Thứ Hai, 21 tháng 3, 2016

Cấp cứu chấn thương số 49 – BS Nguyễn Văn Thịnh

XỬ TRÍ CHẤN THƯƠNG SỌ NẶNG (PRISE EN CHARGE DU TRAUMATISME CRÂNIEN GRAVE)
K Tazarourte Pôle Urgence SAMU 77-SMUR-SAU-Réanimation Hôpital Marc Jacquet, Melun ME Petitjean Département Urgences Adultes Hôpital Pellegrin CHU Bordeaux
PHẦN II
VI. CHIẾN LƯỢC XỬ TRÍ BAN ĐẦU NHỮNG BỆNH NHÂN CHẤN THƯƠNG SỌ NẶNG 1. NHỮNG YẾU TỐ TẤN CÔNG NÃO THỨ PHÁT (FACTEURS D’AGRESSION SECONDAIRE)
Nếu tiên lượng của chấn thương sọ vẫn tùy thuộc tầm quan trọng của thương tổn não nguyên phát, vai trò xấu nghĩa của những thương tổn thứ phát được xác lập rõ. Mẫu số chung của chúng là thiếu máu cục bộ não (ischémie cérébrale) mà nguồn gốc có thể là trong sọ hay toàn thân. Một số yếu tố tấn công não thứ phát (facteur d’agression cérébrale secondaire) nào đó đã được nhận diện và mục tiêu điều trị ban đầu của một chấn thương sọ nặng là điều chỉnh chúng càng nhanh càng tốt để ngăn ngừa thiếu máu cục bộ não (ischémie cérébrale). Trong số những yếu tố này, những yếu tố nguồn gốc toàn thân có thể tiếp cận ngay giai đoạn trước bệnh viện. Hạ huyết áp và giảm oxy huyết là hai tình huống đặc biệt thường gặp cần phải tránh ; chúng tăng gấp đôi tỷ lệ tử vong của các chấn thương sọ nặng.


Những yếu tố tấn công não thứ phát (facteur d’agression cérébrale secondaire)
Những yếu tố toàn thân Những yếu tố trong sọ
Hypoxémie (PaO2 < 60 mmHg)
Hạ huyết áp (HA thu tâm < 95 mmHg)
Tăng thán huyết (PaC02 > 45 mmHg)
Giảm thán huyết nặng (PaC02 < 25 mmHg)
Thiếu máu
Tăng thân nhiệt
Tăng-hay giảm đường huyết
Những rối loạn nước-điện giải
Những rối loạn đông máu
Tăng áp lực nội sọ
Syndrome de masse (máu tụ,dập não)
Phù não
Hydrocéphalie
Co thắt mạch
Cơn động kinh
Những rối loạn chuyển hóa não
Những rối loạn huyết động não
Nhiễm trùng
2. KIỂM SOÁT CHỨC NĂNG HÔ HẤP
Chức năng hô hấp luôn luôn bị xáo trộn trong khung cảnh chấn thương sọ nặng. Sự thông thoáng đường hô hấp trên có thể bị ảnh hưởng do một sự tắc nghẽn vì trào ngược dịch dạ dày (máu, dịch, thức ăn), vì vỡ các xương hàm hay vì một thương tổn thần kinh làm biến đổi cinétique thanh quản và hầu. Sự cử động của lồng ngực nói chung bị giới hạn bởi trạng thái tăng trương lực (hypertonie) xảy ra đồng thời với thương tổn não. Trong khung cảnh đa chấn thương, chấn thương ngực liên kết luôn luôn là một yếu tố tiên lượng xấu.
Nội thông khí quản và thông khí nhận tạo thường cần thiết, và được khuyến nghị, ở giai đoạn đầu. Nó phải được thực hiện với một phụ tá kiểm soát sự cử động của cột sống cổ. Mục tiêu là có được một PaCO2 khoảng 35 mmHg và một normoxie. Sự giảm thán huyết vừa phải cho phép làm giảm DSC và do đó VSC và PIC. Hiệu quả này vẫn có thể chừng nào phản ứng vận mạch (vasoréactivité) đối với CO2 được bảo tồn. Sự tìm kiếm và dẫn lưu một tràn khí màng phổi phải được thực hiện một cách hệ thống ở những bệnh nhân được thông khí này.
Những tiêu chuẩn nội thông khí quản những bệnh nhân chấn thương sọ :
Hôn mê (GCS </=8)
Détresse respiratoire
  • PaO2 < 70 mmHg
  • PaCO2 > 45 mmHg
  • PaCO2 > 25 mmHG
Mất các phản xạ thanh quản
Co giật
Cần một an thần
Chấn thương liên kết (mặt, ngực,…)
Huyết tương tươi (plasma frais) phải được sử dụng để điều chỉnh một rối loạn đông máu (sự tiêu thụ qua mức những yếu tố, xuất huyết quan trọng).
