Chủ Nhật, 21 tháng 2, 2016

Cấp cứu dạ dày ruột số 49 – BS Nguyễn Văn Thịnh

BỆNH TÚI MẬT
(GALLBLADDER DISEASE)
Jeff Cross, MD Assistant Clinical Professor Department of Surgery University of Colorado Health Sciences Center Denver, Colorado
1. TỶ LỆ SỎI MẬT Ở CÁC NƯỚC TÂY PHƯƠNG ĐỐI VỚI PHỤ NỮ VÀ ĐÀN ÔNG 60 TUỔI ?
– Phụ nữ : 50%. Đàn ông : 15%
– Khoảng 15% dân ở Hoa Kỳ và Tây Âu có sỏi mật

2. TỶ LỆ SỎI MẬT KHÔNG CÓ TRIỆU CHỨNG BIẾN THÀNH SỎI MẬT CÓ TRIỆU CHỨNG ?
– 10% sau 5 năm, 15% sau 10 năm và 18% sau 15 năm.
– Trong những công trình nghiên cứu lớn, chỉ một tỷ lệ nhỏ những bệnh nhân với sỏi mật đã được nhận thấy phát triển những triệu chứng trong một thời kỳ theo dõi 10 năm.
– Mặc dầu nhiều trong số những bệnh nhân với sỏi mật vẫn không triệu chứng, nhưng đến 1/4 sẽ phát triển cơn đau quặn gan (biliary colic) và khoảng 2-3% sẽ phát triển những biến chứng nghiêm trọng hơn như viêm túi mật và viêm tụy.

