mạnh trầm trọng trong các nước đang phát triển, do không có giám thị bãi biển và những phương tiện cứu “, BEH đã cảnh cáo như vậy. Những trẻ dưới 6 tuổi, phần nhiều không biết bơi và thường trả giá cho một sự theo dõi thiếu sót, chiếm 14% những người chết đuối. Những tai nạn ở sông hay trên những plan d’eau chủ yếu xảy đến ở những người trên 45 tuổi và thường xuất hiện sau một té ngã, một sự uống rượu quá mức hay lúc hoạt động đơn độc.
(LE FIGARO 7/7/2014)

Chủ Nhật, 26 tháng 7, 2015

NHỚ MÃI ĐẠI HỌC VĂN KHOA HUẾ

(Để tặng các bạn cùng thời gian học Đại học Văn khoa Huế: 1968-1972)
Nguyễn Lương Tuấn
Tôi vẫn không quên, không thể nào quên những ngày tháng học Đại học Văn khoa Huế.
Năm 1968, tôi ghi danh học CC Dự bị Văn khoa ban Việt Hán (NK 1968-1969). Đó là khoảng thời gian sau tết Mậu Thân.
Năm đó, trường Đại học Văn khoa Huế tạm di dời để sửa sang lại bàn ghế, phòng ốc. Giảng đường thường xuyên nghe giảng bài, ghi cours vẫn là Viện Hán học, tọa lạc bên bờ sông An Cựu, gần Phú Cam. Nhớ linh mục Nguyễn Văn Thích cao lêu khêu, tuổi đã già vẫn yêu đời thường hay hát cho SV nghe.
Nhớ bài học mở đầu của cha : Đại học chi đạo, tại minh minh đức, tại tân dân, tại chỉ ư chí thiện.
Bài học là một thông điệp, công bố rõ tuyên ngôn của đại học. Con đường của đại học chính là làm sáng cái đức sáng vốn có của mỗi cá nhân (nhân chi sơ tính bổn thiện), đào tạo con người mới, đạo đức, đạt tới cùng cái thiện.
Đó cũng là tiêu chí của Đại học Huế, được công bố rõ trong cuốn niên giám: Đào tạo con người toàn diện bao gồm Đức, Trí, Thể, Mỹ, theo tôn chỉ: Nhân bản, Dân tộc và khai phóng. Với thế đứng của Đại học : Hoàn toàn tự trị.
Nhớ cặp mắt to tròn biết nói với mái tóc dạ hương mà tôi vẫn thích ngồi sát nàng để được ngửi hương tóc của nàng, có lần bị cha Thích kéo ra xa, vừa kéo cha vừa nói: nam nữ thọ thọ bất thân.
Nhớ vẻ mặt  ngơ ngác, bở ngỡ của các tân sinh viên. Sinh viên đi học, ra vào giảng đường tự do, không bị giáo sư chú ý, chẳng có điểm danh hay kiểm tra bài. Đang ngồi học, có thể bỏ ra, qua Tổng hội ngồi uống cà phê, hoặc không tiền thì ngồi uống trà chùa. Nhớ mấy đứa Dự bị, làm dáng sinh viên, đi đến giảng đường, thắt mực khô, thuốc lá phì phèo như Lê H. H, Lê T, nhớ H. Đ. Phú, biệt danh Phú đồ nho, rất lập dị, có khi đi guốc mộc đến giảng đường. Nhớ Miên một lần chở tôi đi lên Dòng Thiên An ngồi mơ mộng, nhìn đồi thông, Miên hỏi: Mi thích rừng hay biển?. Câu hỏi khá bất ngờ làm tôi lúng túng. Tôi nói: Tau cũng không biết nữa, nhưng tau thấy biển vừa lạnh lùng vừa cuồng nộ. Còn rừng thì ngoài sợ thú dữ tau lại thích cái vẽ dịu dàng pha chút vừa hoang dại vừa ấm áp.
Nhớ mấy đứa bạn đố nhau chữ Hán, nhớ Nguyễn Văn Lơ, Trần Công Chiến, hai đứa chơi rất thân nhưng lại hay cãi nhau. Nhớ cặp bài trùng Nguyễn Xuân Hoa, Ng.  Khắc Duyệt. Sau 1975, Hoa làm lớn vì là sinh viên nằm vùng. Còn Duyệt đi làm công nhân, và từ chối... cuộc sống.
Nhớ sáng mùa đông tháng chạp, ngày 25, sinh viên tổ chức đêm dự bị văn khoa, lúc ấy có thầy Trương Văn Chình từ Sài Gòn về dạy Ngữ học tham dự. Khi sinh viên mời phát biểu, thầy nói : Thấy các anh chị vui xuân hớn hở, tôi cảm thấy buồn vì một năm đi qua thì tuổi càng già thêm. Tôi ước mong sao chiến tranh chóng kết thúc, để gặp lại quê hương, cội nguồn.
Sự mong chờ của GS Trương Văn Chình đã hiện thực 7 năm sau. Tôi không hiểu, sau 1975, thầy Chình có mãn nguyện ? Thầy có vui vì đất nước thống nhất một nhà ? Khi viết những giòng này, tôi nghĩ GS Chình đã ra người thiên cổ. Nếu còn sống thì thầy đã trên 100 tuổi. Điều này hiếm thấy.
Nhớ giờ học triết tổng quát, tại giảng đường Viện Hán học, hôm ấy bài giảng của thầy Lâm Ngọc Huỳnh kết thúc sớm. Thầy hỏi có anh, chị nào lên hát một bài nào đó giúp vui. Ô ! Đây là một điều hết sức lạ lùng. Có bao giờ chúng tôi được có không khí như thế này với thầy Huỳnh ? Lúc đó một sinh viên nam lên hát bài « Giọt nước mắt cho quê hương » của Trịnh Công Sơn. Tôi nhớ đó là bạn Nguyễn Văn Thừa tự là Hồ Hải. Lời bài hát, giọng ca của bạn SV hôm ấy đã làm cho cả giảng đường im phăng phắc. Hình như thầy Huỳnh cảm động, mắt đỏ hoe :
  «  Giọt nước mắt thương con, con ngủ me mừng. Giọt nước mắt thương sông, ấp ủ rêu rong. Giọt nước mắt thương đất, đất cằn cỗi bao năm. Giọt nước mắt thương dân, dân mình phận long đong. Giọt nước mắt thương mây, mây ngủ trên ngàn. Giọt nước mắt thương cây, cây ngả trên non. Giọt nước mắt thương anh, khô giòng máu châu thân. Giọt nước mắt quê hương, ôi còn chảy miên man.  Ôi! giòng nước mắt chảy hoài. Giòng nước mắt đời đời. Giọt nước mắt thương ai. Ôi giòng nước mắt trong tim. Chảy lai láng vào hồn. Nửa đêm gọi đến mình.  Giọt nước mắt thương chim, chim bỏ xa rừng. Giọt nước mắt thương đêm, đêm đẩy xe tang. Giọt nước mắt thương em, trên vận nước điêu linh. Giọt nước mắt không tên, xin để lại quê hương ... »

