Chủ Nhật, 12 tháng 6, 2016

Thời sự y học số 399 – BS Nguyễn Văn Thịnh

1/ SA SÚT TRÍ TUỆ : KHÔNG PHẢI TẤT CẢ SA SÚT TRÍ TUỆ ĐỀU LÀ BỆNH ALZHEIMER.
Những tiến bộ được loan báo với một sự phát hiện sớm hơn những bệnh lý nguyên nhân của sa sút trí tuệ.NEUROLOGIE. Sa sút trí tuệ (démence) không phải là điên (folie). Đối với những thầy thuốc chuyên khoa thần kinh, sa sút trí tuệ được định nghĩa như là sự biến đổi dài lâu và nghiêm trọng của những chức năng nhận thức (fonctions cognitives) (trí nhớ, sự chú ý, sự cảnh giác) và hành vi (fonctions comportementales) của một người, đến độ làm người này mất đi khả năng tự trị (autonomie) trong cuộc sống hàng ngày. Tuy vậy, việc chứng thực một hội chứng sa sút trí tuệ (syndrome de démence) không cho biết nguyên nhân của nó. Cũng như một cơn sốt không chỉ rằng nó là do một panaris, cúm hay một viêm màng não…
Từ lâu démarche médicale gồm có thực hiện chẩn đoán rồi cố tìm ra nguyên nhân. Sau khi đã loại bỏ tất cả các giả thuyết, bằng phương pháp loại trừ, ta đi đến chẩn đoán sa sút trí tuệ Alzheimer. Bởi vì các giả thuyết chẩn đoán đôi khi có một bệnh cảnh không thể phân biệt được, nên vài démence được quy lầm là bệnh Alzheimer.
Thế mà, mặc dầu đó là nguyên nhân thường gặp nhất của sa sút trí tuệ, nhưng bệnh Alzheimer không phải là thu tóm tất cả : trước 65 tuổi, 50% là do bệnh Alzheimer, trên 75 tuổi tỷ suất này là 70%. Những sa sút trí tuệ khác có một nguồn gốc thoái hóa thần kinh (démence fronto-temporale và maladie à corps de Lewy) hay huyết quản. ” Theo một công trình nghiên cứu, trên 25 khám bệnh vì trí nhớ của Nord-Pas-de-Calais, phần của sa sút trí tuệ không phải Alzheimer gia tăng từ năm 1987. Nhưng có lẽ cũng bởi vì ta phát hiện chúng tốt hơn”, GS Florence Pasquier, thầy thuốc chuyên khoa thần kinh (CHRU, Lille) đã đánh giá như vậy.
Những sa sút trí tuệ do thoái hóa thần kinh (démence neuro-dégénérative) khác này là do những thương tổn khác nhau xảy ra ở những vùng phân biệt của não bộ.” Điều đó cho mỗi trường hợp sa sút trí tuệ một profil những rối loạn nhận thức và hành vi đặc trưng, mà ta đã có thể xác định một cách rất chính xác những năm qua, điều này bây giờ cho phép nhận diện chúng một cách khá chính thức. Từ nay đối với mỗi sa sút trí tuệ, sự khám phá những chỉ dấu sinh học hay chụp hình ảnh đặc hiệu xác nhận chẩn đoán lâm sàng, GS Bruno Dubois, thầy thuốc chuyên khoa thần kinh thuộc bệnh viện Salpêtrière, Paris, đã giải thích như vậy.
Nhưng nhất là, sự phát hiện những bệnh này sớm hơn trong tiến triển của chúng, ngay trước giai đoạn sa sút trí tuệ, là điều trở nên có thể thực hiện được. ” Trong bệnh Alzheimer, những rối loạn nhớ về những sự kiện vừa mới xảy ra tức thì nằm ở hàng đầu. Sự phát hiện trong dịch não tủy hai bất thường đặc hiệu của bệnh, sự giảm peptide amyloide và sự gia tăng của protéine tau, cho phép xác nhận chẩn đoán sớm này.”
Từ nay cũng đúng như vậy đối với những sa sút trí tuệ khác. Démence fronto-temporale, do một sự thoái hóa của những vùng trán của não, bây giờ có thể được nhận diện trước khi bệnh nhân mất khả năng độc lập ” Dạng thường gặp nhất của nó được biểu hiện nhất là bởi những rối loạn hành vi, một sự đánh mất những lề thói xã hội, những điều kỳ cục, một sự lãnh cảm càng ngày càng gia tăng…Chụp hình ảnh não bằng PET-FDG cho thấy một sự giảm chuyển hóa não, dấu hiệu teo của những vùng trán này của não “, GS Dubois đã chỉ rõ như vậy. Những démence fronto-temporale này chiếm 8 đến 10% những sa sút trí tuệ của người già, trong đó gần một nửa trước 65 tuổi. Rất không thuần nhất, những sa sút trí tuệ này gồm 30% những thể gia đình liên quan nhiều gène : gène của protéine tau, hay gène của một protéine, progranuline, mà nồng độ trong máu, rất thấp trong trường hợp biến dị ; xác nhận căn bệnh bởi một định lượng đơn giản, mặc dầu nó chỉ giải thích 25% những dạng gia đình.
