Thứ Năm, 17 tháng 3, 2016

Choáng số 12 – BS Nguyễn Văn Thịnh

CHOÁNG NHIỄM KHUẨN (SEPTIC SHOCK)
TEST 4
Adam J.Rosh, MD Assistant Professor Department of Emergency Medicine Wayne State University School of Medicine Detroit, MI
Một ông già 83 tuổi nói không có mạch lạc và không ăn ở nursing home. Hồ sơ chỉ rằng ông có một tiền sử cao huyết áp, bệnh đái đường, sa sút trí tuệ, và phì đại tuyến tiền liệt hiền tính. Lúc đến khoa cấp cứu, bệnh nhân kích động và chỉ định hướng với tên. Nhiệt độ lấy ở hậu môn là 101 độ F, HA là 85/50 mmHg, tần số tim là 125 đập mỗi phút, tần số hô hấp là 22 hơi thở mỗi phút, và đường huyết là 154 mg/dL. Ông có vẻ không thoải mái và suy kiệt. Thính chẩn phổi bình thường, với ít ran nổ ở hai đáy phổi, và bụng của ông mềm, không nhạy cảm đau khi sờ, và không trướng bụng. Ông được đặt ống thông tiểu tháo ra nước tiểu đục, trắng. Ông không bị phù ngoại biên. Chẩn đoán nào sau đây là khả dĩ nhất ?
(a) Choáng giảm thể tích (hypovolemic shock)
(b) Choáng nguyên nhân thần kinh (neurogenic shock)
(c) Choáng tim (cardiogenic shock)
(d) Choáng phản vệ (anaphylactic shock)
(e) Choáng nhiễm khuẩn (septic shock)

Câu trả lời đúng là (e) Choáng nhiễm khuẩn (septic shock) là một hội chứng lâm sàng gồm giảm tưới máu (hypoperfusion), hạ huyết áp, và loạn năng nhiều cơ quan (multiorgan dysfunction), gây nên bởi nhiễm trùng. Bệnh nhân này rõ ràng trong tình trạng choáng với hạ huyết áp, tim nhịp nhanh, thở nhịp nhanh, và những thay đổi cấp tính trạng thái tâm thần. Ông ta cũng bị sốt và có mủ trong trước tiểu, khiến một nhiễm trùng đường tiểu là nguồn nhiễm trùng có khả năng nhất. Bệnh nhân cần bù dịch tức thời, những kháng sinh kháng khuẩn phổ rộng, nội thông khí quản, những thuốc tăng áp mạch, và đưa vào đơn vị điều trị tăng cường. Hãy nhớ, những bệnh nhân già với những tình trạng bệnh kèm theo, như bệnh đái đường dễ phát triển sepsis hơn. Ngoài ra những bệnh nhân với indwelling lines, như Foley catheter, có một nguy cơ còn cao hơn bị nhiễm trùng.
Choáng giảm thể tích (hypovolemic shock) (a) xảy ra khi có thể tích không thích đáng trong hệ tuần hoàn, dẫn đến phân phát kém oxy đến các mô.
Choáng nguyên nhân thần kinh (neurogenic shock) (b) xảy ra sau thương tổn cấp tính tủy sống, phá vỡ phân bố thần kinh giao cảm, gây nên hạ huyết áp và tim nhịp chậm.
Choáng tim (cardiogenic shock) (c) bị gây nên bởi giảm cung lượng tim dẫn đến tưới máu mô không thích đáng.
Choáng phản vệ (anaphylactic shock) (d) là một phản ứng tăng nhạy cảm toàn thân nặng đưa đến hạ huyết áp và thương tổn đường khí.
Emergency medicine. PreTest
BS NGUYỄN VĂN THỊNH (12/3/2016)