Thứ Tư, 22 tháng 7, 2015

Cảm nhận âm nhạc

THU HÁT CHO NGƯỜI

Các bài hát Việt nam về mùa thu rất nhiều, trong đó phải kể những nhạc phẩm nổi tiếng của Đoàn Chuẩn và Từ Linh. Cụ thể những bài hát của ông như Thu quyến rũ, Gởi gió cho mây ngàn bay, Tà áo xanh, Lá thư, ...
Sau năm 1954, tại miền Nam thời kỳ VNCH kéo dài đến 1975, rất nhiều bài hát về mùa thu ra đời, có thể kể đến một số tác giả như Phạm Duy, Trịnh Công Sơn, Từ Công Phụng, Lê Uyên và Phương, Vũ Thành An, Phạm Trọng, Cung Tiến, ...”
Nhạc sĩ Phạm Duy có bài hát bất hủ “Mùa thu chết” phổ theo một bài thơ của thi sĩ Pháp Apolinaire đã một thời được bạn trẻ ưa thích:
“Ta hãy ngắt một chùm hoa thạch thảo.
Em nhớ cho mùa thu đã chết rồi”
Mùa thu đã chết rồi hay cuộc tình ta đã chết?
Với nhạc sĩ Phạm Trọng, mùa thu không chết nhưng mùa thu không bao giờ trở lại.
“Em ra đi mùa thu, mùa thu không trở lại”
Mùa thu không trở lại hay em sẽ không trở lại?
Với hai bài hát trên đây, một giai thoại rất thú vị về quan điểm của mấy ông đỉnh cao trí tuệ, cho rằng tính phản động hàm ngụ trong hai bài hát khi dùng hình ảnh mùa thu để đả phá cách mạng. Mùa thu đã chết hay cách mạng đã chết? Mùa thu không trở lại hay cách mạng không trở lại? !!!
Từ Công Phụng kinh nghiệm tình yêu là kinh nghiệm cô đơn và nỗi cô đơn choáng ngợp tâm hồn ông thể hiện qua ngoại giới, mà theo ông, "kể từ em mang cô đơn mọc trên phố vắng":
“Một chiều êm, tay đan tay dìu nhau trên lối, đưa em đi nhẹ nhàng vào đời. Bằng vòng tay tôi nâng niu mùa thu thức giấc, đưa em vào ngày tháng vỗ về. Kể từ em mang cô đơn mọc trên phố vắng...”
Trịnh Công Sơn “nhìn những mùa thu đi” qua đời mình và ý thức một cách sáng suốt sự tàn phá của thời gian mà con người chỉ là một tĩnh vật cô đơn rồi sẽ đi dần vào quên lãng:
“Nhìn những mùa thu đi, em nghe sầu lên trong nắng. Và lá rụng ngoài song, nghe tên mình vào quên lãng, nghe tháng ngày chết trong thu vàng”.
Cung Tiến nhìn mùa thu với lòng “hoài cảm” về một người tình đã ra đi, bỏ lại ông với những kỉ niệm vàng son:
“...Lòng cuồng điên vì nhớ. Ôi đâu người, đâu ân tình cũ? Chờ hoài nhau trong mơ, nhưng có bao giờ thấy nhau lần nữa. Một mùa thu xa vắng. Như mơ hồ về trong đêm tối. Cố nhân xa rồi, có ai về lối xưa?...”