Démence à corps de Lewy, được đặc trưng bởi những đám của một loại protéine, alpha-synucléine, trong những tế bào não, là sa sút trí tuệ thường gặp nhất sau sa sút trí tuệ của Alzheimer. Những triệu chứng Parkinson cũng có thể hiện diện, ” nhất là những ralentissements, và một rigidité nào đó của những cử động”, GS Pasquier đã xác nhận như vậy. Còn về những sa sút trí tuệ huyết quản (démence vasculaire), profil lâm sàng của chúng rất biến thiên, nhưng chính sự xuất hiện từng nấc của những thiếu sót thần kinh-nhận thức hướng định chẩn đoán này.
Đặc trưng hơn những sa sút trí tuệ không phải Alzheimer này, đó là đánh giá tốt hơn tiên lượng của chúng, xác định có một nguy cơ di truyền hay không và đôi khi làm an lòng các gia đình, kê đơn tốt hơn những điều trị triệu chứng. ” Sự làm rõ nét tốt hơn này cũng cho phép tiến hành những nghiên cứu nhắm đích hơn để tìm ra những chất chỉ dấu đặc hiệu, GS Dubois đã nhấn mạnh như vậy. Chính bằng sự quan sát các bệnh nhân, phân tích các dịch sinh học của họ, mà ta sẽ có thể nhận diện những bất thường protéine mới và tiến tới. Điều quan trọng là họ tham gia vào những công trình nghiên cứu này, nhờ thế họ cũng hưởng được những điều trị mới.”
Đối với GS Dubois, ” đó cũng là một phương pháp mới, trong đó những sa sút trí tuệ không còn được xem là một thực thể riêng biệt, nhưng là một thực thể trong đó mỗi căn bệnh được xét đến trong toàn thể, với những mức độ nghiêm trọng của nó, từ nhẹ nhất đến nặng nhất. Và điều đó chắn chắn sẽ hiệu quả hơn”.
(LE FIGARO 18/4/2016)
2/ SA SÚT TRÍ TUỆ HUYẾT QUẢN : MỘT KHÁI NIỆM BỊ XÉT LẠI
Sau sự biến mất của thuật ngữ lỗi thời “démence sénile”, thuật ngữ “démence vasculaire” đến lượt bị đe dọa. ” Quan niệm démence vasculaire (sa sút trí tuệ do nguyên nhân huyết quản) đã hoàn toàn bị vượt quá, GS Hugues Chabriat, thầy thuốc chuyên khoa thần kinh (bệnh viện Lariboisière, Paris) đã nhấn mạnh như vậy. Démence vasculaire, đó là giai đoạn sau cùng của quá trình suy sụp trí tuệ (détérioration cognitive) do sự tích tụ của những thương tổn nguồn gốc huyết quản, được gây nên bởi những bệnh tim mạch khác nhau. Thế mà, nếu ta có thể phòng ngừa hay điều trị để kềm hãm sự tiến triển của mỗi trong những căn bệnh này, ở giai đoạn cuối cùng của những thiếu sót này là giai đoạn của sa sút trí tuệ, thì lúc đó căn bệnh nguyên nhân ít quan trọng, vì lẽ ta không còn có thể biến đổi tiến triển của nó nữa.”
Từ 15 đến 30% những sa sút trí tuệ là do những thương tổn huyết quản, mặc dầu những dạng hỗn hợp, thoái hóa thần kinh và huyết quản, là thường gặp nhất. Mỗi bệnh huyết quản (nhồi máu, tai biến mạch máu não, cao huyết áp, xơ vữa các huyết quản lớn hay bệnh lan tỏa của các động mạch nhỏ, bệnh viêm của các huyết quản nhỏ hay cardiopathie emboligène) đều có thể là nguồn gốc của một sa sút trí tuệ huyết quản. ” Vậy phòng ngừa chúng dựa trên điều trị bệnh lý nguyên nhân, thí dụ, bằng cách kê đơn những thuốc chống đông ở một bệnh nhân có bệnh tim gây nghẽn mạch (cardiopathie emboligène) như một rung nhĩ. Như thế anh bảo vệ bệnh nhân bằng cách làm giảm nguy cơ những thương tổn não.”
” PHÒNG NGỪA TẤT CẢ NHỮNG THƯƠNG TỔN”
Cho đến năm 30-40 tuổi, chúng ta xây dựng cho chúng ta một dự trữ nhận thức (réserve cognitive) nhờ sự phát triển, sự giáo dục. Sau đó chúng ta bắt đầu trong quá trình lão hóa, với sự đánh mất tự nhiên những neurone và sự xuất hiện của những thương tổn, một sự suy tàn nhận thức một cách nhanh chóng ít hay nhiều. ” Nếu chúng ta phát xuất từ một dự trữ đã bị bớt đi bởi những thương tổn huyết quản ngay cả im lặng, với tuổi tác những thương tổn này sẽ phát hiện những thiếu sót nhận thức cho đến khi đó không thể thấy được, với một nguy cơ gia tăng bị sa sút trí tuệ. Vậy chính tất tả những thương tổn nguồn gốc huyết quản phải phòng ngừa, chứ không chỉ sự xuất hiện của một tai biến mạch máu não”, thầy thuốc chuyên khoa thần kinh đã nhấn mạnh như vậy.