3. TỶ LỆ THỦNG TÚI MẬT Ở NHỮNG BỆNH NHÂN VỚI VIÊM TÚI MẬT CẤP TÍNH ?
5%
4/ NHỮNG VI KHUẨN NÀO ĐÒI HỎI ANTIBIOTIC COVERAGE ?
Escherichia coli, Klebsiella species, Streptococcus faecalis, Clostridium welchii, Proteus species, Enterobacter species, và anaerobic Streptococcus species.
5/ TỶ LỆ PHẦN TRĂM NHỮNG BỆNH NHÂN VỚI SỎI ỐNG MẬT CHỦ CÓ NHỮNG DẤU HIỆU CẤY VI KHUẨN MẬT DƯƠNG TÍNH ?
90%
6/ TẦN SỐ CẮT BỎ TÚI MẬT GIA TĂNG TRONG THỜI ĐẠI SOI Ổ BỤNG ?
Vâng. Nó đã gia tăng 500.000 phẫu thuật mỗi năm lên > 700.000 mỗi năm.
7/ TỶ LỆ PHẦN TRĂM NHỮNG BỆNH NHÂN NHỮNG BỆNH NHÂN ĐƯỢC CẮT BỎ TÚI MẬT BỊ SÓT SỎI TRONG ỐNG MẬT CHỦ ?
2%
8/ SAU CẮT BỎ TÚI MẬT BẰNG NỘI SOI, SỰ KHÁC NHAU NÀO GIỮA SỎI ỐNG MẶT CHỦ BỊ SÓT VÀ SỎI ỐNG MẬT CHỦ ?
Sỏi túi mật được tìm thấy trong vòng 2 năm sau cắt bỏ túi mật được cho là sỏi mật bị sót (retained gallstones). Những bệnh nhân phát triển sỏi ống mật chủ hơn hai năm sau cắt bỏ túi mật được định nghĩa là có sỏi ống mật chủ tái phát hơn là bỏ sót
9. TỶ LỆ MẮC PHẢI VIÊM TÚI MẬT KHÔNG DO SỎI ?
Tỷ lệ viêm túi mật không do sỏi (acalculus cholecystitis) chiếm 10 % tất cả các trường hợp viêm túi mật.
10/ SIÊU ÂM SOI Ổ BỤNG TRONG KHI MỔ SO VỚI CHỤP MẬT SOI Ổ BỤNG TRONG KHI MỔ NHƯ THẾ NÀO ?
Mức nhạy cảm của laparoscopic intraoperativ ultrasound (LUS) là cao (90%) và có thể so sánh với độ nhạy cảm của LIOC (laparoscopic intraoperative cholangiography). Những ưu điểm của LUS gồm có ít thời gian và ít phẫu tích hơn LIOC. Những nhược điểm gồm có ít nhạy cảm hơn trong việc phát hiện những sỏi trong phần tụy của ống mật chủ.
11/ HỘI CHỨNG SAU CẮT BỎ TÚI MẬT LÀ GÌ ?
– Đau không giải thích được, tương tự với đau trước khi mổ, xảy ra ở 20% các bệnh nhân trong những thập niên trước. Tỷ lệ chẩn đoán “wastebasket” này mới đây đã giảm vì bây giờ nhiều nguyên nhân đặc hiệu hơn đã được nhận diện.
– Cắt bỏ túi mật được thực hiện đối với bệnh sỏi mật có một tỷ lệ thành công rất cao. Tuy nhiên, trong một tỷ lệ nhỏ những bệnh nhân, những triệu chứng dai dẳng vẫn còn. Điều này được nói đến như là một wastebasket diagnosis of “postcholecystectomy syndrome”.
– Triệu chứng học của hội chứng này có thể được quy cho là do
(1) Trong đường mật, thí dụ, túi mật hay các ống mật
(2) Ngoài đường mật, thí dụ dạ dày hay thực quản
– Mẫu số chứng duy nhất có lẽ là đau.
12/ NHỮNG NGUYÊN NHÂN ĐẶC HIỆU HƠN NÀY CỦA ĐAU SAU CẮT BỎ TÚI MẬT LÀ GÌ ?
– Sỏi ống mật chủ
– Retained gallbladder
– Trít hẹp do chấn thương
– Cystic duct remnant
– Stenosing papillitis
– Biliary dyskinesia.
13/ KHI MỘT BỆNH NHÂN VỚI VIÊM TÚI MẬT CẤP TÍNH, CÓ MỘT KHÁC NHAU VỀ TỶ LỆ TỬ VONG VÀ BỆNH TẬT ĐỐI VỚI CẮT BỎ TÚI MẬT ĐƯỢC THỰC HIỆN SỚM SO VỚI CẮT BỎ MUỘN SAU KHI BỆNH NHÂN “COOLS DOWN”
– Không.
14/ TẠI SAO CẮT BỎ TÚI MẬT GIA TĂNG Ở CÁC TRẺ EM ?
Sự nhận diện sỏi mật đã gia tăng do sự sử dụng hào phóng siêu âm hơn ở những bệnh nhân với đau bụng
15/ NHỮNG BỆNH NHÂN VỚI SỎI KHÔNG TRIỆU CHỨNG CÓ NÊN CẮT BỎ TÚI MẬT BẰNG NỘI SOI KHÔNG ?
Không. Nguy cơ theo dõi những bệnh nhân với sỏi không triệu chứng là ít hoặc bằng nguy cơ mổ.
16/ TRONG TRƯỜNG HỢP SỎI MẬT KHÔNG CÓ TRIỆU CHỨNG, CẮT BỎ TÚI MẬT DỰ PHÒNG CÓ LỢI ĐỐI VỚI NHỮNG BỆNH NHÂN NÀO ?
– những bệnh nhân với thiếu máu tan huyết bẩm sinh khi những bệnh nhân này có sỏi mật vào lúc phẫu thuật cắt bỏ lách.
– những bệnh nhân béo phì chịu bariatic surgery và đã phát triển sỏi mật.
17/ THỜI ĐIỂM TỐI ƯU ĐỐI VỚI CẮT BỎ TÚI MẬT BẰNG NỘI SOI TRONG VIÊM TÚI MẬT CẤP TÍNH ?
– Trong vòng 72 giờ từ khi khởi phát các triệu chứng. Những thủ thuật được thực hiện trong vòng 20 giờ đầu nói chung dễ hơn bởi vì vùng phẫu tích chưa bị viêm tối đa. Sự hóa sợi và sự tăng sinh mạch máu gia tăng chưa xảy ra.
– Sau một thời kỳ khoảng 24 đến 48 giờ hồi sức và điều trị thường nghiệm bằng kháng sinh tĩnh mạch, một cắt bỏ túi mật bằng nội soi ổ bụng được thực hiện trong cùng lần nhập viện. Nói chung chúng tôi thực hiện cắt bỏ túi mật trên những bệnh nhân này càng sớm càng tốt vào những giờ ban ngày, lý tưởng là trong vòng 24 giờ từ khi nhập viện.
– Khi thời gian từ khi khởi phát viêm túi mật đến lúc điều trị ngoại khoa gia tăng, tần số chuyển sang open cholecystectomy và khả năng gây thương tổn ống mật chủ gia tăng vì phản ứng viêm tiến triển trong vùng hạ sườn phải.
Reference : Abernathy’s Surgical Secrets The Trauma Manual : Trauma and Acute Care Surgery. Emergency Surgery Avoiding Common Errors in the Emergency Department