Thứ Năm, 5 tháng 5, 2016

Cấp cứu ngoại thần kinh số 9 – BS Nguyễn Văn Thịnh

MÁU TỤ NGOÀI MÀNG CỨNG (EPIDURAL HEMATOMA)
Adam J.Rosh, MD
Assistant Professor
Department of Emergency Medicine
Wayne State University School of Medicine
Detroit, MI
TEST
Một thanh niên 20 tuổi được tìm thấy nằm trên đất gần chiếc xe hơi của anh ta sau khi xe hơi đụng vào một chiếc cây ở bên cạnh đường. Những người đi qua đường nói rằng anh ta bước ra khỏi xe sau khi đụng nhưng qụy xuống trong vòng vài phút. Paramedics sau đó tìm thấy anh ta bên cạnh đường. Ở phòng cấp cứu HA là 175/90mmHg, tần số tim là 65 đập mỗi phút, nhiệt độ là 99,2 độ F, tần số hô hấp là 12 hơi thở mỗi phút, và độ bảo hòa oxy là 97% ở khí phòng. Khám vật lý phát hiện một đồng tử giãn và cố định ở mắt phải. Dưới đây là chụp cắt lớp vi tính đầu. Chẩn đoán nào sau đây là khả dĩ nhất :
a. Máu tụ ngoài màng cứng
b. Máu tụ dưới màng cứng
c. Xuất huyết dưới nhện
d. Máu tụ trong não
e. Giập não
Câu trả lời đúng là (a) Máu tụ ngoài màng cứng (epidural hematoma) là kết quả của máu tụ trong khoang giữa xương sọ và màng cứng. Hầu hết máu tụ ngoài màng cứng là do chấn thương kín vùng thái dương và thái dương-đỉnh với một vỡ xương sọ liên kết và đứt động mạch màng não giữa (middle meningeal artery). Bệnh sử cổ điển của một máu tụ ngoài màng cứng là một khoảng tỉnh (lucent period) theo sau mất tri giác tức thời sau chấn thương đầu kín quan trọng. Tuy nhiên, kiểu lâm sàng này xảy ra ở một thiểu số các trường hợp. Hầu hết các bệnh nhân hoặc là không bao giờ bất tỉnh hoặc không bao giờ tỉnh lại sau chấn thương.

Chụp cắt lớp vi tính, máu tụ ngoài màng cứng có hình thấu kính (lenticular) hay lồi hai mặt (biconvex, football shaped), điển hình ở vùng thái dương.Sự xuất huyết áp lực cao của một máu tụ ngoài màng cũng có thể dẫn đến tụt kẹt (herniation) trong vòng vài giờ sau chấn thương.Do đó, nhận biết và lấy máu tụ sớm là điều quan trọng để gia tăng tỷ lệ sống còn.

Bilateral ED trephination (burr holes) hiếm khi được thực hiện và chỉ nên được xét đến nếu không có sẵn definitive neurosurgical care.(b) Máu tụ dưới màng cứng xuất hiện như những thương tổn tăng mật độ, hình lưỡi liềm (crescent-shaped) bắt qua các đường khớp (suture lines).
Chúng do một tụ máu dưới màng cứng và trên não.Để phân biệt dấu hiệu chụp cắt lớp vi tính với một máu tụ ngoài màng cứng (epidural hematoma), hay nghĩ đến áp lực cao gây nên bởi rách động mạch của một động mạch ngoài màng cứng, khiến máu tụ lan rộng về phía trong.
Trái lại, xuất huyết tĩnh mạch áp lực thấp của một máu tụ dưới màng cứng (subdural hematoma) sắp thành lớp dọc theo vòm sọ (calvarium).(c) Xuất huyết dưới nhện chấn thương (traumatic SAH) có lẽ là bất thường CT thường gặp nhất ở những bệnh nhân với chấn thương sọ từ trung bình đến nặng.(d và e) Những máu tụ trong não và những giập não xảy ra thứ phát rách những mạch máu trong não do chấn thương. Những giập não thường xảy ra nhất ở các thùy trán, thái dương, và chẩm. Chúng có thể xảy ra hoặc ở nơi chấn thương kín hoặc ở phía đối diện của não, được gọi là contre-coup injury. Những thí dụ của mỗi trường hợp được thấy dưới đây :Từ trái sang phải : máu tụ dưới màng cứng, xuất huyết dưới màng nhện, giập não
GIẬP NÃO

Reference. Emergency Medicine. Pretest
BS NGUYỄN VĂN THỊNH
(11/4/2016)