Những thiếu sót này được liên kết với sự tích tụ của những thương tổn huyết quản trong những vùng chủ yếu của não bị liên quan. ” Chúng hiếm khi riêng rẻ, và thường liên kết, nhất là vào lúc đầu của căn bệnh, với những rối loạn cân bằng, bước đi, bởi vì thương tổn huyết quản này không dừng lại ở những vùng có liên hệ trong sự nhận thức (cognition), GS Chabriat đã nói thêm như vậy. Những thiếu sót xuất hiện từng nấc chứ không, như trong những sa sút thoái hóa thần kinh, một cách từ từ. Những rối loạn trí nhớ thường ít xảy ra hơn và thường muộn hơn.” Tác động của những thương tổn lên nhận thức được liên kết với định vị của chúng hơn là với mức độ lan rộng. Những thương tổn nhỏ trong những vùng chiến lược của não có thể có một tác động quan trọng lên trạng thái nhận thức, trong khi những thương tổn rất quan trọng đôi khi sẽ có những ảnh hưởng khá vừa phải.
(LE FIGARO 18/4/2016)
3/ BỆNH LÝ THOÁI HÓA THẦN KINH VÀ NHỮNG BẤT THƯỜNG PROTEINE
Hầu hết những sa sút trí tuệ thoái hóa thần kinh (démence neurodégénérative) bao hàm ít nhất một bất thường cấu trúc của một protéine. Những thoái hóa thần kinh thường gặp nhất liên quan đến protéine tau, tích tụ dưới dạng những agrégat neurofibrillaire trong những neurone và những cellules gliales trong bệnh Alzheimer. Nhưng ta cũng tìm thấy những bất thường của protéine tau này, hay tauopathie, trong những sa sút trí tuệ thoái hóa thần kinh khác nhau : démence cortico-basale, bệnh Pick, démence fronto-temporale, PSP.
Trong những sa sút trí tuệ khác, đó là một loại protéine khác tích tụ dưới dạng agrégats trong các tế bào thần kinh, alpha-synucléine. Đó là trường hợp của các bệnh và các démence à corps de Lewy, của vài dạng với sa sút trí tuệ trong bệnh Parkinson hay trong sclérose latérale amyotrophique.
” Những protéine này không có quan hệ thân thuộc về chức năng hay cấu trúc, chúng chỉ tạo thành các filaments “, Marie-Claude Potier, người chỉ đạo một kíp nghiên cứu về đề tài này ở ICM (bệnh viện Salpetrière, Paris) đã giải thích như vậy.” Hiện nay một approche đang được xây dựng về những bệnh lý này, cho rằng, theo cùng cách với những maladies à prions (như Creutzfeldt-Jacob), biến cố ban đầu là do một sự gập lại không tốt của những protéine này, dẫn đến sự tạo thành những lắp ráp bệnh lý, những agrégat, có thể chịu trách nhiệm những hiện tượng thoái hóa thần kinh và và sự phát tán của những thương tổn trong hệ thần kinh trung ương”, Stéphane Haik đã chỉ rõ như vậy. Đó có phải là cơ chế quyết định của những sa sút trí tuệ này ? Một khi bất thường gập lại xuất hiện, hiện tượng lan ra dần dần giữa các tế bào. ” Một trong những khác nhau , đó là sự sản xuất protéine bất thường không gia tăng, trái với những démence trong đó sự tích tụ của những agrégat de tau hay alphasynucléine có thể là do sự sản xuất quá mức hay do một sự thiếu sót trong việc loại bỏ những protéine bất thường này”, Marie-Claude Potier đã xác nhận như vậy.
(LE FIGARO 18/4/2016)
4/ KHI NÀO BẮT ĐẦU BỆNH ALZHEIMER ?
Trong não bộ, căn bệnh được khơi mào 10 đến 20 năm trước khi xuất hiện của những triệu chứng : một casse-tête đối với các nhà nghiên cứu.
NEUROLOGIE. Khi nào bệnh Alzheimer bắt đầu ? Đối với những người bệnh, điều đó dường như hiển nhiên : vào lúc xuất hiện những triệu chứng. Nhưng đối với các nhà nghiên cứu, bệnh bắt đầu 10 hay 20 nm sớm hơn, khi bắt đầu sự phá hủy của những tế bào não. Vậy câu hỏi quan trọng là : làm sao phát hiện nó ? Khi nào phải bắt đầu dùng thuốc ?
Hôm nay, các thầy thuốc chờ cho đến khi bệnh nhân kêu ca, nói chung về những rối loạn trí nhớ, để thiết đặt chẩn đoán và kê đơn cho thuốc. Một chiến lược như thế cho những kết quả khiêm tốn, chỉ làm chậm lại sự suy tàn nhận thức mà không làm ngừng lại, không thể chữa lành người bệnh. Nhưng vì đó là một bệnh lý thoái hóa, nên dường như hợp lý là xét đến việc tác động lên thượng nguồn, trước khi xảy ra những thương tổn não không hồi phục, vì vậy các nhà nghiên cứu nhằm đến giai đoạn tiền lâm sàng (trước khi xuất hiện những triệu chứng)
NHIỀU CÂU HỎI HƠN LÀ CÂU TRẢ LỜI
” Ở Hoa Kỳ, nhiều công trình nghiên cứu đã bắt đầu với những bệnh nhân không triệu chứng”, GS Bruno Dubois, trưởng service des maladies cognitives et comportementales ở bệnh viện La Pitié-Salpêtrière (Paris), đã nhận xét như vậy. ” Phải rất cẩn thận bởi vì hiện nay chúng ta có nhiều câu hỏi hơn là câu trả lời.”
