Thứ Năm, 18 tháng 2, 2016

GIẢI MÃ “KIÊNG CỮ” CỦA PHƯƠNG TÂY

              Nếu như ở nước ta thường hay kiêng cử không đi tàu xe, không mở của hàng… vào những ngày “mồng 5,14, 23” vì “mồng năm, mười bốn, hăm ba, đi chơi cũng lỗ huống là đi buôn” hay là trong 3 ngày tết không được quét rác… Những điều đó được cho là mê tín!
      Tuy nhiên, không phải chỉ riêng nước ta hay châu Á mà ngay cả phương Tây cũng có rất nhiều mê tín, kiêng cữ. Vì sao người phương Tây thấy sợ khi gặp con mèo đen, khi làm vớ tấm gương hay khi đi qua dưới một cái thang?   Nếu như Descartes và Voltaire có sống lại ắt là cũng phải chiu xuống mồ mà thôi. Theo thống kê của CSA 9(tháng 10/2014), gần ¼ dân Pháp bị mê tín! Trong số đó, 49% tin vào quyền năng của lá chuồn 4 lá, 46% chạm tay vào gỗ được may mắn trong khi 36% sơ làm vỡ gương … Trong bài viết này, sẽ thử giải mã bí ẩn của những điều kiêng cữ của người phương Tây.
LÁ CHUỒN MANG LẠI VẬN MAY
   Lá chuồn gắn liền với thánh Patrick, người đã truyền bá Phúc Âm cho xứ Ái Nhĩ Lan vào đầu thế kỷ thứ V. Trong một bài thuyết giáo được lưu truyền tại Rock of Cashel, thánh Patrick đã giảng giải cho người dân xứ Celtes về Chúa 3 ngôi với hình tượng cây thảo có 3 thùy. Thực vậy, lá chuồn biểu tượng cho hình ảnh của Chúa Trời : cây thảo duy nhất cấu tạo bởi 3 thùy, tương trưng cho Cha, Con và Thánh thần. Có lẽdo hiếm hoi, lá chuồn 4 thùy đã nổi tiếng : trong thiên nhiên, với tỉ lện 1/10.000, ai có vận may mới có thể tìm thấy được lá chuồn 4 cánh này, có lẽ do sự đột biến gen.
                                  

NHỮNG AI ĐI QUA DƯỚI CÁI THANG, HÃY LIỆU THẦN HỒN !
    Nỗi hãi này lên đến cao trào vào thế kỷ thứ XVIII : Ở Pháp và Anh Quốc, người ta có tập tục cho những tử tù chịu án treo cổ đi qua dưới cái thang dựa lưng vào cái giá treo cổ, trong khi các đao phủ đi vòng quanh nó. Từ đó phát sinh ra niềm tin : kẻ nào đi qua dưới cái thang sẽ bị treo cổ. Về sau, cái thang trở thành biểu tượng của cái chết  đối với tín đồ Thiên chúa giáo : thang đã được sử dụng khi đóng đinh và khi treo cổ.
GẶP MÈO ĐEN
    Người Ai Cập cổ đại xem mèo như con vật linh thiêng, được tôn là Thần Miêu Bastet, nữ thần che chỡ cho loài người,. Ngược lại,  kể từ đầu thế kỷ XVIII, Nhà Thờ, không tán thành việc tôn sùng thú vật và chúng đã bị truy diệt . Theo Claude Lecouteux, giáo sư về văn học và văn minh thời Trung Cổ thuộc Viện đại học Sorbonne, cho biết «  Những bà già mà thích  nuôi mèo thì bị coi là phù thủy và những con mèo, nhất là mèo đen (màu của quỷ Belzebuth), đều bị thiêu sống cùng với ngọn lữa đốt thánh Saint-Jean ».
                                        

   Những tiếng kêu gào hoang dại ,vào lúc nửa đêm,  của những con mèo vào thời kỳ động tình nghe như tiếng con nít kêu khóc và cái nhìn « như thôi miên » ẩn chứa sự hung hiểm, khiến cho loài thú này bị ác cảm dưới con mắt của con người mặc dầu chúng rất hữu ích vì săn bắt chuột, một loài gậm nhắm phá hoại mùa màng và lây truyền bệnh dịch hạch.
ĐẶT NGƯỢC Ổ BÁNH MÌ
    Ở thời Trung Cổ, vào ngày thực thi án tử hình, những người thợ làm bánh mì đã để dành riêng một ổ bánh mì cho đao phủ bằng cách lật ngược ổ bánh. Từ đó,  đặt ổ mì ngược là điềm gỡ, báo trước điều bất hạnh và cái chết. Một tập tục khác còn phổ biến đến tận ngày nay, là đánh dấu chữ thập bằng mũi dao vào mặt lưng ổ bánh mì. Đây là cách thức mà người nông dân lưu ý đó là ổ bánh mì « thiêng »,được dâng cúng trong lễ cầu nguyện hàng ngày của Cha.  
NÉM GẠO TRÊN NHỮNG ĐÔI UYÊN ƯƠNG
     Tập tục này được kế thừa từ người La Mãđã ném những hạt lúa mì trên những cặp uyên ương mới cưới. Điều này mang ý nghĩa cầu chúc cho họ « sinh sôi nẫy nở  », con cái đầy đàn. Lúa mì là biểu tượng của Ceres, nữ thần trông coi về Canh nông. Gạo trắng cũng tượng trưng cho sự sinh sãn và trinh tiết ở Á Đông, được dùng thay cho lúa mì trong tập tục này.
                         