Trong công trình nghiên cứu nêu trên, sự hạ huyết áp đã không được đảm bảo bởi SMUR. Một cách chính xác hơn, 30% những bệnh nhân đến bệnh viện với một hạ huyết áp vốn không hiện hữu vào lúc đầu điều trị. Sự hiện diện của một choáng xuất huyết xảy ra ở một bệnh nhân trên 4. Các tác giả đánh giá rằng an thần, được cho ở những bệnh nhân được thông khí nhân tạo, có lẽ là nguyên nhân. Thật vậy, sự an thần này không được chuẩn độ và thích ứng với huyết áp của các bệnh nhân và không một bệnh nhân nào được cho các thuốc tăng áp mạch. Sự tranh luận khuyến nghị chuẩn độ các thuốc an thần và sử dụng nhiều hơn noradrénaline để kiểm soát tốt hơn huyết áp. Sự đo tự động không xâm nhập huyết áp có những hạn chế trong giai đoạn vận chuyển bệnh nhân ; nó không cho phép theo dõi sát mức huyết áp mong muốn. Với vài điều kiện, đặc biệt không mất thời gian vô ích, sự đặt một cathéter động mạch qua đường động mạch đùi tiền bệnh viện có thể được biện minh.
Nếu sự chống lại hạ huyết áp là một ưu tiên, vấn đề được đặt ra là có được một mức huyết áp trung bình tốt nhất. Do không có những công trình nghiên cứu, mức PMA được khuyến nghị trong những giờ đầu sau chấn thương là 80mmHg. Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu đã cho thấy rằng một trị số 80mmHg de PMA không cho phép phân biệt một chút nào, lúc đến bệnh viện, những bệnh nhân có nguy cơ cao thiếu máu cục bộ não với những bệnh nhân khác. Thật vậy, một trị số riêng rẻ của PMA không thể tiên đoán PPC vì áp lực tưới máu não không chỉ tùy thuộc trị số của PMA mà con trị số của PPC : PPC = PAM-PIC. Trong công trình nghiên cứu lâm sàng này, mặc dầu một trị số trung bình PAM 80 mmHg, 40% các bệnh nhân vẫn có nguy cơ cao bị thiếu máu não. Những thách thức lâm sàng là quan trọng : thật vậy quyết định một mức PAM 100 mmHg cho tất cả các bệnh nhân đó là để tránh nguy cơ thiếu máu cục bộ những bệnh nhân cần (40%) nhưng điều đó cũng có thể tạo một nguy cơ vô ích tăng xuất huyết do cao huyết áp những bệnh nhân không cần một mức PAM như thế (60% những bệnh nhân). Sự sử dụng Doppler transcrânien (DTC) ngay lúc đến bệnh viện, thậm chí ngay giai đoạn tiền viện, có thể phép một đánh giá nhanh chóng huyết động não của bệnh nhân và thích ứng mức PAM tốt nhất cần thiết cho bệnh nhân.
4. KIỂM SOÁT TĂNG ÁP LỰC NỘI SỌ
Giảm thán huyết vừa phải (hypocapnie modérée) (35 mmHg) và an thần bệnh nhân là hai biện pháp đầu tiên được thực hiện để kiểm soát tăng áp lực nội sọ.
Gold Standard về gây mê bằng nội thông là induction à séquence rapide, ít gây hại nhất để kiểm soát tăng áp lực nội sọ. Phương pháp này được phổ biến trong đất nước của chúng ta.
Mục tiêu của an thần là giảm CMRO2 (consommation cérébrale d’ oxygène) theo cùng tỷ lệ với lưu lượng máu não (DSC :débit sanguin cérébral), đồng thời duy trì áp lực tưới máu não (PPC) tốt nhất để tránh thiếu máu cục bộ não. Sự giảm lưu lượng máu não cho phép giảm thể tích máu não (VSC : volume sanguin cérébral) và tăng áp lực nội sọ. Những tác nhân được sử dụng nhất, ưu tiên một, là những benzodiazépines (midazolam) hay gamma-hydroxybutyrate de sodium (Gamma OH) liên kết với một morphinique (Fentanyl). Những barbituriques (Thiopental) chỉ được sử dụng ưu tiên hai đứng trước tăng áp lực nội sọ được xác nhận và dưới sự kiểm soát áp lực tưới máu não (PPC), xét vì những tác dụng huyết động của chúng ; cũng vậy đối với propofol. Có những phương tiện khác để kiểm soát một tăng áp lực nội sọ :
Osmothérapie : tiêm truyền manitol 20% (0,5 kg/kg) là intéressant trong những tình huống nguy kịch với tụt kẹt do một máu tụ ngoài màng cứng. Nó được chỉ định trong lúc chờ đợi một phẫu thuật ngoại thần kinh làm giảm đè ép (décompression neurochirurgicale)
Giãn đồng tử không phản ứng và osmothérapie
Những khuyến nghị thực hành lâm sàng không mơ hồ. Những khuyến nghị này chủ trương osmothérapie (mannitol 20% : 0,20 đến 1 g/kg hoặc 1-5 ml/Kg) cấp cứu trước mọi bất thường đồng tử và/hoặc thoái hóa trạng thái thần kinh không giải thích được bởi một nguyên nhân ngoài sọ. Giữa 1994 và 1998, không một bệnh nhân nào trong số 65 bệnh nhân được điều trị bởi một équipe de
SMUR, có đồng tử giãn hai bên sau chấn thương sọ và được nhận vào bệnh viện Bicêtre đã nhận được một osmothérapie trong lúc vận chuyển. Tất cả 65 bệnh nhân này đều bị chết sau đó dầu những điều trị được thực hiện ở bệnh viện như thế nào (osmothérapie và/ hoặc ngoại khoa) Sự không biết sử dụng osmothérapie trong cấp cứu được nhận thấy một một công trình nghiên cứu vùng mới đây ; hơn 1/3 các thầy thuốc được hỏi không biết những chỉ định hay đã không bao giờ sử dụng mannitol (huống hồ là sérum salé hypertonique). Những giải thích chính được ghi nhận bởi các tác giả có liên quan đến một thiếu sót đào tạo (mặc dầu phần lớn các thầy thuốc đều mang văn bằng năng lực y khoa cấp cứu) và một ý kiến mơ hồ của các thầy thuốc ngoại thần kinh.