Một sự thận trọng được chia xẻ rộng rãi. Ngày 23 tháng 7 năm 2015, đứng đầu một nhóm công tác quốc tế, bao gồm 35 chuyên viên, cùng với Maria Carrillo, người phụ trách khoa học của American Alzheimer’s Association, GS Bruno Dubois xác định thời kỳ đi trước những triệu chứng đầu tiên : ” bệnh Alzheimer tiền lâm sàng”. Những kết luận vừa được công bố, ngày 29 tháng ba 2016, trong tạp chí quốc tế Alzheimer’s & Dementia.
” Cách nay khoảng 10 năm, người ta định nghĩa bệnh Alzheimer như là một căn bệnh trong đó có những triệu chứng với một mức độ nghiêm trọng nào đó, GS Dubois đã giải thích như vậy. Đó là căn bệnh duy nhất mà ta chờ đợi một ngưỡng nghiêm trọng nào đó để thiết đặt chẩn đoán ! Và điều đó đã góp phần làm ăn sâu vào hình ảnh của bệnh nhân sa sút trí tuệ và nằm liệt giường trong khi đó hôm nay sự điều trị sớm hơn nhiều với hy vọng làm chậm lại sự tiến triển của căn bệnh.”
Từ nay có thể nhận diện, nhờ những chất chỉ dấu sinh học (protéine beta-amyloide và tau) và nhờ chụp hình ảnh não (IRM fonctionnelle, Pet Scan), những dấu hiệu của bệnh trong khi còn “không thấy được” đối với bệnh nhân. Nhưng những bất thường này không tiên đoán 100% rằng căn bệnh sẽ được biểu hiện ở những bệnh nhân có chúng. Vài dấu hiệu, như sự tích tụ của những protéine tau trong thùy trán giữa (lobe frontal médian) có thể được gặp ngay cả trong quá trình lão hóa bình thường. Ngoài ra, nhóm công tác quốc tế (IWG) cho rằng phải có một sự tích tụ bất thường của hai protéine, beta-amyloide và tau để gợi lên chẩn đoán bệnh Alzheimer tiền lâm sàng, khi không có những triệu chứng.
IRM fonctionnelle và Pet Scan không có tính chất quyết định hơn. ” Lúc dựa trên những giải phẫu tử thi, ta quan sát rằng một tỷ lệ đáng kể những cá nhân đã không bao giờ có những triệu chứng của bệnh lúc còn sống mặc dầu họ có những thương tổn não của bệnh Alzheimer với lượng đủ để thỏa mãn những tiêu chuẩn chẩn đoán”, các tác giả đã nhắc lại như vậy trong Alzheimer’s & Dementia. Do đó cần tương đối hóa sự khám phá những kết quả “đáng lo ngại” khi chụp hình ảnh.
” Đó là tâm điểm của thách thức đối với những nhà nghiên cứu, GS Dubois đã nhấn mạnh như vậy, bởi vì hôm nay ta không biết ai sẽ tiến triển thành căn bệnh một cách tự nhiên và ai sẽ không bao giờ có những triệu chứng.” Những công trình nghiên cứu đang được tiến hành để cố trả lời câu hỏi quan trọng này. ” Câu hỏi thứ hai : mặc dầu ta ấn định được một cách rõ ràng ai sẽ tiến triển hướng về căn bệnh triệu chứng, tuy nhiên còn phải biết cần phải có bao nhiêu thời gian và nhất là khi nào phải cho họ một điều trị “, nhà thầy thuốc chuyên khoa thần kinh đã giải thích như vậy.
Dầu đó là chụp hình ảnh y khoa, là di truyền học hay những chất chỉ dấu sinh học, biên giới giữa sức khỏe và căn bệnh càng ngày càng mù mờ. Trong le Normal et le Pathologique, thầy thuốc và triết gia người Pháp Georges Canguilhem vạch ra giới hạn vào sự xuất hiện của các triệu chứng : ” Luôn luôn chính mối liên hệ với cá thể bị bệnh, qua trung gian của lâm sàng, biện minh cho sự gọi là bệnh lý “, ông đã viết như vậy vào năm 1943. Những người kế nghiệp ông không hoàn toàn tin chắc về điều đó.
(LE FIGARO 13/4/2016)
5/ HOẠT ĐỘNG VẬT LÝ, NGAY CẢ SAU 65 TUỔI, GÌN GIỮ CHẤT XÁM
Bệnh Alzheimer là một bộ phận của những sa sút trí tuệ thoái hóa thần kinh (démence neurodégénérative). Than ôi, điều này có nghĩa rằng sự trầm trọng hóa của các triệu chứng là không thể tránh được trong thời gian ngắn hay dài hạn. Một vài thể bệnh có tiến triển triển nhanh hơn những thể khác. Đó là tin xấu. Tin tốt lành, đó là có thể làm chậm lại sự xuất hiện của những triệu chứng nhờ hoạt động vật lý và, đối với những người đã bị bệnh, làm chậm lại sự suy tàn nhận thức. Ngay cả sau 65 tuổi !
Dẫu sao đó là điều vừa được chứng minh, trong Journal of Alzheimer’s Disease, bởi BS Cyrus Raji thuộc đại học Californie à Los Angeles, và những đồng nghiệp của ông ở các đại học Pittsburgh, Washington và Adélaide à Úc.