NÉM ĐỒNG XU XUỐNG GIẾNG
     Ý tưởng gởi lời cầu nguyện xuống nước đã có từ xa xưa. Người ta đã phát hiện trong nguồn suối, sông hay ao hồ rất nhiều vòng đeo tay và ghim cài áo có niên đại từ thời đồ sắt (3.000 năm trước công nguyên), những thanh kiếm từ thời đồ đồng và những đồng tiền. Nguyên do : mỗi nguồn nước là một nơi thiêng liêng mà ở đó các nhà nông dâng cúng để cho nguồn nước mãi mãi không khô cạn.
NÓI LỜI CẦU NGUYỆN KHI THẤY SAO BĂNG
     Vào thời Cổ đại, người ta cho rằng số mệnh của mỗi con người liên quan đến một vì sao : sao sáng khi con người đầy tràn sức khỏe, sao lu mờ nếu nó mang bệnh và sao băng báo hiệu cái chết. Sách Phúc Âm ấn hành năm 1480 xác nhận sự hiện hữu của niềm tin này vào thời Trung Cổ. Họ tin rằng khi sao băng, lời cầu nguyện của họ đã được linh hồn mang theo lên trời.
MÓNG NGỰA
    Để bảo vệ móng của con ngựa, người La Mã đã phát minh ra một loại « giầy nhỏ bằng sắt hình lưỡi liềm »để mang vào chân ngựa. Nhận thấy những con ngựa không chịu đựng nỗi, họ bèn « phù phép » vào kim loại này một quyền năng ma thuật. Người La Mã đã kết hợp sắt với thần thợ rèn Vulcain để thực hiện những lời cầu nguyện kỳ bí. Ở thành Rome, Athenes và Babylone, những vật bằng sắt này còn được dùng như những lá bùa để xua đuổi ma quỷ.
                             

NGÀY THỨ SÁU 13
    Con số 12, tượng trưng cho sự tốt đẹp và hoàn hảo trong thần thoại Hy Lạp như :12 vị thần của đỉnh Olympus, 12 kỳ công của Hercule… cũng như con số thánh trong Thánh kinh : 12 bộ lạc của Do Thái, 12 tông đồ của Chúa. Ngược lại, con số 13 gây ra sự không hoàn hảo, sự bất hạnh. Con số 13 gợi nhớ bữa Xen (Cène), bữa cơm tối cuối cùng của Chúa Giê-Xu với các tông đồ. Bị đồ đệ thứ 13 phản bội, Chúa đã bị bắt và bị đóng đinh trên thánh giá vào ngày hôm sau. Từ đây người ta kiêng cữ 13 người trong bàn ăn vì sợ mang tai họa.
    Về thứ sáu 13, ngày này chứa chất nhiều bất hạnh : thứ sáu, ngày chúa bị đóng đinh, còn vào thời Trung Cổ, đây là ngày xử treo cổ ở tại nơi công cộng. 
                                                              

ĐIỀM KHÔNG MAY, NẾU GƯƠNG VỠ
    Được làm bằng đá (đá vỏ chai) hay bằng kim loại mài bóng (bằng vàng, bạc, đồng), những chiếc gương đầu tiên (khoảng 6.000 năm trước công nguyên) là không thể bị vỡ. Người Hy Lạp cho rằng gương là phản chiếu tâm hồn, nên đã nghĩ ra thuật bói gương. người ta đoán tương lai trong “tấm gương” được hình thành từ cái bình bằng đất nung được bao phủ bởi nước.
     Vào thế kỷ thứ XVI, ở thành phố Venise, Ý, lần đầu tiên người ta sáng chế ra những cái gương bằng  thủy tinh được phủ sau bề mặt một lớp thiếc hay thuy ngân, có giá tiền rất đắt. Vì vậy, các chủ nhân của các tòa nhà thường đe dọa các gia nhân là chúng sẽ bị tai họa trong 7 năm nếu chúng làm vỡ gương. Tại sao lại là bảy? Bởi vì, theo truyền thuyết từ xưa để lại, đây là một con số tín điều. Trong Kinh Thánh, 7 con bò gầy ốm màPharaon thấy trong mộng báo trước  7 năm tai họa; Đối với người La Mã, họ cho rằng cơ thể có thể tự phục hồi sau mỗi 7 năm.
                                   


                                                                     (Theo Çà M’Intéresse, 5/2015)
                                                                         BS NGUYỄN VĂN THÔNG

    
Đ/C: BS NGUYỄN VĂN THÔNG
120   CHI LĂNG  HUẾ
Tel: 054.3528624
DĐ: 0985.847.653
Email:DrThong007@gmail.com