Những tác dụng có lợi của sérum salé hypertonique đã được đánh giá trong những modèle thí nghiệm khác nhau. Những dung dịch ưu trương này có thể hữu ích, trong tiền bệnh viện, để phục hồi nhanh chóng thể tích máu ở một bệnh nhân đa chấn thương trong tình trạng choáng xuất huyết.
VII. CHUYỂN VỀ TRUNG TÂM CHUYÊN MÔN
Chấn thương sọ nặng phải được điều trị trong một trung tâm chuyên khoa (centre spécialisé) có thường trực một scanner và một équipe ngoại thần kinh và hồi sức thần kinh (neurochirurgie et neuroréanimation).
Chấn thương sọ nặng phải được ưu tiên nhận vào một bệnh viện chuyên khoa chấn thương thần kinh (neurotraumatologie). Trong công trình nghiên cứu của Mac Kenzie, chính những người trẻ và những nạn nhân của một chấn thương sọ nặng được cải thiện nhiều nhất về tiên lượng khi được tiếp nhận vào “trauma center”. Trong công trình nghiên cứu của Pháp được nói trước, chỉ 11% những bệnh nhân được nhận cấp cứu vào một bloc neurochirurgical nhưng thời hạn trung bình đến bệnh viện là 3 giờ +/-1 giờ 40. Thời gia chuyển này càng có hại khi SMUR không có DTC lẫn một monitorage hémodynamique đáng tin cậy.
Một điều tra không được công bố của Caisse régionale d’assurance maladie Ile de France nhằm vào 1er semestre 2011 cho thấy rằng trong số 250 chấn thương sọ nặng được xử trí bởi SAMU, một nửa thực hiện một hành trình gồm ít nhất một giai đoạn trung gian trước khi nhập viện và 25% được nhập viện trong một bệnh viện không có khả năng monitoring neurologique multinodal.
Trước những dấu hiệu thần kinh khiến sợ một thương tổn nở ngoại khoa (lésion expansive chirurgicale), sự vận chuyển (luôn luôn médicalisé) của bệnh nhân phải được thực hiện càng nhanh càng tốt, hoặc trực tiếp từ những nơi tai nạn, hoặc từ hopital de proximité. Trong tình huống này, trực thăng thường là phương tiện vận chuyển nhanh nhất và thích ứng nhất. Trong những trường hợp khác, quyết định chuyển được thông qua sau một bilan lâm sàng và X quang đầu tiên, được thực hiện trong hôpital de proximité.
Về chấn thương sọ mức độ trầm trọng trung bình, sự chuyển đến một trung tâm chuyên khoa phải được xét đến trước :
– một biến đổi tri giác
– một thương tổn ngoại thần kinh
– mọi sự trầm trọng thứ phát
– Những dấu hiệu tăng áp lực nội sọ khi chụp cắt lớp vi tính
– vỡ lún (embarrure) hay vỡ đáy sọ
– đa chấn thương
VIII. KẾT LUẬN
Những kết quả, được đánh giá bởi GOS (Glasgow Outcome Scale), của điều trị những chấn thương sọ nặng cho thấy một tỷ lệ tử vong từ 30 và 40%, một tình trạng thực vật từ 1 đến 3%, một thương tổn nặng từ 10 đến 20%, một thương tổn trung bình từ 20 đến 25% và sau cùng những kết quả tốt trong 20 đến 25%. Bây giờ ta chấp nhận rằng xử trí ban đầu những bệnh nhân này có tính chất quyết định đối với tương lai của họ. Sự tôn trọng ” giờ vàng” (heure d’or) là một bộ phận của điều trị. Sự đánh giá lâm sàng và X quang chấn thương sọ, sự kiểm soát nhanh chóng những chức năng hô hấp và tuần hoàn là những điều bức thiết cần được thực hiện một cách hệ thống, ở nơi tai nạn và cho đến khi đến một trung tâm chuyên khoa
Reference : Prise en charge du traumatisé crânien grave
Urgences 2009. 2 Juin 2009. Paris

BS NGUYỄN VĂN THỊNH (15/3/2016)