(Phụ bản tranh Đinh Cường)

Tuy nhiên có một nhạc sĩ người ta biết tới ông là nhờ bài “Thu hát cho người”.
Tôi muốn nói đến nhạc sĩ kiêm thi sĩ Vũ Đức Sao Biển.
Trước năm 1975, tôi tình cờ đọc được một tuyển tập thơ của nhiều tác giả, in và phát hành nội bộ qua hình thức quay ronéo, trong đó có tên Vũ Đức Sao Biển, bây giờ tôi không còn nhớ tên tập thơ ấy nữa.
Rồi một tình cờ khác, sau 1975, tôi mượn được một băng cassette cũ tuyển chọn những bài hát từ các băng nhạc như Jo Marcel, Phạm Mạnh Cương, Shotguns.
Tôi nghe băng nhạc và chợt xúc động bởi tiếng hát của ca sĩ Anh Ngọc qua giai điệu mở đầu: “Dòng sông nào đưa người tình đi biền biệt. Mùa thu nào cho người về thăm bến xưa”
Giai điệu chậm, rời rã ôm lấy ca từ bài hát như một lời kể lể, một tiếng nấc nghẹn ngào, nhớ thương một người tình đã bỏ ra đi.
Bài hát đó, tôi vẫn nhớ mãi.
Rất nhiều ca sĩ đã hát bài hát này.

Thứ Bảy, 18 tháng 7, 2015

KÝ ỨC VỀ NHỮNG CHÉN CHÈ

(Viết đề nhớ cha tôi)
Nguyễn Lương Tuấn

Thuở còn bé tý, tôi mê chè. Chè thường do gia đình nấu cúng nhân các ngày rằm, lễ tết, kỵ giỗ. Tôi vẫn thuộc lòng các câu vần: “Vừa đi vừa nói lầm thầm, bửa ni mười bốn mai rằm chè xôi”.
Tôi chờ các ngày có cúng:
-           Rằm tháng giêng ai siêng nấy coải
-           Rằm tháng bảy ai coải nấy ăn
-           Rằm tháng mười mười người mười coải.
Đó là 3 ngày rằm có cúng xôi chè, còn ngày 5 tháng 5, tết đoan ngọ, ngày lễ Phật Đản 15 tháng 4, và các ngày kỵ, kỵ mẹ tôi, ôn nội tôi, ngày tết sáng mồng một, rồi cúng đất, ... người ta vẫn thường nói: Huế là thành phố của cúng coải, thật là không ngoa. Tôi ngồi nhẩm tính và chờ dịp cúng để có cơ hội được ăn chè. Mặc dù tôi biết rằng mỗi khi cúng kỵ, cha tôi không bao giờ tha cho tôi, những việc vặt: Quét dọn, lau chùi bàn thờ, đồ đồng, bát nhang. Phải lo chuẩn bị đồ cúng trên bàn thờ như bông, chuối, …
Lẽ cố nhiên ngày bình thường, thỉnh thoảng cha tôi vẫn cho nấu chè để ăn, thường là chè đậu đen nước hay chè đậu xanh hột nước để nguyên vỏ. Nhưng tôi thích ăn chè đậu xanh đánh hơn.
Chẳng hiểu tôi mê chè đậu xanh đánh vì hương vị ngọt mịn thơm lừng của đậu hay vì tôi có cái thú mỗi lần múc chè vào chén xong, bà nội tôi hay chị dâu vẫn thường kêu tôi vào để nhờ tôi cảm phiền thanh toán dùm chè còn dính chặt vào đáy nồi, chung quanh nồi mà chỉ có tôi là chịu khó dùng chiếc muổng inox cạo sạch chè. Chè đậu xanh đánh dính vào thành đáy nồi thường có độ cứng, dẻo, khi đưa vào miệng tôi cảm thấy tất cả hương vị tinh túy của chè dường như đang ngấm dần vào cổ, vào bụng tôi. Thú vị biết bao!