Họ đã phân tích những kết quả thu được ở 876 bệnh nhân trên 65 tuổi, được tuyển mộ trong một công trình nghiên cứu rộng lớn, Cardiovascular Health Study, được phát động năm 1989 ở 6000 bệnh nhân. Những người tình nguyện trung bình 78 tuổi và mỗi năm phải chịu những trắc nghiệm về nhận thức (test cognitif) để kiểm tra những hiệu năng của não, nhưng cũng để trả lời những bảng câu hỏi về mức độ hoạt động vật lý và nhất là được chụp hình ảnh điện tử để đánh giá lượng chất xám của họ.
Một phản ảnh về số lượng của các neurone, mà các nhà nghiên cứu Hoa Kỳ đã đặc biệt dò xét trong những vùng của trí nhớ và của những hoạt động tâm thần phức tạp, những vùng ưu tiên bị ảnh hưởng bởi bệnh Alzheimer.
Thật vậy, những kết quả xác nhận một sự gìn giữ neurone tốt hơn đối với 1/4 những bệnh nhân thể thao nhất. Những hoạt động đi từ bước đến chơi tennis, bơi lội, velo, khiêu vũ, golf hay làm vườn.
Trong một thời kỳ 5 năm, những người đã gia tăng mức hoạt động của họ và thấy lượng chất xám của họ gia tăng, đã có ít nguy cơ hơn bị những rối loạn trí nhớ hay một bệnh Alzheimer.
Thật ra, không phải tất cả những sa sút nhận thức (déclin cognitif) đều là do bệnh Alzheimer. Bệnh Alzheimer chỉ là một trong những nguyên nhân, mặc dầu quan trọng, nhưng còn có những nguyên nhân khác như cao tuổi, huyết áp hay profil génétique loại APOE4. Đối với biến dị sau cùng này, những người mang có nguy cơ cao hơn bị bệnh, nhưng họ cũng có thể không bao giờ có triệu chứng, điều này làm phức tạp những pronostic.
Điều này có nghĩa rằng hoạt động vật lý có thể có một tác dụng có lợi lên sự suy tàn nhận thức, mặc dầu nó không tác động một cách trực tiếp lên bệnh Alzheimer, vẫn tiếp tục tiến triển. Tuy vậy, tất cả những gì làm chậm lại sự trầm trọng của các triệu chứng đều tốt cả.
Như thế, bằng cách làm giảm những thương tổn não gây nên bởi cao huyết áp nhờ một điều trị chống cao áp tốt, ta làm giảm mức độ nghiêm trọng của những triệu chứng nhận thức của bệnh Alzheimer. Có lẽ cũng như vậy với hoạt động vật lý đều đặn và một vệ sinh đời sống tốt. Bằng cách kích thích tuần hoàn máu trong não bộ.
Trên thượng nguồn hơn, các nhà thần kinh học quan sát rằng những người mà dự trữ nhân thức (réserve cognitive) quan trọng nhất, thí dụ nhờ một hoạt động trí tuệ bền bĩ, sẽ thấy biểu hiện những dấu hiệu đầu tiên của suy tàn nhận thức chậm hơn nhiều, mặc dầu họ không thoát khỏi điều đó.
(LE FIGARO 13/4/2016)
6/ TẠI SAO TA GIÀ ?
” La viellesse est un naufrage, et nous sommes tous dans le meme bateau !” Cũng giống hệt như vỏ của một con tàu cùn đi với thời gian, cơ thể tích lũy những dấu hiệu hao mòn với tuổi tác, theo một kịch bản có vẻ bất di bất dịch : bắt đầu từ 40 tuổi, da giãn ra, lực cơ, mật độ của các xương và trương lực của các động mạch giảm đi. Sau 60 tuổi tính yếu ớt của các cơ quan lót đường cho những bệnh tim mạch. Và trên 70 tuổi, nguy cơ phát triển nhưng rối loạn chức năng nhận thức (fonctions cognitives) và những bệnh thoái hóa thần kinh gia tăng.
Bản chất sâu xa của sự suy tàn này các nhà khoa học vẫn không hiểu được, mặc dầu tính chất gần như phổ biến của nó. Đến độ để có được một định nghĩa đơn giản dường như là điều ảo tưởng. Vì những lẽ đã rõ : có bao nhiêu loài thì có bấy nhiêu cách già : từ thủy tức (hydre) tái sinh suốt đời đến cá saumon chết đột ngột, giữa lúc đầy sức sống, ngay khi nhiệm vụ sinh sản của nó đã hoàn thành. Ở đây có nhiều giải thích đối nhau. Từ dommage collatéral đơn thuần, không thể tách biệt những quá trình cần thiết cho sự sống, đến chương trình được chọn lọc bởi tiến hóa để thúc đẩy các sinh vật tự hủy diệt, và nhường chỗ cho những thế hệ sau.
Ở mức tế bào, hai quá trình khác nhau ẩn dấu sau thuật ngữ vieillissement : quá trình được gọi là “réplicatif” bởi vì một tế bào không thể nhân đôi (se répliquer) (nghĩa là có được từ một phân tử ADN hai phân tử giống hệt nhau) một cách vĩnh viễn, và vieillissement “métabolique”, tương ứng với sự biến thái của hoạt động tế bào khi tế bào không phân chia nữa.
