Chủ Nhật, 19 tháng 6, 2016

Airway management số 2 – BS Nguyễn Văn Thịnh

NHỮNG KỸ THUẬT CƠ BẢN QUẢN LÝ ĐƯỜNG KHÍ
(LES TECHNIQUES DE BASE DE GESTION DE L’AIRWAY)
Dr Jean-Marie Jacques
Service des Urgences
Centre Hospitalier Hornu-Frameries
Hornu, Belgique
I. CHIN LIFT & JAW THRUST
 Thủ thuật nâng cằm có thể được thực hiện bằng cách đặt hai ngón tay của một bàn tay dưới xương hàm dưới và bằng cách đưa nhẹ về phía trên để nâng cằm trước. Ở bệnh nhân mất tri giác, ngón cái của cùng bàn tay có thể đè môi dưới xuống để mở miệng. Trong những thủ thuật này, cổ không được tăng ưỡn (Không có head tilt).
Jaw thrust được thực hiện bằng cách dùng tay nâng các góc của xương hàm dưới để có được cùng hiệu quả. Ngón trỏ và những ngón khác được đặt sau góc hàm dưới và thực hiện một pression về phía trước và lên cao.
Những thủ thuật đơn giản này đôi khi hoàn toàn không đủ, nhưng chúng chỉ hiệu quả khi được áp dụng một cách thường trực. Những canules nasopharyngées và oropharyngées có thể được sử dụng, nhưng một jaw thrust đôi khi vẫn cần thiết
II. CANU MIỆNG HỌNG (CANULE OROPHARYNGEE) (GUEDEL)
Canun miệng họng là một phương tiện bổ sung nhằm hỗ trợ thủ thuật được mô tả trên đây.
Canun miệng phải luôn luôn được đưa vào miệng trên lưỡi, với mặt cong hướng lên trên cho đến khi ta đụng phải khẩu cái mềm (palais membraneux).
Đến đây, canun phải được xoay 180 độ.
Thủ thuật này không được khuyến nghị ở các trẻ em vì khả năng gây thương tổn răng.
Một phương pháp thay thế có thể là dùng lame của đèn soi thanh quản để đè lưỡi xuống và sau đó đưa canule vào theo vị trí bình thường.
Kích thước thích đáng có được bằng cách chọn lọc một canule với chiều dài bằng khoảng cách thẳng đứng giữa các răng cửa của bệnh nhân và góc của xương hàm. Những kích thước 2,3 và 4 được sử dụng đối với những người trưởng thành nhỏ, kích thước lần lượt trung bình hay lớn.
Canule chỉ có thể được đặt ở một bệnh nhân mất tri giác, bởi vì một co thắt thanh quản hay mửa có thể xuất hiện trong trường hợp tồn tại những phản xạ thanh quản. III. CANULE NASOPHARYNGEE (GUEDEL)
Những canun mũi-họng được cấu tạo bởi plastique và malléable, bisauté ở một đầu và với một renforcement à đầu kia.
Những canun này thường chịu được tốt hơn những canun miệng-họng ở những bệnh nhân mất tri giác ít sâu hơn và chúng có thể rất hữu ích thậm chí thiết yếu ở những bệnh nhân với gãy xương hàm kín, trismus hay thương tổn hàm-mặt.
Sự đưa không tự ý canule nasopharyngée xuyên qua vỡ đáy sọ lên đến tận bên trong của hộp sọ có thể xảy ra ; mặc dầu rất hiếm. Trước sự hiện diện của một vỡ đáy sọ được biết hay được nghi ngờ, một canule oro-pharyngée được ưa thích hơn, nhưng nếu sự đưa vào không thể thực hiện được và nếu đường khí bị tắc, sự thiết đặt thận trọng một canule naso-pharyngée có thể cứu mạng (khi những lợi ích được mong chờ lớn hơn nhiều những nguy cơ được ước tính).
Ống được khắc độ bằng mm tùy theo đường kính trong và chiều dài gia tăng theo đường kính. Những phương pháp thông thường để xác định kích thước của những canule naso-pharyngée (đo theo kích thước của ngón út hay những lỗ mũi trước của bệnh nhân) không tương quan đúng với cơ thể học của đường khí và không đáng tin cậy. Những kích thước được sử dụng ở người lớn là từ 6 đến 7 mm. Sự thiết đặt có thể gây những thương tổn của niêm mạc mũi và gây nên một xuất huyết với một tần số có thể lên đến 30% những trường hợp. Nếu ống quá dài, nó có thể kích thích những phản xạ thanh quản và thiệt hầu và phát khởi một co thắt thanh quản hay mửa.
Référence : Prise en charge précoce du traumatisé grave.
Ateliers de Réanimation Adulte en Médecine d’Urgence
(A.R.A.M.U). Bruxelles
BS NGUYỄN VĂN THỊNH
(5/6/2016)