Thứ Hai, 7 tháng 3, 2016

Choáng số 9 – BS Nguyễn Văn Thịnh



CHOÁNG GIẢM THỂ TÍCH (HYPOVOLEMIC SHOCK)
TEST 1
Adam J.Rosh, MD Assistant Professor Department of Emergency Medicine Wayne State University School of Medicine Detroit, MI
Một thanh niên 19 tuổi bị đụng bởi một chiếc xe hơi trong khi đi qua đường. Ở phòng cấp cứu, bệnh nhân thức tỉnh, và định hướng, nhưng kêu đau dữ dội ở cẳng chân phải. Nhiệt độ là 98,9 độ F, HA là 85/50 mmHg, nhịp tim là 125 đập mỗi phút, với tần số hô hấp là 24 hơi thở mỗi phút. Anh xác nhận rằng đường dẫn khí thông suốt, tiếng thở bằng nhau ở cả hai bên phế trường, và bụng của bệnh nhân mềm và không nhạy cảm đau khi sờ. Cẳng chân phải ngắn hơn cẳng chân trái, hơi gập góc, và sưng ở vùng trước của đùi. Không có vết thương hở. Chẩn đoán nào sau đây là khả dĩ nhất ?
a. Choáng giảm thể tích (hypovolemic shock)
b. Choáng nguyên nhân thần kinh (neurogenic shock)
c. Choáng tim (cardiogenic shock)
d. Choáng phản vệ (anaphylactic shock)
e. Choáng nhiễm khuẩn (septic shock)


Câu trả lời đúng là (a). Bệnh nhân này trong tình trạng choáng giảm thể tích thứ phát mất máu do gãy xương đùi. Choáng giảm thể tích xảy ra khi có thể tích không thích đáng trong hệ tuần hoàn, dẫn đến sự phân phát kém oxy đến các mô. Xuất huyết, mất máu qua đường tiêu hóa, bỏng và tiếp xúc môi trường tất cả có thể chịu trách nhiệm choáng giảm thể tích. Trong chấn thương, xuất huyết là nguyên nhân thông thường nhất của choáng giảm thể tích. Bệnh nhân này bị gãy xương đùi, làm vỡ sự cung cấp máu kế cận, dẫn đến tụ máu đáng kể trong mô mềm. Choáng giảm thể tích của bệnh nhân có thể được điều trị với bù dịch tích cực và thay thế blood-product. Trong khi đó, kiểm soát đau và chụp X quang háng, xương đùi và đầu gối nên được thực hiện. Một khi gãy xương đùi được xác nhận, một Sager hay Hare traction splint nên được thiết đặt và hội chẩn thầy thuốc chỉnh hình. Những nơi khác của xuất huyết đe dọa mạng sống trong chấn thương gồm có lồng ngực, bụng, hậu phúc mạc, và xương chậu. Điều cũng rất quan trọng cần ghi nhớ là mất máu quan trọng có thể đã xảy ra ở hiện trường mặc dầu không có xuất huyết tích cực ở phòng cấp cứu.
Choáng do nguyên nhân thần kinh (neurogenic shock) (b) xảy ra sau một thương tủy sống cấp tính, làm phá vỡ sympathetic innervation dẫn đến hạ huyết áp và tim nhịp chậm.
Choáng tim (cardiogenic shock) (c) được gây nên bởi giảm cung lượng tim gây nên tưới máu mô không thích đáng.
Choáng phản vệ (anaphylactic shock) (d) là một phản ứng tăng nhạy cảm toàn thân nặng đưa đến hạ huyết áp và airway compromise.
Choáng nhiễm khuẩn (septic shock) là một hội chứng lâm sàng giảm tưới máu (hypoperfusion) và loạn năng nhiều cơ quan gây nên bởi nhiễm trùng
Reference : Emergency Medicine. PreTest
BS NGUYỄN VĂN THỊNH
(3/3/2016)