Về sự lão hóa chuyển hóa, những thủ phạm được biết rõ : những gốc tự do (radicaux libres), phần lớn được sản xuất bởi các ty lạp thể (mitochondries), những nhà máy năng lượng của những tế bào của chúng ta. Những phân tử nhỏ không ổn định này tấn công vào các tế bào và tất cả những gì xảy ra trong tầm tay của chúng. Một cơ chế mấu chốt trong quá trình lão hóa đã gợi ý cho ” lý thuyết của vòng luẩn quẩn” (théorie du cercle vicieux) bởi vì ty lạp thể đồng thời là nguồn và đích của các radicaux libres. Những tế bào gốc tự do này tấn công vào ADN của nó, gây nên những biến dị và chính chúng chịu trách nhiệm một loạn năng của chuỗi hô hấp (chaine respiratoire) và một sự sản xuất thừa các radicaux. Vài sự kiện dường như ủng hộ giả thuyết này, những dữ kiện khác thì không. Thí dụ ta ghi nhận một sự gia tăng, với tuổi tác, những chất chỉ dấu của stress oxydant liên kết với những radicaux libres trong ty lạp thể, nhưng không một lợi ích rõ ràng nào khi dùng antioxydant. Đó là tất cả khó khăn ngay khi ta tìm cách biết rõ hơn về quá trình lão hóa : phân biệt nguyên nhân và hậu quả là cả một thách thức.
HƯỚNG CỦA CÁC HORMONE
Một cách rõ ràng, cơ chế như vậy là yếu tố phát khởi hay trái lại một tác dụng của tuổi già.
Hướng khác để làm sáng tỏ quá trình lão hóa : các hormones. Vào tuổi dậy thì, các hormone sinh dục cho phép sự sinh sản nhưng chúng làm gián đoạn sự tăng trưởng của xương. Bắt đầu từ 30 tuổi, sự tiết kích thích tố tăng trưởng (bởi não thùy) và DHEA (bởi tuyến thượng thận) giảm.Thế mà, thí dụ DHEA làm phát khởi trong tế bào một loạt những tác dụng sửa chữa. Sự giảm nồng độ của nó với tuổi tác khiến tế bào không được phòng vệ đứng trước sự xuống cấp của chính mình.
Nhưng sự giảm này biến hóa chuyển hóa của chúng ta, do đó sự vận hành chức năng của các mô của chúng ta. Thật vậy, sự thay đổi của những nồng độ kích thích tố theo tuổi tác là một trong những yếu tố hiếm liên quan toàn cơ thể, nhưng điều đó một cách phân biệt tùy theo các cơ quan. Thí dụ, sự tạo thành của vài neurostéroides (được tổng hợp bởi các neurone), như prégnénolone, giảm trong hippocampe, một cấu trúc của não quan trọng trong trí nhớ. Thế mà, ta chứng thực một tương quan giữa sự giảm này với sự đánh mất trí nhớ không gian (mémoire spatiale).
Còn về vieillissement réplicatif, quá trình lão hóa là dấu hiệu của sự suy tàn của khả năng nhân đôi của những tế bào, ta biết từ năm 1965 và từ những thí nghiệm của Hayflick rằng những tế bào không thể tăng sinh vô giới hạn trong hộp Pétri : vượt quá khoảng 100 phân chia, ở người, sẽ có một blocage.
Mặc dầu phần lớn những tế bào của cơ thể của chúng ta, cũng như những tế bào của da là có thể đổi mới (renouvelable). Ngay sau khi chết, những tế bào khác thế chỗ chúng và như thế cho phép có thể tự sửa chữa… nhưng không vô hạn. Những fibroblaste (của những tế bào da) được cấy in vitro ngừng phân chia sau 50 réplication. Một loại hết thời kế hoạch hóa (obsolescence programmée) được áp đặt bởi một đồng hồ sinh học nằm ở trung tâm của tế bào : những télomère. Những télomère này tạo nên đầu mút của những nhiễm sắc thể của chúng ta và được tạo thành bởi những chuỗi ADN liên tiếp không mã hóa cho một gène nào. Khi một tế bào phân chia, ADN của tế bào mẹ được nhân đôi trong những tế bào con. Nhưng vào mỗi lần phân chia, những télomère ngắn lại và cuối cùng trở nên quá ngắn, làm ngừng quá trình. Đến độ các télomère được xem như một chỉ dấu thật sự của sự lão hóa.
Đúng là chúng ta có một gène mã hóa cho một enzyme, télomérase, có khả năng làm dài thêm ra những télomère này, nhưng nó bị bất hoạt, ngoài những tế bào mầm (sản xuất những noãn bào và các tinh trùng). Thật vậy, trong thời kỳ sinh phôi (embryogenèse), hoạt động của télomérase, khởi đầu hiện diện trong hầu hết tất cả các mô của phôi thai, dần dần bị kiềm chế. Lúc sinh, nó chỉ được phát hiện trong những dòng mầm (lignée germinale) và trong vài tế bào gốc. Điều này buộc chúng ta chịu sự lão hóa.