Đặc điểm của chè Huế nói chung và chè đậu xanh đánh nói riêng, là rất đơn giản, không cầu kỳ, ít dùng hương liệu. Tôi đã từng quan sát bà chị dâu đải vỏ đậu xanh. Thật là tài. Tôi không hiểu sao mà khi đậu xanh sôi nửa chừng, bà chị cho đổ vào trong một cái rổ. Bà dùng tay chà , xát rồi thả trong thau nước lạnh. Chốc sau, vỏ đậu xanh nổi bềnh bồng trên mặt nước. Bà chị vớt đậu. Cứ thế bà chị làm đâu hai ba lần thì rổ đậu xanh vàng tươi, không còn một cái vỏ. Kể cả khi ngồi đánh đậu xanh, cũng là một kì công. Đậu xanh và đường được trộn đều và bà chị bắc lên lò lửa, lửa không mạnh, chỉ vừa phải. Tôi thấy đôi đũa bếp to và dài bằng tre chị đưa quậy đều. Động tác khoan thai, không nóng vội. Tôi nhìn một chốc đã thấy nãn, vội bỏ đi chơi, cho đến khi tôi nghe tiếng chị gọi, tôi biết chị đã múc chè xong và giao cái nồi không cho tôi thanh toán số chè bị dính ở nồi.
Khi nồi đã sạch bóng chè, ấy là lúc tôi đã “bưa” chè. Tôi nghĩ thầm, cúng xong, chắc là mình không ăn chè nữa. Thế nhưng tôi đã không giữ được lòng mình. Trong bửa ăn xôi chè, tôi đã ních luôn hai chén chè đậu xanh to, loại chén Long ẩn xưa của Tàu. Còn xôi tôi chỉ ăn chút đỉnh.
Chỉ là đậu xanh và đường, không có hương liệu nào khác, không thêm dầu chuối hay bột va ni vậy mà tôi thấy chè thơm và ngon quá trời.

Thứ Sáu, 17 tháng 7, 2015

Tâm Tình: Phạm Trai

Chị Thu Sương thân kính,
Thưa các Ôn các Mệ cựu hs Nguyễn Du thân mến,

Thỉnh thoảng Chị Sương lại nhắc đến một nhân vật rất là "nhân gian" nhưng vô cùng đặc biệt vì nhân vật này vốn được dân Huế chúng ta nhắc đến như là một phụ nữ chiếm giải "quán quân" về "trọng lượng cơ thể". Đó là, "Mụ Liếc" và dường như Chị Sương cũng đang muốn tranh giải với vị "quán quân" này thì phải.

Tôi tin chắc Chị Sương sẽ không bao giờ có thể trở thành "đối thủ" với Mụ Liếc được mô vì tuy chị cao lớn nhưng cái cao lớn mà chị sở hữu là nhân dáng của phụ nữ có ngoại hình rất cân đối mà, ở lứa tuổi trẻ hơn, thì được xem như là một nữ thể tháo gia và ở tuổi lớn hơn thì thường được xem là một mệnh phụ phu nhơn với tướng mạo oai phong, phúc hậu và sang cả (tức là trên cả 'đẹp lão' bội phần). Tui nói như rứa mấy Ôn mấy Mệ cựu hs Nguyễn Du có đồng ý khôn hè? Nói như ri là khách quan mà nói chớ không có nịnh hót chi cả mấy Ôn mấy Mệ nghe.

Nhân đây tui xin kèm một tấm hình cũ và xin đố chị Thu Sương và tất cả các Ôn các Mệ nhận ra ai trong hình này. Cũng xin thưa luôn với các Ôn, các Mệ một trong 2 người này mới là "kỳ phùng địch thủ" của Mụ Liếc đó, mấy Ôn mấy Mệ thấy có phải rứa khôn nà?