Mặc dầu các télomère đóng một vai trò quan trọng, nhưng chúng không phải là nguyên nhân duy nhất. Các nhà sinh học có những hướng khác. Thí dụ những tế bào gốc, những réservoir de jeunesse nằm trong tủy xương, những lớp sâu của da, ống tiêu hóa và vài vùng của não. Những tế bào này có năng lực phân chia suốt cuộc đời của chúng ta, tạo thành một réservoir trong đó cơ thể trích lấy để tái sinh. Than ôi, bể chứa này cũng không phải là vĩnh viễn. Đó là trường hợp của những tế bào gốc cơ (CSM : cellules souches musculaires). Vào lúc mỗi vết thương, không phải tất cả những CSM đều biệt hóa. Một phần của những tế bào gốc cơ này được để dành để tái tạo stock ban đầu. Trừ phi với tuổi tác, càng ngày càng ít những tế bào được dự trữ : 12% những tế bào lúc 18 tuổi so với chỉ 3% lúc 80 tuổi. Kho dự trữ những tế bào gốc không còn đủ nữa để duy trì một khối lượng cơ hằng định, nó giảm 1-2% mỗi năm sau 50 tuổi.
MỐI LIÊN HỆ GIỮA GENE VÀ TUỔI THỌ
Nhưng tại sao những tế bào gốc được cho là đổi mới vô tận cuối cùng bị chết ? Chưa giải thích được. Điều mà ta biết, đó là lúc già, những tế bào hoạt động ít tốt hơn. Nếu chúng không nhanh chóng được thay thế (nhờ những tế bào gốc) chúng cản trở sự vận hành tốt của các cơ quan của chúng ta. Và do đó làm cho chúng ta già đi.
Đó là điều cho một một cái nhìn bao quát về tính chất phức tạp của các cơ chế chi phối sự lão hóa. Và điều này khiến các nhà nghiên cứu hôm nay nắm được hiện tượng này không còn ở quy mô của tế bào, mà ở các gène. Thật vậy, hôm nay ta biết rằng những gène quản lý tương lai và sự vận hành tốt của những tế bào trưởng thành có thể liên quan trong tuổi thọ đến 25%.
Ta thấy đó, tính chất vô cùng phức tạp của quá trình lão hóa tạo thử thách nặng nề cho những giả thuyết của các nhà nghiên cứu. Và còn lại là phải hiểu làm sao tương tác tất cả những yếu tố hao mòn này, những chương trình được ghi ở trung tâm của các tế bào của chúng ta, ở các ty lạp thể cũng như các gène của chúng ta, và những biến đổi kích thích tố này. Thế mà các nhà nghiên cứu càng thăm dò những cơ chế này họ càng nhận thức rằng còn lâu họ mới lắp ghép được các bộ phận của đám rối.
(SCIENCE ET VIE : QUESTIONS ET REPONSES 4-6/2016)
7/ TA “GIÀ” Ở LỨA TUỔI NÀO ?
Đối với những démographe ta già khi ta được 65 tuổi. Một trị số hoàn toàn tùy tiện liên quan đến đạo luật năm 1945, ấn định về hưu ở lứa tuổi này. Như thế, kẻ nào nói ” người già” muốn nói “những người hưu trí”, và ngược lại. Khi Insee tính chỉ số lão hóa (indice de viellissement) của một dân số, viện tính số những người 65 tuổi và hơn đối với 100 người dưới 20 tuổi. Tuy vậy, espérance de vie không ngừng gia tăng. Để tính đến điều đó, các chuyên gia đã đề nghị thay thế giới hạn 65 tuổi bởi ý niệm “seuil évolutif” d’entrée dans la vieillesse, được tính bắt đầu từ tuổi vẫn còn 10 thậm chí 15 năm để sống. Một công trình nghiên cứu của International Institute for Applied Systems Analysis, được công bố trong tạp chí Plus One tiết lộ rằng vào năm 1900, một phụ nữ Pháp là “già” lúc 58,4 tuổi. Vào năm 1956, lúc 64,8 tuổi. Và vào năm 2012, lúc 74,6 tuổi. Những con số rất ăn khớp với quan niệm mà những người Pháp có. Theo một thăm dò được thực hiện bởi Opinion way năm 2014, 70 tuổi là tuổi trung bình mà ta “trở nên già”. Một trong những đánh giá khách quan nhất vì lẽ ngưỡng này gia tăng với tuổi của những người được hỏi : đối với những người 10-17 tuổi, ta già khi ta 46 tuổi, đối với những người 18-24 tuổi, già lúc 56 tuổi và đối với những người 50-65 tuổi, tuổi già chỉ bắt đầu lúc 77 tuổi ! Cần ghi nhận rằng 26% những người được hỏi luôn luôn cho rằng ta trở nên già lúc ta về hưu ; 22% khi ta không còn biết nữa những ca sĩ hát ở radio và 1% khi ta có những nếp da hay khi tóc bạc.
(SCIENCE ET VIE : QUESTIONS ET REPONSES 4-6/2016)
8/ CON ĐƯỜNG DÀI HƯỚNG VỀ 150 TUỔI.
Mặc dầu hy vọng sống (espérance de vie) đã tiến triển một cách ngoạn mục trong những thập niên qua, nhưng tác động lên tuổi thọ (longévité) phức tạp hơn nhiều.
Thật là tiện lợi biết bao khi tượng tưởng một viên thuốc kỳ diệu làm chúng ta trẻ lại ngay sau khi uống một viên ! Bất hạnh thay những chiến lược của ngày mai để gia tăng tuổi thọ sẽ giống với những chiến lược hiện hành trong garage automobile hơn. Thay từng bộ phận một, cơ thể của chúng ta sẽ được bảo trì, những phần hao mòn nhất và nhạy cảm nhất được thay thế ưu tiên.
Bởi vì sự lão hóa là một quá trình tổng quát ảnh hưởng lên toàn bộ cơ thể, ở những mức độ khác nhau tùy theo tiềm năng di truyền của cá nhân và chủ yếu tùy theo những ảnh hưởng môi trường. Như thế, tất cả chúng ta không già cùng cách, không cùng nơi, cũng như cùng nhịp điệu. Nhất là đừng lẫn lộn hy vọng sống (espérance de vie) với tuổi thọ (longévité) ! Hy vọng sống không ngừng tăng lên từ một thế kỷ nay trong những nước công nghiệp. Hy vọng sống đã gia tăng 3 tháng mỗi năm nhờ vệ sinh và phát minh những thuốc chủng và những kháng sinh. Kết quả : người Pháp năm 2015 sống 30 năm nhiều hơn người đồng hương trước chiến tranh !
Trái lại, tuổi thọ không dao động. Nó vẫn là một yếu tố mà con người một ngày nào đó ít có khả năng tác động lên. Thật vậy, đó là một dữ kiện vô cùng phức tạp và đa dạng, hợp thành của một loài nhất định, hoặc khoảng 120 năm đối với con người.
Cố tác động để đạt đến 150 tuổi ? Đó là điều không phải là không có hậu quả ! Những công trình nghiên cứu trên động vật và vài công trình dịch tễ học đã cho thấy rằng để sống lâu hơn mức trung bình của loài của mình, một cá thể phải bé nhỏ, ăn rất ít và đẩy lùi tối đa tuổi sinh sản. Vậy một cuộc sống dài, nhưng không nhất thiết là vui vẻ… Vì thế để sống lâu, các nhà khoa học dựa vào những biến đổi “à façon” nhằm cho phép một cơ quan kéo dài càng lâu càng tốt.
(SCIENCES ET AVENIR 9/2015)
9/ TẠI SAO CÓ NHỮNG NẾP NHĂN ?
Điều đó bắt đầu ở quanh mắt rồi quanh miệng… Và điều đó không ngừng trầm trọng thêm. Không ai thoát được những nếp nhăn, mặc dầu ta nói rằng chúng tốt hơn ở đàn ông.
Định mệnh độc ác nhưng logic : cũng như tất cả các cơ quan của cơ thể của chúng ta, da chịu một sự lão hóa “nội tại”, tùy thuộc vào tuổi tác của chúng ta, vào gène của chúng ta. Nhưng những nguyên nhân chính của những nếp nhăn của chúng ta vẫn là thuốc lá và những tia tử ngoại, những nguồn rất lớn của những gốc tự do (radicaux libres). Những gốc tự do này tấn công những tế bào sản xuất collagène và élastine, những fibroblaste, nhưng cũng tấn công trực tiếp hai protéine cấu tạo hơn 80% trọng lượng của bì (lớp trung gian của da). Thế mà collagène đảm bảo sự cố kết và sức bền của mô da, trong khi élastine mang lại cho nó sự mềm mại. Kết quả, chỗ nối giữa biểu bì (lớp nông của da) và bì bẹt đi. Khi đó biểu bì trở nên không đều và ít nhẵn, da lún xuống, đào những rãnh ngày càng sâu : trước hết là những nếp nhăn nhỏ (ridules) (0,2-1mm) rồi những nếp nhăn lớn hơn (rides), trên 1 mm.
(SCIENCES ET AVENIR 9/2015)
10/ NHỮNG THUỐC DIỆU KỲ
Lần đầu tiên, một loại thuốc là đối tượng của một thử nghiệm lâm sàng với mục tiêu ” kéo dài durée de vie”. Đó là metformine, thuốc đuợc kê đơn nhiều nhất cho những bệnh nhân bị bệnh đái đường loại 2. Thật vậy, vào năm 2008, một công trình nghiên cứu của Nga tiết lộ rằng nó làm gia tăng tuổi thọ của những con chuột được điều trị. Có lẽ do tác động lên sự hạn chế calo, bằng cách kiểm soát đường huyết.
Ở người, một công trình nghiên cứu thống kê, được công bố năm 2014 bởi đại học Cardiff (Vương quốc Anh) trên 180.000 người, đã cho thấy rằng những người bị bệnh đái đường được điều trị với metformine có một hy vọng sống trên 15% so với những người không bị đái đường ! Đó là lý do tại sao nhà nghiên cứu Nir Barzilai, thuộc Albert Einstein College of Medicine (Nữu Ước) đã phát động dự án TAME (Targeting Aging with Metformin) nhằm theo dõi 3000 người không bị bệnh đái đường, trên 70 tuổi, được điều trị (hay không) bởi metformine trong 5 năm. Một loại thuốc khác, rapamycine cũng được trắc nghiệm. Đó là một chất làm suy giảm miễn dịch được kê đơn trong trường hợp ghép cơ quan. Được trắc nghiệm ở chuột, mà nó kéo dài cuộc sống, giờ đây nó được thử nghiệm trên chó, theo một công trình nghiên cứu được tiến hành bởi đại học Washington, ở Seatle. Hy vọng : như thế lợi được 2 đến 5 năm.
(SCIENCES ET AVENIR 9/2015)
BS NGUYỄN VĂN THỊNH
(11/6/2016)