Nếu Ôn Mệ mô nhận không ra 2 người ni là ai thì cứ email cho tui để tui xin thưa cho mấy Ôn mấy Mẹ biết.

Chắc chắn sẽ có vài Ôn vài Mệ trong chúng ta nhận diện được 2 người ni.


Làm răng chị Sương qủa quyết "bây giờ mới thấy là đúng", như rứa không lẻ chị biết người có "đôi mắt người Sơn Tây" là ai hay răng? 

Thứ Tư, 15 tháng 7, 2015

KÝ ỨC HUẾ & PHÁC THẢO MỘT CHÂN DUNG

Nguyễn Lương Tuấn

Tôi thích những con đường nhỏ, cũ kỹ của Huế.
Những con đường lưu dấu từ thời Pháp thuộc mãi đến nay tưởng chừng vẫn chưa bao giờ được ngó ngàng đến. Nó bị bỏ phế, mặt đường lổ chổ, ổ gà, do tráng nhựa lâu ngày không được tu bỗ. Những con đường không có lề, vắng người qua lại. Những con đường cỏ dại mọc tự do, xen lẫn sõi đá mà hai bên đường là những hàng cây thầu đâu, phượng vĩ.
Đã nhiều lần tôi cùng bạn đi bộ, rảo bước, hít lấy sự yên tĩnh, nhẹ nhàng, lòng không vướng bận. Mắt nhìn hai bên, những ngôi nhà núp kín trong vườn cây xanh lá, những cây sầu đông, sắc hoa tim tím thoảng nhẹ hương thơm về đêm, …
Đâu rồi, trưa, chiều mùa hè, Tiếng ve kêu vang. Lòng rộn ràng khôn xiết, tôi đã nhiều lần cầm sào, trên đầu ngọn là mủ mít cùng người anh len lõi vô sâu trong các khu vườn, theo tiếng ve để đưa sào lên, rất nhẹ, không gây tiếng động. Khu vườn yên ắng, chỉ nghe tiếng thì thầm của gió, tiếng xào xạc của lá. Khi chiếc sào dí vào được cánh ve. Lòng tôi sung sướng biết bao nhiêu. Chú ve vùng vẫy, nhưng vô ích, đôi cánh đã dính mủ, không thể nào bay được ? Tôi mĩm cười sung sướng. Lòng hân hoan hạnh phúc, …
Những chiều có gió, Trời nổi sấm sét, chuẩn bị mưa giông, tôi chạy ù lên nhà bà Chánh. Ở đó là một vườn đào. Những cây đào to, già. Cây nào cũng đầy trái. Một cơn gió thổi, đào thi nhau rụng lộp bộp. Tôi tha hồ lượm. Khi những chiếc túi đã đầy. Khi đào đã được thả trong áo mà bụng dầy cộm lên như người có bầu, ấy cũng là lúc tôi mang về nhà, để đào đầy trên bàn. Nhìn thành quả lao động của mình. Vui lắm, nhưng ăn thì chả bao nhiêu.
Khi cơn mưa giông buổi chiều mùa hạ ào ào đổ xuống. Con đường như được tắm gội. Bao nhiêu ưu phiền, bao nhiêu mệt mõi như tan biến. Nước chảy mạnh trong những mương cống, trong ao rãnh, tôi, bạn, những trẻ con trong xóm, chúng ta đã cùng nhau vui đùa trong mưa. Bạn nhớ không? những con nhựa được bọc cùng với cây kẹo mà chúng ta mua để dồn chơi đồ hàng, chơi ô, chơi bắn cao su như con voi, con cá, tàu thủy, tàu bay, …đã được chúng ta thả dưới ao nước theo dòng chảy để đua xem con nhựa của đứa nào về nhanh nhất.

Huế Rặt


hue rat 1

LTS: “…Võ Hương An có cả sự gần gũi, duyên nợ với Huế cũng như lòng yêu thương mảnh đất Thần Kinh từ những ngày ấu thơ, khiến cho cuốn sách của ông không là một tài liệu khảo cứu khô khan mà còn mượt mà như một bài thơ Huế. “Huế Của Một Thời”, cho chúng ta bao nhiêu điều lạ lùng, bí ẩn, nhưng lại gần gũi quen thuộc như những hình ảnh cũ trong chiếc hộp chạm rồng , sơn son thếp vàng đã phủ bụi thời gian, vừa mở ra trước mắt….” là những cảm nghĩ của nhà văn Huy Phương dành cho Võ Hương An và “Huế Của Một Thời” đứa con tinh thần của ông.